Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc thì thương mại quốc tế trở thành một quy luật tất yếu khách quan và được xem như một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại chứ chưa nói tới phát triển nếu tự cô lập mình nếu không quan hệ với nước ngoài. Trong nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế đã trở thành một vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Đây được coi là con đường chung cho các nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tận dụng lợi thế so sánh, khai thác được các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chính trị của nước mình. Hoạt động thương mại quốc tế được đẩy mạnh đồng thời kèm theo đó là việc tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thanh toán quốc tế cũng được đưa lên một tầm quan trọng mới, đồng thời ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong đó thực hiện nhập khẩu là một khâu vô cùng quan trọng trong kinh doanh quốc tế mà nếu không làm tốt thì sẽ tạo sự kìm hãm trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển. Tuy nhiên việc tổ chức nhập khẩu là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà không phải bất kì đơn vị nào có nhu cầu đều có khả năng tự tổ chức thực hiện. Nắm bắt được nhu cầu trên, những năm gần đây, dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác ra đời và có những đóng góp đáng kể trong việc đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu, giúp các đơn vị,doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện tiếp cận nguồn hàng phong phú trên thị trường thế giới phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng gia tăng.
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt là một doanh nghiệp tư nhân thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu. Đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu ủy thác là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Qua thời gian thực tập ở công ty, kết hợp lí thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu đã học trong trường và quan sát thực tế công tác nhập khẩu ủy thác ở công ty em quyết định chọn đề tài “ Thực tế và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhập khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu thư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Như đã nói ở trên, việc tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu nói chung và việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy thác nói riêng là một vấn đề rất phức tạp và đa dạng, trình độ người viết còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý kiến từ các thầy cô.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc cô Dương Thị Ngân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
Chương 2: Thực tế hoạt động xuất khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ủy thác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
58 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tế và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhập khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu thư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc thì thương mại quốc tế trở thành một quy luật tất yếu khách quan và được xem như một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại chứ chưa nói tới phát triển nếu tự cô lập mình nếu không quan hệ với nước ngoài. Trong nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế đã trở thành một vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Đây được coi là con đường chung cho các nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tận dụng lợi thế so sánh, khai thác được các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chính trị của nước mình. Hoạt động thương mại quốc tế được đẩy mạnh đồng thời kèm theo đó là việc tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thanh toán quốc tế cũng được đưa lên một tầm quan trọng mới, đồng thời ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong đó thực hiện nhập khẩu là một khâu vô cùng quan trọng trong kinh doanh quốc tế mà nếu không làm tốt thì sẽ tạo sự kìm hãm trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển. Tuy nhiên việc tổ chức nhập khẩu là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà không phải bất kì đơn vị nào có nhu cầu đều có khả năng tự tổ chức thực hiện. Nắm bắt được nhu cầu trên, những năm gần đây, dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác ra đời và có những đóng góp đáng kể trong việc đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu, giúp các đơn vị,doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện tiếp cận nguồn hàng phong phú trên thị trường thế giới phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng gia tăng.
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt là một doanh nghiệp tư nhân thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu. Đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu ủy thác là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Qua thời gian thực tập ở công ty, kết hợp lí thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu đã học trong trường và quan sát thực tế công tác nhập khẩu ủy thác ở công ty em quyết định chọn đề tài “ Thực tế và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhập khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu thư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Như đã nói ở trên, việc tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu nói chung và việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy thác nói riêng là một vấn đề rất phức tạp và đa dạng, trình độ người viết còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý kiến từ các thầy cô.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc cô Dương Thị Ngân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
Chương 2: Thực tế hoạt động xuất khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ủy thác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt được Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng cấp phép thành lập , Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh với các đặc trưng sau:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
Tên giao dịch : Sao Viet Co
Trụ sở: 237 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại:
Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu ủy thác
Đại lí thủ tục hải quan
Đầu tư tài chính
Thành viên sáng lập : Ông Trần Tuấn Sơn
Ông Hoàng Minh Trí
Ông Vũ Văn Phú
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
1.2.1. Chức năng của công ty
Chức năng chung:
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
Coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phát huy nguồn nhân lực, có chính sách hợp lí, tận dụng nguồn nhân lực
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôn trọng lợi ích quốc gia
Có chính sách phát triển nhân lực hợp lí, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía địa phương và Nhà nước.
Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt là một doanh nghiệp kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh. Chức năng của công ty được xác định dựa trên lĩnh vực hoạt động đã đăng kí trên giấy đăng kí kinh doanh, bao gồm: đầu tư, xuất nhập khẩu và thương mại.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh để thực hiện đúng mục đích và nội dung hoạt động công ty đã quy định
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch kinh doanh cụ thể
- Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công y
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định thị trường có nhu cầu
- Tự tạo nguồn vốn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả. Nguồn vốn của công ty phải đảm bảo đủ trang trải cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định của Nhà nước về lao động, tôn trọng quyền tổ chức công ty theo Luật Công đoàn.
-Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điệu kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho người lao động.
- Mở sổ sách kế toán, ghi chép số sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế, tài chính.
- Nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ và pháp luật khác của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các hợp đồng và văn bản mà Công ty đã kí kết.
1.2.3. Quyền hạn của Công ty
Là một đơn vị kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty có quyền chủ động hoàn toàn trong các hoạt động giao dịch, đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng ủy thác, hợp động xuất nhập khẩu và các văn bản hợp tác về các lĩnh vực thuộc nội dung hoạt động của công ty với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
- Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo chức năng, quyền hạn được Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật
- Có quyền tham gia các hội trợ, triển lãm quảng cáo về hàng hóa trong và ngoài nước.
- Có quyền vay vốn và huy động vốn dưới mọi hình thức, với tất cả các thành phần kinh tế
- Có quyền cử cán bộ nhân viên công ty đi học tập , công tác ở nước ngoài hoặc mời đối tác nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành những nội dung hoạt đọng của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
Phòng kinh doanh
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế
toán
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lí của Công ty do đại hội cổ đông bầu ra, số thành viên hội đồng quản trị do Đại hộ cổ đông quyết định
Chịu trách nhiệm quyết định chiến lược phát triển của công ty.
Quyết định các phương án đầu tư của công ty
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp động mua bán, cho vày và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của công ty
Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc và cán bộ quản lí quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ bộ Công ty, quyết định việc đầu tư, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.
Quyền hạn và trách nhiệm :
- Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng cổ đông.
- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Thành viên Hội đồng Quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, phó giám đốc điều hành Công ty cung cấp thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty.
Giám đốc công ty
Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người có quyền quyết định cao nhất về điều hành công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, bảo toàn và phát triển vốn.
Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng kinh doanh.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng phòng ban, các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới quyền
Quyết định thuê mướn, kí hợp đồng lao động, bố trí sử dụng và khen thưởng kỉ luật đối với người lao động theo quy chế của Hội đồng quản trị phù hợp với Luật lao động
Đại diện cho công ty trong việc khởi kiện các vụ án, chanh chấp liên quan đế quyền lợi của công ty
Cấp báo cáo: Hội đồng quản trị công ty
Cấp ủy quyền: Các phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Chức năng :
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
- Khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng.
- Quảng bá thương hiệu.
- Phát triển thị trường.
- Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số.
Nhiệm vụ :
- Lên đơn đặt hàng.
- Liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế và quản lí các hộp đồng kinh tế đã kí kết
-Tổ chức làm tốt công tác thống kê báo cáo
Phòng kế toán
Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được tổ chức theo mô hình hạch toán tập trung, trước nó không có các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Vì thế phòng kế toán có chức năng quản lí sự vận động của vốn , tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán. Đồng thời có các chức năng khác như:
- Tham mưu với Giám đốc công ty trong quản lý và điều hành quá trình sử dụng vốn của công ty.
- Theo dõi và báo cáo giám đốc công ty tình hình sử dụng vốn công ty.
- Cung cấp kịp thời, chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tham mưu với giám đốc xử lý kịp thời trong quá trình điều hành kinh doanh
Nhiệm vụ:
- Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu, chi trong quá trình hoạt động của công ty
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của Công ty theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước quy định cho các doanh nghiệp.
- Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ và chế độ phân phối lợi nhuận của nhà nước.
- Đề xuất với Giám đốc công ty Quy chế tính lương, thưởng, trợ cấp ... của cán bộ nhân viên. Theo dõi, tính lương và thanh toán lương cho cán bộ nhân viên theo quy chế hiện hành của Công ty đã được phê duyệt.
- Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Các nhiệm bất thường khác do giám đốc giao
Phòng xuất nhập khẩu:
Là đơn vị chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu ủy thác nên phòng xuất nhập khẩu có thể coi là đơn vị nòng cốt thực hiện những công việc chính trong hoạt động kinh doanh cua công ty. Phòng xuất nhập khẩu của công ty thực hiện các chức năng sau:
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hện phương án kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch khác của công ty.
- Tham mưu cho giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Giúp giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác.
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép kí kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng, tiềm lực của đối tác nước ngoài hợp tác kinh doanh với công ty
- Giúp giám đốc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài
Nhiệm vụ :
-Tổ chức thực hiện thủ tục XNK và giao nhận hàng hóa.
-Thông kê, báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từng mặt hàng (trị giá, số lượng) theo qui định.
-Thanh khoản hợp đồng:Thực hiện việc thanh lý hàng hoá XNK, thanh khoản đơn hàng, hợp đồng, lập hồ sơ khai thuế XNK, kiểm soát định mức khai báo hải quan tương thích giữa định mức nhập khẩu và định mức xuất khẩu…Đảm bảo đúng luật và không bị cưỡng chế hoặc bị đưa vào diện quản lý rủi ro.
-Xúc tiến, quan hệ khách hàng để tiếp nhận các đơn hàng theo yêu cầu
-Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, XN có liên quan để thực hiện theo qui trình phù hợp quy định của Hải quan và Bộ tài chính.
-Đề xuất và thực hiện đúng cơ chế phối hợp đã được ban hành.
1.4 . Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty
Hiện tại công ty có nhân viên , phân bổ vào các phòng ban như sau:
Hội đồng quản trị gồm ba thành viên
Giám đốc công ty kiêm chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng kinh doanh gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 nhân viên
Phòng kế toán gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên
Phòng xuất nhập khẩu gồm: 1trưởng phòng, 1 phó phòng và 14 nhân viên
Trong số đó có 60% nhân viên kí hợp đồng dài hạn trên 3 năm và 40% kí hợp đồng lao động từ 1-3 năm.
Đội ngũ nhân viên công ty đại đa số là những người trẻ, có trình độ từ cao đẳng trở nên, năng động, nhiệt tình trong công việc, có năng lực trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bảng số lượng lao động và trình độ của công ty:
STT
Chức vụ
Số lượng
Trình độ
1
Giám đốc
1
Đại học
2
Phó giám đốc
2
Đại học
3
Kế toán trưởng
1
Đại học
4
Trưởng phòng
3
Đại học
5
Phó phòng
3
Đại học
6
Kế toán viên
4
Cao đẳng
7
Nhân viên
21
Đại học – Cao đẳng – trung cấp
Từ bảng trên cho thấy Công ty có một đội ngũ nhân lực tương đối tối ưu. Số nhân viên tốt nghiệp đại học chiếm tới 63 % tổng số nhân viên công ty, 23% đã tốt nghiệp cao đẳng và 14% có trình độ trung học chuyên nghiệp. Đa số nhân viên tuổi đời còn rất trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc. Do hoạt động chính của công ty là xuất nhập khẩu nên không chỉ yêu cầu nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ nhất định. Tuy nhiên, số nhân viên thông thạo tiếng Anh của công ty chưa nhiều, chỉ tập trung chủ yếu ở những cán bộ và nhân viên phòng xuất nhập khẩu. Việc đào tào, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là vấn đề được công ty hết sức quan tâm trong thời gian tới, đặc biệt là việc nâng cao kĩ năng ngoại ngữ cho nhân viên toàn công ty.
Biểu đồ: Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty
Chương 2: Thực tế hoạt động xuất khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt
2.1. Mặt hàng nhập khẩu ủy thác của Công ty
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ủy thác của Công ty rất đa dạng, bao gồm: nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, máy móc công nghệ, dược phẩm, hàng tiêu dùng, hàng điện tử…Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhóm hàng điện tử và ô tô, xe máy, kế tiếp là nhóm nguyên nhiên liện, các mặt hàng khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong toàn bộ những hợp đồng nhập khẩu ủy thác mà công ty đã kí kết.
Về thiết bị điện tử: công ty nhận ủy thác nhập khẩu cả thiết bị điện tử cũ và mới, trong đó phần lớn là các linh kiện.
Về ô tô, xe máy: Công ty kí kết hợp đồng nhập khẩu ủy thác thường xuyên với một số công ty kinh doanh ô tô, xe máy uy tín tại Hải Phòng, do đó đảm bảo kim ngạch nhập khẩu ủy thác các mặt hàng này tương đối ổn định qua các năm.
Về nguyên vật liệu: Công ty chủ yếu nhận hỗ trợ nhập khẩu ủy thác các mặt hàng phục vụ xây dựng, công nghiệp như:.
- Dây hàn lõi thuốc dùng trong công nghiệp đóng tàu: K71T
- Que hàn các bon dùng trong cơ khí xây dựng, cơ khí chế tao...: KR3000
- Dây hàn lõi đặc không bọc đồng dùng trong công nghiệp chế tạo xe máy, chế tạo các thiết bị cơ khí và nhiều lĩnh vực khác: KC28CF
- Dây hàn và que hàn INOX: KST308, M308, M309, M430
- Các loại que hàn K7016, K7018 dùng cho các kết cấu thép chịu cường lực cao
Các loại thép không gỉ cán nguội cán nóng, bao gồm mọi chủng loại, mác thép 201,202, 304, 316, 430; Độ bóng từ No1 đến BA
Cơ cấu các nhóm mặt hàng nhập khẩu uỷ thác của Tổng công ty Thành An giai đoạn 2007- 2009.
Nhóm mặt hàng
2007
2008
2009
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
1. Thiết bị điện tử
254.236
47,64
300.407
48,52
346.550
49,78
2. Ô tô, xe máy
227.233
42,58
253.352
42,92
271.503
43,08
3. Nguyên vật liệu
52.192
9,78
65.381
8,56
78.109
7,14
Tổng kim ngạch nhập khẩu uỷ thác
533.661
100
619.140
100
696.162
100
2.2. Thị trường nhập khẩu của Công ty
Hàng hoá nhập khẩu của Tổng công ty là những sản phẩm được sản xuất và cung ứng từ nhiều nhà sản xuất kinh doanh khác nhau, nên có sự cạnh tranh rất lớn giữa các nhà cung ứng nước ngoài, tuy nhiên nhập khẩu từ thị trường nào là cũng có sự thoả thuận, trao đổi trước của nhà uỷ thác nhập khẩu. Trên cơ sở tìm hiểu và hiểu biết về nhà cung ứng. Công ty sẽ lựa chọn thị trường nhập khẩu phù hợp, ít rủi ro nhất. Trong những năm qua thì thị trường nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu là khu vực Châu Á, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu uỷ thác theo thị trường của Công ty cổ phần thương mại Xuất nhập khẩu Sao Việt Giai đoạn 2007-2009.
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trung Quốc
119.379
22,37
139.802
22,37
149.466
22.16
Hàn Quốc
114.310
21,42
139.120
22,19
150.928
22.37
Nhật
107.852
20,21
125.128
19,96
133.466
19,79
Singapore
101.502
19,02
117.760
18,79
133.175
19,75
Thái Lan
66.600
12,48
77.268
12,33
79.386
11,77
Thị trường khác
24.127
4,5
27.768
4.36
28.011
4.16
Tổng kim ngạch NKƯT
533.770
100
626.846
100
674.432
100
Trong số các bạn hàng của công ty, phải kể đến các thị trường lớn và lâu dài nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga. Thiết lập quan hệ làm ăn lâu năm với các thị trường này là do sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đặc biệt là vật liệu xây dựng nhập khẩu từ các thị trường này thường đảm bảo chất lượng, có nhiều sự tương đồng với ta về văn hóa, phong tục như vậy sẽ hạn chế rủi ro do khác biệt văn hóa gây ra. Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này thường khá cao và có xu hướng ổn định giữa các năm
- Nhật Bản và Hàn Quốc được coi là con rồng Châu Á, có trình độ khoa học phát triển, hàng hoá sản xuất ra chưa hàm lượng khoa học kỹ thuất cao, giá phù hợp, sẵn sàng cung ứng những hàng hoá mà ta cần và việc nhập khẩu hàng hoá từ khu vực này không mấy khó khăn về thủ tục cũng như vận chuyển bốc dỡ, Công ty đã tạo được nhiều đồi mối cung ứng sản phẩm rất tốt từ hai khu vực này. - Trung Quốc và Singapor là hai thị trường truyền thống của Tổng công ty. Ngoài quan hệ trên phương diện xuất nhập khẩu, Tổng công ty còn quan hệ mật thiết làm ăn khác do vậy nhập khẩu từ thị trường này dễ dàng hơn đối với các nhà nhập khẩu cuẩ Tổng công ty, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ hai thị trường này cũng không phải là nhỏ, trong ba năm qua cũng đều giao động ở mức » 40%. Trong tương lai Trung Quốc và Đài Loan sẽ là hai thị trường lớn nhất và đầy tiềm năng cho các nhà nhập khẩu của Công ty
- Các thị trường khác là: Thái Lan, Inđônêxia, Úc, Nga., Ý... ho