Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trẻ và đầy triển vọng khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Làm gì để tồn tại? Làm gì để phát triển và vượt lên những thách đố nghiệt ngã của thị trường? Đây là câu hỏi xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng mục tiêu đó có trở thành hiện thực không? Thì khâu tiêu thụ hàng hoá được xem là yếu tố quyết định.
Với vai trò là một doanh nghiệp thương mại, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là lưu thông hàng hoá trên thị trường do vậy vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tiêu thụ đựơc hàng hoá hay nói cách khác là phải bán được hàng hoá và thu tiền về. Vì chỉ sau khi bán được hàng doanh nghiệp mới thu được tiền và tiếp tục một chu kỳ kinh doanh mới của mình.
81 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề thực tập Hoàn thiện kế toán hàng hoá tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bách Hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trẻ và đầy triển vọng khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Làm gì để tồn tại? Làm gì để phát triển và vượt lên những thách đố nghiệt ngã của thị trường? Đây là câu hỏi xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng mục tiêu đó có trở thành hiện thực không? Thì khâu tiêu thụ hàng hoá được xem là yếu tố quyết định.
Với vai trò là một doanh nghiệp thương mại, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là lưu thông hàng hoá trên thị trường do vậy vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tiêu thụ đựơc hàng hoá hay nói cách khác là phải bán được hàng hoá và thu tiền về. Vì chỉ sau khi bán được hàng doanh nghiệp mới thu được tiền và tiếp tục một chu kỳ kinh doanh mới của mình.
Ta xét, quá trình sản xuất xã hội bao gồm các khâu :” sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng”. Trong đó doanh nghiệp thương mại đảm nhiệm khâu phân phối lưu thông. Đây là một trong những khâu trọng yếu nhất của tái sản xuất hàng hoá, là khâu then chốt nhất, khâu kết thúc của quá trình kinh doanh ( dù là kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ .. .). Trong phạm vi một doanh nghiệp thương mại, tiêu thụ không chỉ là khâu trung gian liên kết giữa cung và cầu của thị trường mà hoạt động của nó diễn ra liên tục thông qua một chu kỳ nhất định đó là:
Dùng vốn lưu động mua hàng hóa, bán hàng hoá thu tiền
Để chu kỳ kinh doanh trên diễn ra liên tục và mang lại hiệu quả thì mục tiêu đầu tiên là phải tiêu thụ được hàng hoá, làm sao để bán được nhiều nhất và nhanh nhất. Có tiêu thụ được hàng hoá doanh nghiệp mới có vốn để mở rộng kinh doanh, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tránh ứ đọng vốn lâu ngày và không có khả năng thanh toán. Đó chính là mục tiêu và là điều kiện tồn tại của các doanh nghiệp thương mại.
Qua đó ta thấy tiêu thụ hàng hoá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các chu kỳ kinh doanh chỉ có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng khi doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ. Đó cũng là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp cần phải biết kinh doanh mặt hàng nào, vào thời điểm nào là có lợi nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ hàng hoá, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp thương mại phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, đảm bảo theo dõi chặt chẽ việc tiêu thụ hàng hoá. Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Là một sinh viên ngành kế toán em nhận thấy công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một phần hành kế toán hết sức quan trọng của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phấn đấu thực hiện tốt khâu bán hàng, tăng doanh thu bán hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc hoàn thiện kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại trong giai đoạn hiện nay em chọn chuyên đề “ Hoàn thiện kế toán hàng hoá tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bách Hoá Hà Nội” cho báo cáo thực tập của mình. Chuyên đề này được thực hiện với phương pháp nghiên cứu dựa trên lý luận, quan sát tìm hiểu thực tế quá trình bán hàng và công tác kế toán của nó rồi từ đó có đề xuất phương hướng biện pháp giải quyết những bất hợp lý nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty Bách Hoá Hà Nội.
NỘI DUNG VÀ KẾ CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ GỒM
* Lời nói đầu.
* Phần I: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh của Công ty Bách hoá Hà Nội.
* Phần II: Thực trạng công tác kế toán hàng hoá tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bách hoá Hà Nội.
* Phần III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hoá tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bách Hoá Hà Nội
* Kết luận.
Phần I
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI CÔNG TY BÁCH HOÁ HÀ NỘI
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY BÁCH HOÁ HÀ NỘI.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Bách Hoá Hà Nội được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954. Tiền thân là Công ty Mậu Dịch Bách Hoá Hà Nội.
Công ty có trụ sở tại: 45 Hàng Bồ-Hoàn Kiếm-Hà Nội
Số tài khoản: 710A00064
Mã số thuế: 0100107927
Đây là cơ quan đầu não, là nơi thâu tóm và duy trì mạng lưới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày 26 tháng 3 năm 1988 công ty chính thức đổi tên thành Công ty Bách Hoá Hà Nội theo nghị quyết số 298/QĐ_UB.
Công ty có tư cách pháp nhân,có con dấu riêng, có tài khoản mở tại ngân hàng và hạch toán độc lập .
Ngày 01 tháng 8 năm 2005 công ty chính thức sáp nhập với Tổng công ty Thương Mại Hà Nội theo quyết định số 4312/QĐ_UB ngày 22/6/2005 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty chuyển sang hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty Thương Mại Hà Nội.
Trước đây trong cơ chế bao cấp công ty Bách Hoá Hà Nội hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà Nước, là nơi cung cấp hàng hoá chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Thủ Đô. Từ khi có sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế , Nhà Nước đã xoá bỏ chế độ tem phiếu bán cung cấp, bù giá vào lương thực, từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Đây là thời kỳ thử thách quan trọng đối với các thành phần kinh tế quốc doanh và công ty Bách Hoá Hà Nội cũng nằm trong quy luật đó.Trải qua một thời kì dài khó khăn công ty Bách Hoá Hà Nội phát triển không ngừng. Từ chỗ chỉ có mấy điểm bán hàng quanh phố Tràng Tiền trang thiết bị nghèo nàn thì nay mạng lưới kinh doanh của công ty trải rộng khắp các quận nội thành và ven đô, gồm 17 cửa hàng trực thuộc với chức năng bán lẻ là chủ yếu và 1 trạm kinh doanh của công ty.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty
Công ty Bách Hoá Hà Nội được phép tổ chức kinh doanh nghành hàng bách hoá, công nghệ phẩm, tạp phẩm, văn phòng phẩm, thực phẩm công nghệ, thiết bị văn phòng, thiết bị vệ sinh, điện máy, vật liệu cấp thoát nước.
Công ty Bách Hoá Hà Nội có hệ thống đơn vị trực thuộc nằm rải rác trong thành phố như: Giảng Võ, Cát Linh, Thanh Xuân,…Hầu hết các cửa hàng đều ở các vị trí giao thông thuận tiện, đông dân cư thuận lợi cho việc kinh doanh, luân chuyển hàng hoá, mạng lưới các đơn vị kinh doanh được công ty đôn đốc, chỉ đạo theo dõi sát sao, mọi chính sách chế độ đều được thông báo kịp thời xuống các đơn vị để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Hình thức sở hữu vốn: Vốn do nhà nước+vốn tự bổ sung
Hình thức hoạt động :kinh doanh và dịch vụ
Lĩnh vực kinh doanh:kinh doanh trong nước
Nghành nghề kinh doanh: hàng bách hoá, công nghệ phẩm, du lịch lữ hành, điện máy, dịch vụ cho thuê áo cưới…
1..3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Mỗi đơn vị kinh doanh, việc xây dung bộ máy quản lý phù hợp, hoạt động hiệu quả là rất quan trọng, nó giúp cho việc điều hành quản lý nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Công ty Bách Hoá Hà Nội làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Khái quát bộ máy quản lý của công ty
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu doanh nghiệp điều hành toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Các phó giám đốc được giám đốc uỷ quyền phụ trách các mặt tài chính kinh doanh, tổ chức mạng lưới. Họ là ngững người điều hành trực tiếp các đơn vị, các phòng ban chức năng và các đơn vị cơ sở phụ thuộc.
Hệ thống các phòng ban
Phòng kế toán tài vụ:
Thực hiện các chức năng kế toán của công ty, quản lý tài chính thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình thu chi, tính toán lãi gộp, thống kê lợi nhuận.
Báo cáo chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính để phản ánh kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý bộ máy hành chính, phân bổ mạng lưới kinh doanh, trang thiết bị cơ sở vật chất cho các đơn vị trực thuộc.
Xây dựng chi tiêu biên chế, phân bổ sử dụng lao động, ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh:
Nghiên cứu tổ chức hợp lý việc quản lý nguồn hàng;
Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với các bạn hàng, đánh giá thông tin về thị trường.
Phòng thanh tra:
Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với các phong ban, đơn vị trực thuộc của toàn công ty. Nghiên cứu đề xuất với ban giám đốc việc khiếu nại tố cáo.
Nghiên cứu đề xuất với ban giám đốc phương án, kế hoạch và biện pháp về các mặt có liên quan đến công tác bảo vệ, trật tư an ninh, an toàn của các đơn vị trong công ty. Tổ chức phòng chống bão lụt theo quy định.
Các đơn vị trực thuộc:
Ở các cửa hàng bách hoá, trạm kinh doanh đều có các cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động kinh doanh, có các đơn vị và đội ngũ nhân vên đảm nhận các công việc cụ thể.
Các đơn vị trực thuộc công ty không có tư cách pháp nhân, mọi đề xuất phương án kinh doan đều phải qua công ty ký duyệt hoặc xin ý kiến của ban lãnh đạo công ty. Tuỳ vào quy mô tổ chức lớn hay nhỏ mà đơn vị có thể có từ 20-27 cán bộ công nhân viên. Các đơn vị được công ty rót vốn thực hiện hoạt động kinh doanh để bảo toàn và phát triển số vốn được cấp.Đơn vị phải chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của mình. Định kỳ, cuối tháng, cuối quý, tổ trưởng tổ kế toán của đơn vị sẽ lên báo cáo với phó giám đốc phụ trách tài chính và kế toán trưởng của công ty cùng xem xét phân tích kết quả kinh doanh, tính lương, trích quỹ, tính thuế.
Tuy vậy, do các đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý của công ty nên công ty sẽ có sự san sẻ một phần trách nhiệm với đơn vị để mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị được thông suốt, liên tục và có hiệu quả.
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty.
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán .
Bộ máy kế toán được tổ chức khá gọn nhẹ và khoa học.Phòng kế toán gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên kế toán. Mỗi thành viên trong phòng có một nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng mục đích chung là theo dõi kiểm tra ghi chép, tính toán một cách chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Kế toán trưởng: tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu. Đồng thời thực hện việc chấp hành báo cáo thống kê định kì, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ. Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của doanh nghiệp. Phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn, kí duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không kí duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế dộ qui định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác cùng phối hợp thực hiên những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó.
Kế toán vốn bằng tiền:
Thực hiện ghi chép phản ánh kịp thời : + Các khoản nợ phải thu, phải trả với người bán, người mua theo từng con nợ, chủ nợ và khoản nợ + Các khoản nợ phải thu, phải trả đối với các khoản vay và cho vay vốn + Tình hình thanh toán các khoản tài chính với ngân sách nhà nước + Các nghiệp vụ thanh toán nội bộ doanh nghiệp, thanh toán với người lao động, với các đơn vị, tổ chức cấp trên, cấp dưới trong nội bộ … + Quản lí và đánh giá kịp thời tình hình thực hiện kỉ luật trong các quan hệ thanh toán với các con nợ, chủ nợ
Kế toán tiền lương và bảo hiểm:
+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính luơng và các khoản trích theo lương cho người lao động
+ Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp trợ cấp cho người lao động.
+ Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công việc quản lí nhà nước và quản lí doanh nghiệp.
Kế toán tiêu thụ hàng hoá:
+ Ghi chép kịp thời đầy đủ tình hình xuất nhập hàng hoá về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá trị.
+ Phản ánh kịp thời giá vốn hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ .
+ Tập hợp kịp thời đầy đủ chi phí tiêu thụ, chi phí quản lí DN để làm cơ sở xác định lợi nhuận thuần.
+ Phản ánh kịp thời đầy đủ: doanh thu tiêu thụ, các khoản thuế phải nộp về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kì .
+ Lập các báo về thành phảm tiêu thụ và kết quả tiêu thụ cho lãnh đạo làm cơ sở đề ra các quyết định về tiêu thụ, về sản xuất.
Thủ quĩ: Thu chi tiền mặt theo qui định. Thực hiện chi các khoản đã được duyệt và báo cáo tồn quĩ hàng ngày, đảm bảo bí mật, an toàn quĩ.
1.5 Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và hạch toán: tiền Việt Nam Đồng
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Công ty Bách Hoá Hà Nội áp dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
- Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
- Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như trình độ của nhân viên kế toán. Phòng kế toán của công ty Bách Hoá Hà Nội chọn hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” để thực hiện tổ chức công tác kế toán.
Quy trỡnh hạch toỏn
Ghi chú :
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu
1.6 Công tác lập báo cáo tài chính của Công ty
Lập báo cáo tài chính là một công việc rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, báo cáo tài chính trình bày một cách tổng quát, toàn diện thực trạng tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh của Công ty trong kỳ kinh doanh. Công việc này được giao cho kế toán tổng hợp xác định kết qủa kinh doanh vào mỗi cuối tháng, quý, năm. Với các số liệu đã tập hợp được cùng với báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước, kế toán lập ra 4 bản báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo này sau khi lập được kế toán trưởng kiểm tra, xem xét và được trình lên Ban Giám đốc, nếu được thông qua mới gửi lên cơ quan thuế.
Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được làm đúng theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Công ty không có kế toán chuyên trách để lập báo cáo kế toán quản trị nên người lãnh đạo Công ty khó nắm bắt được tình hình kinh doanh thực sự của Công ty để có hướng ra quyết định đúng đắn và kịp thời cho hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.
Phần II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY BÁCH HOÁ HÀ NỘI
1. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
1.1 Phương pháp tính giá vốn hàng tiêu thụ
Để xác định được kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, bên cạnh các yếu tố như doanh thu thuần, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, kế toán cần phải xác định được trị giá vốn của hàng tiêu thụ:
Giá vốn hàng bán
=
Giá mua hàng hoá tiêu thụ
+
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ
=
Tiêu thức phân bổ của hàng đã tiêu thụ
x
Phí thu mua của hàng còn tồn đầu kỳ và phí phát sinh trong kỳ
Tổng tiêu thức phân bổ của hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại cuối kỳ
Doanh nghiệp hạch toán theo :
Giá thực tế của lô hàng mua vào (phản ánh trên tài khoản 156). Chỉ bao gồm giá mua thực tế trên hoá đơn mua hàng còn toàn bộ chi phí thu mua hàng hoá Công ty hạch toán ở TK 641 (chi phí bán hàng).
Đối với những lô hàng bán theo phương thức vận chuyển thẳng (không qua kho) Công ty vẫn sử dụng TK 156 để hạch toán. Việc tính giá thực tế của hàng xuất bán Công ty dùng phương pháp giá thực tế đích danh nghĩa là khi lô hàng đã được tiêu thụ thì lấy giá trị mua của lô hàng đó để tính trị giá hàng xuất.
Căn cứ vào các chứng từ gốc được xác định hàng đã tiêu thụ cùng với việc phản ánh doanh thu kế toán còn phản ánh giá vốn của từng lô hàng vào chứng từ ghi sổ .
Ví dụ : Giá vốn lô xà phòng :
100 túi x 13.000đ/túi = 1.300.000đ
Với lô hàng mua về , không nhập kho mà giao thẳng cho khách ghi
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán:1.300.000
Có TK 156 : Hàng hoá: 1.300.000
Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển giá vốn hàng bán vào bên nợ TK 911" Xác định kết quả kinh doanh "
Nợ TK 911 : 1.300.000
Có TK 632 : 1.300.000
1..2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ:
Để hạch toán nhập, xuất kho hàng hoá cần phải thực hiện tốt khâu hạch toán ban đầu. Đó là việc lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho việc ghi chép sổ sách được thuận lợi.
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho.
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết hàng hoá
+ Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho hàng hoá
* Thủ tục nhập kho hàng hoá
Phiếu nhập kho do Phòng kinh doanh của công ty lập thành 2 liên sau khi có sự ký duyệt của kế toán trưởng.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày tháng năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán của Công ty.
* Thủ tục xuất kho hàng hoá:
Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng Phòng kinh doanh của công ty sẽ viết phiếu xuất kho hàng hoá. Phiếu XK phải có chữ ký của Thủ kho, kế toán trưởng, của hủ trưởng đơn vị và người viết phiếu xất kho.Phiếu XK được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho
Liên 3: Giao cho khách hàng.
Đơn vị: Công ty Bách hoá HN Mẫu số: 02-VT
Địa chỉ: 45 Hàng Bồ QĐ số 48
TC/QĐ/CĐKTngày14/9/2006
Của Bộ Tài chính
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05 tháng 04 năm 2007
Số:………….
Nợ : ..............
Có: ................
Họ tên người giao hàng : Anh Nam
Theo số……ngày….tháng ….năm….
Nhập tại kho: Quầy 83 Hàng Gai- Hoàn Kiếm- Hà Nội
S
TT
Tên hàng,nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực Nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xà phòng Tide
Túi
300
300
13.000
3.900.000
Cộng:
x
x
x
x
x
3.900.000
Nhập, ngày 05 tháng 04 năm 2007
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho
phận sử dụng cung tiêu
(đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký)
Đơn vị: Công ty Bách hoá HN Mẫu số: 02-VT
Địa chỉ: 45 Hàng Bồ QĐ số 48
TC/QĐ/CĐKTngày14/9/2006
Của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05 tháng 04 năm 2007
Số:38
Nợ : 632
Có: 156
Họ tên người nhận hàng : Nguyên Thanh Vân
Lý do xuất kho : Xuất bán
Xuất tại kho : Quầy 83 Hàng Gai- Hoàn Kiếm- Hà Nội
S
TT
Tên hàng,nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xà phòng Tide
Túi
100
100
15.000
1.500.000
Cộng:
x
x
x
x
x
1.500.000
Xuất, ngày 05 tháng 04 năm 2007
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho