Con người trên Trái Đất đang tồn tại và phát triển trong một khoảng không gian sống vô cùng rộng lớn mà bao quanh khoảng không gian đó là tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Khoảng không gian rộng lớn đó người ta gọi là môi trường.Nhưng hiện nay Môi trường đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa.Và Môi trường và tài nguyên đang trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và nóng bỏng, và được coi là vấn đề chung của toàn thể nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị hủy hoại một cách nghiêm trọng, có thể là nguyên nhân gây nên nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong đó Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp đã và đang làm nảy sinh những vấn đề trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh Môi trường.
Vậy Môi trường và Tài nguyên được hiểu như thế nào và chúng đang phải đối mặt với những thách thức ra sao? Đó cũng là câu hỏi lớn đang đặt ra cho chúng ta.
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thách thức về môi trường và tài nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Con người trên Trái Đất đang tồn tại và phát triển trong một khoảng không gian sống vô cùng rộng lớn mà bao quanh khoảng không gian đó là tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Khoảng không gian rộng lớn đó người ta gọi là môi trường.Nhưng hiện nay Môi trường đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa.Và Môi trường và tài nguyên đang trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và nóng bỏng, và được coi là vấn đề chung của toàn thể nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị hủy hoại một cách nghiêm trọng, có thể là nguyên nhân gây nên nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong đó Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp đã và đang làm nảy sinh những vấn đề trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh Môi trường.
Vậy Môi trường và Tài nguyên được hiểu như thế nào và chúng đang phải đối mặt với những thách thức ra sao? Đó cũng là câu hỏi lớn đang đặt ra cho chúng ta.
II. ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Có nhiều cách định nghĩa về môi trường:
Sau hội nghị Stockholm năm 1972 đến nay, môi trường được định nghĩa là khung cảnh tự nhiên, là ngôi nhà chung của giới sinh vật, là nơi con người sinh sống, lao động nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo điều 1 Luật Môi trường Việt Nam “Môi trường bao gồm các yếu tố người, có ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
Môi trường sống của con người được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
1.Khái niệm Môi trường (ENVIRONMENT)
Môi trường hiểu theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến một vật thể hoặc một sự kiện. Bất kì một vật thể hoặc một sự kiện nào cũng diễn biến và tồn tại trong môi trường. Khái niệm chung này sẽ được cụ thể hóa tùy mục đích và đối tượng nghiên cứu.
Trong luật bảo vệ môi trường :”Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Khái niệm về Môi trường sống của con người: Là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học và xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người.
Môi trường sống là nơi vũ trụ bao la, trong đó có hệ Mặt Trời và Trái Đất, là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến cuộc sống con người
Tùy theo nội dung nghiên cứu, Môi trường được chia thành:
- Môi trường tự nhiên : bao gồm các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cho con người. Môi trường tự nhiên có tính tác động đến con người và buộc con người phải thích nghi.
- Môi trường xã hội:( Social Environment):là tổng thể mối quan hệ giữa con người với con người bằng luật lệ, thể chế, cam kết,… có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự phát triển của cá nhân hoặc cộng đồng con người.
- Môi trường nhân tạo ( Artificial Environment): bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, phục vụ cho con người và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, công sở, khu đô thị, công viên, khu vui chơi giải trí,….
Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu Môi trường sống của con người :
- Theo nghĩa rộng: là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, mối quan hệ xã hội,…
- Theo nghĩa hẹp: Môi trường sống bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người như số m2 nhà ở, chất lượng nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí…
2.Khái niệm tài nguyên (RESOURCE)
Theo nghĩa rộng : Tài nguyên bao gồm tất cả các vật liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho sự sống và sự phát triển của nình.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam :Tài nguyên là toàn bộ những giá trị vật chất sẵn có trong môi trường như khoáng sản, đất đai, sinh vật, nhân lực, tư liệu sản xuất, tiền vốn, thông tin,… được khai thác, sử dụng trong những điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ nhất định.
Khái niệm tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.
Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng nhưng nó có hai thuộc tính chung:
- Tài nguyên tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái Đất và trên cùng một lãnh thổ có thể có nhiều loại tài nguyên tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên của từng vùng và từng quốc gia.
- Đại bộ phận tài nguyên thiên nhiên có giá trị kimh tế cao thường được hình thành qua các quá trình lịch sử tự nhiên lâu dài.
Chính hai thuộc tính này tạo nên tính quý hiếm của Tài nguyên và lợi thế phát triển của lãnh thổ vùng hoặc quốc gia giàu tài nguyên.
Phân loại tài nguyên:
Tài nguyên thường phân thành hai dạng chính:
- Tài nguyên tự nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên như tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên cảnh quan.
- Tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố con người và xã hội như tài nguyên lao động, tài nguyên trí tuệ, tài nguyên thông tin,…
Phân theo sử dụng kinh tế:
- Tài nguyên nông nghiệp
- Tài nguyên công nghiệp
- Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn).
Phân theo khả năng hao kiệt:
- Tài nguyên phục hồi được là tài nguyên tái tạo được như tài nguyên đất, rừng, đa dạng sinh vật, cảnh quan,…
- Tài nguyên không phục hồi được là tài nguyên không tái tạo được như tài nguyên khoáng sản,…
- Tài nguyên vô tận như tài nguyên nước, không khí, bức xạ Mặt Trời...
Hiện nay cách phân chia tài nguyên tái tạo, không tái tạo, vô tận không còn hợp lý nữa vì do tác động của con người đến tài nguyên vượt quá ngưỡng dẫn đến một số tài nguyên tái tạo trở thành không tái tạo (ví dụ đa dạng sinh học bị tuyêt chủng); một số tài nguyên vô tận trở thành không vô tận xét về chất lượng. Đồng thời, sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể làm cho một số tài nguyên không tái tạo trở thành tái tạo trong một số lần tái sử dụng. Và từ đó thể hiện quan điểm sử dụng, bảo vệ đi đôi với tiết kiệm và tái chế trong sử dụng lâu bền tài nguyên.
III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG
Đối với cá nhân và cộng đồng xã hội con người, Môi trường có các chức năng sau:
3.1 Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật:
- Chức năng xây dựng : cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
- Chức năng vận tải : cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không.
- Chức năng sản xuất : Cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp
- Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
- Chức năng giải trí của con người : cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho việc giải trí ngoài trời ( trượt tuyết, trượt băng, đua xe, đua ngựa,..).
3.2 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người:
- Rừng tự nhiên : có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính Đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thủy vực : có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và nguồn thủy hải sản.
- Động thực vật : cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng Mặt Trời, gió, nước : để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ : cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,…
3.3 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất:
- Chức năng biến đổi lý – hóa học : pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hóa ; sự hấp thụ các chất dư thừa : chu trình nito và cacbon; khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.
- Chức năng biến đổi sinh hóa : khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, amon hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa,…
3.4 Môi trường là nơi cung cấp và lưu trữ thông tin cho con người:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sữ địa chất, lịch sữ tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sữ xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiên tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa,..
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẫm mĩ để thưởng ngoại, tôn giáo và văn hóa khác.
IV. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
Môi trường Trái Đất lưu trữ,cung cấp thông tin về lịch sử,sự tiến hóa của vật chất và sinh vật,sự phát triển văn hóa của loài người,các nguồn gen,các loại động vật thực vật,các hệ sinh thái,các vẻ đẹp canh quan có giá trị thẩm mĩ,....Nhưng hiện nay với các tác động xung quanh,đặc biệt là các tác động của con người đã làm suy giảm chức năng của môi trường,làm cho Môi trường thế gới nói chung và Môi trường Việt Nam nói riêng phải đứng trước những thách thức lớn :
*TRÊN THẾ GIỚI:
Mỗi hoạt động của con người đều có tác động đến Môi trường theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực đối với đời sống va sự phát triển kinh tế-xã hội con người.
- Thời xa xưa,lúc xã hội loài người và lực lượng sản xuất của nó còn nhỏ bé thì tác động đến Môi trường không đáng kể
- Tác động của con người vào Môi trường phụ thuộc vào dân số (số lượng) và sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.
- Về sau,sự phát triển kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp rồi đến sản xuất công nghiệp và dân số tăng lên thì tác động của con người đến Môi trường ngày càng tăng lên.
- Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây nhất,cuộc cách mạng khoa học-kỷ thuật cùng với nhưng diễn biến về kinh tế-xã hội mang tính toàn cầu đã làm cho tác động tác động của con người đến Môi trường ngày càng rộng lớn và sâu sắc hơn,từ đó sẽ dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt,cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường sống bị giảm sút một cách phổ biến và trầm trọng hơn.
Vì vậy vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người là cấp bách và mang tính toàn cầu hiện nay.
Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Môi trường Liên Hợp Quốc tổ chức, khai mạc vào ngày 5/6/1972 tại STOCKHOLM,Thụy Điển đã kêu gọi: “Hỡi con người hãy cứu lấy nôi sống của chúng ta.”. Từ đó, ngày 5/6 hằng năm là ngày “Môi trường thế giới”
Cũng trong Hội nghị này đã ra tuyên bố Stockholm , nêu rõ những thiệt hại về tài nguyên và môi trường do con người gây ra ở nhiều khu vực trên Trái Đất. Từ đó xác định bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển.Từ sau Hội nghị này, nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với bảo vệ Môi trường như là: thành lập chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc(UNEP = United National Environment Programe), chủ trương xây dựng Chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các nước và Chiến lược bảo vệ Môi trường của toàn cầu.
Năm 1992, Liên Hợp Quốc lại tổ chức Hội nghị thượng đỉnh của thế giới về Môi trường tại RIO DEJANEIRO tại Brazil.Từ đó đến nay, Liên Hợp Quốc đã tổ chức nhiều Hội nghị về Môi trường ở nhiều nơi khác nhau. Ví dụ: Hội nghị về Đa dạnh sinh học ở Pháp năm 2005, Hội nghị thượng đỉnh về biến đỏi khí hậu toàn cầu tại Coopenhagen năm 2009,....Các Hội nghị này đã xem xét các vấn đề Môi trường mang tính toàn cầu hiện nay:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nâng cao mực nước biển và đại dương, tần suất thiên tai gia tăng.
- Suy giảm tầng Ôzôn đã làm đe dọa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất ( 16/9 là ngày Ôzôn thế giới )
- Tài nguyên (rừng, đất, nước, khoáng sản,...) bị suy thoái
- Ô nhiễm Môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng.
- Suy giảm tính đa dạng sinh học(ngày 22/5 là ngày đa dạng sinh học).
- Sự gia tăng nhanh dân số dẫn đến môi trường và phát triển, nghèo khó và môi trường ( ô nhiễm nghèo)
- Môi trường và văn hóa, đạo đức của xã hội loài người.
- Vấn đề về năng lượng.
- Những vấn đề Môi trường khác đang chi phối đến sự phát triển của nhân loại: lương thực thực phẩm, biển và đại dương, an ninh môi trường, khoảng không vũ trụ...
Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố về Môi trường và phát triển bền vững, nhấn mạnh quyền lợi và trách nhiệm của các nước về bảo vệ Môi trường và Tài nguyên.
*Ở VIỆT NAM:
Vấn đề mâu thuẫn giữa Môi trường và phát triển được quan tâm hàng đầu:
- Thời xa xưa, tổ tiên ta lúc khai thác tài nguyên cũng biết điều tiết để không vượt quá ngưỡng.
- Năm 1959, Bác Hồ đã căn dăn nhân dân ta phải biết quý trọng tài nguyên rừng, đất, biển,....và phát động tết trồng cây để lại màu xanh cho đất nước.
- Vấn đề bảo vệ Môi trường và Tài nguyên được đặc biệt quan tâm từ những năm 1980. Đến nay đã có nhiều chương trình nghiên cứu về Môi trường và Tài nguyên. Kết quả nghiên cứu đã xác định những vấn đề gay cấn về môi trường ở nước ta.
+ Nạn suy thoái tài nguyên rừng cùng các tài nguyên sinh vật, đất, nước, khí hậu và các giá trị cảnh quan có liên quan đến rừng.
+ Sự suy giảm số lượng bình quân đất đầu người và chất lượng đất( thoái hóa và hoang hóa với đất đai.)
+ Việc sử dụng không hợp lý tài nguyên nước.
+ Việc tăng phí tài nguyên khoáng sản.
+ Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học do suy thoái nhiều hệ sinh thái ở miền núi, đồng bằng, ven biển và đại dương.
+ Suy thoái chất lượng môi trường sống của con người ở các vùng đô thị, khu công nghiệp và nhiều vùng nông thôn.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Hậu quả lâu dài về môi trường do chiến tranh để lại.
Để quản lý, bảo vệ Môi trường và Tài nguyên:
- Năm 1985, Nhà nước đã đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Năm 1986, Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động Quốc gia về môi trường và phát triển, nhấn mạnh vấn đề pháp luật, thể chế, tổ chức quản lý Môi trường, đánh giá tác động Môi trường, giáo dục Môi trường.
- Năm 1990, với sự hợp tác của UNEP, UNDP, tổ chức SIDA thì Uỷ ban khoa học Nhà nước đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về Môi trường và phát triển bảo vệ ở Việt Nam.
- Năm 1992, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trườngđược thành lập.Đến năm 2002, đổi thành Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 10/1/1994, Chính phủ đã ban hành Luật Môi bảo vệ Môi trường gồm 7 chương 55 điều. Luật Môi trường được sửa đổi năm 2006, gồm 15 chương 136 điều. Cũng trong thời gian này, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội trong bối cảnh đát nước đổi mới, đã đặt ra vấn đề mới về môi trường cùng với sự tăng nhanh dân số ở nước ta. 8 vấn đề cấp bách về Môi trường ở Việt Nam cần được quan tâm trong vấn đề chiến lược phát triển mới của đất nước đi vào thế kỷ 21.
Môi trường sống của con người đang đứng trước các thách thức sau:
1. Khí hậu toàn cầu bị biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng:
1.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi. Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOX, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người. Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Trái đất ngày càng nóng dần lên.Từ năm 1950-1990, lượng CO2 tăng lên