Trong cuộc sống của con người từ xa xưa cho tới nay, không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của đất đai. Đất đai là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất kỳ nên kinh tế nào, ngay cả những nước phát triển đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp - dịch vụ, cho đến những nước đang phát triển nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện vẫn đang là một nước nông nghiệp. Vì vậy đất nông nghiệp đối với nước ta càng có ý nghĩa hơn.
Huyện Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. Nằm giữa ngã ba đường là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận như: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định Do đó huyện có vại trò to lớn đối với sự phát triển của thủ đô, Tuy là một huyện thuộc thành phố Hà Nội nhưng huyện Thanh Trì vẫn là một huyện sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đang trên bước đường chuyển mình chưa hình thành cơ cấu triệt để cho nền sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp và đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế huyện, mà cụ thể là quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên toàn huyện. Đứng trước xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh, ngày càng mạnh. Đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ thu hẹp dần diện tích, do đó để có được hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao và hợp lý, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ngày càng phải hoàn thiện, chặt chẽ hơn nữa.
Đối với huyện Thanh Trì, số lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp chiếm đa số( 68,9%), diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 53,6 % (thống kê năm 2005) qua đây để thấy được vai trò của đất nông nghiệp với toàn huyện và có nhận định đúng đắn hơn về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì.Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp em đã lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội’’ làm chuyền đề tốt nghiệp.
86 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống của con người từ xa xưa cho tới nay, không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của đất đai. Đất đai là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất kỳ nên kinh tế nào, ngay cả những nước phát triển đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp - dịch vụ, cho đến những nước đang phát triển nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện vẫn đang là một nước nông nghiệp. Vì vậy đất nông nghiệp đối với nước ta càng có ý nghĩa hơn.
Huyện Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. Nằm giữa ngã ba đường là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận như: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định…Do đó huyện có vại trò to lớn đối với sự phát triển của thủ đô, Tuy là một huyện thuộc thành phố Hà Nội nhưng huyện Thanh Trì vẫn là một huyện sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đang trên bước đường chuyển mình chưa hình thành cơ cấu triệt để cho nền sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp và đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế huyện, mà cụ thể là quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên toàn huyện. Đứng trước xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh, ngày càng mạnh. Đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ thu hẹp dần diện tích, do đó để có được hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao và hợp lý, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ngày càng phải hoàn thiện, chặt chẽ hơn nữa.
Đối với huyện Thanh Trì, số lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp chiếm đa số( 68,9%), diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 53,6 % (thống kê năm 2005) qua đây để thấy được vai trò của đất nông nghiệp với toàn huyện và có nhận định đúng đắn hơn về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì.Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp em đã lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội’’ làm chuyền đề tốt nghiệp.
Đây là một nội dung trong 12 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc lựa chọn đề tài này nhằm mục đích củng cố thêm kiến thức đã được học, bổ sung, mở rộng các lý thuyết đã được học, hệ thống hóa được các lý luận và áp dụng lý luận vào thực tiễn.
Dựa vào quá trình thực tập để tìm hiểu sâu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì. Từ đó, đưa ra được các kiến nghị, với các cấp, các ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý về đất nông nghiệp trên địa bàn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là sản phẩm của sự nghiên cứu thực tiễn của địa phương và nghiên cứu tổng hợp về lý thuyết. Trong chuyên đề đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích…
Kết cấu của chuyên đề ngòai lới nói đầu và kết luận, chuyền đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội
Do trình độ và thời gian hạn hẹp, nên chuyên đề không thể tránh khỏi. những sai sót, em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý cho chuyên đề hoàn thiện hơn.
Trong thời gian qua, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì – Hà Nội, các cô giáo, thầy giáo, đặc biệt là cô giáo Vũ Thị Thảo đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I:
Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
1 Những vấn đề chung về đất nông nghiệp
1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Trước khi đi sâu tìm hiểu về đất nông nghiệp chúng ta tìm hiểu qua về sự hình thành của đất đai trên bề mặt trái đất nói chung. Đất đai được hình thành thông qua quá trình lịch sử lâu dài nhờ vào sự phong hoá đá mẹ dưới sự tác động của không khí, gió, nước, sinh vật..Sản phẩm của quá trình phong hoá đá đó là các chất vô cơ Như: N,C,S,Mg…Theo thời gian sản phẩm của quá trình phong hoá đó tích tụ thêm các chất hữu cơ từ xác của động vật, thực vật bị chết, phân, chất thải của động, thực vật (đây chính là một phần nguồn dinh dưỡng quan trọng sẽ cung cấp cho thực vật sau này)… và hình thành nên đất.
Đất đai được hình thành trên bề mặt trái đất do đó đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu, lớp đất phủ bề mặt,…); và theo chiều ngang (là sự kết hợp của thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật…). Quỹ đất đai của mỗi vùng, địa phương luôn bị giới hạn bởi địa giới hành chính của vùng, địa phương đó. Quỹ đất đai của một đất nước bị giới hạn bởi biên giới, địa giới lãnh thổ quốc gia, Và tổng quỹ đất của tòan thế giới bị giới hạn bởi bề mặt trái đất, Chính vì thế không ai có thể nói rằng đất đai là nguồn tài nguyên vô tận, không có giới hạn mà ngược lại đai có giới hạn.
Con người từ thủa sơ khai, khi con người còn là con người nguyên thuỷ cuộc sống mông muội dựa hoàn toàn vào đất đai. Đất đai là nơi con người khai thác, các loài động vật, thực vật bằng cách săn bắn, hái lượm, trú ngụ… Đất nông nghiệp cung cấp cho con người nguyên thuỷ tất cả những sản phẩm cần thiết của đời sống, đời sống con người những năm nguyên thủy là đời sống cộng đồng hoạt động sản xất nông nghiệp còn rất thô sơ, và đất đai là tư liệu lao động quý giá nhất mà họ có lúc bấy giờ.
Dần dần, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Con người nguyên thuỷ bắt đầu có những nhận thức mới, những nhu cầu và sự thay đổi mới trong xã hội. Lúc này, chỉ dựa hoàn toàn vào thiên nhiên không có sự canh tác thôi không thể đáp ứng đựơc nhu cầu ngày một cao được nữa. Từ đó con ngươì đã biết dựa vào đất nông nghiệp để chăn nuôi,cày cấy, trồng trọt và từ đây cuộc sống con người bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ mà con người biết tự canh tác tạo ra của cải vật chất cho bản thân, hạn chế ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống. Sản phẩm mà con người tạo ra ngày càng đa dạng, đầy đủ hơn, Biết khai thác sức mạnh của đât nông nghiệp đời sống con người ngày càng tăng lên nhanh chóng, kéo theo nó là sự phát triển của xã hội, nền kinh tế và nhận thức.
Cho đến ngày nay, khi con người đã thoát khỏi đời sống mông muội nhưng cuộc sống con người không thể tách rời khỏi đất nông nghiệp. Dọc theo quá trình phát triển ta có thể thấy mục đích đầu tiên của con người đối với đất đai là sản xuất nông nghiệp; và bây giờ có rất nhiều ngành sản xuất mới ra đời, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp nặng…Con người vẫn không rời bỏ được nền sản xuất nông nghiệp đã tồn tại từ rất lâu đời cho đến nay. Như vậy, một nguồn đất trong tổng quỹ đất của loài người là phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng…Vậy quỹ đất đó được gọi là gì? Đất nông nghiệp được định nghĩa ra sao?
Theo luật đất đai năm 2003: “Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản…,hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”.
Đất đai khi được sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được gọi là ruộng đất. Con người tác động vào đất nông nghiệp tạo ra của cải, vật chất cho đời sống. Đất nông nghiệp - ruộng đất là đối tượng lao động đồng thời là tư liệu lao động của con người. Lúc đầu, con người canh tác chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình nền kinh tế “tự cung tự cấp”. Xã hội phát triển quá trình chuyên môn hoá xảy ra, nông phẩm không đơn chỉ để phục vụ cho bản thân người sản xuất nữa. Nông phẩm là một mặt hàng quan trọng trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sử dụng đất và cho toàn xã hội. Vì vậy, đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp – ruộng đất chiếm vị thế đáng kể đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội loài người.
1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là một bộ phận của tổng quỹ đất, Nó có đặc điểm chung của đất đai đồng thời có những đặc điểm riêng của nó.
1.2.1. Đặc tính hai mặt: Đất nông nghiệp không thể sản sinh và có khả năng tái tạo
Như chúng ta đã biết về quá trình hình thành đất đai là quá trình của tự nhiên, đó là một quá trình dài, diễn ra liên tục dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, không thể ngày một ngày hai mà có khi là cả hàng ngàn hàng vạn năm mới hình thành nên được đất đai trên bề mặt trái đất. Đất đai không thể di chuyển vị trí, nó có luôn luôn cố định (nó được hình thành ở đâu thì luôn ở đó, bản thân nó không thể di chuyển) đồng thời đất đai được hình thành với một số lượng hạn chế trên toàn cầu và phạm vi từng quốc gia. Tính cố định không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời cũng quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian (theo cả chiều rộng và chiều sâu) gắn liền với môi trường mà đất đai phải chịu chi phối (nguồn gốc hình thành,đá mẹ, các hệ sinh thái, khí hậu, chế độ mưa nắng…). Con người không thể tạo ra đất đai (đất nông nghiệp), quá trình hình thành nên đất đai là một quá trình tự nhiên qua thời một khoảng thời gian dài, năng lực của con người không đủ để tạo ra đất đai. Chính vì vậy mà ta có thể nói đất đai (đất nông nghiệp) không thể tái sinh.
Tuy nhiên, con người - chủ thể hoạt động của nền kinh tế xã hội, Con người tác động vào đất đai (đất nông nghiệp) theo hai hướng khác nhau: có thể đó là tác động theo chiều hướng tích cực, có thể đó là tác động theo chiều hướng tiêu cực. Quá trình tác động theo chiều hướng tích cực sẽ góp phần rất lớn vào cải tạo và nâng cao chất lượng đất (đất nông nghiệp) khắc phục được hiện tượng hoang hoá, khôi phục độ phì nhiêu của đất nông nghiệp, tạo ra một diện tích đất nông nghiệp mới cho sản xuất,Như vậy nếu biết cách gìn giữ và sử dụng thì đất đai vẫn có thể tái tạo lại, thực tế cũng đã chứng minh điều đó,
Qua đây, có thể kết luận đẩt đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có tính hai mặt: không thể tái sinh nhưng có khả năng tái tạo, Tính hai mặt này rất quan trọng trong quá trình sử dụng đất, Một mặt, con người sử dụng đất nông nghiệp phải hết sức tiết kiệm, xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận khi phân bố, sử dụng, chuyển mục đích sử dụng các loại đất, Một mặt, phải luôn chú ý ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi sức sản xuất và tái tạo đất nông nghiệp, phục hồi đất hoang hoá đưa vào sử dụng…,Trong quá trình sử dụng con người phải luôn biết cách khai thác đât đai (đất nông nghiệp), không vắt kiệt khả năng sản xuất của đất đai (đất nông nghiệp)
1.2.2. Tính sở hữu và sử dụng
Có một thời xã hội loài người không có sự phân hóa, cuộc sống bầy đàn, mọi sản vật tìm được đều là của chung của toàn cộng đồng, ngay cả đất đai. Đất đai là sở hữu chung của cả bầy đàn, cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai cũng phát triển theo. Chế độ chiếm hữu ruộng đất đã biến quyền sở hữu đất đai từ sở hữu chung của tập thể, bầy đàn thành sở hữu tư nhân. Cùng với quá trình thương mại hoá nền nông nghiệp thì việc chia nhỏ quyền sở hữu đất đai
(đất nông nghiệp) và quyền sở hữu tư nhân về đất đai cũng là một tất yếu dĩ nhiên dẫn đến quá trình bần cùng hoá nông dân những người luôn cần đến đất đai như là một tư liệu lao động, đối tượng lao động trực tiếp. Người nắm trong tay đất đai là người có nhiều quyền lợi kinh tế lớn nhất trong nền sản xuất xã hội, song song với nó người sở hữu đất đai còn nắm quyền các lực về mặt chính trị. Kẻ không có đất đai chỉ là kẻ làm thuê, làm công bị tách ra khỏi tư liệu sản xuất, mất đi tư liệu sản xuất. Và như vậy, trong xã hội xuất hiện sự tách biệt giữa người sở hữu đất đai (đất nông nghiệp) và người sử dụng đất đất đai (đất nông nghiệp), người sở hữu đất nông nghiệp giờ đây không phải là người lao động trực tiếp mà trao quyền sử dụng, lao động trực tiếp đó cho các đôi tượng khác qua các hình thức cho thuê đất, giao đất, thuê, mướn (những đối tượng này cần có tư liệu sản xuất là đất đai nhưng lại bị tách khỏi quyền sở hữu đất)…
Người sở hữu đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, là người chủ sở hữu duy nhất đất nông nghiệp được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, nhà nước luôn bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho người sở hữu đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Người sở hữu đất nông nghiệp có quyền sử dụng, khai thác, mua bán, ứng dụng khoa học vào sản xuất phù hợp với chính sách và quy định của pháp luật nhà đặt ra…
Ở nước ta ngay sau ngày đất nước được giải phóng năm 1945 đất nước bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc; và cho tới nay pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước làm đại diện chủ sở hữu”, Nhà nứơc thể hiện vai trò của mình thông qua việc
Quyết định mục đích sử dụng đất
Quy định hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất
Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Định giá đất
(Trích luật đất đai năm 2003)
Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi có từ đất nông nghiệp thu được bằng các chính sách tài chính về đất nông nghiệp như: chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách quy định về tiền thuê đất nông nghiệp, thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp… Là người đại diện chủ sở hữu đất nông nghiệp trên phạm vị cả nứơc nhưng nhà nước không phải là ngừời trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước trao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp thông qua hình thức: giao đất, cho thuê đất…Người sử dụng trực tiếp đất nông nghiệp, được nhà nước ban một số quyền đối với đất nông nghiệp như: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt nhưng các quyền mà nhà nước ban cho các các nhân, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp chỉ là các quyền hạn chế, không phải là quyền tuyệt đối hoàn toàn, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất không có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tối cao, những quyền này là của nhà nước. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng, Nhà nước có thể thu hồi, điều chỉnh, giao đất, quyết định mục đích sử dụng của đất đai sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Khi cần thu hồi, lấy lại đất nông nghiệp nhà nước có thể bồi thường cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất tiền bồi thường thiệt hại, nếu người sử dụng đất không chấp nhận với mức đền bù, hay vì lý do khác thì nhà nước có quyền cưỡng chế đối với trường hợp đó.
1.2.3. Đất nông nghiệp có tính đa dạng và phong phú
Trên bề mặt trái đất đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được hình thành nhờ vào quá trình phong hoá đá mẹ, đá mẹ là nguồn gốc sinh ra đất đai. Đất nông nghiệp được tạo ra mang những tính chất khác nhau phụ thuộc nhiều vào lớp đá mẹ tạo ra lớp đất nông nghiệp đó. Chính vì vậy mà chúng ta có những loại đất nông nghiệp khác nhau như: đất phù sa, đất đỏ bazan, đất sét thịt, đất cát…Thiên nhiên tạo ra rất nhiều loại đất nông nghiệp khác nhau có tính chất và đặc điểm khác nhau đặc trưng riêng của mỗi loại.
Thậm chí trong một loại đất nông nghiệp đó không phải ở đâu loại đất đó cũng giống nhau, có nơi đất đó tốt hơn, có nơi lại xấu hơn, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu của chúng là khác nhau. Ví dụ như: đất nông nghiệp do phù sa Sông Hồng thường mang tính chất cơ giới nhẹ, nhiều kiềm. Phù sa Sông Cửu Long thường mang tính chất cơ giới nặng hơn phù sa Sông Hồng,
Dựa trên tính chất đặc biệt của mỗi loại đất và sự phù hợp của khí hậu, điều kiện tự nhiên của địa phương nơi đất nông nghiệp phân bố mà con người lựa chọn loại hình canh tác, cây con giống, chế độ luân canh, tưới tiêu sao cho phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Tính đa dạng và phong phú của đất nông nghiệp vì thế cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Mỗi một địa phương một loại đất, một tính chất khác nhau lại có luồng sản phẩm khác nhau, phù hợp và như thế con người sẽ có nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú hơn. Một số vùng có thể hình thành nên nền sản xuất chuyên canh cây, con đặc sản mà không vùng nào có thể có đựoc mang lại giá trị kinh tế cao.
1.3 Phân loại đất nông nghiệp
Phân loại đất nông nghiệp là một việc làm quan trọng cho công tác sản xuất, quản lý đất nông nghiệp. Dựa vào sự phân loại đó con người có thể xác định được mục tiêu sản xuất, cây con giống phù hợp, chế độ chăm sóc hợp lý,…Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân chia đất nông nghiệp. Có thể phân chia đất nông nghiệp dựa vào: mục đích sử dụng, tính chất đất, độ Ph, thành phần cơ giới…
Theo luật Đất đai năm 1993 thì:
Đất đai được chia thành 6 loại, trong đó đất nông nghiệp gồm các loại đất sau:
Đất trồng cây hàng năm:
+ Đất trồng lúa, trồng màu
Ruộng 3 vụ
Ruộng 2 vụ
Ruộng 1 vụ
+ Đất trồng cây hàng năm khác:
Đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày
Đất trồng rau
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất vườn tạp
Đất trồng cây lâu năm
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:
Nuôi cá
Thuỷ sản khác
(Trích luật đất đai năm 1993)
Theo luật đất đai năm 2003 điều 13 quy định: đất đai chia làm ba nhóm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng, Trong đó đất nông nghiệp gồm có:
- Đất sản xuất nông nghiệp gồm:
+Đất trồng cây hàng năm:
Đất trồng lúa
Đồng cỏ chăn nuôi
đất trồng cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
- Đất lâm nghiệp:
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ
(Trích luật Đất đai năm 2003)
Ta có thể nhận thấy sự thay đổi rất lớn giữa cách phân loại đất của luật Đất đai năm 1993 và luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2003 đã quy định chi tiết và cụ thể hơn, các loại đất đã được phân chia theo đúng mục đích sử dụng. Sự thay đổi có thể thấy rõ, một số loại đất chuyên dùng và đất nông nghiệp nay chuyển sang đất phi nông nghiệp nông nghiệp. Sự đổi mới này thể hiện một tư duy mới tránh xảy ra sự trùng lặp, chồng chéo trong phân chia các loại đất như trước đây.
Ngoài ra, việc phân chia đất nông nghiệp còn theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau. Ví dụ, phân chia đất nông nghiệp dựa trên đặc tính đất đai, thổ nhưỡng của đất đai.
Hay ta có thể phân chia đất nông nghiệp theo phân bố vị trí địa lý, tính chất màu mỡ của đất đai, độ phì nhiêu của đất nông nghiệp…Ta có đất nông nghiệp phân bố ở đồng bằng, đất nông nghiệp phân bố ở miền trung du,…Đất nông nghiệp có tính chất màu mỡ cao, đất nông nghiệp độ phì thấp, đất nông nghiệp có tính chất màu mỡ trung bình…
2. Vai trò đất nông nghiệp
2.1. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
- Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được cho sản xuất cơ bản. Quả thật, trong quá trình sản xuất tồn tại của con người, con người không thể tách rời đất đai.
Vai trò của đất đai trong ngành trồng trọt và ngành sản xuất nông nghiệp còn được thể hiện rõ ràng hơn.
Thứ nhất, đất nông nghiệp là đối tượng của sản xuất thể hiện ở chỗ người sản xuất tác động vào đất đai để sản xuất ra của cải nông nghiệp như: lương thực, thực phẩm, rau quả, động vật… Nhờ vào khoa học kỹ thuật, sự tiên tiến của công nghệ con người đã tác động làm thay đổi tính chất, độ phì của đất để phục vụ mục đích cuối cùng là sản lượng cây trồng ngày càng cao, chất lượng cây trồng ngày càng tăng lên không ngừng, khả năng chống chọi với những tác động bất lợi đến cây con nuôi trồng ngày càng lớn.
Hoạt động của con người tác động vào đất có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Con người trực tiếp tác động vào đất đai như là một tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất như: Cày bừa, cuốc đất, trồng trọt…Con người tác động vào đất đai gián tiếp như: sản xuất phân bón, hoá chất…ứng dụng vào đất đai