Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể . Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho khách ,như vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách tới khách sạn.
65 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề thực tập tại khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên thiết bị đo điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể . Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho khách ,như vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách tới khách sạn.
* Kinh doanh lưu trú trong khách sạn là một phần trọng yếu trong ngành kinh doanh khách sạn . Hiện nay khách sạn được thành lập tại Hà Nội là khá lớn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải lưu ý và thực hiện . Do tính cần thiết và những kiến thức mà khi nghiên cứu bài toán này mang lại , em đã quyết định chọn đề tài này
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại Khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên thiết bị đo điện . Đánh giá mặt thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần đưa khách sạn kinh doanh có hiệu quả và có uy tín trên thị trường.
* Đối Tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài .
Các chính sách, chiến lược và việc tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn.
Các hoạt động marketing tác động tới nguồn khách và sự phân bổ nguồn khách .
Các nhân tố gián tiếp trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn và một số đối tượng khác .
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh
* Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài áp dụng một số phương pháp khoa học để nghiên cứu sau.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Phương pháp toán học
Trước thực tế đó , là một sinh viên thực tập được trang bị kiến thức về du lich về khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế về du lịch về khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế ở Khách sạn Bình Minh trong thời gian thực tập và sự chỉ dẫn của cô giáo trực tiếp hướng dẫn em thực tập, đã giúp em có thêm tự tin chọn và viết về đề tài này.
Với khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết của em chắc sẽ có nhiều thiếu sót em kính mong có được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và sự châm trước của thầy cô cùng quan tâm đến bài viết này.
* Kết cấu của đề tài
Bài viết được chia làm 3 chương tương ứng với ba vấn đề em quan tâm nghiên cứu và muốn trình bày đó là:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
ChươngII: Thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên thiết bị đo điện .
ChươngIII: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú ở Khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên Thiết bị đo điện .
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN.
1.1. KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN.
1.1.1. Khách sạn và kinh doanh khách sạn .
1.1.1.1. Khái niệm Khách sạn.
Thuật ngữ khách sạn được sử dụng hầu hết các nước trên thế giới. Khi nói đến khách sạn người ta hiểu rằng đó là cơ sở kinh doanh các dịch vụ về lưu trú. Do nhu cầu của khách ngày càng đa dạng đồng thời các chủ khách sạn muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình nên không những khách sạn kinh doanh về việc cho thuê phòng mà còn kinh doanh các dịch vụ phục vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác. Hiện nay các khách sạn lớn thường kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức hội nghị, vui chơi giải trí, tắm hơi và nhiều dịch vụ cần thiết, đồng thời kinh doanh một số dịch vụ hàng hoá do các ngành kinh doanh của từng khách sạn và theo yêu cầu của khách.
Do vậy, khách sạn còn thực hiện đồng thời chức năng "đại lý" bán các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì sự phối hợp này đã góp phần phong phú và đa dạng cho nội dung hoạt động kinh doanh của từng Khách sạn và theo yêu cầu của khách.
Một từ điển định nghĩa sự mến khách (hopitality) "là sự đón tiếp và đối xử thân tình với những người xa lạ". Với hầu hết mọi người, ngành khách sạn còn có nghĩa là mến khách (có nghĩa là tiếp đãi các khách hàng với sự tôn trọng và tình cảm nồng ấm). Ngành khách sạn cũng là một ngành tạo nên bởi các hoạt động kinh doanh cung cấp chỗ nghỉ qua đêm, thức ăn và các dịch vụ khác cho các du khách. Trong tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh này " sự đóng đón tiếp và đối xử thân tình với những người xa lạ" là cần thiết để thành công.
Tuy nhiên, hai phân đoạn chính là ngành lưu trú, còn được gọi là ngành khách sạn (Hotel) và ngành ăn uống, được gọi là ngành nhà hàng. Ngành lưu trú được tạo nên bởi các doanh nghiệp cung cấp nhà ở tạm thời để cho thuê. Một doanh nghiệp như vậy gọi là một cơ sở kinh doanh lưu trú và những người lưu trú ở đó được goị là khách (guests) hoặc là khách hàng (clients). Các thuật ngữ cơ sở kinh doanh lưu trú và khách sạn thường được dùng thay thế cho nhau.
* Tóm lại, khách sạn là một khâu quan trọng trong kinh doanh du lịch và trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch của một địa phương, quốc gia. Mặt khác, khách sạn cũng là một loại hình cơ sở kinh doanh về dịch vụ lưu trú của ngành du lịch. Tìm hiểu đặc điểm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khách sạn là nền tảng để nghiên cứu nội dụng, phương pháp kinh doanh và quản lý, trang thiết bị cho giám đốc khách sạn những lý luận cơ bản giúp cho họ xây dựng, tổ chức hợp lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương và đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.1.1.2. Kinh doanh khách sạn .
Nhu cầu của con người là vô tận, khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì sẽ nảy sinh một nhu cầu khác ỏ mức độ cao hơn.Cũng như học thuyết “Đẳng cấp nhu cầu” của Maslow đưa ra nhận định về động cơ thúc đẩy con người, cho rằng khách hàng suy nghĩ trước khi hành động thông qua quá trình ra quyết định hợp lý Maslow đề cập đến năm phạm trù về nhu cầu tương ứng với mức độ quan trọng đối với nhu cầu của con người đó là.
1, Nhu cầu sinh lý.
2, Nhu cầu an toàn.
3, Nhu cầu quan hệ xã hội.
4, Nhu cầu được kinh doanh
5, Nhu cầu tự thể hiện
Trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu thiết yếu vì con người muốn tòn tại và phát triển thì cần phải ăn uống có chỗ ở , quần áo mặc,thư giãn. Do vậy con người dù có đi du lịch hay không thì họ đều phải ăn uống và nghỉ ngơi .Nhà kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ và một số dịch vụ bổ sung kèm theo và theo nghĩa rộng hơn thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. Hiểu một cách đầy đủ thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải chí và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu lại tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên của khách và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh.
Như vậy nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn ta phải thấy được ba chức năng cơ bản là.
Chức năng sản xuất. Biểu hiện qua việc trực tiếp tạo ra sản phẩm dưới dạng vật chất.
Chức năng lưu thông. Biểu hiện qua việc bán các sản phẩm có thể của mình tạo ra hoặc của nhà cung cấp khác.
Chức năng tiêu thụ sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng nhất vì phải tạo được điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn .
1.1.1.3. Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn .
* Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nó chịu sự tác động mạnh của yếu tố tài nguyên du lịch.
-Tài nguyên du lịch là một trong những cơ sở để tạo lên vùng du lịch vì khách du lịch với mục đích sử dụng”tài nguyên” du lịch mà nơi ở thường xuyên không có . Số lượng tài nguyên vốn có chất lượng của chúng và mức độ kết hợp với loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy kinh doanh khách sạn muốn có khách để phục vụ thu lợi nhuận thì bản thân khách sạn phải gắn liền với tài nguyên du lịch .
- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và vốn đầu tư cơ bản cao.
- Xuất phát từ tính cao cấp của nhu cầu du lịch và tính đồng bộ cuả nhu cầu du lịch . Cùng với những nhu cầu đặc trưng của du lịch nhu nghỉ ngơi, giải trí, hội họp, chữa bệnh được đáp ứng nhu cầu chủ yếu bởi tài nguyên du lịch , khách du lịch hàng ngày còn cần thoả mãn các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình. Ngoài ra khi đi du lịch khách cần nhiều các dịch vụ bổ xung khác nhằm làm phong phú thêm cho chuyến du lịch tạo sự hứng thú và thoả mãn tối ưu nhất. Muốn thỏa mãn điều này thì khi xây dựng cơ bản đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đồng bộ các công trình , cơ sở phục vụ, các trang thiết bị có chất lượng cao. Phải đầu tư khách sạn ngay từ đầu để tránh bị lạc hậu theo thời gian, thoả mãn nhu cầu của khách .Tất cả những chi phí ban đầu này cho thấy cần phải có một lượng vốn tương đối lớn mới có thể đáp ứng được.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao.
- Do nhu cầu của con người rất phong phú đa dạng và có tiính cao cấp, hay nói cách khác thì sản phẩm khách sạn không có tính khuân mẫu cho nên không thể dùng người máy để thay thế con người được mà phải dùng lao động tiên tiến là con người với chất lượng phục vụ cao để thoả mãn tới đa phu cầu của khách.
- Chất lượng phục vụ được đo bằng sự so sánh giữa mức độ kỳ vọng của khách với mức độ cảm nhận được của khách vị vậy muốn tăng chất lượng phục vụ khách thì phải tăng sự cảm nhận tốt về dịch vụ muốn vậy thì phải chú trọng đến con người và sơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính mùa vụ do khách sạn xây dựng và hoạt động dựa vào tài nguyên du lịch mà tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu . Do vậy mà mức nhu cầu của khách về tài nguyên đó cũng thay đổi theo mùa vụ theo tình trạng thời tiết khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách đến khách sạn.
* Hoạt động kinh doanh khách sạn bao gồn các nội dung sau
- Kinh doanh lưu trú
- Kinh doanh nhà hàng
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác như : Dịch vụ giải trí , dịch vụ vận chuyển , đại lý du lịch …
1.1.2. Kinh doang lưu trú.
1.1.2.1 : Khái niện về kinh doanh lưu trú trong khách sạn
Kinh doanh lưu trú là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu lợi nhuận
Kinh doanh lưu trú là một hoạt động không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn. Đây là hoạt động để phục vụ cho một nhu cầu thiết yếu của con người : nhu cầu nghỉ ngơi . Trong quá trình khách nghỉ ngơi tại khách sạn sẽ được đáp ứng các nhu cầu khác mà khách sạn có thể cung cấp. Cũng là ngủ, nhưng nếu ở nhà thì điều kiện và môi trưòng là quen thuộc, còn ở khách sạn thì có nhiều điều mới lạ, do vậy khách sạn không chỉ đáp ứng nhu cầu bình thường là nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chuyến đi xa mà còn đáp ứng cả nhu cầu tâm lý cho khách . Đáp lại khách sẽ chi trả cho sự cung cấp đó và sự thỏa nãn của khách cũng như là những gì khách sạn nhận được từ khách chính là mục đích hoạt động của khách sạn.
1.1.2.2 : Nội dung hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn .
- Đón tiếp là nơi mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức giữa khách sạn với khách bằng việc giới thiệu điều kiện lưu trú (Loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả...) cho đến khi đạt được thoả thuận làm thủ tục tiếp nhận khách. Đón tiếp là trung tâm điều phối hệ thống dịch vụ nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời với chất lượng cao theo yêu cầu của khách. Đón tiếp là nơi bán hàng còn các bộ phận khác là nơi giao sản phẩm. Đón tiếp cũng là khâu cuối cùng đưa tiễn khách rời khỏi khách sạn sau khi đã tiêu dùng các dịch vụ trong khách sạn và đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng quá khứ của khách sạn. Đây cũng chính là cơ hội cuối cùng lấy lòng khách nếu lần tiếp xúc đầu tiên không tốt .
- Cung cấp các dịch vụ về nghỉ ngơi cho khách lưu trú bao gồm : phòng nghỉ để khách lưu trú , cung cấp cho khách dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằn đạt được lợi nhuận và sự thỏa mãn của khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn.
1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
a. Quan niện về hiệu quả .
Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài người, trong bất cứ hoạt động nào con người cũng cần phải xem xét tới hiệu quả có từ rất lâu và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi hành động cụ thể nhất là trong kinh doanh. Một cách chung nhất có thể coi là một chỉ tiêu lớn, đặc trưng phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết trong các hoạt động để đạt được mục đích của hoạt động. Nó dùng để so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Đây là một khái niệm bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (từ sản xuất, kinh doanh, giáo dục, quốc phòng...) bao gồm các hiệu quả sau đây thường được phản ánh
+ Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian và trình độ sử dụng lực lượng sản xuất trong nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp - tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa trên đó mà có cơ sở xem xét, lựa chọn phương án tối ưu hoặc quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người ở mỗi lĩnh vực và thời điểm khác nhau.
Trong đó:
Hiệu quả kinh tế quốc dân là lượng thu nhập quốc dân của một thời gian nhất định so với toàn bộ chi phí vật chất đã bỏ ra.
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả của từng đơn vị hoạt động kinh doanh với tính cách là một tế bào của nền kinh tế mà biểu hiện đặc trưng nhất là doanh thu, lợi nhuận là con số tuyệt đối.
+ Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến hoạt động xã hội và môi trường. Thực chất đó là sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của các hoạt động của con người trong đó có các hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường.
+ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý trong kinh doanh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện về mặt thời gian và không gian. Hiệu quả kinh doanh phải bao gồm cả mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Nếu như hiệu quả kinh tế có thể đo lường bằng một hệ thống các chỉ tiêu sản xuất cụ thể thì hiệu quả xã hội là một đại lượng không thể cụ thể hoá được và mang tính trừu tượng. Việc đánh giá hiệu quả xã hội là rất khó khăn
b. Quan niện về hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn:
Kinh doanh khách sạn được coi là một ngành công nghiệp . Nhưng nó có những đặc trưng riêng khác với các ngành công nghiệp khác : đó là kinh doanh dịch vụ
Do vậy hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn thể hiện khả năng mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm taọ ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hoá có chất lượng cao nhất trong giai đoạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách với chi phí lao động sống và lao động vật hóa được sử dụng trong kinh doanh lưu trú là nhỏ nhất để đạt lợi nhuận lớn nhất và doanh thu cao nhất và các ảnh hưởng tích cực tới xã hội và môi trường.
Nói cách khác: Hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn là phản ánh sử dụng nguồn lực của hoạt động kinh doanh lưu trú đạt kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
1.2.2 : Quan điểm đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn.
Đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu , trên cơ sở đó để đưa ra các đánh giá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh lưu trú
Các số liệu được khách sạn Bình Minh cung cấp sẽ được chọn lựa và thông qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn
Quan điểm đo lường là sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng , cụ thể như :
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Phương pháp toán học
Trên cơ sở đó để có thể đánh giá một cách chính xác và khách quan
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
( Công suất sử dụng phòng giường
CSSDF =
CSSDG =
Chỉ têu này đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chính của Khách sạn đó là phòng, giường. Thông thường chỉ tiêu ngày càng cao thì lợi nhuận thu được ngày càng lớn.
( Số ngày lưu trú bình quân của khách.
Tlt =
Trong đó: Tlt: Thời gian lưu trú bình quân của khách
NK: Tổng số ngày khách của Khách sạn
K : Tổng số lượt khách của khách sạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của khách và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn
( Doanh thu trung bình trên một phòng:
Dtbb =
Trong đó: Dtbb: Doanh thu trên một phòng.
D : Tổng doanh thu trong kỳ.
F : Tổng số phòng của khách.
Chỉ tiêu này kết hợp với giá cả của Khách sạn để so sánh doanh thu trung bình của một phòng giữa các khách sạn với nhau.
( Doanh thu trung bình một ngày khách:
Dtbnk =
Trong đó: Dtbnk: Doanh thu trung bình một ngày khách
Tlt: Thời gian lưu trú bình quân của khách tại Khách sạn
Hai chỉ tiêu này dùng để so sánh doanh thu bình quân của một ngày khách, một lượt khách của Khách sạn. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh khách sạn.
( Chỉ tiêu trung bình trên một phòng.
Ctb =
Trong đó: Ctb: Chi phí trung bình trên một phòng
C : Tổng chi phí
F : Tổng số phòng của khách sạn
( Lợi nhuận trung bình trên một phòng
Ltb =
Trong đó: Ltb: Lợi nhuận trung bình trên một phòng
D : Tổng doanh thu
C : Tổng chi phí
F : Tổng số phòng của khách sạn
Các chỉ tiêu này dùng để so sánh chi phí lợi nhuận cho một phòng giữa các Khách sạn.
Nếu Ctb càng thấp thì hiệu quả càng cao
Nếu Ltb càng cao thì hiệu quả càng cao
( Doanh thu ngoại tệ trung bình một phòng:
Dtbn =
Trong đó: Dtbn: Doanh thu ngoại tệ trung bình một buồng
Dnt: Tổng doanh thu ngoại tệ
Fsd: Tổng số buồng sử dụng.
1.3 : NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN .
1.3.1: Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn .
Kinh doanh lưu trú là một hoạt động quan trọng và chiến phần trăm doanh thu lớn trong kinh doanh khách sạn . Do tính đặc thù của kinh doanh khách sạn mà hoạt động này là không thể thiếu được , vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn cần thiết hơn bao giờ hết và cũng có một vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn .
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn còn là một sự đảm bảo cho khách sạn phát triển bền vững , đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế . Nâng cao được hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn thì khách sạn mới có điều kiện tồn tại và phát triển ở hiện tại và tương lai , khi đó mọi nguồn lực của khách sạn mới đựơc sử dụng có hiệu quả với chi phí