Chuyên đề Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp hòa bình

Tạo lập một doanh nghiệp đã khó, việc làm thế nào để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển còn khó hơn rất nhiều lần. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như môi trường kinh doanh, cạnh tranh, nguồn vốn, nguồn nhân lực, đặc biệt là năng lực quản trị của doanh nghiệp. Để có những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực trên đòi hỏi sự học hỏi không ngừng, nhất là với những sinh viên – mới chỉ được tiếp cận với lý thuyết mà chưa có điều kiện thực hành với thực tiễn hoạt động kinh doanh. Làm thế nào và bằng cách nào để trở thành một nhà quản trị giỏi? Đó là câu hỏi luôn đặt ra không chỉ với các sinh viên mà còn với cả các nhà quản trị, nhà quản lý và điều hành. Quá trình quản trị kinh doanh là quá trình đạt được mục tiêu bằng và thông qua người khác. Vì vậy, một nhà quản trị giỏi là người biết sử dụng những công cụ và phương pháp để tập hợp quanh mình những nhân viên ưu tú nhất, phù hợp với doanh nghiệp nhất. Là quá trình sắp xếp đúng người, đúng việc, động viên, khích lệ, tạo ra việc cho họ làm và tạo cho họ thể hiện và khẳng định bản thân. Biết huy động mọi nguồn lực, có khả năng thích nghi, làm việc có kế hoạch và có khoa học, v.v Thời gian thực tập giúp chúng em có cái nhìn toàn cảnh về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như có cơ hội thực hành trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình, em đã chọn đề tài “Công tác Lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình”. Chuyên đề gồm ba chương sau: Chương I – Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Chương II – Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Chương II – Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Chuyên đề tốt nghiệp là sự vận dụng kiến thức trên giảng đường vào thực tế. Với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô, các cô chú trong công ty và các bạn. Chuyên đề thực tập của em được hoàn thành nhờ có sự chỉ dậy và hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân, các cô chú trong công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp hòa bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH …..cd&cd….. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HÒA BÌNH Sinh viên thực hiện: Bùi Thành Trung Lớp: Quản trị kinh doanh tổng hợp – K48 Mã số sinh viên: 10504581 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân Hòa Bình - 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tạo lập một doanh nghiệp đã khó, việc làm thế nào để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển còn khó hơn rất nhiều lần. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như môi trường kinh doanh, cạnh tranh, nguồn vốn, nguồn nhân lực, đặc biệt là năng lực quản trị của doanh nghiệp. Để có những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực trên đòi hỏi sự học hỏi không ngừng, nhất là với những sinh viên – mới chỉ được tiếp cận với lý thuyết mà chưa có điều kiện thực hành với thực tiễn hoạt động kinh doanh. Làm thế nào và bằng cách nào để trở thành một nhà quản trị giỏi? Đó là câu hỏi luôn đặt ra không chỉ với các sinh viên mà còn với cả các nhà quản trị, nhà quản lý và điều hành. Quá trình quản trị kinh doanh là quá trình đạt được mục tiêu bằng và thông qua người khác. Vì vậy, một nhà quản trị giỏi là người biết sử dụng những công cụ và phương pháp để tập hợp quanh mình những nhân viên ưu tú nhất, phù hợp với doanh nghiệp nhất. Là quá trình sắp xếp đúng người, đúng việc, động viên, khích lệ, tạo ra việc cho họ làm và tạo cho họ thể hiện và khẳng định bản thân. Biết huy động mọi nguồn lực, có khả năng thích nghi, làm việc có kế hoạch và có khoa học, v.v… Thời gian thực tập giúp chúng em có cái nhìn toàn cảnh về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như có cơ hội thực hành trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình, em đã chọn đề tài “Công tác Lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình”. Chuyên đề gồm ba chương sau: Chương I – Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Chương II – Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Chương II – Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Chuyên đề tốt nghiệp là sự vận dụng kiến thức trên giảng đường vào thực tế. Với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô, các cô chú trong công ty và các bạn. Chuyên đề thực tập của em được hoàn thành nhờ có sự chỉ dậy và hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân, các cô chú trong công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! Hòa Bình, tháng 4 năm 2010 CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HÒA BÌNH Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Thông tin chung về công ty Tên giao dịch: Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Tên viết tắt: Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Trụ sở chính: Tổ 16 – Đường Cù Chính Lan - P.Đồng Tiến – TP.Hòa Bình – T.Hòa Bình Điện thoại: 02183. 856425 Fax: 02183.852470 Loại hình công ty: Công ty cổ phần Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 25.03.000063, đăng ký lần đầu ngày 04 tháng 4 năm 2005 Vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng Số tài khoản: 431101000219 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình Lịch sử hình thành Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp, được thành lập theo quyết định số: 268/QĐ-UB ngày 28/3/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc hợp nhất hai doanh nghiệp Công ty kinh doanh tổng hợp nông lâm sản và Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh ủy. Ngày 29 tháng 01 năm 2002, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Quyết định số: 179/QĐ-UB về việc chuyển giao doanh nghiệp thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh ủy sang Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp Hòa Bình thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 113431 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 13 tháng 6 năm 2002. Thực hiện quyết định số: 2339/QĐ-UB ngày 19/11/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản. Trong đó, thực hiện cổ phần hóa Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hòa Bình và có trách nhiệm quản lý toàn bộ tồn tại về lao động và tài chính của Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hòa Bình. Do việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp tỉnh, Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hòa Bình được phê duyệt theo Quyết định sô: 2676/QĐ-UB ngày 24 tháng 02 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thành Công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Giấy chứng nhận kinh doanh số: 25.03.000063 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 04 tháng 4 năm 2005. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Xây dựng các công trình dân dụng. Xây dựng các công trình kỹ thuật: giao thông, thủy lợi, công nghiệp, cấp nước sinh hoạt nông thôn, điện và đường dây cấp điện áp từ 35kv trở xuống, trạm biến áp có dung lượng đến 1.000 KVA. San lấp mặt bằng. Sản xuất, chế biến và mua bán nông, lâm sản. Sản xuất, mua bán và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Sửa xe ôtô. Sản xuất, mua bán giống cây trồng các loại. Dịch vụ ăn uống giải khát, khách sạn, nhà nghỉ. Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ. Khai thác, tận thu mua khoáng sản. Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình. Đại lý, mua bán: ô tô, xe máy; phụ tùng ô tô, xe máy. Đại lý, mua bán vật liệu xây dựng. Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: giám sát, quản lý, điều hành các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, điện, hạ tầng kỹ thuật. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình từ trước giai đoạn cổ phần hóa là một công ty thuộc quản lý và hoạch toán của nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu cung cấp và sản xuất lâm sản, kinh doanh tổng hợp theo kế hoạch của tỉnh ủy. Sau khi cổ phần hóa, Công ty với tư cách là cơ sở hoạch toán kinh doanh độc lập, trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận để tồn tại, nghĩa vụ với cổ đông, người lao động, nộp ngân sách nhà nước và hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Công ty tổ chức đấu thầu và thi công các công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài tỉnh, sản xuất kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ, lâm sản, thủ công mỹ nghệ. Thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô, kinh doanh vật liệu xây dựng,… Các công trình, sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp trên thị trường đều có chất lượng, đảm bảo uy tín đã tạo được niềm tin với các doanh nghiệp, cơ quan và người tiêu dùng trong toàn địa bàn hoạt động. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình được bố trí theo hệ thống trực tuyến. Các cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh, chỉ thị từ một cấp trên trực tiếp. Hệ thống này sẽ hình thành một đường thẳng rõ ràng về quyền điều hành và quản lý từ nhà quản lý cấp cao đến người thực hiện nhiệm vụ. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp, bằng văn bản có chữ ký của tất cả cổ đông hoặc hỏi ý kiến thông qua thư tín. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông. Quyết định các kế hoạch kinh doanh của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và loại cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 điều 91 Luật doanh nghiệp. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác. Quyết định mức lương và lợi ích của người quản lý đó. Cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích của người đó. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập phòng ban chi nhánh của công ty. Kiến nghị mức độ cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp. Ban kiểm soát Ban kiểm soát: là do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty Giám đốc Giám đốc điều hành: Do Hội đồng quản trị bầu ra, là người đại diện hợp pháp của công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: Là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh. Phòng tổ chức – hành chính Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng, nhiệm vụ giúp việc cho Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành công ty công tác tổ chức cán bộ; công tác tuyển dụng lao động, quản lý và sử dụng lao động; công tác đào tạo, giải quyết các chính sách cho người lao động, lưu trữ, hành chính, bảo vệ nội bộ an ninh cơ quan công ty. Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh xây dựng Sơn La Đội xây dựng Trại sản xuất kinh doanh giống cây trồng và trại quả Bắc Phong Xưởng sửa chữa ô tô Phòng tổ chức - hành chính Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh - Thị trường Xưởng sản xuất chế biến gỗ, sản xuất mộc dân dụng và kinh doanh lâm sản Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Phòng kế hoạch – kỹ thuật – kinh doanh và thị trường Phòng kế hoạch – kỹ thuật – kinh doanh và thị trường: Giúp Giám đốc trong công tác quản lý xây lắp, kỹ thuật, công tác hồ sơ đấu thầu, thẩm định phê duyệt thiết kế, lập biện pháp thi công và an toàn lao động tại các công trường xây dựng, giúp Giám đốc trong công tác tiếp thị marketing, công tác kế hoạch, hợp đồng kinh tế và cung cấp vật tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh; công tác tiếp thị bán hàng, quản lý theo dõi vật tư máy móc thiết bị toàn công ty. Phòng tài chính – kế toán Phòng tài chính – Kế toán: Giúp giám đốc Công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, tín dụng, thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán kinh tế toàn công ty theo đúng chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế- tài chính tín dụng, luật kế toán. Quản lý chặt chẽ tài sản tiền vốn của công ty, đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả. Giao dịch thanh toán công nợ với khách hàng, ngân hàng và các cơ quan hữu quan về lĩnh vực tài chính. Hàng tháng tập hợp số liệu báo cao tình hình thực hiện của Công ty cho Giám đốc, hàng quý, hàng năm báo tài chính gửi các cơ quan chức năng. Xưởng sản xuất chế biến gỗ, sản xuất mộc dân dụng kinh doanh lâm sản Xưởng có nhiệm vụ sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Thu mua lâm sản trong địa bàn tỉnh, tổ chức chế biến và cung ứng cho thị trường. Sản xuất các đồ gỗ dân dụng, đồ mộc và đồ gỗ cao cấp. Xưởng sửa chữa ôtô: Xưởng sửa chữa ô tô chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô, trùng tu, bảo dưỡng, thay thế linh kiện phụ tùng, dầu máy cho khách hàng. Các đội xây dựng và Chi nhánh xây dựng Sơn La Tổ chức hoạch toán, thi công các công trình xây dựng mà công ty trúng thầu. Đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ, an toàn với công ty và khách hàng. Trại sản xuất kinh doanh giống cây trồng và trại quả Bắc Phong Là một trại giống và trại quả, Trại có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm giống cây trồng, trồng và bán các loại hoa quả như cam, quýt, bưởi, dứa, sắn,... Cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận Doanh thu Qua số liệu doanh thu 4 năm qua từ 2006 đến 2009 của công ty thể hiện ở Bảng 1.1 cho thấy, doanh thu của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty có sư tăng trưởng về doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu như năm 2006, doanh thu của toàn công ty là 13,533,820,957 đồng thì sang năm 2007 doanh thu là 13,792,994,209 đồng. Tăng 259,173,252 đồng tương ứng với 1.915%. Năm 2008 so với 2007 có sự tăng lên đáng mừng về doanh thu. Doanh thu năm 2008 là 21,767,933,054 đồng. Tăng hơn so với năm 2007 là 7,974,938,845 đồng tương ứng với 57.818%. Bước sang năm 2009, doanh thu tiếp tục có sự tăng trưởng tuy không được như 2008 song vẫn là dấu hiệu tốt. Tổng doanh thu năm 2009 là 22,633,516,812 đồng. So với năm 2008, doanh thu năm 2009 tăng 865,583,758 đồng, tương ứng với 3.976%. (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Tốc độ tăng doanh thu trong giai đoạn 2006 đến 2009 khoảng 21.237%. Tuy doanh thu các năm tăng lên không đồng đều nhưng do doanh thu của năm 2008 so với doanh thu của năm 2007 có tốc độ tăng lớn (57,818%) nên giúp cho tốc độ tăng doanh thu của cả giai đoạn đạt được 21,237%. Bảng 1.1 - Doanh thu của công ty từ 2006 đến 2009 Đơn vị: đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Doanh thu 13,533,820,957 13,792,994,209 1,767,933,054 22,633,516,812 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Qua số liệu từ Bảng phụ lục 1 – Kế hoạch tài chính năm 2008 và Bảng phụ lục 2 – Kế hoạch tài chính năm 2009 ta thấy, doanh thu 2008 vượt kế hoạch 0.0125% (267,933,054 đồng). Doanh thu 2009 đạt 22,633,516,812 đồng. So với kế hoạch tài chính năm 2009 (kế hoạch tài chính năm 2009 là 23,050,000,000 đồng) thì doanh thu năm 2009 chỉ đạt 98.193% kế hoạch. Lợi nhuận Trong 4 năm, từ 2006 đến 2009 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Lợi nhuận năm 2006 của công ty đạt 99,764,366 đồng. Sang năm 2007, lợi nhuận sau thuế là 86,175,706 đồng. Lợi nhuận năm 2007 chỉ đạt 86.379% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 là năm công ty có mức tăng trưởng đáng mừng nhất. Lợi nhuận sau thuế đạt 160,731,207 đồng, vượt 74,555,501 đồng tương đương với 186.52% so với năm 2007. Sang năm 2009, tuy doanh thu so với kế hoạch đặt ra không đạt chỉ bằng 97.48%. Song so với cùng kỳ năm 2008, lợi nhuận sau thuế năm 2009 vẫn vượt năm 2008 là 232,731,200 đồng tương ứng đạt 244,8%. (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Bảng 1.2 – Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 (Đơn vị tính: đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuận sau thuế 99,764,366 86,175,706 160,731,207 393,462,407 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Kết quả nộp ngân sách Thực hiện nộp ngân sách nhà nước thông qua hai chỉ tiêu là Thuế Giá trị gia tăng (VAT) và Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Tình hình thực hiện VAT của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. VAT là thuế đánh vào sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào. VAT tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và có sự tăng trưởng. Nếu năm 2006 thuế VAT của công ty là 918,251,972 đồng thì sau 4 năm, năm 2009 VAT của Công ty đã là 2,139,932,110 đồng. Tăng thêm 1,221,680,138 đồng so với 2006. Bảng 1.3 – Thuế VAT và Thuế thu nhập doanh nghiệp (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm Ghi chú 2006 2007 2008 2009 VAT 918,251,972 113,914,088 1,953,847,681 2,139,932,110 TNDN 38,797,253 33,512,774 62,506,580 131,154,136 Năm 2009, TNDN tính 25%  (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Thuế TNDN là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế TNDN sẽ bằng lợi nhuận trước thuế nhân với 28%. Qua chỉ tiêu này, có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một đi lên. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách, còn lợi nhuận lại là sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu thuế TNDN có tốc độ tăng trưởng lớn thì đó là một dấu hiệu đáng mừng. Thuế TNDN của công ty năm 2009 tăng hơn so với năm 2006 là 92,356,883 đồng tương đương với gấp 3.38 lần. Thuế TNDN của công ty thực hiện năm 2008 là 62,506,580 đồng vượt so với kế hoạch là 2,306,580 đồng (kế hoạch là 60,200,000 đồng) vượt 3.8% so với kế hoạch năm. Sang năm 2009, doanh nghiệp thực hiện nộp ngân sách Thuế TNDN là 131,154,136 đồng vượt so với kế hoạch đề ra là 61,154136 đồng (kế hoạch năm 2009 là 70,000,000 đồng) tương ứng với 87.36%. Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất Quy trình lập kế hoạch sản xuất gồm những bước sau. Nghiên cứu và dự báo Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của công tác lập kế hoạch. Để nhận thức được cơ hội của mình thì phân xưởng cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Phải dự đoán trước các yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra từ đó đưa ra phương án đối phó thích hợp. Công tác lập kế hoạch đòi hỏi phân xưởng phải có những dự đoán thực tế về cơ hội. Phân xưởng phải phân tích môi trường để biết: Hiện nay, công nghệ sản xuất như các máy công cụ của các công ty và xưởng chế biến trong địa bàn như thế nào, họ đã có những sản phẩm mới nào? Giá cả bao nhiêu? Đồng thời cũng phải biết được hiện nay nhu cầu của khách hàng đang cần loại sản phẩm nào? Dự đoán trước những luật và chính sách mới nào sẽ ra đời có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Đây là điều rất quan trọng, bởi hiện nay Nhà nước ta đang hoàn thiện hệ thống luật nên có rất nhiều luật và chính sách mới ra đời có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh, mà để tồn tại lâu dài trên thương trường thì không thể không phân tích những thay đổi đó như luật thuế, các chế độ kế toán mới, chính sách ưu tiên của ngành, của nhà nước và sự hỗ trợ của tỉnh như thế nào,… Những thay đổi của thị trường cung ứng đầu vào như lao động, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất, máy móc trang thiết bị,… Trong kỳ kế hoạch, các hợp đồng và dự án của công ty như thế nào? Vì trong kế hoạch xây dựng các công trình cơ bản của công ty, có trang bị trang thiết bị, nội thất và đồ dùng văn phòng. Các hợp đồng này thường được giao cho phân xưởng sản xuất và thực hiện lắp đặt. Vì vậy, phân xưởng cũng cần căn cứ vào các hợp đồng thi công của công ty để có kế hoạch cho riêng mình. Ngoài ra, cũng cần phải phân tích các nguồn lực của mình để xác định những điểm yếu và điểm mạnh của phân xưởng so với các công ty và xưởng chế biến khác. Thiết lập các mục tiêu Khi lập kế hoạch cần phải thiết lập được hệ thống các mục tiêu mà phân xưởng cần đạt tới. Các mục tiêu đưa ra đều phải xác định rõ thời hạn để thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất có thể. Trong phân xưởng có hai loại mục tiêu là mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng, nhưng mục tiêu định lượng thường rõ ràng và dễ thực hiện hơn. Ngoài ra, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau thì các mục tiêu cũng được phân nhóm. Trong phân xưởng cũng phân ra hai loại mục tiêu là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai. Những mục tiêu hàng đầu thường liên quan đến sự sống còn và phát triển hay là mục tiêu đảm bảo tất cả máy móc được hoạt đông, đạt được mức lãi thôi. Còn mục tiêu thứ hai liên quan đến tính hiệu quả. Chúng không ảnh hưởng lớn đến sự sống còn như mục tiêu thứ nhất nhưng cũng rất quan trọng đối với sự thành công của phân xưởng. Những mục tiêu này thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của phân xưởng, sự phát triển sản phẩm mới hay tính hiệu quả trong công tác quản lý,… Trong thời gian gần đây, phân xưởng chú trọng đến mục tiêu thứ hai để thu hút khách hàng, nâng cao uy tín và tên tuổi của mình trên thị trường. Nhưng cho dù phân xưởng có chú trọng tới mục tiêu nào hơn đi nữa thì điều quan trọng là phải xác định đượ
Tài liệu liên quan