Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội,thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách tiền tệ. Vì vậy, là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Thời gian trước đây đa phần các NHTM chỉ chú trọng cho vay các doanh nghiệp mà không chú trọng đến cho vay hộ gia đình do tính chất nhỏ lẻ của nó, do đó đã bỏ sót một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Nhận ra được điều đó, đa phần các NHTM CP như ACB, Sacombank đã có sự chuyển đổi trong hoạt động của mình. Đó là chú trọng cho vay cá thể, cho vay phục vụ tiêu dùng với các sản phẩm có các mức giá cạnh tranh và đa dạng .
Chuyên đề bao gồm 3 phần:
Chương I: Cho vay hộ gia đình và chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM
Chương II: Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank.
Với thời gian thực tập ít ỏi và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý của cô giáo và các anh chị.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS - TS. Lưu Thị Hương và các anh chị ở chi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
45 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng cho vay hộ gia đình và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụngtại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội,thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách tiền tệ. Vì vậy, là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Thời gian trước đây đa phần các NHTM chỉ chú trọng cho vay các doanh nghiệp mà không chú trọng đến cho vay hộ gia đình do tính chất nhỏ lẻ của nó, do đó đã bỏ sót một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Nhận ra được điều đó, đa phần các NHTM CP như ACB, Sacombank… đã có sự chuyển đổi trong hoạt động của mình. Đó là chú trọng cho vay cá thể, cho vay phục vụ tiêu dùng với các sản phẩm có các mức giá cạnh tranh và đa dạng .
Chuyên đề bao gồm 3 phần:
Chương I: Cho vay hộ gia đình và chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM
Chương II: Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank.
Với thời gian thực tập ít ỏi và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý của cô giáo và các anh chị.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS - TS. Lưu Thị Hương và các anh chị ở chi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Chương I: Cho vay hộ gia đình và chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM
1.1. Cho vay hộ gia đình của NHTM
1.1.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế hộ gia đình
a. Khái niệm ( Theo Cục Thống kê)
Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Những người này có thể có hoặc không có quỹ thu, chi chung, có thể có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt.
Hộ gia đình còn là đơn vị kinh tế nhỏ nhất trong xã hội, còn được gọi là tế bào của xã hội.
b. Vai trò
Hộ gia đình là đơn vị cấu thành nên toàn xã hội, là nơi cung cấp nguồn lao động cũng như các nguồn lực vật chất khác cho xã hội. Việc xây dựng hộ gia đình vững mạnh với những con người có tư chất tốt và đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ là cách phát triển xã hội nhanh nhất và vững bền nhất.
Việc phát triển kinh tế hộ gia đình là một trong những chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. Các hộ gia đình có tình hình kinh tế ổn định sẽ góp phần tạo nên tình hình xã hội ổn đình, đẩy lùi tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ dân trí, khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ nói chung là một vấn đề to lớn đòi hỏi nhiều sự quan tâm của các cấp các Bộ ngành liên quan. Ở trong chuyên đề này chỉ đi sâu nghiên cứu sự đóng góp của các NHTM trong quá trình đẩy nhanh phát triển kinh tế hộ bằng cách cho vay hộ gia đình để tiêu dùng và phát triển sản xuất kinh doanh, số liệu nguồn từ Sacombank Bắc Ninh và một số ngân hàng khác.
1.1.2. Cho vay hộ gia đình của NHTM
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống đi lên cũng là một tác nhân quan trọng trong việc gia tăng cho vay tiêu dùng và phát triển kinh doanh cho các hộ gia đình.
Có thể thấy nhu cầu vay để tiêu dùng đã thay đổi từ cả hai phía, cả về phía Ngân hàng cũng như từ phía người dân. Nếu như thời gian trước hầu hết người dân thường lo tiết kiệm để sắm sửa thì bây giờ nhu cầu mua sắm của họ sẽ được đáp ứng rất nhanh chóng từ phía các NHTM.
Trong những tháng đầu 2007, dư nợ đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực đang được coi là tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Tại ngân hàng Á Châu (ACB) trong quý I đầu năm nay có hơn 30.000 khách hàng đến ACB để vay tiền tiêu dùng. Doanh số trong quý I tăng 118% so với cùng kỳ năm trước và tăng 35% so với quý IV năm 2006. Theo đó, dư nợ cho vay ở lĩnh vực này ở quý I đạt 1.252 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), do nhu cầu thanh toán của dân cư tăng rất nhanh trong dịp gần Tết, chỉ số quý I năm 2007 đạt 250 tỷ đồng, tăng khoảng 70% so với quý IV năm 2006(150 tỷ đồng).
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là đơn vị đầu tiên khai thác lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay tiêu dùng của đơn vị chiếm tới 20% tỷ trọng doanh số của ngân hàng. Các nhóm sản phẩm chính mà Sacombank cho vay thuộc lĩnh vực này là bất động sản (mua nhà, hợp thức hóa, xây nhà, sửa nhà); mua ô tô và các tiêu dùng khác như: mua sắm hàng hóa, dịch vụ, du học...
Tại NH Quốc tế, thông qua tài khoản lương tại VIB, người vay còn được sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, thẻ Values… Đây cũng là cầu nối để VIB phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng.Để vay vốn, khách hàng chỉ cần có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn với trụ sở chính hoặc các chi nhánh của VIB; là nhân viên biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan và có thâm niên công tác từ hai năm trở lên và có tài khoản lương tại VIB. Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: chứng minh nhân dân và hộ khẩu, giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có), giấy giới thiệu của cơ quan nơi khách hàng đang làm việc. Ngân hàng không giới hạn mức cho vay mà dựa vào thu nhập thường xuyên của người lao động, mức tối đa bằng 50% thu nhập ổn định thường xuyên của thời hạn vay
Chẳng hạn, thu nhập bình quân của một người lao động là 3 triệu đồng/tháng (36 triệu đồng/năm), nếu vay trong thời hạn 1 năm thì mức vay tối đa là 18 triệu đồng, thời hạn 2 năm là 36 triệu đồng. Tuy nhiên, với những người lao động có thu nhập cao hơn, có nhu cầu vay nhiều hơn thì chúng tôi cũng xem xét đáp ứng. Ngoài chương trình này, VIB còn có chương trình tài trợ căn hộ trả góp, với thời hạn vay kéo dài đến 10 năm, thậm chí có thể đến 15 năm. Chương trình này cũng cho phép khách hàng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn. Mức tiền vay bình quân là 50% trị giá căn nhà. Chương trình “Xe hơi quốc tế” của VIB cũng cho vay với điều kiện tương tự, thời gian vay là 3 năm, lãi suất cho vay được điều chỉnh hàng năm.
Cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng giúp các NHTM phân tán rủi ro. Nếu như các năm trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, thì thời gian gần đây chú trọng cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng. Các đối tượng khách hàng được cạnh tranh mở rộng cho vay tỉêu dùng, chủ yếu là giáo viên, cán bộ công nhân viên, kể cả người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, công an, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu... Mục đích vay là mua sắm xe ô tô, xe gắn máy làm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị khác trong gia đình... Đây là đối tượng cho vay an toàn vì có nguồn thu nhập ổn định. Tất cả các cá nhân có nhu cầu vay vốn đều có thể tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí thấp nhất, thủ tục vay nhanh chóng thuận tiện và các điều kiện vay tạo thuận lợi cho khách hàng nhất. Eximbank triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng trong 48 giờ, nếu món vay trên 500 triệu đồng, ngân hàng được phục vụ tận nhà, chỉ cần khách hàng gọi điện thoại. Nhiều NHTM cử các bộ đến tiếp thị tại các doanh nghiệp, cơ quan có đông người lao động để phối hợp triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng. Các điều kiện cho vay tiêu dùng của các NHTM:
Tất cả các cá nhân có nhu cầu đều có thể tiếp cận với nguồn tín dụng tiêu dùng này với nhiều hình thức vay vốn để lựa chọn, chi phí vốn hợp lý, thủ tục vay vốn nhanh chóng thuận tiện, được hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp mà không cần trả thêm bất cứ một khoản chi phí nào.
Khách hàng có thể vay để đáp ứng nhiều nhu cầu vốn khác nhau như để mua nhà, mua các thiết bị gia dụng; sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ôtô, kinh doanh các loại chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch và các nhu cầu tiêu dùng khác mà chỉ cần có 30% đến 50% lượng kinh phí mua sắm, phần còn sẽ được hỗ trợ. Với thời hạn cho vay linh hoạt (có thể kéo dài từ dưới 1 năm đến 5 năm), có thể trả góp hàng tháng, hàng quý tuỳ theo nguồn thu nhập, nhờ vậy khách hàng không phải quá lo lắng cho việc hoàn trả vốn vay trong thời gian ngắn.
1.2. Đối tượng cho vay:
Đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh.
Mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình, phương tiện giao thông (ôtô, xe máy...), mua nhà/đất để ở...
Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác.
1.3. Các điều kiện cho vay
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết.
Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.4. Các phương thức vay vốn
Cho vay từng lần: Hình thức này áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng không thường xuyên, thời hạn ngắn (tối đa 1 năm).
Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận trước số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay. Hình thức cho vay này thường áp dụng cho những khách hàng có nguồn thu ổn định, thời hạn cho vay trung hoặc dài hạn (từ 1 năm trở lên).
Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do BIDV và các tổ chức tín dụng khác phát hành đối với những khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy tờ trị giá được bằng tiền đó.
Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng cá nhân thực hiện phương án sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn thường xuyên.
Các loại hình cho vay bán lẻ khác
1.5. Lãi suất và thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của CBTD
Lãi suất cho vay được xác đinh dựa trên biểu lãi suất cho vay. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, lãi suất sẽ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng.
1.6. Tài sản đảm bảo cho khoản vay:
Bất động sản (nhà, đất...)
Động sản (hàng hoá, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...)
Số dư tài khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
Các loại chứng khoán đã được chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tài sản có giá khác.
1.7. Hồ sơ vay vốn:
1.7.1. Hồ sơ pháp lý:
Sổ hộ khẩu, chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam); hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài), khách hàng cần xuất trình bản chính để CBTD xem xét đối chiếu sau đó lưu bản sao.
Xác nhận của Chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú/tạm trú tại địa phương đối với khách hàng vay.
Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của Pháp luật.
1.7.2. Hồ sơ khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng:
Giấy đề nghị vay vốn (có mẫu)
Giấy xác nhận là cán bộ nhân viên/thư cam kết hỗ trợ của cơ quan quản lý lao động.
Xác nhận/giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động ngân hàng (trong trường hợp nhận tiền kiều hối). Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà, thuê xe…
Bản sao Hợp đồng lao động (trong đó cho thấy thời gian đã công tác ít nhất 12 tháng)
Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh về mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ…
Với tầm nhìn chiến lược hơn, phần đông các NHTM cạnh tranh mở rộng màng lưới hoạt động, bao gồm cả chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II và Phòng giao dịch. Mở rộng dịch vụ ngân hàng và phát triển mạng lưới nói trên là nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại một cách toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo các cam kết quốc tế. Nhiều NHTM đã tăng đáng kể được tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của NHTMN. Đứng đầu về nâng cao tỷ trọng trong lĩnh vực này thuộc về khối NHTM cổ phần là Ngân hàng á Châu, đứng đầu khối NHTM Nhà nước là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Sacombank Cuộc tranh nói trên đem lại nhiều lợi ích cho người dân, cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh cho vay tiêu dùng, các NHTM cũng chú trọng hơn đến việc cho vay nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Thời gian trước đa phần các NHTM chỉ chú trọng cho các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh. Điều này là do chiến lược của các NHTM, đặc biệt ngân hàng quốc doanh chú trọng nhiều vào các khách hàng lớn và không quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ như hiện nay. Vì vậy thị trường các sản phẩm dành cho các khách hàng cá thể còn bỏ ngỏ. Việc thay đổi chiến lược kinh doanh làm cho các sản phẩm Ngân hàng trở nên đa dạng hơn, thị trường mở rộng hơn góp phần nâng cao năng lực tài chính và mở rộng mạng lưới.
Sự phát triển nhanh chóng thị trường hàng tiêu dùng của các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã thúc đẩy công ty Việt Nam năng động hơn trong việc cạnh tranh. Chính điều này tạo nên một thị trường hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhưng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Ở một tương lai gần, khi thị trường ngân hàng Việt Nam mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư theo tiến trình hội nhập thì chắc chắn thị trường cho vay tiêu dùng sẽ sôi động hơn nữa.Vay tiêu dùng chính là mảng thị trường lớn nhưng hiện vẫn còn rất sơ khai, chưa có nhiều người khai thác. Vì thế, chiến lược của các NHTM CP đến 2010 và tiến xa hơn nữa chính là nhằm vào mảng dịch vụ tài chính dành cho cá nhân. Đây cũng là một trong những thị trường mục tiêu mà các NHTM CP đã và đang khai thác rộng. Bên cạnh việc phân khúc cho vay tiêu dùng cá nhân, các NHTM còn hướng tới các dịch vụ cá nhân khác như: thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua thẻ, cho vay qua thẻ.
Một số ngân hàng thương mại cũng cho rằng, trước đây người tiêu dùng, đặc biệt là các tiểu thương ở chợ rất ngại tiếp xúc nguồn vốn ngân hàng, vì nghĩ nó phức tạp. Còn phía ngân hàng thì ngại cho vay tiêu dùng vì sợ rủi ro cao. Nhưng đến thời điểm này tình thế đã thay đổi. Khách hàng thuộc tất cả các tầng lớp đều thích đến ngân hàng để vay vốn, nhất là lĩnh vực vay tiêu dùng như mua nhà, sắm phương tiện đi lại cũng như vật dụng trong gia đình. Do đó, sự cạnh tranh sắp tới tuy có gay gắt, nhưng với tiềm năng cao thì vay tiêu dùng vẫn là thị trường rộng lớn mà nhiều ngân hàng còn bỏ ngỏ.
Vay sản xuất kinh doanh
Qui mô sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình ở thành thị hay nông thôn thì vẫn mang tính chất nhỏ lẻ so với mục tiêu cho vay của các NHTM. Việc quản lí số tiền vay nhỏ lẻ, cộng thêm rủi ro cao cũng làm các NHTM “ngại” hơn trong việc cho vay các hộ gia đình.Tuy nhiên nền kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn phát triển kinh doanh của các hộ gia đình cũng gia tăng, đồng thời sự cạnh tranh của các NHTM trong việc cung ứng các sản phẩm vay cũng ngày càng quyết liệt. Vì vậy việc mở rộng thị trường, tìm hiểu các nhu cầu của người dân để gia tăng lợi nhuận cũng là một chiến lược mới của các NHTM với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại
Cho vay sản xuất kinh doanh dành cho các hộ gia đình rất nhiều tiện ích : Trả góp hàng tháng tuỳ theo tu nhập; Không cần quá lo lắng về việc hoàn trả vốn vay trong thời gian ngắn do đã lựa chọn thời hạn linh hoạt; Lãi suất cạnh tranh; Nhanh chóng nhận được khoản vay với thủ tục và hồ sơ đơn giản.
1.8 Chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM
Mặc dù đã xác định thị trường cho vay hộ gia đình và cá nhân là thị trường tiềm năng hứa hẹn nhiều lợi nhuận, song đây là một lĩnh vực mới nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều chưa có kinh nghiệm nhiều. Do đó việc lúng túng trong triển khai bước đầu là không tránh khỏi và rủi ro trong quá trình cho vay và kiểm soát vốn cũng xảy ra khá nhiều.
1.8.1. Khái niệm cho vay hộ gia đình của NHTM
Cho vay hộ gia đình là việc các NHTM thực hiện hoạt động tín dụng với đối tượng là các hộ gia đình, các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ để phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh cá thể.
Cho vay hộ gia đình cũng là một hoạt động tín dụng mới không thuộc kênh cho vay truyền thống cuả NHTM là cho vay khối doanh nghiệp, vì vậy chưa triển khai trên nhiều thị trường cho lĩnh vực cho vay này. Trước đây cho vay gia đình cá thể thường do các NHTM quốc doanh đảm trách và chủ yếu là cho vay các hộ gia đình ở các tỉnh nông thôn, phục vụ mục đích tăng gia sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Còn lại các NHTM CP chủ yếu cho vay phục vụ khối doanh nghiệp.
1.8.2. Các tiêu thức đánh giá cho vay hộ gia đình
Các tiêu thức đánh giá cho vay hộ gia đình cũng tương tự đánh giá rủi ro tín dụng.
Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất.
Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.
Nợ không có tài sản đảm bảo.
Nhiều NH phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất còn nợ khách hàng nhóm D, E được coi là có khả năng mất vốn cao nhất. Để cách phân loại này phản ảnh chính xác rủi ro tín dụng phải có tiêu chuẩn để xếp hạng tín nhiệm đúng.
Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Dó đó vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.
Theo Quyết định (QĐ) 493, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm, với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu, còn nợ nhóm 1 - nợ thông thông thường- trích dự phòng 0%, và nợ nhóm 2 - cần chú ý - trích dự phòng 5%. Một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 - 5%, một tỷ lệ chấp nhận được (tương tự như tỷ lệ nợ xấu trước khi có QĐ). Tuy nhiên, còn nhiều sơ hở trong quy định để các NHTM tận dụng, “chế biến” những con số này theo mục đích của họ.
Để đánh giá về cho vay hộ gia đình thì bao gồm cả đánh giá về chất và về lượng. Số lượng các khoản cho vay cá thể của các Ngân hàng ngày càng gia tăng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao làm gia tăng nhu cầu vay của các hộ gia đình đặc biệt là các gia đình trẻ. Bên cạnh đó cũng có sự gia tăng về các khoản vay dành cho sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.
Về chất lượng cho vay thì cho vay hộ tiêu dùng do đơn giản hơn đối với cán bộ tín dụng nên cũng it rủi ro mất vốn hơn, nhưng vì các khoản vay quá nhỏ lẻ và số lượng nhiều nên việc quản lí các khoản vay khá phức tạp. Nhận thấy được sự khác biệt giữa cho vay cá nhân hộ gia đình với cho vay các doanh nghiệp, một số ngân hàng thương mại đã có sự phân chia các phòng ban riêng để thực hiện và quản lí cho vay cá nhân, hộ gia đình.
1.8.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ gia đình
-Chiến lược cho vay của các N