Chuyên đề Thi pháp văn học và báo chí

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều. Khi mới xuất hiện, nơi nào cũng bàn tán về Nguyễn Huy Thiệp khen có, chê có. Kẻ khan thì khen hết lời còn người chê cũng chê hết ý và trong tiếng xôn xao đó Nguyễn Huy Thiệp vẫn viết. Mỗi tác phẩm của nhà văn ra đời đều để lại dấu ấn nhất định trong lòng người đọc bởi ý nghĩa sâu sắc rút ra từ câu chuyện và trong số những tác phẩm đó có một truyện ngắn được ví như “câu chuyện cổ tích hiện đại” đã thật sự tạo được dư âm ngọt ngào đối với người đọc. Đó chính là truyện ngắn “Muối của Rừng”. “Muối của Rừng” - Một truyện ngắn với cốt truyện đơn giản như chẳng có gì. Đó là vẻ bề ngoài của truyện. Nhân vật không nhiều, trong truyện chỉ có sự xuất hiện của ông Diểu (người đi săn) và gia đình khỉ (khỉ bố, mẹ và con) - nạn nhân của chuyến đi săn từ đầu đến cuối tác phẩm. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, “Muối của Rừng” có rất ít sự đan cài, chồng chéo mà chỉ đơn giản đầu trước, đuối sau - lối kể cổ điển có bắt đầu, diễn biến với kết thúc. Cách viết này tạo được ấn tượng và quan trọng hơn, nó đã phát huy được thế mạnh của truyện ngắn. Đó là cách tạo sức mở theo nguyên tắc khi pháp học “Truyện ngắn là lát cắt ngang của cuộc sống, lấy cái hữu hạn nội dung để nhìn vào vô hạn tầng ý nghĩa, lấy cái khoảnh khắc hiện thực để phát hiện bản chất cuộc sống”;

doc6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thi pháp văn học và báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ ------  BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ CHUYÊN ĐỀ: THI PHÁP VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ . MUỐI CỦA RỪNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH HIỆN ĐẠI Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều. Khi mới xuất hiện, nơi nào cũng bàn tán về Nguyễn Huy Thiệp khen có, chê có. Kẻ khan thì khen hết lời còn người chê cũng chê hết ý và trong tiếng xôn xao đó Nguyễn Huy Thiệp vẫn viết. Mỗi tác phẩm của nhà văn ra đời đều để lại dấu ấn nhất định trong lòng người đọc bởi ý nghĩa sâu sắc rút ra từ câu chuyện và trong số những tác phẩm đó có một truyện ngắn được ví như “câu chuyện cổ tích hiện đại” đã thật sự tạo được dư âm ngọt ngào đối với người đọc. Đó chính là truyện ngắn “Muối của Rừng”. “Muối của Rừng” - Một truyện ngắn với cốt truyện đơn giản như chẳng có gì. Đó là vẻ bề ngoài của truyện. Nhân vật không nhiều, trong truyện chỉ có sự xuất hiện của ông Diểu (người đi săn) và gia đình khỉ (khỉ bố, mẹ và con) - nạn nhân của chuyến đi săn từ đầu đến cuối tác phẩm. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, “Muối của Rừng” có rất ít sự đan cài, chồng chéo mà chỉ đơn giản đầu trước, đuối sau - lối kể cổ điển có bắt đầu, diễn biến với kết thúc. Cách viết này tạo được ấn tượng và quan trọng hơn, nó đã phát huy được thế mạnh của truyện ngắn. Đó là cách tạo sức mở theo nguyên tắc khi pháp học “Truyện ngắn là lát cắt ngang của cuộc sống, lấy cái hữu hạn nội dung để nhìn vào vô hạn tầng ý nghĩa, lấy cái khoảnh khắc hiện thực để phát hiện bản chất cuộc sống”; Chỉ là một cuộc đi săn bình thường của người đàn ông mang tên Diểu. Cuộc đi săn này tưởng chừng như để thoả mãn cái suy nghĩ dáng sống của ông “ở tuổi 60, có khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống”. Song chỉ với lát cắt ngang đó, cả một xã hội hiện thực được đưa vào. Mấu chốt của truyện là ông Diểu khi đi săn đã đem theo toàn bộ cuộc sống của xã hội ngoài đời vào cuộc sống rừng sâu, vào một thế giới mà sự khác biệt ranh giới của chúng bị ngăn cách bởi rất nhiều thứ. Cái cách đặt vấn đề của Nguyễn Huy Thiệp lạ so với người khác là ở chỗ đó. Khi con khỉ đực lọt vào tầm ngắm của ông cũng là lúc ông đặt cho nó biết bao tội danh “Cái thằng bố ô trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng ! Vị gia trưởng cộc căn ! Nhà lập pháp bẩn thỉu ! Tên bạo chúa khốn nạn”. Ông đã giảm đi niềm vui khi đi săn và nóng bừng người lên khi theo đuổi con mồi của mình. Ông đã thấy loài khỉ bộc lộ tất cả những xấu xa, giả dối, lố lăng, kệch cỡm của con người mà ông chứng kiến hàng ngày. Nguyễn Huy Thiệp khéo léo xây dựng một nhân vật “thân cảnh an nhàn mà tâm tự không vô sự”. Ông đã mang phiền muộn xã hội để trút vào rừng xanh. Rồi tiếp tục sự thay đổi bớt chợt tâm trạng, cái cảm giác vui mừng khi hạ được con khỉ đã không còn nữa mà là cảm giác run lên sợ hãi khi mình làm điều ác. Bởi ông bất ngờ trước hành động của khỉ mẹ và khỉ con. Cái hành động mà ông luôn chắc mẩm “chẳng đời nào có thể xảy ra”. Vậy mà nó đã xảy ra rồi đấy. Con khỉ con cầm súng và đã bị rơi xuống vực còn con khỉ cái, ông đã rất thương rồi rất giận khi nó quay trở lại, ông đã mắng nó “Đồ giả dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như một bà trưởng giả và cuối cùng trong ông là sự xúc động thật sự. Điều mà ông chắc chắn không có trong xã hội hiện thực ngoài đời và ông nghĩ rằng trong này cũng sẽ như vậy đã sai hoàn toàn. Rừng xanh đã cho ông một bài học khác, khác với bài học của cuộc sống con người ông đã rút ra. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh ông Diểu trần truồng, cô đơn đi trong mưa xuân và ông đã được gặp một rừng hoa tử huyền. Kết chuyện quả là một kết chuyện có hậu người hiền sẽ gặp lành. Ông Diểu sau cuộc thi gan với con khi cái đã phải thất vọng. Thất vọng vì những gì ông suy nghĩ đã không hề đúng chút nào. Loài khỉ mà chính cặp vợ chồng khỉ này đã giúp ông tìm lại được niềm tin, niềm hạnh phúc khi tìm lại chính mình - là con người có niềm tin yêu cuộc sống, không còn bi quan chán nản như trước. Cả một đoạn đường ông đi là một quá trình tìm lại chính mình - tìm lại những gì ông đã bị đánh cắp. Như vậy ông Diểu - người đi săn trang bị tất cả phương tiện hiện đại để bước vào rừng vì khi vào rừng đã trút bỏ mọi thứ vướng víu, màu mè, phục trang của xã hội để quay về với mình, bản thế của mình. Đó là được sống với chiều sâu nhân bản trong tấm lòng mỗi con người. Trong kết chuyện, người đọc bắt gặp một mã văn hoá được nhà văn khéo léo đưa vào đó. đó là hình ảnh vùng hoa tử huyền - một loài hoa không có thật như lá diêu bông song người đọc vẫn thấy tin, thấy thích thú với nó. Một mã văn hoá rất đặc biệt, gây ấn tượng với người đọc. Loài hoa 30 năm mới nở một lần như là kết tinh muối của rừng. Hay chính là kết tinh những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống. Đây là mã văn hoá được ngòi bút trữ tình của nhà văn sáng tạo ra, thấp thoáng trong đó tư tưởng Phật giáo “ở hiền gặp lành”, mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, thanh bình hơn. Hoa tư tuyền - loài hoa màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tàm đã mang một hình ảnh hư ảo, thiêng liêng như lá diêu bông. Để có được điều này là nhờ vào thi pháp của nhà văn. Người kể chuyện tài ba, khéo léo đưa cả xã hội hiện thực vào cuộc đi săn. Và chỉ qua cuộc đi săn đó thôi cả một hành trình tìm lại bản thân được diễn ra. Câu chuyện khép lại song người đọc thấy ngân nga trong lòng một triết lý được rút ra từ truyện. Nó không cao siêu, hình tượng, khó hiểu như triết lý phương Tây, sách vở, giáo điều nào đó mà thật ra nó được rút kết từ đời sống của những kiếp người rất thật. Nó mang dáng dấp của một câu chuyện cổ tích song lại có cả vị mặn cuộc đời. Người đọc rút ra được một bài học từ người thầy thiên nhiên “bài học về nhân sinh”. Con người đã thua sức mạnh của thiên nhiên. Con người tự nhận ra cái ác của mình và rời bỏ nó. Bên cạnh cái hay, cái độc đáo của nội dung truyện là sự đặc biệt, mới mẻ về hình thức, bút pháp nghệ thuật của chuyện. Cấu trúc truyện ngắn, giản dị, hơi truyện đi tự nhiên không có sự gò ép của đề tài. Cốt truyện được nhà văn lấy ngay từ trong đời sống và vì thế người đọc thấy được văn của Nguyễn Huy Thiệp được chắt ra ngay từ muối cuộc đời này vì vậy nó gần gũi, dễ dàng đi vào lòng công chúng, được công chúng đón nhận và bóc tách hiểu từng lớp nghĩa. Nguyễn Huy Thiệp thành công khi tạo những câu văn dài ngắn khác nhau trong thế đối lập. Khi viết về thiên nhiên, ông sử dụng cảnh văn với câu văn diễm lệ, vừa ngắn gọn như những màn cảnh lớp long tuyệt đẹp đang nối tiếp hiện ra của núi rừng “Mưa xuân mỏng và mịn. Thời tiết ấm. Cây cối đều như lộc rừng xanh và ẩm ướt...”. Còn khi viết về những suy nghĩ, những tự vấn lương tâm của ông Diểu, tác giả lại chú ý sử dụng câu văn rất dài. Đó là cách thể hiện rõ nhất những ý nghĩ đau đáu, miên man của một con người khi đối diện với chính mình. Không một hội thoại chỉ giản đơn là độc thoại. Độc thoại trong suy nghĩ của ông Diểu và chính vì vậy đã trở nên đắt giá xây dựng và khắc hoạ được hình tượng rõ nét. Câu truyện được viết theo lối kể đều đều, chậm rãi, câu truyện mở ra không ly kỳ, nó mang một vẻ đẹp giản dị mà vô cung sâu sắc. Truyện gnắn này của Nguyễn Huy Thiệp đã được ví như cô gái không cần trang điểm vì biết mình có duyên. Câu chuyện này thật dễ nhớ song không thật dễ quên. Mỗi một câu chữ, một hình ảnh đều chứa đựng trong đó bao tầng ý nghĩa, chiều sâu ý nghĩa đã nằm trong những dòng chữ. Rồi môtíp của một câu chuyện cổ tích cái thiện thắng cái ác, người hiền gặp lành đã được xây dựng. Cuối cùng cái thiện trong nhân bản con người chiến thắng, nó trỗi dậy và khiến cái ác phải gục đổ. Rồi khi con người ta trở về với thiên lương chính mình thì họ được gặp loài hoa mang lại hạnh phúc. Bài học giản dị rút ra từ cuộc đời từ bỏ cái ác, trở về với bản thiện, cuộc sống sẽ nở hoa. Và qua câu chuyện còn là bài học rút ra từ thiên nhiên, nó đã chỉ ra sức mạnh ghê gớm của tự nhiên, qua hình ảnh rừng xanh. Nó có thể giúp con người thanh lọc tâm hồn khỏi muộn phiền cuộc đời. Đồng thời chính nó cũng dạy ta bài học về nhân văn: tình yêu, lòng nhân ái và đức hy sinh. “Muối của rừng” là một câu chuyện cổ tích hiện đại có hậu. Nó giản dị, tự nhiên không gò ép chính vì thế mà sức ảnh hưởng dư âm của nó với người đọc là rất lớn. Chúng ta tìm thấy những bài học về nhân sinh trong câu truyện và dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng nó, không bị giằng xé bởi triết lý cao siêu mà ngược lại thật gần, thật dễ hiểu. Cái kết nhẹ nhàng và nhuận nhụy với một ý nghãi nhân văn sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của con người chính là niềm tin yêu vào con người. Có tin, có yêu và có hạnh phúc. Đó là dư âm ngọt ngào, mỗi độc giả cảm nhận được sau khi đọc “Muối của rừng”./.