Chuyên đề Thực trạng của việc quản lý vốn đâì tư xây dựng cơ bản đối với ngành Thủy Lợi

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng của việc quản lý vốn đâì tư xây dựng cơ bản đối với ngành Thủy Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ LỢI 1.Những vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản: 1.1Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. 1.1.2.Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. 1.1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước được hình thành từ các nguồn sau: + Một phần tích luỹ trong nước từ thuế, phí, lệ phí + Vốn viện trợ theo dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc và các tổ chức Quốc Tế khác. + Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam. + Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước + Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nước phát hành theo quyết định của Chính phủ + Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ + Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước 1.1.3 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước: Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế . 1.1.3.1. Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản : Thứ nhất: dựa theo tính chất tái sản xuất tài sản cố định, chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi được chia thành: Chi đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi mới: Đây là khoản chi để xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, sở thuỷ lợi, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học mới ... Khoản chi này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài. Do đó Nhà nước phải xem xét đầu tư vào những công trình, dự án mang tính chất cấp bách, trọng điểm, chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán dàn trải. Khoản chi này cần được quan tâm hơn cả trong chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi - Chi đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, trạm bơm. Khoản chi này do thời gian sử dụng lâu dài nên các công trình thuỷ lợi thường là đã xuống cấp, do thiên tai, địch hoạ gây ra, trong khi đó nhu cầu sử dụng lại không ngừng tăng lên. Đòi hỏi phải đầu tư để nâng cấp, mở rộng và cải tạo lại. Hiện nay các khoản chi này vẫn giữ một vị trí quan trọng, đảm bảo tiết kiệm mà đáp ứng được một số nhu cầu đáng kể Thứ hai: Dựa vào cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, chi đầutư XDCB cho ngành thuỷ lợi được phân thành: - Chi xây lắp: là các khoản chi để xây dựng, lắp đạt các thiết bị vào vị trí như trong thiết kế. Tuy nhiên, ngành thuỷ lợi là ngành phi sản xuất nên chi phí lắp đặt chiếm tỷ lệ ít. Do vậy, chi về xây lắp của ngành thuỷ lợi chủ yếu là chi phí về xây dựng - Chi về máy móc thiết bị: Là khoản chi để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho ngành thuỷ lợi như các máy bơm, máy tính, dụng cụ sửa chữa ... Đối với các khoản chi này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi đầu tư XDCB. - Chi về XDCB khác: là các khoản chi có liên quan đến tất cả qúa trình xây dựng như việc kiểm tra, kiểm soát để làm luận chứng kinh tế kỹ thuật và các chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng thi công, chi phí tháo dỡ vật kiến trúc, chi phí đền bù hoa màu đất đai di chuyển nhà cửa ... khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất cần thiết. 1.1.3.2.Phạm vi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản Vốn của ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của luật ngân sách Nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau: - Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển . Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật - Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép - Các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật) Tóm lại, chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi đầu tư phát triển và hiện nay chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN(6- 7% GDP). Hiện nay quan điểm của Đảng ta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào mục đích đầu tư phát triển và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng thời trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đẳm bảo mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao. 1.2.Trình tự đầu tư xây dựng của một dự án: *Khái niệm: Trình tự đầu tư và xây dựng là thứ tự theo thời gian tiến hành những công việc của quá trình đầu tư để nhằm đạt được mục tiêu đầu tư. *Các giai đoạn của trình tự đầu tư và xây dựng: Theo chế độ hiện hành thì trình tự đầu tư và xây dựng được chia làm 3giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng 1.2.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho đến khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Nội dung của giai đoạn này bao gồm: Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư - Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng Lập dự án đầu tư - Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết đinh đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư. Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo của quá trình thực hiện đầu tư, và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đây cũng là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đầu tư trong tương lai 1.2.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư: Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghi vào trong kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộ công trình. Nội dung của giai đoạn này: Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước Chuẩn bị mặt bằng xây dựng Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám định kỹ thuật chất lượng công trình Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng. Nội dung thẩm định trên một số mặt: sự tuân thủ các tiêu chuẩn, qui phạm trong thiết kế kiến trúc, công nghệ, kết cấu … Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp Xin giấy phép xây dựng: Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin giấy phép xây dựng Kí kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án Thi công xây lắp công trình Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử dụng: Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng được tiến hành hàng năm trong thời gian xây dựng. Khi dự án hoàn thành thì chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và cơ quan quyết định đầu tư . khi quyết toán phải qui đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị thời điểm bàn giao đưa vào vận hành 1.2.3. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi công trình xây dựng xong toàn bộ, vận hành đạt thông số đề ra trong dự án đến khi thanh lý dự án. Nội dung của giai đoạn này bao gồm: - Bàn giao công trình - Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình Bảo hành công trình Quyết toán vốn đầu tư Phê duyệt quyết toán 2. Vai trò của ngành Thuỷ lợi đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta 2.1.Khái niệm: Theo thống kê điều tra ngày 1/4/1999 dân số nước ta là 76.324.753 người trong đó có 37.519.754 nam (chiếm 49,2%)và 38.804.999 nữ (chiếm 50,8%). Số người sống ở nông thôn là 58.407.770(chiếm 76,5%) và ở thành thị là 17.916.983 người (chiếm 23,5%) với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,1% từ năm 1979-1989 và là 1,7% từ năm 1989-1999. Hiện nay vấn đề phát triển nông thôn đâng là mối quan tâm hàng đầu ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết định. Thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu về nước một trong những điều kện tiên quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất. Đồng thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hoá - xã hội . Các nguồn nước trong thiên nhiên (nước mặt ,nước ngầm) và mưa phân bố không đều theo thời gian, không gian. Mặt khác yêu cầu về nước giữa các vùng cũng rất khác nhau, theo mùa, theo tháng, thậm chí theo giờ trong ngày . Như vậy có thể nói : Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại do nước có thể gây ra. 2.2. Vai trò của Thuỷ lợi đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta 2.2.1.Những ảnh hưởng tích cực: Nền kinh tế của đất nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, độc canh lúa nước. Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thơi tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như: - Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ. Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một năm. Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng. Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá . - Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực - Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch ... - Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước - Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất . Tóm lại thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước. 2.2.2.Những ảnh hưởng tiêu cực : - Mất đất do sự chiếm chỗ của hệ thống công trình, kênh mương hoặc do ngập úng khi xây dựng hồ chứa, đập dâng lên. - Ảnh hưởng đến vi khí hậu khu vực, làm thay đổi điều kiện sống của người, động thực vật trong vùng, có thể xuất hiện các loài lạ, làm ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái khu vực và sức khoẻ cộng đồng - Làm thay đổi điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn gây ảnh hưởng tới thượng, hạ lưu hệ thống, hoặc có thể gây bất lợi đối với môi trường đất, nước trong khu vực - Trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi cảnh quan khu vực, ảnh hưởng tới lịch sử văn hoá trong vùng 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác thuỷ lợi : Sự phát triển của thuỷ lợi ở các quốc gia trên thế giới không đồng đều mà phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Nếu xem xét một cách tổng quát thì có thể thấy nó phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau : - Điều kiện tự nhiên của quốc gia - Tập quán sản xuất, cơ cấu cây trồng cũng như nhu cầu về nước - Mức độ phát triển kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật 4. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thuỷ lợi : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thuỷ lợi là hồ sơ pháp lý đảm bảo rằng công trình đã hội đủ các điều kiện tối ưu và hiện thực để có thể tiến hành đầu tư xây dựng . Đây là yêu cầu bắt buộc và vì thế đòi hỏi nghiên cứu khả thi phải: - Tuân thủ luật tài nguyên nước và các nghị định, quy định kèm theo - Phù hợp quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành của khu vực - Tương ứng với trình độ khoa học - công nghệ trong xây dựng và quản lý kinh tế - Có giải pháp xử lý hậu quả các ảnh hưởng tới xã hội và môi trường - Các tài liệu điều tra tính toán phải theo tiêu chuẩn hiện hành, đủ tin cậy 1.Các văn bản pháp lý cần thiết : Để xem xét phê duyệt, những hồ sơ sau là cần thiết: - Tờ trình của UBND địa phương xin đầu tư dụ án - Trích lược các quy hoạch, nghiên cứu đã được duyệt - Các văn bản có liên quan đến dự án của các ngành 2.Các báo cáo nghiên cứu khả thi: Bao gồm : + Báo cáo tổng hợp chi tiết có đủ biểu đồ, bản vẽ minh hoạ + Báo cáo tóm lược các biểu đồ, bản vẽ chủ yếu kèm theo 3.Các chuyên đề, bảng biểu trong phụ lục: + Báo cáo thuỷ văn + Báo cáo địa hình + Báo cáo địa chất, địa chất thuỷ văn thổ nhưỡng + Nhiệm vụ dự án: thuỷ điện thuỷ nông, phục vụ các ngành khác … +Thiết kế sơ bộ + Thiết kế thi công và dự toán + Thiết kế tổ chức và quản lý khai thác + Đền bù, di dân tái định cư ,bảo vệ môi trường + Đánh giá hiêu quả kinh tế dự án + Đánh giá tác động của môi trường của dự án và biện pháp xử lý 5. Sự cần thiết phải tăng cường việc quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành thuỷ lợi. Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì yêu cầu về quản lý chi cho đầu tư XDCB cũng có sự thay đổi nhằm phù hợp với nền kinh tế mới. Hiện nay ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì yêu cầu về quản lý tài chính nói chung và yêu cầu về việc quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi nói riêng phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng định mức, tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả là hết sức quan trọng.Tuy nhiên việc quản lý các khoản chi không bị thất thoát là một vấn đề hết sức nan giải bởi vì trong thực tế hiện tượng tham ô, tham nhũng thì vẫn không thể loại bỏ được hết .Vì vậy mà việc tăng cường công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành thuỷ lợi ở nước ta hiện nay xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất: Xuất phát từ thực trạng của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB: Hiện nay cơ chế quản lý tài chính ở nước ta có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của nước ta hiện nay khi mà đất nước đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị truờng .Tuy nhiên cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB trước đây trở nên kém hiệu quả và không còn phù hợp với tình hình mới do vậy mà ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước. Vì vậy mà nhà nước đã ban hành nghị định số 52 của Chính phủ nay bổ xung nghị định số 12 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng nhằm quản lý một cách chặt chẽ hơn các khoản chi của Nhà nước cho đầu tư và xây dựng Mặt khác do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính chồng chéo nhiều khi hiệu quả quản lý không cao. Ngoài ra các cơ chế chính sách nhiều khi không chặt chẽ cũng tạo ra các kẽ hở trong quản lý vốn đầu tư, trong khi đó nguồn vốn dùng cho chi đầu tư XDCB nhiều khi là nguồn vốn đi vay, có thể là vay trong nước hoặc vay nước ngoài vì đất nước ta còn nghèo mà khả năng thu thì không thể đáp ứng cho nhu cầu chi vì vậy mà yêu cầu sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả là rất cần thiết Đối với các đơn vị sử NSNN cho đầu tư XDCB thì thiếu chủ động trong việc sử dụng kinh phí được cấp do chưa nắm sát được thực tế nhu cầu chi tiêu, nhiều đơn vị đã dùng mọi cách để sử dụng hết kinh phí được cấp và họ không quan tâm đến việc chi đúng định mức, đơn giá, được duyệt… Thứ hai: xuất phát từ vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với ngành thuỷ lợi Thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung và đối với ngành thuỷ lợi nói riêng thì có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm. Để từ đó tập chung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh nền kinh tế quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát Ngoài ra thực hiện công tác này còn đảm bảo cho các công trình thuỷ lợi của nhà nước được đáp ứng đầy đủ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả để hoàn thành tiến độ thi công công trình theo đúng kế hoạch, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tài chính, cơ quan cấp phát cũng như các chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng Thông qua công tác quản lý một cách chặt chẽ thì cũng hạn chế được những tiêu cực trong quá trình thi công công trình. Từ đó cũng thấy được những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý để từ đó có những biện pháp hoặc những chính sách để bổ xung kịp thời nhằm làm hoàn thiện hơn công tác quản lý . Thứ ba : Xuất phát từ đặc điểm của các công trình ngành thuỷ lợi: Nhằm đảm bảo cho chất lượng của công trình thuỷ lợi thì cần phải tăng cưòng công tác quản lý bởi vì ngành thuỷ lợi có ý nghĩa rất quan trọng cho sản xuất như tưới tiêu, hệ thống thoát nước, thoát lũ…Đặc biệt là đối với các công trình đê điều. Nếu công
Tài liệu liên quan