Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố những kiến thức đã học, đông thời áp dụng lí thuyết vào thực tế sản xuất. Thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn luyện, học hái kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân.
Để hiểu biết thêm về một số bệnh sinh sản ở lợn nái vá áp dụng một số phác đồ điều trị nhằm nắm vững kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề. Được sự nhất trí của khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Phương Lan và tiếp nhận của Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Theo dõi một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và áp dụng một số phác đồ điều trị”.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học với sự nỗ lực cố gắng của bản thân nhưng thời gian thực tập có hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót.Vậy em kính mong được sự đóng góp quí báu của các thầy cô giáo.
37 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Theo dõi một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và áp dụng một số phác đồ điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố những kiến thức đã học, đông thời áp dụng lí thuyết vào thực tế sản xuất. Thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn luyện, học hái kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân.
Để hiểu biết thêm về một số bệnh sinh sản ở lợn nái vá áp dụng một số phác đồ điều trị nhằm nắm vững kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề. Được sự nhất trí của khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Phương Lan và tiếp nhận của Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Theo dõi một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và áp dụng một số phác đồ điều trị”.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học với sự nỗ lực cố gắng của bản thân nhưng thời gian thực tập có hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót.Vậy em kính mong được sự đóng góp quí báu của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn !
Lời cảm ơn
Sau 4 tháng thực tập tại Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực tập em đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Phương Lan, sù giúp đỡ của các Thầy cô trong khoa chăn nuôi thú y, sự chỉ bảo tận tình của cán bộ công nhân viên Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên .Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Phương Lan đã hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa chăn nuôi thú y Trường ĐHNL Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô,các cô chú cán bộ và công nhân viên của Trung Tâm Thực Hành Thực Nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã hết sức giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Sinh viên
DƯƠNG VĂN THUẦN
Phần 1 : mở đầu
1.1.đặt vấn đề.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Song song với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau thì ngành chăn nuôi cũng giữ vị trí quan trọng, đóng góp một phần lớn trong sự phát triển của đất nước, trong đó chăn nuôi lợn là một bộ phận rất quan trọng trong ngành chăn nuôi. Một thực tế lợn thịt là một nguồn thực phẩm không thể thiếu cho nhu cầu con người. Sản phẩm phụ từ lợn cung cấp thêm phân bón cho ngành trồng trọt, da còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Hiệu quả kinh tế mà ngành chăn nuôi lợn đem lại là rất lớn.
Lợn có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn, đặc biệt là khả năng tiêu hoá thức ăn thô xanh. Với tiến bộ khoa học, các hộ chăn nuôi ngày nay đã chuyển sang mô hình chăn nuôi trang trại. Song song với sự phát triển đó là hàng loạt các vấn đề về quản lí, kĩ thuật trong chăn nuôi, đặc biệt là dịch bệnh đã và đang gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi. Bên cạnh những dịch bệnh xẩy ra như dịch tả, phó thương hàn, gần đây nhất là dịch bệnh tai xanh (PPRS)....Trong đó một loại bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi, đó là bệnh phân trắng lợn con. Bệnh phân trắng lợn con ảnh hưởng sấu đến đàn lợn con, làm cho lợn con bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến phẩm chất cũng nh chất lượng giống. Do đó, chúng ta phải có biện pháp phòng trị phù hợp để làm giảm tối thiểu ảnh hưởng của bệnh đến hiểu quả kinh tế .
Một thực tế đang diễn ra, đó là trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc thú y được sản xuất ra để điều trị bệnh phân trắng lợn con và đã đem lại kết quả khả quan. Để góp phân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi cho đàn lợn nói chung và điều trị bệnh lợn con phân trắng nói riêng, đồng thời là cơ sở để đánh giá hiệu lực của hai loại thuốc trong điều trị bệnh ở huyện Đoan Hùng - Phú Thọ, chúng tôi tiến hành chuyên đề “Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và so sánh hiệu lực của hai loại thuốc TD.Flox 5%, Anfox 10% trong điều trị”.
1.2 .ĐIỀU KIÊN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ.
1.2.1.Điều kiện bản thân.
Sau 4 năm học tại trường với sự cố gắng hết mình của bản thân, đồng thời với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã có lượng kiến thức cơ bản để đi vào thực tiến sản xuất. Trước nhu cầu cấp thiết của ngành chăn nuôi của huyện Đoan Hùng, cùng với sự hướng đẫn của cô giáo, tôi đã tiến hành chuyên đề :“Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ và so sánh hiệu lực của hai loại thuốc TD.Flox 5%, Anflox 10% trong điều trị”.
1.2.2.Điều kiên cơ sở địa phương.
1.2.2.1.Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lí
Đoan Hùng là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Phú Thọ có diên tích tự nhiên là 30261,34 ha .
Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái .
Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
Phía đông giáp huyện Phù Ninh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .
Phía tây giáp huyện Hạ Hoà ,tỉnh Phú Thọ.
Đoan Hùng có 27 xã và một thị trấn có con Sông Lô, Sông Chẩy, có quốc lộ 70 và quốc lộ 2 chạy qua nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của huyện.
* Địa hình đất đai.
Huyện Đoan Hùng chải dài theo dòng Sông Chẩy và Sông Lô, địa hình của huyện phức tạp, có địa hình dốc, bậc thang, lòng chảo tạo cho huyện có hệ thống núi thấp, đồi bát úp, có vùng bán sơn địa hình thành sườn đồi ruộng bậc thang, có vùng đông bằng hồ đầm .
Vùng đất đồi núi trên nền đá mẹ và mẫu chất chủ yếu là đá biến chất và phù xa cổ, chịu sự tác động sâu sắc của quá trình sói mòn rửa trôi các quá trình tích luỹ tuyệt đối và tích luỹ tương đối Fe, Al .
Đất vùng đồng bằng, thung lũng chịu sự chi phối của các quá trình hội tụ phù sa của con Sông Lô, quá trình tích lũy các sản phẩm rửa trôi từ trên cao xuống.
Đoan Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 30261,34 ha trong đó :
Diện tÝch đất nông nghiệp là 25243,12ha chiếm 83,40% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất phi nông nghiệp là 4349,64 ha chiếm 14,40% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chưa sử dụng là 668,58ha chiếm 2,2% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Khí hậu thuỷ văn .
Khí hậu ở đây thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhiệt độ trung bình khoảng 240C đến 300C, lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1600 đến 1800 mm, nhưng lại phân bố không đều trong năm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 78% tổng lượng mưa hàng năm, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 22% tổng lượng mưa cả năm. Độ Èm trung bình từ 82 đến 84%, Đoan Hùng có 2 mùa gió chính là gió đông bắc và gió đông nam. Gió đông bắc thường thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau gây ra mùa khô hanh, gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi nước gây ra mưa rào .
Nguồn nước sông ngòi ở Đoan Hùng rất rồi rào con Sông Chẩy và Sông Lô có chữ lượng nước lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Đây là nguồn nước rồi rào đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho đời sống nhân dân trong huyện và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và giao thông đường thuỷ, cung cấp nước cho công nghiệp xây dựng và các nhu cầu sinh hoạt khác. Ngoài ra nguồn nước hồ đầm của huyện chiếm diện tích khá lớn bao gồm các hồ đầm tự nhiên và hồ đầm nhân tạo nguồn nước này có chữ lượng khá lớn cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản suất nông nghiệp của nhiều xã .
Nguồn nước ngầm: Trên thực tế tại Đoan Hùng nước ngầm đã được khai thác và sử dụng từ lâu,đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt của mỗi gia đình. Nước ngầm tại Đoan Hùng chất lượng tốt và dễ khai thác.
Điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi cho cây trồng đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Do mùa đông khí hậu lạnh thời tiết thay đổi nên chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Những điều kiện bất lợi này đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức trống chịu bệnh tật của gia sóc, gia cầm. Mùa hè khí hậu nóng Èm mưa nhiều nhiệt độ cao là điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ gia sóc, gia cầm .
* Giao thông .
Huyện Đoan Hùng có tuyến quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua với tổng chiều dài là 39 km. Bên cạnh đó hệ thống đường tỉnh lộ và các tuyến giao thông nông thôn được bố trí hợp lí tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá trên địa bàn huyện cũng nh với các huyện lân cận. Giao thông đường thuỷ cũng rất thuận lợi.
* Thuỷ lợi .
Huyện Đoan Hùng có tuyến Sông Chẩy và Sông Lô với tổng chiều dài là 32 km là nguồn nước cung cấp chính cho công tác thuỷ lợi của huyện, hệ thống kênh mương được kiên cố hoá tương đối lớn và bố chí hợp lý.
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội .
* Về kinh tế .
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành nghề nh trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp ...
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9,1% /năm.
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân đật 60%/năm. Tổng sản lượng lương thực đạt 46904 tấn,bình quân lương thực đạt 431 kg/người/năm. Độ tre phủ rừng đạt 44,4%.
Giá trị sản suất công nghiệp xây dựng tăng bình quân 14,5% / năm .
Giá trị dich vụ thương mại tăng bình quân 12,1%/năm .
Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,89 triệu đồng/người/năm .
Tỉ trọng cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp chiếm 50,2%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 29%. Thương mại dịch vụ đạt 20,8%.
Tỉ lệ hộ đói nghèo còn 3,84%.
* Xã hội.
Tổ chức quản lí cấp cơ sở, tổ chức nhà nước cấp huyện:
- UBND huyện.
- UBND xã, thị trấn, khu phố, xóm, đội sản xuất.
Tổ chức ngành nông nghiệp huyện gồm:
-Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-Trạm thó y và trạm bảo vệ thực vật.
Về dân số:
-Tổng dân số 108.826 người
-Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,98%.
Về giáo dục:
Hiện nay toàn huyện có 4 trường THPT, 26 trường THCS và 28 trường tiểu học. Hiện nay toàn bộ các xã đều có trường mẫu giáo riêng ở các khu hành chính, đến nay đã có 9 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Về văn hoá thể dục thể thao:
Trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhà văn hoá trung tâm,có trạm phát thanh và truyền hình ở trung tâm huyện. Hầu hết các xã đÒu có khu văn hoá thể thao, có phong trào tập luyện, vui chơi sôi nổi. Tại trung tâm huyện đẫ xây dựng được một sân vận động trung tâm phục vô giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao trong huyện.
Về y tế:
Công tác ytế được tập trung chỉ đạo tích cực thực hiện đầy đủ mục tiêu, kế hoạch. Các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng cao. Có 28/28 xã có bác sỹ làm việc tại tram y tế xã. Có 4 xã đạt “Chuẩn quốc gia về y tế xã”, có một bệnh viện đa khoa cấp huyện.
1.2.2.3.Tình hình phát triển ngành nông nghiệp.
*Ngành chăn nuôi:
Huyện có đàn gia sóc, gia cầm phát triển mạnh. Chăn nuôi ngày càng đựơc mở rộng và đã trở thành thế mạnh của toàn huyện đặc biệt là chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn của toàn huyện có 54078 con sản lượng đạt 277.000 tấn, vài năm gần đây người dân đã mạnh dan học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và các tiến bộ khoa học kĩ thuật, cùng với đó là mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất để phát triển đàn lợn. Người dân đã chuyển từ tận dụng thức ăn thừa nay đã chuyển sang hình thức công nghiệp, bán công nghiệp.
Tổng đàn trâu có 10.518 con, đàn bò có 6487 con. Trong đó, huyện rất chú trọng đến chương trình “Sin hoá đàn bò”. Nâng cao cải tạo chất lượng đàn bò thịt.
Tổng đàn gia cầm có số lượng là 574.450 con có sản lượng khoảng 86.000 tấn, qui mô và hình thức chăn nuôi của các gia đình rất đa dạng tuỳ thuộc vào diện tích trang trại và vốn.
Ngành trồng trọt.
Tổng diện tích gieo cấy trên toàn huyện là 7300 ha/năm,năng suất đạt 52 tạ/ha.
Diện tích trồng ngô 2300 ha năng suất 40 tạ / ha.
Ngoài trồng lúa và hoa mầu thì các cây ăn quả lâu năm nh bưởi, nhãn, vải hàng năm cho thu nhập đáng kể. Các cây chè, măng bát độ mấy năm gần đây có hiệu quả kinh tế cao các gia đình trồng với diện tích lớn theo hướng chuyên canh.
1.2.2.4.Tình hình hoạt động của mạng lưới thú y trong huyện.
*Cơ cấu tổ chức mạnglưới thú y trong huyện.
Hệ thống thú y được hình thành gồm có 01 trạm trưởng, 01 trạm phó có 11 cán bộ sự nghiệp thường xuyên phối hợp phân chia hoạt động tại các xã trên địa bàn huyện.
Nhiệm vô:
Trạm thó y huyện là một đơn vị nằm trong hệ thống thú y của nhà nước chịu sự quản lý chuyên môn về ngành dọc, trong những năm qua mặc dù biên chế rất Ýt song trạm vẫn tổ chức làm tốt một số việc:
Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia sóc, gia cầm định kì hàng năm.
Kịp thời ngăn chặn dịch bệnh xẩy ra trên đàn gia sóc, gia cầm.
Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi và vận động nhân dân cùng thực hiện.
Cấp phát hoặc thu hồi về các loại giấy tờ về quản lÝ nhà nước trong lĩnh vực thú y.
1.2.2.5.Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn.
* Thuận lợi.
Huyện Đoan Hùng có tình hình chính trị an ninh ổn định, nhiều chủ chương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được ban hành đã tạo môi trường và động lực để huy động nguồn lực cho sự phát triển toàn diện, bền vững các ngành sản xuất.
Huyện có đường quốc lé 2 và quốc lộ 70 chạy qua, có Sông Lô và Sông Chẩy đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá, giao lưu văn hoá và chuyển giao khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Trong sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi đã áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất. Do hệ thống khuyến nông rất phát triển đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất.
* Khó khăn.
Do nguồn vốn đầu tư Ýt, trình độ hiểu biết kĩ thuật còn hạn chế đa phần người dân tự mầy mò học hỏi chưa được tập huấn kĩ thuật chăn nuôi có quy mô nên tỉ lệ dủi do trong chăn nuôi còn cao, cùng với đó giá cả thị trường không ổn định dẫn đến thu nhập của người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp không ổn định. Điều này ảnh hưởng đến phong trào sản xuất của người dân góp phần hạn chế sự phát triển của ngành.
1.3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ.
-Đánh giá tình hình chung về tỉ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại địa bàn xã Nghinh Xuyên.
-So sánh hiệu lực của hai loại thuốc TD Flox 5% và Anflox10%.
-Rèn luyện tay nghề, nâng cao những hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn.
1.4 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
1.4.1. Cơ sở khoa học.
1.4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
* Điều kiện sinh trưởng phát dục
Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng phát dục rất nhanh.
So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lóc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 -6 lần, lóc 40 ngày tuổi tăng 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc
Lợn con sau khi sinh có sự sinh trưởng và phát triển nhanh. Qua nhiều nghiên cứu từ thí nghiệm và thực tế sản xuất thấy rằng so sánh trọng lượng sơ sinh với trọng lượng 10 ngày tuổi khối lượng tăng 2 lần, sau 30 ngày tuổi tăng 5 đến 6 lần và 60 ngày tuổi tăng 12 đến 14 lần trọng lượng lúc sơ sinh. Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá và trao đổi chất của lợn rất mạnh một lợn con đẻ sau 20 ngày mỗi ngày cần tích luỹ 9-14 gr Protein/kg thể trọng. Trong khi đó lợn trưởng thành cần tích luỹ 0,3- 0,4 gr Protein. Qua đó ta thấy cường độ trao đổi chất ở lợn trưởng thành chênh lệch nhau khá lớn, đặc điểm sinh trưởng của lợn kéo theo sự biến đổi cơ thể theo tuổi .Hàm lượng protein cũng tăng theo tuổi, hàm lượng khoáng cũng có những biến đổi riêng liên quan đến quá trình tạo xương, cơ qua tiêu hoá của lợn cũng phát triển một cách rõ dệt nhưng chưa hoàn thiện, các tuyến tiêu hoá chưa phát triển đồng bộ. Dung tích của bộ máy tiêu hoá nhỏ và trong 2 tháng đầu phát triển nhanh chóng. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự 1996 [18] cho rằng lợn con trước 01 tháng tuổi trong dịch vị không có HCL tù do. Vì lúc này lượng axit tiết ra rất Ýt và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. Vì thiếu HCL tù do trong dịch vị nên vi sinh vật có điều kiện phát triển bện đường dạ dầy, ruột ở lợn con, điển hình là bệnh phân trắng lợn con.
Không chỉ riêng dạ dầy mới có sợ phát triển không hoàn thiện mà quá trình sinh lÝ sinh hoá trong ruột non và các tuyến tiêu hoá chưa có sự phát triển hoàn chỉnh, do đó khả năng cảm nhiễm bệnh đường tiêu hoá rất cao. Mặt khác cơ năng điều tiết cũng chưa được thải ra môi trường xung quanh. Biến động nhiệt độ môi trường thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh nhiệt và toả nhiệt ở cơ thể lợn con. Nhiệt độ môi trường thấp, toả nhiệt cơ thể tăng quá trình sinh nhiệt giảm. Do nước ta nằm ở khu vực khi hậu gió mùa, biên độ giao động giữa hai mùa là rất lớn
(Nhiệt độ trung bình mùa hè là 27 – 290C mùa đông là từ 15 –180C) lại do quá trình điều tiết nhiệt kém nên đã tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh, nhất là bệnh phân trắng lợn con.Vì khả năng sinh trưởng mạnh yêu cầu dinh dưỡng ngày càng cao mà lượng sữa mẹ giảm dần theo ngày tuổi. Vì vậy nên tiến hành cho lợn con tập ăn sớm để khắc phục tình trạng khủng hoảng ở lợn con ở thời kì 03 tuần tuổi và sau cai sữa giảm tới mức độ tối đa thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
1.4.1.2.Vi khuẩn E.coli.
* Đặc tính sinh học.
Trực khuẩn Escherichia co li thuộc họ Escherichia thuộc nhóm Escherichia, loài Escherichia, trong các nhóm vi khẩn đường ruột, loài Escherichia là loài phổ biến nhất (Giáo trình vi sinh vật – thó y 1997).
Hình thái: E.coli là môt trực khuẩn ngăn, hai đầu tròn ,kích thước 2-3 x 0,6 nm những loai này thường găp trong canh khuẩn già. Phần lớn E .coli di chuyển có lông quanh thân, nhưng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô, dưới kính hiển vi điện tử có thể quan sát thất cấu trúc pili mang kháng nguyên bám dính.
Khi nhuộm Gram thì thấy vi khuẩn bám mầu gram âm, có thể bắt mầu sẫm ở hai đầu. Lấy vi khuẩn từ các khuẩn lạc nhầy đÓ nhuộm thì có thể thấy giáp mô, khi soi tươi thì không thấy được.
Nuôi cấy: E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5 – 40 0C, nhiệt độ thích hợp là 370C, phát triển được ở độ PH 5,5 – 8 nhưng thích hợp nhất ở 7,2 – 7,4 . E.coli dễ dàng phát triển trên môi trường nuôi cấy thông thường, một số chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản.
+ Môi trường thạch thường: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37 0C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc chuyển màu gần như nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể qua sát thấy khuẩn lạc dạng R và M.
+ Môi trường thạch pepton: Sau khi nuôi cấy 18 – 24 giờ bồi dưỡng trong tủ Êm chúng mọc thành những khuẩn lạc Èm ướt, ánh mầu xám kích thước trung bình, dạng tròn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp nhăn và bề mặt bóng láng.
+ Môi trường nước thịt: Vi khuẩn phát triển tốt, môi trường đục, có cặnh mằu trắng tro nhạt lắng xuống dưới đáy, đôi khi có màng mầu sáng nhạt trên bề mặt môi trường , môi trường có mùi phân thối.
+ Môi trường thạch máu: Sau 24 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ 370C hình thành khuẩn lạc mầu sáng kích thước 1 –2 nm.
+ Môi trường Endo: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc mầu đỏ mận chín có ánh kim hoạc khônhg có ánh kim.
+ Môi trường SS : E .coli có khuẩn lạc mầu đỏ.
* Đặc tính sinh hoá.
E.coli lên men sinh hơi các loại đường Fructose, Glucose, Galatose, Lactose, Mannit, Dextrose. Trừ Andonit và Inozit E.coli là không lên men. Lên men không chắc chắn cácloại đường Dulcitol, Saccharose.
Các phản ứng khác: H2S, VP, Urea cho âm tính.
MR ,Indol cho dương tính.
Sữa đông sau 24 – 72 giờ ở 370C.
Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông.
E.coli có khả năng khử Nitra thành Nitrit, khử cacbocyl trong môi trường Lysindecacboxulase.
* Cấu trúc kháng nguyên.
Kháng nguyên của vi khuẩn E.coli rất phức tạp bao gồm các kháng nguyên: O, H và K.
- Kháng nguyên O.
Đây là thân của vi khuẩn được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn, kháng nguyên O được coi là nội độc tố có thể tìm thấy ở màng ngoài màng bọc vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào mổi trường nuôi cấy. Kháng nguyên O có các đặc tính sau: Chịu được nhiệt độ (Không bị phá huỷ khi đun ở nhiệt độ 1000C trong 2 giê) chịu được chất cồn, axit HCL trong 2 giờ bị phá huỷ bởi Foocmol 0,5% .
- Kháng nguyên H:
Kháng nguyên được cấu tạo bởi thành phần lông của vi khuẩn , có bản chất là protein giống nh chất Myosin trong cơ, nó có đặc tính sau