Cùng với sự phát triển chung của thế giới, hội nhập nền kinh tế của đất nước
vào khu vực nói riêng và thế giới nói chung là một xu thế tất yếu trong thời đại
ngày nay. Hội nhập nền kinh tế đã trở thành một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ
quốc gia nào trong quá trình phát triển. Xuhướng này ngày càng hình thành rõ nét ,
đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các
nước, thị trường tài chính đang mở rộng phạm vi hoạt động gần như không biên
giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu sắc và găy gắt thêm quá
trình cãnh tranh.
Trong lĩnh vực ngân hàng, có thể hiểu hộinhập quốc tế là việc mở cửa về
hoạt động ngân hàng của nềnkinh tế đó với cộng đồng tài chính quốc tế như các
quan hệ tín dụng, tiền tệ và các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác, cũng như là
việc dỡ bỏ những cản trở ngăn cách khu vực này với phần còn lại của thế giới.
Trong tiến trình hội nhập, các ngần hàng và các tổ chức tài chính phi ngân
hàng phải cạnh tranh trực tiệp với nhau để tồn tại và phát triển. Ngân hàng muốn
duy trì lợi nhuận và khả năng cạnh cần phải luôn đổi mới và phát triển về mọi mặt :
Vốn, công nghệ, dịch vụ, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý , chất lượng hoạt động hệ
thống kiểm soát rủi ro . Trong đó, việc xây dựng mở rộng các sản phẩm dịch vụ và
nâng cao chất lượng phục vụ là con đường chủ yếu để các ngânhàng có thể nâng
cao sức cạnh tranh, giữ vững và phát triển thương hiệu của mình trong một môi
trường đầy thuận lợi những cũng không ít thử thách này.
Với tầm quan trọng của sự phát triển đa dạng của các loại sản phẩm dịch vụ,
các ngân hàng tại Việt Nam đã và đang nghiên cứu xây dựng một sản phẩm hoàn
toàn mới : Đó là sản phẩmbao thanh toán. Cùng sự phát tiển của ngành ngân hàng
trên thế giới, sản phảm bao thanh toán đã trở nên quen thuộc và được áp dụng rộng
rãi hơn 100 năm qua. Nhưng đốivới các ngân hàng Việt Nam, đây là một sản phẩm
còn khá mới mẻ, những nguyên tắc, tính chất và cách thứcvận hành sản phẩm này
như thế nào vẫn còn là một vấn đề cần được nghiên cứu lỹ lưỡng trước áp dụng
vào thực tiễn.
Vậy sản phẩm bao thanh toán là gì? Sản phẩm này đóng vai trò quan trọng
như thề nào? Cách thức áp dụng tại Việt Nam có nên giống như cách thức áp dụng
trên toàn thế giới khônghay phải xây dựng một cách thứcvận hành riêng theo
phong cách Việt Nam ? Ở Việt Nam hiện tại đã có những ngân hàng Việt Nam nào
áp dụng sản phẩm này và hiệu quả đạt đượctới đâu? Những thuận lợi và khó khăn
khi áp dụng sản phẩm này trong điều kiện kinh tế thị trường tại Việt Nam và trong
xu thế hội nhập hóa, toàn cầu hóa hiện nay như thế nào?.
74 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sản phẩm bao thanh toán (factoring). Những giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .............................................................................1
1. Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.............................................................1
1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại..........................................................................1
1.2 Vai trò, chức năng của ngân hàng thương mại ...........................................................2
1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại ......................................................2
1.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn...............................................................................................2
1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn .................................................................................3
1.3.3 Dịch vụ ngân hàng và các họat động kinh doanh khác ...........................................4
2. Tính tất yếu của sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ..........4
3. Sản phẩm bao thanh toán (factoring)............................................................................7
3.1 Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán..............................................................7
3.2 Khái niệm bao thanh toán...........................................................................................9
3.2.1 Khái niệm bao thanh toán trong quá khứ.................................................................9
3.2.2 Khái niệm bao thanh toán phổn biến hiện nay........................................................9
3.3 Các lọai hình bao thanh toán ......................................................................................9
3.3.1 Căn cứ vào lọai hình bao thanh toán .......................................................................9
3.3.2 Căn cứ vào tính chất có truy đòi hay không truy đòi.............................................10
3.3.3 Căn cứ vào phương thức bao thanh toán ................................................................10
3.3.4 Căn cứ vào cách thức thực hiện ............................................................................10
3.4 Các khoản phải thu không được áp dụng bao thanh toán .........................................11
3.5 Các lợi ích khi áp dụng sản phẩm bao thanh toán ...................................................12
3.5.1 Đối với đơn vị bao thanh toán ................................................................................12
3.5.2 Đối với đơn vị được bao thanh toán .......................................................................13
3.5.3 Đối với các quốc gia áp dụng bao thanh toán........................................................14
3.6 So sánh sản phẩm bao thanh toán với hình thức cho vay bằng tài sản có ................15
3.7 Bao thanh toán trên bình diện quốc tế......................................................................18
3.8 Cơ chế hoạt động của sản phẩm bao thanh toán ......................................................22
3.8.1 Cơ chế hoạt động điển hình trong nghiệp vụ bao thanh toán nội địa ....................22
3.8.2 Cơ chế hoạt động điển hình trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu ......24
3.9 Điều kiện ở cấp vĩ mô để thực hiện sản phẩm bao thanh toán ................................27
PHẦN II : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................................29
1. Cơ sở pháp lý để thực hiện sản phẩm bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay ...........29
1.1 Quy chế họat động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo
quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/6/2004) ....................................................30
1.2 Quy chế hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu .....32
1.3 Quy trình thực hiện sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Á Châu .....................33
1.4 Lưu đồ thực hiện sản phẩm bao thanh toán tại ngân hàng Á Châu.........................35
1.4.1 Lưu đồ thực hiện bao thanh toán đối với bên mua hàng ......................................35
1.4.2 Lưu đồ thực hiện bao thanh toán đối với bên bán hàng ........................................37
2. Thực tiễn áp dụng sản phẩm bao thanh toán tại ngân hàng Á Châu hiện nay ..........38
2.1 Kết quả thực hiện sản phẩm bao thanh toán qua gần 2 tháng hoạt động.................38
2.2 Những thành công bước đầu tại Ngân hàng Á Châu khi thực hiện bao thanh toán .39
2.3 Những hạn chế tại Ngân hàng Á Châu khi thực hiện hoạt động bao thanh toán .....40
2.4 Những nguyên nhân chính của sự hạn chế trong việc thực hiện hoạt động bao
thanh toán tại Ngân hàng Á Châu hiện nay ...................................................................43
2.4.1 Về phía cấp độ quản lý vĩ mô và Ngân hàng nhà nước ........................................43
2.4.2 Về phía ngân hàng Á Châu...................................................................................45
PHẦN III : NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY..........................48
1. Sự cần thiết phải duy trì và phát triển sản phẩm bao thanh toán ...............................48
2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Việt
Nam.................................................................................................................................50
2.1 Đối với Ngân hàng nhà nước
2.1.1 Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu, xây dựng quy chế hoạch toán kế
toán chuẩn mực dành cho hoạt động bao thanh toán......................................................50
2.1.2 Ban hành các quy định cụ thể rõ ràng về gia hạn, chuyển nợ quá hạn áp dụng
cho hoạt động bao thanh toán 51
2.1.3 Ngân hàng nhà nước phối hợp với các cơ quan ban ngành hữu quan để ban
hành những quy định cụ thể về thuế đối với hoạt động bao thanh toán.........................51
2.1.4 Ban hành hành lang pháp lý chung bảo vệ quyền lợi hoạt động cho đơn vị bao
thanh toán 52
2.1.5 Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá chất lượng
các bên mua, bên bán nhằm cung cấp những thông tin xác thực nhất cho các đơn vị
bao thanh toán .................................................................................................................52
2.1.6 Tạo cơ sở hạ tầng cho sản phẩm bao thanh toán phát triển trên cơ sở tăng
cường các biện pháp chế tài và khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán không
dùng tiền mặt ..................................................................................................................53
2.2 Đối với những đơn vị đã, đang và sẽ thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại
Việt Nam ..........................................................................................................................54
2.2.1 Xây dựng tốt công tác quản trị và điều hành.........................................................54
2.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................................55
2.2.3 Xây dựng quy trình lựa chọn, kiểm soát người bán trong hoạt động bao thanh
toán một cách chặt chẽ và có hiệu quả 56
2.2.4 Xây dựng quy trình kiểm soát người mua trong hoạt động bao thanh toán có
hiệu quả...........................................................................................................................60
2.2.5 Xây dựng quy trình ngăn ngừa và xử lý tranh chấp trong hoạt động bao thanh
toán..................................................................................................................................65
2.2.6 Xây dựng mối liên hệ liên kết với các đơn vị bao thanh toán khác nhằm tạo ra
chuẩn hoạt động chung về sản phẩm bao thanh toán .....................................................69
2.2.7 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo sự liên thông thông
tin trong hệ thống các đơn vị bao thanh toán và có thể cập nhật thông tin kịp thời từ
bên ngoài.........................................................................................................................70
2.2.8 Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tạo sự nhận thức của khách
hàng về hoạt động bao thanh toán..................................................................................70
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, hội nhập nền kinh tế của đất nước
vào khu vực nói riêng và thế giới nói chung là một xu thế tất yếu trong thời đại
ngày nay. Hội nhập nền kinh tế đã trở thànhø một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ
quốc gia nào trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình thành rõ nét ,
đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các
nước, thị trường tài chính đang mở rộng phạm vi hoạt động gần như không biên
giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu sắc và găy gắt thêm quá
trình cãnh tranh.
Trong lĩnh vực ngân hàng, có thể hiểu hội nhập quốc tế là việc mở cửa về
hoạt động ngân hàng của nền kinh tế đó với cộng đồng tài chính quốc tế như các
quan hệ tín dụng, tiền tệ và các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác, cũng như là
việc dỡ bỏ những cản trở ngăn cách khu vực này với phần còn lại của thế giới.
Trong tiến trình hội nhập, các ngần hàng và các tổ chức tài chính phi ngân
hàng phải cạnh tranh trực tiệp với nhau để tồn tại và phát triển. Ngân hàng muốn
duy trì lợi nhuận và khả năng cạnh cần phải luôn đổi mới và phát triển về mọi mặt :
Vốn, công nghệ, dịch vụ, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý , chất lượng hoạt động hệ
thống kiểm soát rủi ro…. Trong đó, việc xây dựng mở rộng các sản phẩm dịch vụ và
nâng cao chất lượng phục vụ là con đường chủ yếu để các ngân hàng có thể nâng
cao sức cạnh tranh, giữ vững và phát triển thương hiệu của mình trong một môi
trường đầy thuận lợi những cũng không ít thử thách này.
Với tầm quan trọng của sự phát triển đa dạng của các loại sản phẩm dịch vụ,
các ngân hàng tại Việt Nam đã và đang nghiên cứu xây dựng một sản phẩm hoàn
toàn mới : Đó là sản phẩm bao thanh toán. Cùng sự phát tiển của ngành ngân hàng
trên thế giới, sản phảm bao thanh toán đã trở nên quen thuộc và được áp dụng rộng
rãi hơn 100 năm qua. Nhưng đối với các ngân hàng Việt Nam, đây là một sản phẩm
còn khá mới mẻ, những nguyên tắc, tính chất và cách thức vận hành sản phẩm này
như thế nào vẫn còn là một vấn đề cần được nghiên cứu lỹ lưỡng trước áp dụng
vào thực tiễn.
Vậy sản phẩm bao thanh toán là gì? Sản phẩm này đóng vai trò quan trọng
như thề nào? Cách thức áp dụng tại Việt Nam có nên giống như cách thức áp dụng
trên toàn thế giới không hay phải xây dựng một cách thức vận hành riêng theo
phong cách Việt Nam ? Ở Việt Nam hiện tại đã có những ngân hàng Việt Nam nào
áp dụng sản phẩm này và hiệu quả đạt được tới đâu? Những thuận lợi và khó khăn
khi áp dụng sản phẩm này trong điều kiện kinh tế thị trường tại Việt Nam và trong
xu thế hội nhập hóa, toàn cầu hóa hiện nay như thế nào?...
Tất cả những vấn đề trên có liên quan mật thiết đến đề tài “ Sản phẩm bao
thanh toán (factoring). Những giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao
thanh toán tại Việt Nam hiện nay”. Mục tiêu của đề tài này nhằm xây dựng một
cách nhìn cụ thể nhất về sản phẩm bao thanh toán và vấn đề áp dụng sản phẩm
này trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Đề tài dựa trên những cơ sở lý luận chung về ngành ngân hàng, sản phẩm
bao thanh toán kết hợp với thực tiễn áp dụng sản phẩm bao thanh toán tại ngân
hàng Thương mại cổ phần Á Châu để đánh giá những mặt được và chưa được trong
quá trình thực hiện. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản
phẩm bao thanh toán, tạo cơ sở để sản phẩm này phát triển trở thành một trong
những sản phẩm dịch vụ chủ lực của ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu nói
riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
I.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là loại ngân hàng có thể giao dịch trực tiếp
với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân… ,bằng cách nhận tiền gửi,
tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay ,chiết khấu ,cung cấp các phương
tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên .
Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định
:“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan ” (Điều 10 Luật các tổ chức
tính dụng ).
Nghị định của chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận ,góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ”.
Như vậy ,có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính
trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường với năm đặc
điểm cơ bản như sau :
• Thứ nhất, ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp, vì mục
đích của ngân hàng thương mại là để kinh doanh, là vì lợi nhuận. Ngân
hàng thương mại có cơ cấu, tổ chức bộ máy, quan hệ kinh tế bình đẳng,
tự chủ về tài chính và phải thực hiện những nghĩa vụ quy định đối với nhà
nước.
• Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ ,tín dụng và dịch
vụ ngân hàng .Đây là lĩnh vực “đặc biệt ” vì nó liên quan trực tiếp đến
tất cả các ngành ,liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội và
là lĩnh vực rất“nhạy cảm”, nó đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành
hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế- xã hội.
• Thứ ba, nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là
vốn huy động từ bên ngoài ,trong khi đó vốn riêng của ngân hàng lại
chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh .
• Thứ tư, trong tổng tài sản của ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng
rất thấp, mà chủ yếu là tài sản vô hình.
• Thứ năm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chịu sự chi
phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương. Một ngân
hàng thương mại không thể mở rộng hoạt động kinh doanh khi ngân hàng
Trung ương đang áp dụng chính sách đóng băng tiền tệ ,hạn chế lạm phát
và ngược lại .
I.2 Vai trò, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng thương mại
Với tính chất đặc biệt trong hoạt động trong hoạt động của mình, có thể nói
Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng đóng vai trò quan trọng bậc nhất
trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng thương mại là nhịp cầu nối liền giữa những
chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ,các
doanh nghiệp vừa tiêu thụ được sản phẩm nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư ,hàng
hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá nhân phát sinh nhu cầu tiêu dùng nhưng
thu nhập lại chưa có hay các doanh nghiệp ,các tổ chức kinh tế đang cần nhập vật tư
,nguyên vật liệu nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm).
Sự phát triển của nền kinh tế luôn cần có sự hiện diện và phát triển của các
ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động của các ngân hàng thương mại, các
nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động ,tập trung lại ,đồng
thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế ,cá nhân để phục vụ
phát triển kinh tế –xã hội .
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn là yếu tố quan trọng, không thể thiếu
khi ngân hàng nhà nước, chính phủ cần thực thi những chính sách tiền tệ cần thiết
để đảm bảo việc thực hiện một đường lối phát triển kinh tế – xã hội- chính trị trong
một giai đoạn nhất định.
I.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
Trong suối thời gian hoạt động của mình, bất kỳ một ngân hàng thương mại
nào đều thực hiệnù ba nghiệp vụ cơ bản là nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ sử dụng
vốn và các dịch vụ ngân hàng.
I.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn
Nghiệp vụ nguồn vốn (nghiệp vụ nợ) là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn
vốn hoạt động của ngân hàng. Để hoạt động ngân hàng thương mại cần có những
nguồn vốn sau :
a.Vốn điều lệ và các quỹ:
Vốn điều lệ: Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt
động và được ghi vào bản điều lệ hoạt động của ngân hàng .Vốn điều lệ phải đạt
mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu
hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung ,hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung ,hoặc được
kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định pháp luật của mỗi nước
.
Các quỹ của ngân hàng : được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động
,bao gồm các quỹ được trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ ,các quỹ dự phòng (tài chính ,trợ cấp mất việc làm ),quỹ đầu tư
phát triển ,quỹ khác (khen thưởng ,phúc lợi) ….Ngoài ra, còn có các quỹ được hình
thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như :quỹ khấu
hao cơ bản ,sửa chữa tài sản ,dự phòng để xử lý rủi ro ….
b. Vốn huy động
Là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại. Nguồn vốn huy động gồm có
+ Tiền gởi không kỳ hạn
+ Tiền gởi có kỳ hạn
+ Nguồn vốn huy động qua phát hành trái phiếu ngân hàng, kỳ phiếu…
c. Nguồn vốn đi vay
Ngân hàng thương mại có thể huy động thêm vốn hoạt động bằng cách vay
vốn của các chủ thể sau
+ Vay ngân hàng nhà nước dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu
chứng từ có giá; cầm cố, tái cầm cố thương phiếu…
+ Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân
hàng, hợp đồng mua lại…
+ Vay của các tổ chức tài