Đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Khắp nơi trên mọi miền đất nước đều đang chuyển mình theo con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Trong những năm qua, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đem lại cho tỉnh một màu sắc mới, phát triển hơn, giàu đẹp hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề đô thị hoá đã làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn trình độ thấp thiếu việc làm, giảm thu nhập gây nguy hại cho mục tiêu phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Điều này đã thôi thúc em nghiên cứu đề tài: “Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Kết cấu chuyên đề bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn
Chương 2: Thực trạng lao động việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Các giải pháp tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010.
89 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Khắp nơi trên mọi miền đất nước đều đang chuyển mình theo con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Trong những năm qua, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đem lại cho tỉnh một màu sắc mới, phát triển hơn, giàu đẹp hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề đô thị hoá đã làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn trình độ thấp thiếu việc làm, giảm thu nhập gây nguy hại cho mục tiêu phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Điều này đã thôi thúc em nghiên cứu đề tài: “Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Kết cấu chuyên đề bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn
Chương 2: Thực trạng lao động việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Các giải pháp tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.1. Những vấn đề lý luận chung về đô thị
1.1.1. Khái niệm:
Đô thị là nơi dân cư tập trung với một mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện, tỉnh hoặc vùng, miền lãnh thổ,cả nước.
- Trung tâm tổng hợp: là những đô thị có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Trung tâm chuyên ngành: là những đô thị có vai trò, chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: công nghiệp cảng, du lịch - nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông…
Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay của một tỉnh cũng có thể là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc tùy thuộc vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định.
- Lãnh thổ đô thị gồm: nội thành hoặc nội thị và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: quận, phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: huyện và xã.
- Quy mô dân số: quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4000 người. Riêng ở miền núi, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 2000 người. Quy mô này chỉ tính trong nội thị.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị không nhỏ hơn 60%. Tỷ lệ này chỉ tính trong nội thị.
Lao động phi nông nghiệp gồm:
+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Lao động xây dựng cơ bản.
+ Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hang.
+ Lao động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch.
+ Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, phục vụ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
+ Các lao động khác… ngoài khu vực sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng đô thị: cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật ( giao thông, thông tin – liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội ( nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác).
Cơ sở hạ tầng đô thị phản ánh trình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt của người đô thị và được xác định theo các tiêu chí sau:
+ Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: lít/ người- ngày
+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: Kwh/ người.
+ Mật độ đường phố: Km/ Km2 và đặc điểm hệ thống giao thông.
+ Tỷ lệ tầng cao trung bình.
+ Mật độ dân cư. Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thi và diện tích xây dựng trong giới hạn nội thị của đô thị. Đơn vị đo: người/ km2.
1.1.2. Đặc trưng của đô thị:
- Đô thị là nơi sinh sống và làm việc của cộng đồng dân cư bao gồm một tập hợp các tầng lớp: công nhân, trí thức, công chức, tiểu thương tiểu chủ, thợ thủ công và các doanh nghiệp… là vùng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, là trung tâm phát triển kinh tế văn hoá chính trị.
- Đô thị có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ khoa học công nghệ cao hơn nông thôn. Tự do, dân chủ, công bằng cũng cao hơn nông thôn.
- Một số ngành của nông thôn vẫn tồn tại ở đô thị nhưng có sự phát triển ở cấp độ cao hơn, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật sản xuất cũng cao hơn…
1.1.3. Vai trò của đô thị:
- Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa.
- Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Sự đóng góp của các đô thị vào ngân sách chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Chỉ tính riêng 4 thành phố lớn của nước ta là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã đóng góp trên 80% ngân sách cả nước. Đô thị sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nông thôn và trực tiếp là các khu vực ngoại thành.
1.1.4. Chức năng của đô thị:
Đô thị có các chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng chính trị, quân sự, tôn giáo: đô thị Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh hơn từ thế kỷ XVIII trở lại đây. Đô thị cũng là sự kết hợp 2 chức năng: Đô là thành quách để bảo vệ cư dân và thị là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, thương mại.
- Chức năng quản lý: Sự phát triển đô thị, một mặt được điều chỉnh bởi các nhu cầu, trong đó nhu cầu kt là chủ yếu tác động qua cơ chế thị trường; mặt khác chịu sự điều chỉnh do hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể xã hội. Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng coa khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân.
- Chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ: Trong những giai đoạn phát triển kinh tế thị trường vừa qua, chức năng kinh tế là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hinh xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
- Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tang, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
Chức năng văn hóa của đô thị càng phát triển hơn vào thời kỳ kinh tế phồn vinh, mức sống được nâng cao, thời gian dành cho việc hường thụ văn hóa của mỗi người dân được tăng lên. Chức năng này càng có vị trí đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn minh công nghiệp lên nền văn minh hậu công nghiệp hiện nay, sự phát triển bền vững cần đến nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, những “ công nhân áo trắng” hay “ công nhân trí thức” và những nhà khoa học ngày càng quan trọng hơn so với thiết bị công nghệ và tài chính. Kể cả trong lĩnh vực xã hội và chính trị cũng ngày càng đòi hỏi một trình độ dân trí cao hơn. Do đó vai trò của văn hóa, khoa học giáo dục sẽ được phát huy từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của bất kỳ quá trình vận động nào trong một thế giới phát triển bền vững.
- Chức năng xã hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại… là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Nhìn chung các đô thị, chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vìchính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại có thay đổi.
1.2. Những vấn đề lý luận chung về đô thị hóa
1.2.1. Khái niệm
- Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá
- Đô thị hoá là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.
- Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đổi ấy thể hiện ở sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… Phương hướng, điều kiện phát triển của đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố theo chiều sâu, tạo điều kiện để điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hoá, nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xoá bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn…
+ Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, biểu hiện của đô thị hoá là sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém, sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Mẫu thuẫn giữa thành thị và nông thôn có biểu hiện gia tăng do sự mất cân đối trong các cơ hội phát triển…
+ Công nghiệp hoá là cơ sở cho sự phát triển của đô thị hoá. Đô thị hoá trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp ( tượng trưng là cái sa quay ); sau đó là cách mạng công nghiệp ( tượng trưng là máy hơi nước ) đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và đã phân công lại lao động xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( tượng trưng cho nó là những cỗ máy vi tính, những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động ) thì sự phát triển đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Như vậy, mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp.
1.2.3. Các hình thức đô thị hoá
- Đô thị hoá nông thôn: là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn ( cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), đây là sự tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
- Đô thị hoá ngoại vi: là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
- Đô thị hoá giả tạo: là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn … dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống…
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
- Điều kiện tự nhiên: trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn. Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.
- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển.
- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…nói chung và hình thái đô thị nói riêng.
- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây dựng, nâng cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước ngoài. Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân cư, mức sống dân cư.
- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
1.2.5. Hình thái biểu hiện của đô thị hóa
- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các đô thị của Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem là hình thức đô thị hóa theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất phát triển. Với hình thức này dân số và diện tích đô thị tăng nhanh chóng. Sự hình thành các đô thị mới để phát triển đồng đều các khu vực, các đô thị mới được xây dựng trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế là xu hướng tất yếu của sự phát triển.
- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình thường xuyên và tất yếu cảu quá trình tăng trưởng và phát triển. Các nhà quản lý đô thị và các thành phần kinh tế trên địa bàn đô thị thường xuyên vận động nhằm làm giàu thêm cho đô thị của mình. Quá trình đó đòi hỏi họ phải điều tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có và hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội ở đô thị.
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá
1.2.6.1. Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Diện tích cây xanh trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người, diện tích các công trình công cộng trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người…
+ GDP( GO ) bình quân đầu người
+ Trình độ dân trí
+ Số giường bệnh trên 1000 dân.
+ Các công trình văn hoá trên 1000 dân.
+ Tổng số máy điện thoại trên 100 dân.
- Các chỉ tiêu định tính
+ Chất lượng hạ tầng kĩ thuật
+ Chất lượng hạ tầng xã hội
+ Trình độ văn minh đô thị
+ Kiến trúc đô thị
+ Môi trường sinh thái.
1.2.6.2. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Quy mô diện tích đô thị
+ Tỷ lệ diện tích đất đô thị trên đất nông thôn
+ Quy mô dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị
+ Quy mô cơ cấu GDP ( GO ).
+ GDP ( GO ) bình quân đầu người
+ Diện tích đường giao thông trên đầu người
+ Trình độ dân trí
+ Số giường bệnh trên 1000 dân
+ Tổng số máy điện thoại trên 100 dân
+ Tuổi thọ bình quân
+ Các chỉ tiêu định tính
+ Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
+ Chất lượng hạ tầng xã hội
+ Kiến trúc đô thị
+ Trình độ văn minh đô thị
1.3. Tính tất yếu của đô thị hoá hiện nay
- Sự phát triển kinh tế của mỗi nước gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển của hệ thống các ngành này thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn và đô thị hoá lại tác động ngược trở lại sự phát triển của các ngành này.
- Quy mô dân số ngày càng tăng, đòi hỏi phải đáp ứng cả vể mặt vật chất và tinh thần như: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí… góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
- Nhu cầu vật chất ngày càng tăng lên tỷ lệ với mức tăng thu nhập, đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải đáp ứng đủ. Từ đó nảy sinh nhu cẩu đô thị hoá, phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.
- Quá trình phát triển kinh tế mỗi nước là quá trình phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập và tích luỹ. Quá trình đó tạo ra những điều kiện vật chất thúc đẩy và thực hiện nhanh quá trình đô thị hoá. Đó cũng là xu thế vận động mang tính khách quan. Quá trình này dẫn tới sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp là chủ yếu chuyển sang công nghiệp là chủ yếu và cả sự biến đổi ngay trong khu vực công nghiệp. Kéo theo đó là tập trung dân cư tại các khu công nghiệp, các vùng kinh tế để đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu sản xuất, sự phát triển kinh tế; từ đó hình thành nên các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn.
1.4. Tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn
1.4.1. Tác động tích cực
- Thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh hơn: phải nói rằng đóng góp vào GDP của các địa phương chủ yếu là của các đô thị. Cùng với quá trình đô thị hóa, các đô thị ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng thu nhập của tỉnh, huyện. Với cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng, trong đó các ngành sử dụng nhiều chất xám, vốn tăng lên tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất làm nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm làm ra thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao trình độ quản lý: cùng với việc dân cư tăng lên, cũng như quy trình sản xuất cũng được cải tiến, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, thị trường hàng hóa, lao động, đất đai, khoa học công nghệ, vốn phát triển đòi hòi cũng như là một điều tất yếu là trình độ quản lý từ cấp trung ương đến địa phương, trong từng doanh nghiệp, nhà máy tăng lên.
- Có tác động lan toả tích cực đến các vùng lân cân: đô thị với tính cách là một thực thể kinh tế mở cửa, nó có mối liên hệ kinh tế rộng rãi với khu vực xung quanh. Đô thị cùng với khu vực xung quanh không chỉ hình thành chỉnh thể của hệ thống sản xuất, mà còn hình thành mạng lưới công nghiệp, dịch vụ, thông tin tương đối độc lập. Trong mối liên hệ với khu vực kinh tế xung quanh, đô thị do điều kiện kinh tế ưu việt của mình, nó có tác dụng thu hút và tác dụng khuyếch tán to lớn với khu vực xung quanh. Ví dụ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, chịu sự khuyếch tán về lao động của thủ đô, sự khuyếch tán về công nghiệp và thương mại của thủ đô; hiện nay, huyện Mê Linh có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc, với các khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Tiền Phong, tổ hợp thương mại Mê Linh Plaza. Khu công nghiệp Quang Minh hiện nay không chỉ thu hút và giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh mà còn tạo nhiều việc làm cho lao động Hà Nội và một số tỉnh khác, đặc biệt với sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Một ví dụ khác về tác động lan tỏa của đô thị, nằm kề thủ đô Hà Nội, là một thuận lợi cho tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác giáo dục đào tạo, nhiều giáo viên các trường đại học của Hà Nội được thuê giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng ở tỉnh, các giáo viên, giảng viên trong tỉnh rất thuận lợi trong việc nâng cao trình độ bằng các khóa học tại chức, cao học, chứng chỉ ở Hà Nội.
Gần với thủ đô Hà Nội, tỉnh luôn luôn tiếp cận được với nguồn hang hóa dồi dào đặc biệt là về giáo trình sách, văn phòng phẩm, về các hàng điện tử điện lạnh, hiện nay nhiều cửa hàng ở tỉnh là đại lý bán các hàng nhập từ Hà Nội về.
Hơn nữa, Hà Nội có dân cư đông, đời sống cao, nhu cầu về giải trí cuối tuần là rất lớn, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều điểm nghỉ mát cuối tuần lý tưởng