Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm.), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư. Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Trong năm 2001, để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã xây dựng thêm chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công( đặt tại 30-32 Láng Hạ-Hà Nội) Chi nhánh Thành công- Ngân hàng VIETCOMBANK được thành lập theo Quyết định số 914/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT. tuy mới thành lập nhưng Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công đã đạt được những thành công đáng kể. Hơn nữa khu vực Láng Hạ là khu vực giao nhau của quận Ba Đình( hầu hết các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của nước ngoài), quận Đống Đa( khu công nghiệp địa phương), quận Thanh Xuân( cửa ngõ phía tây của thành phố Hà Nội), quận Cầu Giấy( hàng loạt các khu đô thị mới đã và đang ra đời). Phù hợp với quy hoạch phát triển về phía tây, tây bắc của thành phố bao gồm khu đô thị mới Trung Hoà, Nhân Chính, đường cao tốc Bắc Nam Láng Hoà Lạc, khu công nghệ cao Hoà Lạc, Trung tâm thể thao quốc gia, trung tâm triển lãm Giãng Võ, cửa hàng bán miễn thuế Servisco. đây là khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, dân cư đông, trình độ dân trí cao, mức thu nhập cao là một trong những yếu tố rất thuận lợi thu hút nguồn vốn cho ngân hàng .
Qua phân tích tình hình phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội hiện nay và cho những năm sắp tới của thế kỷ 21cùng với quy hoạch phát triển đô thị khu vực Thành Công -Láng Hạ, cộng những yếu tố cạnh tranh của thị trường, thành lập chi nhánh ngân hàng cấp II Thành Công là đòi hỏi bức xúc của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Sự ra đời của chi nhánh này góp phần giải quyết các mặt như :Giảm nhẹ gánh nặng công việc cho ngân hàng mẹ là Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tận dụng lao động tại ngân hàng và đặc biệt nó còn là một điểm giao dịch mới cho khách hàng, rất thuận tiện cho các khách hàng trong khu vực và các khu vực lân cận.
47 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh thành công –ngân hàng Vietcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG –NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH THÀNH CÔNG – NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Trong năm 2001, để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã xây dựng thêm chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công( đặt tại 30-32 Láng Hạ-Hà Nội) Chi nhánh Thành công- Ngân hàng VIETCOMBANK được thành lập theo Quyết định số 914/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT. tuy mới thành lập nhưng Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công đã đạt được những thành công đáng kể. Hơn nữa khu vực Láng Hạ là khu vực giao nhau của quận Ba Đình( hầu hết các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của nước ngoài), quận Đống Đa( khu công nghiệp địa phương), quận Thanh Xuân( cửa ngõ phía tây của thành phố Hà Nội), quận Cầu Giấy( hàng loạt các khu đô thị mới đã và đang ra đời). Phù hợp với quy hoạch phát triển về phía tây, tây bắc của thành phố bao gồm khu đô thị mới Trung Hoà, Nhân Chính, đường cao tốc Bắc Nam Láng Hoà Lạc, khu công nghệ cao Hoà Lạc, Trung tâm thể thao quốc gia, trung tâm triển lãm Giãng Võ, cửa hàng bán miễn thuế Servisco... đây là khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, dân cư đông, trình độ dân trí cao, mức thu nhập cao là một trong những yếu tố rất thuận lợi thu hút nguồn vốn cho ngân hàng .
Qua phân tích tình hình phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội hiện nay và cho những năm sắp tới của thế kỷ 21cùng với quy hoạch phát triển đô thị khu vực Thành Công -Láng Hạ, cộng những yếu tố cạnh tranh của thị trường, thành lập chi nhánh ngân hàng cấp II Thành Công là đòi hỏi bức xúc của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Sự ra đời của chi nhánh này góp phần giải quyết các mặt như :Giảm nhẹ gánh nặng công việc cho ngân hàng mẹ là Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tận dụng lao động tại ngân hàng và đặc biệt nó còn là một điểm giao dịch mới cho khách hàng, rất thuận tiện cho các khách hàng trong khu vực và các khu vực lân cận.
Ngày 08/12/2006 trên cơ sở nâng cấp từ CN cấp II thuộc NHNT Hà Nội. Sau gần 6 năm hoạt động CN NHNT Thành Công đã tự khẳng định vị trí của mình trong thị trường tài chính tiền tệ thủ đô.
Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống bộ máy tổ chức:
Chức năng, nhiệm vụ :
Chi nhánh Thành Công-Ngân hàng Ngoại Thương có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
-Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng Ngoại Thương
-Thanh toán chi trả kiều hối tại khu vực Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy,Thanh Xuân
-Đại lý thanh toán thẻ các loại cho VCB TƯ
-Tổ chức thực hiện việc chuyển tiền điện tử, đổi tiền
-Thực hiện thanh toán quốc tế
-Cấp tín dụng
-Tổ chức thực hiện việc mua bán ngoại tệ
-Mở tài khoản và thanh toán tài khoản qua hệ thống liên hàng VCB và thanh toán bù trừ.
Chi nhánh cấp Thành Công sau khi đi vào hoạt động sẽ chia sẻ một phần nghiệp vụ thu hút vốn, đầu tư mới và tiếp nhận đầu tư vốn đối với khách hàng mà chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đang cấp tín dụng để tạo thuận lợi hơn cho khách hàng có địa điểm gần khu vực này và tạo tiền đề ban đầu cho phát triển thêm khách hàng mới, khách hàng ở đây chủ yếu là khách hàng bán lẻ vì đây là khu vực dân cư đông đúc; đây là đối tượng khách hàng chính của chi nhánh cấp II Thành Công nhằm mở rộng huy động nguồn vốn cho chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội và hệ thống. Đối tượng khách hàng thứ hai của chi nhánh là các tổ chức kinh tế, Công ty khi mới thành lập trước mắt thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng được san sẻ từ chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội ở gần trụ sở cấp II nhằm giản một phần khách vay. Đồng thời mở rộng tín dụng khu vực Đống Đa, Ba Đình,Thanh Xuân,Cầu Giấy trong quyền hạn được giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội cho phép;
+ Mua bán ngoại tệ khách cư trú và không cư trú
+Chi trả kiều hối của khách hàng thuộc quận Đống Đa,Ba Đình, Cầu Giấy,Thanh Xuân.
Thành lập chi nhánh cấpII Thành Công tạo yếu tố thuậnlợi về khoảng cách địa lý giữa ngân hàng với doanh nghiệp và dân cư khu đô thị mới. Để tránh phải qua nhiều khâu, nhiều cấp trung gian, gây chậm trễ ách tắc cho khách hàng trong các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, nhất là khâu thanh toán, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Hệ thống bộ máy tổ chức :
Tên giao dịch trong nước: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thành Công.
Tên giao dịch nước ngoài: Bank for foreign trade of Vietnam sub- branch Thành Công.
Địa điểm : 30-32 Láng Hạ,Đống Đa, Hà Nội.
SĐT : 04-7761739 hoặc 04-7761813
FAX : 04-7761747.
Nhờ nỗ lực đổi mới theo định hướng của NHNT VN , CN NHNT Thành Công đã tổ chức được mô hình tổ chức phù hợp , phát huy thế mạnh , mở rộng mạng lưới hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của CN .
Tổ chức bộ máy của CN gồm có 9 phòng , tổ:
Phòng Quan hệ khách hàng.
Phòng Kế toán – thanh toán
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Kinh doanh dịch vụ
Phòng Ngân quỹ
Phòng hành chính nhân sự
Tổ Tổng hợp
Tổ kiểm tra nội bộ
Các phòng giao dịch
-Sơ đồ mô hình tổ chức chi nhánh Thành Công:
Ban giám đốc: giám đốc do một phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội kiêm nhiệm.
Tổng số lao động của Chi nhánh ở thời điểm hiện tại là 105 lao động với độ tuổi bình quân là 26 tuổi. Trình độ đại học và trên đại học là 98 %. Đây là một đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động và đầy nhiệt tình.
-Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh:
-Phòng kế toán thanh toán – phòng kinh doanh dịch vụ:
Phòng kế toán thanh toán và phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng là phòng đầu mối, là khâu đầu tiên trong việc đón tiếp và giao dịch khi khách hàng đến với ngân hàng.
Chức năng nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán thanh toán:
-Chấm và đối chiếu sổ phụ
-Đối chiếu lệnh chuyển tiền đi đến trong nước và nước ngoài
-Quản lý tài khoản tiền vay, thu lãi cho vay theo lệnh của tín dụng
-Chấm và đối chiếu lãi định kỳ, lãi tự động
-Thực hiện chi tiêu nội bộ theo hạn mức được giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội cho phép
-Quản lý thu nhập chi phí
-Đóng, lưu nhật ký chứng từ
-Sao kê sổ phụ
-Làm các báo cáo nội bảng, ngoại bảng, thu chi nghiệp vụ gửi chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tổng hợp
-Thực hiện công tác khác Giám đốc giao.
Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng:
-Tiếp nhận hồ sơ khách hàng mới
-Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu về mở tài khoản mới thay đổi thông tin về tài khoản;
-Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng;
-Bán ấn chỉ cho khách hàng;
-Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho khách hàng. Phản ánh tình hình giao dịch, đề xuất chính sách khách hàng;
-Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gữi(VND và ngoại tệ) của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền bằng mọi hình thức: Tiền mặt, chuyển khoản;
-Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gữi tiết kiệm kỳ phiếu, trái phiếu( VND và ngoại tệ);
-Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ;
-Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh(Money Gram);
-Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý các chứng từ nhờ thu trong nước, nước ngoài và séc đích danh;
-Phòng quan hệ khách hàng và phòng thanh toán xuất nhập khẩu:
Công tác tín dụng và thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thành Công. Đây là hai bộ phận khác nhau trong cơ cấu của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Nhưng tại chi nhánh Thành Công hai bộ phận này đã thực sự thống nhất và luôn hỗ trợ tốt cho nhau trong công tác kinh doanh cũng như công tác phát triển khách hàng.
Chức năng nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng, phòng thanh toán xuất nhập khẩu :
-Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay,theo dõi hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kỳ;
-Điều hoà vốn ngoại tệ VND;
-Phối hợp các phòng xây dựng kế hoạch vốn;
-Tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất gửi chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, VCBTW;
-Bán ngoại tệ;
-Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khách hàng bao gồm nghiệp vụ mở L/C và nhờ thu kèm chứng từ;
-Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài;
-Đối chiếu lệnh chuyển tiền, thanh toán qua SWIFT;
-Thực hiện công tác báo cáo thống kê;
Trong công tác tín dụng, chi nhánh tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ tín dụng của các ngành có liên quan để phục vụ cho công tác tín dụng, cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn bám sát cơ sở, theo dõi kịp thời diễn biến của từng khoản vay để đôn đốc thu hồi nợ.
Trong công tác thanh toán quốc tế cán bộ thanh toán quốc tế luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy trình thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và làm tốt chính sách khách hàng.
-Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự,phòng quản lý rủi ro, phòng ngân quỹ, tổ tổng hợp và tổ kiểm tra nội bộ :
Công việc của các phòng, các tổ này là yếu tố hỗ trợ rất lớn cho công tác nghiệp vụ và công tác khách hàng.
-Làm công tác hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, lao công bão vệ;
-Thực hiện công tác khác do giám đốc giao;
-Thực hiện quản trị mạng máy tính, thiết lập bảo mật thông tin, truyền tin với chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, VCBTW;
-Cài đặt các phần mềm ứng dụng;
-Thực hiện công tác khác do Giám đốc giao;
-Thu chi VND, ngoại tệ;
-Tiền mặt và séc du lịch nước ngoài nộp VCBHN;
-Quản lý quỹ nghiệp vụ( định mức tồn quỹ do giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội quy định), chứng từ có giá ;
-Thực hiện điều chuyển tiền mặt;
Trong những năm qua chi nhánh luôn tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ kho quỹ, đảm bảo không xảy ra sai phạm nào và công tác kho quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh những năm gần đây :
Một số hoạt động cơ bản :
CN NHNT Thành Công thời gian qua đã tích cực triển khai các mặt hoạt động , thực hiện tốt các chương trình hành động do NHNT VN đề ra và tình hình các mặt hoạt động kinh doanh của CN NHNT Thành Công qua các năm rất khởi sắc , có sự tăng trưởng đáng kể .
1.1. Hoạt động huy động vốn
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch , đã xây dựng góp phần lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống NHNT.
Đến quý II năm 2007, chi nhánh đã huy động được 2.273 tỷ quy VNĐ tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái , tăng 323,54 % so với năm 2002. Có được sự gia tăng đó là nhờ Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường như chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu , tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ …, thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng.
Biểu 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2003- 2007
Năm 2007 , tổng nguồn vốn đạt 2.656 tỷ quy VND
.Huy động VND đạt 1.481 tỷ đồng
.Huy động ngoại tệ đạt 69.22 triệu quy USD
1.2. Hoạt động cho vay vốn
Hoạt động cho vay của Chi nhánh tiếp tục trên đà tăng trưởng với kết quả : Đến quý II năm 2007, dư nợ cho vay tại Chi nhánh là 717 tỷ quy VNĐ bằng 94% so với cùng kỳ năm ngoái , tăng 357,86% so với năm 2002.
Với lợi thế về nguồn vốn huy động, CN đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “An toàn và hiệu quả”. Thời gian qua Chi nhánh đã được đẩy mạnh công tác tín dụng qua việc chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng , các dự án , các phương án sản xuất kinh doanh khả thi tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Bên cạnh đó, việc duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống vẫn được CN quan tâm.
Biểu 2: Số lượng khách hàng vay vốn.
Đến năm 2007, Số khách hàng của Chi nhánh là 33.461, trong đó:
Tổ chức: 1.635
Cá nhân: 31.826
Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh , cán bộ tín dụng Chi nhánh đã chủ động bám sát các đơn vị, thực hiện tốt các khâu thẩm định phương án và duy trì tốt các hoạt động kiểm tra , kiểm soát trước , trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Biểu 3: Dư nợ cho vay
Năn 2007, Dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 926 tỷ quy VND
Dư nợ cho vay ngắn hạn: 769 tỷ quy VND
Dư nợ cho vay trung, dài hạn: 157 tỷ quy VND
1.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Đây là mặt mạnh của NHNT, góp phần mang lại khoản lợi không nhỏ cho Chi nhánh. Đến quý II năm 2007, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 63,52 triệu USD tăng 76% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 194, 074% so với năm 2002.
Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được trên thị trường quốc tế của toàn hệ thống, Chi nhánh đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Biểu 4: kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
Năm 2007, Tổng kim ngạch thanh toán XNK đạt 145,48 triệu USD
Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 88,85 triệu USD
Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 56,63 triệu USD
1.4. Hoạt động dịch vụ
Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới và chính sách ưu đãi đối với khách hàng , Ban lãnh đạo CN đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
+Lượng kiều hối chuyển qua ngân hàng luôn gia tăng. Doanh số đến quý II năm 2007 là 26,365triệu USD tăng 203 % so với cùng kỳ năm 2006, tăng470,89% so với năm 2002.
+ Đến quý II/2007 Chi nhánh đã có 1429 tài khoản tổ chức kinh tế bằng 40% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 607,43% so với năm 2002 và 26.365 tài khoản cá nhân ,mở tại chi nhánh tăng 61% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 1524,26% so với năm 2002.
+ Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ .
Thẻ ATM : đến quý II/2007 tổng số thẻ ATM phát hành là 26.948 thẻ tăng 63% so với cùng kỳ năm 2006 , tăng 1.629,07% so với năm 2002.Hiện tại CN quản lý 03 máy ATM , doanh số rút tiền máy ATM 6tháng đầu năm 2007 là 157,31tỷ VNĐ tăng 86% so với cùng kỳ năm 2006 và tăng 721,97% so với năm 2002.
Thẻ tín dụng: Tổng số thẻ tín dụng đến quý II/2007 là 1.294 thẻ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước , tăng 1.568,97% so với năm 2002. Doanh số thanh tóan thẻ tín dụng cũng tăng nhanh qua các năm , 6tháng đầu năm 2007 là 7.219 tỷ VNĐ tăng 20,32% so với cùng kỳ năm 2006 và tăng 218,58% so với năm 2002.
Thẻ ghi nợ : Tổng số thẻ phát hành đến hết quý II/2007 là 354 thẻ tăng 269% so với cùng kỳ năm trước.
Thẻ SG24: Tháng 2 năm 2007 NHNT bắt đầu phát hành sản phẩm thẻ SG24, đến quý II/2007 CN đã phát hành được 24 thẻ.
Biểu 5: Số lượng thẻ phát hành
Đến cuối năm 2007, Chi nhánh đã phát hành 35.871 thẻ, trong đó:
Tổng số thẻ ATM: 32.016 thẻ
Tổng số thẻ tín dụng, ghi nợ: 3.855 thẻ
Đánh giá chung hoạt động của Chi nhánh :
2.1. Những khó khăn thuận lợi .
- Những tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh:
-Đối với hoạt động huy động vốn:
Sự phân chia thị trường bởi nhiều kênh huy động vốn khác, như: tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đặc biệt là tiết kiệm bưu điện với lợi thế về mạng lưới rộng khắp, cho phép thực hiện các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong việc gửi và rút tiền: nhanh, thuận tiện và an toàn, đã thu hút rất nhiều vốn nhàn rỗi trong dân cư.
-Đối với hoạt động vay vốn:
Tuy mức dư nợ trong những năm gần đây, tăng trưởng khá phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc. Các rủi ro này chủ yếu là do thủ tục pháp lý và yếu tố chủ quan làm kéo dài thời gian thu hồi nợ và gây lỗ cho ngân hàng vì thời gian kéo dài, tài sản hư hao, vốn tồn đọng.
Hệ thống báo cáo tài chính, kế toán thống kê của khách hàng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu chính xác, không đầy đủ và không cập nhật đã hạn chế đáng kể tính hiệu quả trong việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tạo khó khăn trong quá trình thẩm định, xem xét và duyệt vay của ngân hàng. Độ tin cậy thấp, rủi ro cao vì thế ngân hàng khó cho vay tín chấp.
-Đối với hoạt động thanh toán:
Hạ tầng kỹ thuật của ngân hàng không đồng bộ. Tâm lý thích sử dụng tiền mặt đã hạn chế rất nhiều trong các thanh toán không dùng tiền mặt.. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, qui mô dân số, sự phát triển của tài khoản cá nhân kể về số lượng lẫn số dư trên tài khoản vẫn còn hạn chế. Đây là khó khăn của ngân hàng trong hoạt động thanh toán thẻ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.
-Đối với hoạt động thanh toán quốc tế:
Mặc dù bội chi tăng dần theo đà tăng trưởng xuất nhập khẩu và luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam có sụt giảm theo xu thế toàn cầu, không chắc chắn về tình hình kinh tế của các nước phát triển nhưng không có biểu hiện thiếu hụt ngoại tệ trong thanh toán.
2.2. Kết quả đạt được .
Năm 2007- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến mới , tỷ giá các đồng tiền mạnh biến động với biên độ rất cao, lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế có xu hướng dao động liên tục ,… Nền kinh tế trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn: hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, cùng với đó giá cả một số vật tư – hàng hóa thế giới tăng tạo sức ép tăng giá bán nhiều mặt hàng trong nước , đặc biệt mặt hàng quan trọng như : lương thực, thực phẩm , thép , xăng dầu … chỉ số lạm phát ở mức cao càng làm cho việc huy động vốn khó khăn và tạo nên sức ép tăng lãi suất của các ngân hàng trong nước .
Đứng trước tình hình như vậy, tập thể Ban lãnh đạo cũng như anh chị em cán bộ Chi nhánh đã đồng sức, đồng lòng cùng nhau vượt qua khó khăn, sẵn sàng đón nhận thách thức, rộng mở đón nhận thời cơ, chuyển mình cùng với nhịp phát triển thời đại và công nghệ. Với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu,tiết kiệm chi phí và nâng cao trình độ quản lý và chiến lược , Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đạt được tăng trưởng đáng kể cả về doanh số và quy mô hoạt động. Trong năm 2007. Chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu được giao với kết quả khả quan cụ thể như sau:
-Hoạt động huy động vốn:
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2007 đã duy trì kết