Để cho quá trình thực tập của sinh viên cuối khoá và cho công tác giám sát sinh viên trong thời gian thực tập được hiêu quả hơn.Theo yêu cầu của nhà trường, trước khi vào viết báo cáo chuyên đề thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập tổng hợp. Giới thiệu sơ lược về công ty mình thực tập, về những thành tựu cũng như các khó khăn mà Công ty đang mắc phải, từ đó kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại đó.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty Kim Khí Thăng Long, tuy không dài nhưng nhờ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các phòng ban trong Công ty, đặc biệt của các cán bộ Phòng Kế Hoạch giúp em có được nhiều thông tin quan trọng cần thiết để hoàn thành bài báo cáo này. Bài viết của em được trình bày theo bố cục như sau:
PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG
I ,Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
II, Đặc điểm kinh Tế - Kỹ thuật của Công ty.
1, Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
2, Đặc điểm vể sản phẩm của Công ty.
3, Đặc điểm về Nguyên vật liệu, vật tư.
4, Đặc điểm và lao động.
5, Đặc điểm mô hình tổ chức quản lý của Công ty.
PHẦN II. TÓM LƯỢC THỰC TRẠNG CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG.
I.Thực trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty.
1, Tình hình sản xuất- tiêu thụ các mặt hàng.
2, Chất lượng sản phẩm của Công ty.
3, Hiệu quả sản xuất-kinh doanh của Công ty.
II. Thực trạng hoạt động quản lý của Công ty.
1, Công tác kế hoạch.
2, Công tác quản lý vật tư, bán thành phẩm.
3, Công tác quản lý nhân sự.
4, Công tác thu nhập, xử lý thông tin và quản lý thông tin nội bộ
PHẦN III. NHẬN XÉT CHUNG.
31 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động sản xuất-Kinh doanh của Công ty kim khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở đầu
Để cho quá trình thực tập của sinh viên cuối khoá và cho công tác giám sát sinh viên trong thời gian thực tập được hiêu quả hơn.Theo yêu cầu của nhà trường, trước khi vào viết báo cáo chuyên đề thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập tổng hợp. Giới thiệu sơ lược về công ty mình thực tập, về những thành tựu cũng như các khó khăn mà Công ty đang mắc phải, từ đó kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại đó.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty Kim Khí Thăng Long, tuy không dài nhưng nhờ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các phòng ban trong Công ty, đặc biệt của các cán bộ Phòng Kế Hoạch giúp em có được nhiều thông tin quan trọng cần thiết để hoàn thành bài báo cáo này. Bài viết của em được trình bày theo bố cục như sau:
Phần i. Quá trình hình Thành và phát triển của Công ty Kim Khí Thăng Long
I ,Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
II, Đặc điểm kinh Tế - Kỹ thuật của Công ty.
1, Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
2, Đặc điểm vể sản phẩm của Công ty.
3, Đặc điểm về Nguyên vật liệu, vật tư.
4, Đặc điểm và lao động.
5, Đặc điểm mô hình tổ chức quản lý của Công ty.
Phần ii. Tóm lược thực trạng Công ty Kim Khí Thăng Long.
I.Thực trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty.
1, Tình hình sản xuất- tiêu thụ các mặt hàng.
2, Chất lượng sản phẩm của Công ty.
3, Hiệu quả sản xuất-kinh doanh của Công ty.
II. Thực trạng hoạt động quản lý của Công ty.
1, Công tác kế hoạch.
2, Công tác quản lý vật tư, bán thành phẩm.
3, Công tác quản lý nhân sự.
4, Công tác thu nhập, xử lý thông tin và quản lý thông tin nội bộ
Phần iii. Nhận xét chung.
Phần i :
Quá trình hình Thành và phát triển của
Công ty Kim Khí Thăng Long
i.1> Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kim Khí Thăng Long là một Công ty TNHH một thành viên, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 522/QĐ - TCCQ ngày 13/3/1969 của Uỷ ban Hành Chính Thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 3 Xí nghiệp:
Xí nghiệp Đèn Pin.
Xí nghiệp Đèn Bão.
Xí nghiệp Khoá Hà Nội.
Với tên gọi ban đầu là: Nhà Máy Kim Khí Thăng Long. Khi mới thành lập, Nhà máy có gần 300 lao động, trong đó lao động thủ công chiếm hơn 60%. Cán bộ lãnh đạo không được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu đều trưởng thành từ công nhân hoặc từ quân đội chuyển ngành sang. Xét trong phạm vi toàn cơ quan lúc đó không có người tốt nghiệp Đại học, tất cả chỉ có 9 cán bộ Trung cấp. Bên cạnh đó hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc nghèo nàn, công nghệ thì lạc hậu, chủ yếu do trong nước tự chế tạo. ở giai đoạn này sản phẩm chính của Nhà máy là: đèn bão, đèn pin, khóa và một số mặt hàng nhôm như Xoong, ấm. . .
Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT ngày 23/11/1992, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 2950/ QĐ-UB cho phép thành lập lại doanh nghiệp.
Ngày13/ 9/1994, doanh nghiệp được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1996/QĐ-UB cho phép đổi tên thành: Công Ty Kim Khí Thăng Long.
Kể từ đó đến nay mọi giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều sử dụng tên:
Tên doanh nghiệp: Công ty Kim Khí Thăng Long.
Tên quan hệ Quốc Tế: Thang long metal Wares company.
Trụ sở chính: Thị Trấn Sài Đồng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Với diện tích mặt bằng có trên 25.000 m2, trong đó có gần 12.000 m2 nhà xưởng và kho tàng.
Điện thoại: (04) 8.271304
Fax: 8.276670
Website: www.thanglongmetalwares.com
Chi nhánh tại Hà Nội: 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 2A-Đường Minh Phụng-Phường 5-Quận 6.
Theo quyết định số: 1996/QĐ-UB ngày 13/9/1994 của UBND TP Hà Nội.
Số đăng ký kinh doanh: 100094.
Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại mỏng bằng công nghệ đột dập.
Ngày 4/3/1998, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 93/QĐ-UB về việc sáp nhập Nhà máy Cơ khí Lương Yên vào Công ty Kim Khí Thăng Long.
Cuối năm 2002, Công ty sáp nhập thêm Công ty Thiết bị Lạnh Long Biên.
Khi Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đổi mới cơ chế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có không ít các doanh nghiệp trong ngành cơ khí không chịu được sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường đã bị phá sản. Tưởng chừng Công ty Kim Khí Thăng Long cũng sẽ bị cuốn theo xu hướng đó, nhưng nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của Sở Công nghiệp Hà nội, sự nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo đã giúp cho Công ty đứng vững trong nền KTTT. Lãnh đạo Công ty đã đi sâu đi sát, nắm bắt tình hình, đề ra các giải pháp đúng hướng tháo gỡ khó khăn như: nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao các mặt trong công tác quản lý, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đề ra các biện pháp tiếp cận thị trường…. Do đó Công ty đã liên tục hoàn thành các nhiệm vụ với thành tích năm sau cao hơn năm trước, đời sống của CBCNV trong những năm trở lại đây từng bước được cải thiện và nâng cao, công nhân có việc làm đầy đủ với thu nhập ổn định. Chính vì thế ban lãnh đạo của Công ty đã có được sự tin tưởng tuyệt đối của công nhân viên, để rồi từ niềm tin ấy khiến công nhân lao động hăng hái hơn, tạo đà để Công ty phát triển ngày càng lớn mạnh.
Sự phát triển của Công ty trong những năm qua thực sự là đáng khích lệ. Trong các năm qua, Công ty đã trưởng thành và phát triển không ngừng, không những về số lượng mà còn cả về chất lượng. Một số chỉ tiêu sau đã một phần chứng minh điều đó:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty trong các năm qua
Chỉ tiêu
Đơnvị
Năm thực hiện
2000
2001
2002
2003
2004
1, Giá trị SXCN
Tỷ vnđ
100
121
135
206
315
2, Doanh thu
Trong đó XK
Tỷ vnđ
101
25,5
113
42
134
23
205
53
312
98
3, Nộp ngân sách
Tỷ vnđ
6,0
6,2
4,6
5,1
6,8
4, Thu nhập BQ
Triệu/người
/tháng
1,280
1,496
1,433
1,509
1,650
5, Lao Động
người
992
1.059
1.227
1.850
1.910
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, Công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng:
1 Huân chương chiến công hạng ba.
1 Huân chương lao động hạng ba.
1 Huân chương chiến công hạng hai.
Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Công ty đã vinh dự được đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước về thăm hỏi, động viên.
Công ty liên tục được công nhận là đơn vị sản xuất-kinh doanh giỏi của Thành phố và Bộ công nghiệp.
Để tiếp tục phát triển và thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, với quan điểm mở rộng hợp tác, Công ty Kim Khí Thăng Long đã cùng các tập đoàn HONDA, GOSHI GIKEN của Nhật Bản; ASEAN Motor, Co.,ltd của Thái Lan thành lập liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Goshi-Thang Long với tổng vốn đầu tư là 13.780.000 USD, trong đó Công ty 30% vốn.
i.2> Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty
i.2.1> Công nghệ sản xuất:
Để sản xuất ra các mặt hàng kim khí tiêu dùng các loại đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, C.ty đang sử dụng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, cụ thể như sau:
1, Công nghệ Đột, Dập:
Để tạo hình sản phẩm phải dùng công nghệ dập tấm, dập thể tích trên các máy dập cơ khí, dập thuỷ lực có lực từ 1 đến 1000 tấn. Sau đó, dùng các công nghệ khác để hoàn chỉnh sản phẩm như: gấp viền, uốn trên các máy chuyên dùng.
2, Công nghệ Hàn:
Sau khi tạo hình, các chi tiết rời được ghép với nhau bằng công nghệ Hàn, với các máy hàn cao tần, hàn điểm, hàn đường, hàn chương trình, hàn có khí bảo vệ…
3, Công nghệ Mạ, Sơn và Tráng men:
Sản phẩm sau hàn được xử lý bề mặt, đánh bóng, sơn, mạ, tráng men theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. Để thực hiện công đoạn, Công ty đã trang bị các công nghệ Sơn tĩnh điện, mạ kẽm, mạ Crôm, mạ Niken, mạ vàng
4, Công nghệ chế tạo và sữa chữa khuôn mẫu:
Để sản xuất ra sản phẩm, trước tiên phải chế tạo khuôn mẫu, đồ gá và các thiết bị chuyên dùng để sửa chữa. Ngoài các công nghệ gia công cơ khí thông thường, Công ty đã trang bị thêm một Trung tâm gia công cơ khí theo công nghệ CNC (Computer Numerical Control). Đây là công nghệ gia công cơ khí hiện đại nhất mà thế giới đang áp dụng và lần đầu tiên được áp dụng ở một Công ty cơ khí của Hà Nội, Công ty Kim Khí Thăng Long. Với công nghệ này toàn bộ quá trình thiết kế hàng mẫu, khuôn mẫu đều được lập trình và điều khiển trên máy vi tính với độ chính xác rất cao.
5, Công nghệ lắp ráp:
Đây là công nghệ cuối cùng của quá trình sản xuất, là kết qủa của toàn bộ quá trình.
6, Hệ thống kiểm soát chất lượng:
Trong tất cả quá trình công nghệ trên, các chi tiết đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt bằng các thiết bị đo độ cứng, độ bền mối hàn, đo chiều dày lớp sơn, cũng như quản lý chất lượng sản phẩm.
Năm 1998, Công ty bắt đầu áp dụng các biện pháp chỉ tiêu của ISO 9002.
Tháng 7 năm 2000, tổ chức QMS (AUSTRALIA) và Quacert (Việt Nam) đã cấp chứng chỉ ISO 9002 cho hệ thống quản lý chất lượng Công ty Kim Khí Thăng Long. Đây là sự ghi nhận những cố gắng và tiến bộ của Công ty trong công tác quản lý chất lượng. Để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ISO 9002, Công ty đã có những sự đầu tư đúng đắn và hiệu quả: đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cấp hệ thống lưu trữ thông tin, nâng cấp trang thiết bị máy móc… Cơ cấu trong hệ thống chất lượng cũng có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chính sách, mục tiêu chất lượng được lập và đưa tới tất cả các phòng, ban, phân xưởng để động viên cán bộ công nhân viên phấn đấu vì sự phát triển chung của Công ty.
Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất
Nguyên vật liệu:
sắt, thép, hoá chất
Dập tạo hình sản phẩm
Hàn ghép các chi tiết sản phẩm.
Tráng men lên bề mặt sản phẩm
Mạ hoặc sơn lên chi tiết S.P
Lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm
Thành phẩm.
PX Cơ điện
Đội xe vận tải
Bộ phẫn chế tạo khuôu mẫu
Sản xuất nước
Sửa chữa điện
I.2.2> Đặc điểm về sản phẩm của Công ty.
Hiện nay, Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và các chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại tấm, lá mỏng bằng công nghệ đột, dập. Sản phẩm được bảo vệ và trang trí bằng công nghệ Mạ, tráng Men, nhuộm kim loại và các công nghệ khác. Với trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ khép kín, hàng năm Công ty có thể sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
Sản phẩm của Công ty rất phong phú và đa dạng, có khoảng trên 100 mặt hàng thuộc các nhóm sau:
Nhóm mặt hàng truyền thống: bếp dầu tráng men các loại, đèn toạ đăng, đèn bão, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm, Xoong, Chảo nhôm. .
Nhóm mặt hàng gia dụng cao cấp (nhóm mặt hàng INOX): các loại đèn trang trí, Xoong, chảo inox, ấm điện, bếp điện, vỏ bếp ga, đèn nến (ROTERA), bộ đồ chơi trẻ em bằng inox…
Nhóm mặt hàng xuất khẩu: giá để giầy 110, 55; Bát BLANDA…, mặt hàng đèn nến, bộ đồ chơi trẻ em bằng inox được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU và Mỹ La Tinh.
Nhóm mặt hàng chi tiết xe máy: Công ty tham gia vào chương trình nội địa hoá các sản phẩm tiêu dùng cao cấp như: Phụ tùng xe máy SUPER DREAM, xe máy FUTURE, phụ tùng máy bơm nước ShiNiL…)
Sản phẩm của Công ty hiện được tiêu thụ trên cả nước thông qua 30 đại lý tại các tỉnh thành phố, và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Đà Nẵng… và một số thị trường nước ngoài như: CHLB Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Bêlarut…
Do đảm bảo được chất lượng, thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty đã có uy tín không chỉ trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài, đã giành được nhiều Huy chương Vàng tại các Hội chợ triển lãm. Năm 1998, Công ty được Tổng cục Tiêu Chuẩn-Đo Lường-Chất Lượng tặng Giải thưởng Bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men của Công ty được xếp hạng 37/200 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm.
i.2.3> Đặc Điểm Nguyên Vật Liệu, vật tư.
Như đã trình bày ở trên, Công ty Kim Khí Thăng Long là một Công ty chủ yếu sản xuất hàng kim khí tiêu dùng. Vì vậy, nguyên liệu được dùng chủ yếu là các loại sắt thép, tôn (ở dạng tấm, miếng lớn), hoá chất và các nguyên liệu phụ khác phục vụ cho sản xuất. Kim loại (sắt, thép, tôn) thường ở dạng tấm rất lớn do vậy khó gia công chế biến; để đột dập, tạo hình sản phẩm Công ty đã sử dụng các máy chuyên dùng có lực lớn.
Một đặc điểm nữa là những nguyên liệu này chủ yếu nhập từ nước ngoài. Cụ thể gồm có các loại nguyên liệu sau:
Kim loại đen dạng tấm (loại 0,3-0,5ly) phục vụ cho sản xuất hàng truyền thống. Năm 2003, 2004 mỗi năm Công ty đã nhập khoảng 1200 tấn.
Nguyên vật liệu dùng sản xuất hàng inox (loại 0,2-2ly) nhập khẩu từ Nhật bản. Năm 2004, Công ty đã nhập 900 tấn loại này.
Ngoài nguyên vật liệu dùng vào sản xuất theo yêu cầu, mục đích của mình, Công ty còn sử dụng để sản xuất theo nhu cầu khách hàng. Cụ thể để sản xuất các chi tiết cho hãng HONDA, hãng đã yêu cầu sản xuất với nguyên liệu là thép (0,6-6 ly) của Công ty Nippon Steel của Nhật bản. Công ty đã nhập 1900 tấn thép loại này năm 2004.
Còn lại các loại vật liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất, Công ty chủ yếu mua trong nước. Ví dụ dầu, mỡ bôi trơn mua của Công ty TOTAL. Ngoài ra, để cải tiến mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh, Công ty cũng mua một số bán thành phẩm do các Công ty khác sản xuất như: quai ấm bằng nhựa, bao bì sản phẩm, bóng đèn thuỷ tinh và một số bán thành phẩm khác.
Chính vì nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là được nhập khẩu cho nên quá trình sản xuất-kinh doanh của Công ty đã bị chi phối bởi một nhân tố, có thể xem là nhân tố khách quan đó là tỷ giá. Do vậy, Công ty cần phải có dự báo về giá một số loại nguyêu liệu trong những năm tới, có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để vừa phục vụ kịp thời cho sản xuất vừa có thể tận dụng chênh lệch tỷ giá.
i.2.4> Đặc Điểm về Lao động.
1, Số lượng lao động:
Bảng 2: Tổng hợp Số lượng lao động
Chỉ tiêu
Năm 2003
(người)
Năm 2004
(người)
Công nhân viên sản xuất
1.640
1.677
- Công nhân trực tiếp
1.604
1.657
- Nhân viên giám sát
36
20
Nhân viên ngoài sản xuất
210
233
- Nhân viên bán hàng
10
12
- Nhân viên quản lý
200
221
Tổng cộng
1.850
1.910
Nguồn: Phòng Tổ chức
Dự kiến năm 2005, số lượng cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty vào khoảng 1.950 người. Thực tế tính đến ngày 31/12/2004, Công ty có 1.910 cán bộ công nhân viên.
2, Chất lượng lao động:
Bảng 3: Tổng hợp chất lượng lao động của Công ty
( Tính đến ngày 31/12/2004)
Stt
Tên đơn vị
Số CBCNV (người)
Trình độ lao động
Kỹ sư/ Cử nhân
Cao Đẳng
Trung cấp
Công nhân
1
Phòng Hành chính
23
4
2
17
2
Phòng Kế hoạch
12
2
4
6
3
Phòng Công nghệ
15
14
1
4
Phòng Đầu tư
10
5
4
1
5
Phòng Tài vụ
10
4
3
3
6
Phòng Vật tư
22
3
2
17
7
Phòng Tổ chức
14
9
4
1
8
Phòng Thiết kế
5
3
2
9
Phòng QC
9
3
4
2
10
Phòng Cơ điện
29
9
7
13
Stt
Tên đơn vị
Số CBCNV
(người)
Trình độ lao động
Kỹ sư/ Cử nhân
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân
11
Phòng Tổng hợp
2
2
12
Phòng Bảo vệ
23
7
16
13
PX. Đột I
175
2
3
170
14
PX. Đột II
177
4
1
172
15
PX. Đột III
170
3
2
2
163
16
PX. Đột dập
188
5
2
4
177
17
PX. Khuôn mẫu
184
2
3
5
174
18
PX. Hàn
167
1
166
19
PX. Mạ Sơn
162
2
2
158
20
PX. Cơ điện
163
3
2
1
157
21
PX. Cơ điện 1
92
2
11
8
71
22
PX. Ráp
159
3
1
155
23
PX. INOX
82
6
13
21
42
24
Cửa hàng BLSP
12
3
2
1
6
25
Ban Giám đốc
5
5
Tổng cộng
1.910
1.657
Nguồn: Phòng Tổ chức
(Riêng Trung tâm đào tạo và dạy nghề do Phó Giám đốc phụ trách đầu tư mở rộng sản xuất phụ trách. Cán bộ giảng viên của Trung tâm là các cán bộ bên trong Công ty hoặc có thể thuê ngoài)
Xét về mặt cơ cấu, lao động của Công ty được chia thành 3 nhóm sau:
+ Công nhân Kỹ thuật bao gồm các công nhân phục vụ cho các dây chuyền công nghệ, chủ yếu là công nghệ chế tạo khuôn cối bằng hệ thống máy vi tính (trung tâm CNC), đội ngũ công nhân điều khiển sản xuất bằng máy cơ khí gồm 64 người.
+ Công nhân hoạt động mang tính chất nghề nghiệp (theo công nghệ) bao gồm công nhân ở các PX Đột, dập, mạ…
+ Đội ngũ công nhân viên phục vụ văn phòng, phục vụ xây dựng bản của Công ty.
i.2.5> Đặc điểm Mô hình tổ chức quản lý của Công ty.
1, Cơ cấu sản xuất của Công ty:
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và công tác tổ chức sản xuất của Công ty Kim Khí Thăng Long được bố trí như sau:
a, Phân xưởng Đột dập: Đột dập tạo hình các chi tiết sản phẩm.
b, Phân xưởng Đột I: sản xuất chi tiết bếp dầu các loại, đèn toạ đăng, đèn bão, đèn chiếu sáng công cộng.
c, Phân xưởng Đột II: sản xuất các chi tiết xe máy: KFVN (SUPER DREAM), KFLP (FUTURE)…
d, Phân xưởng Đột III: sản xuất đèn nến ROTERA, đèn nến vuông 19, đèn nến trụ 12.
e, Phân xưởng INOX: sản xuất các sản phẩm xoong, chảo, ấm, bát inox các loại.
f, Phân xưởng Mạ, Sơn: tuỳ theo chất lượng sản phẩm, các chi tiết, cụm chi tiết được mạ lên toàn bộ bề mặt một lớp mạ Niken-Crôm, hoặc lớp mạ kẽm, hoặc được sơn… nhằm bảo vệ các chi tiết, cụm chi tiết không bị ăn mòn, và trang trí sản phẩm.
g, Phân xưởng Hàn: hàn các chi tiết riêng lẻ thành các cụm chi tiết hoặc các sản phẩm hoàn chỉnh.
h, Phân xưởng Ráp: là bộ phận lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
i, Phân xưởng Cơ điện: bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo các chi tiết thay thế.
k, Phân xưởng Khuôn mẫu: sửa chữa khuôn, chế tạo các loại khuôn gá mới phục vụ sản xuất.
Công tác tổ chức của Công ty chủ yếu theo hình thức công nghệ. Mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một công nghệ nhất định (đột, dập, hàn, mạ…). Phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp bố trí theo dây chuyền. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là có rất nhiều chi tiết nên Công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất song song kết hợp với tuần tự. Điều này đã làm giảm nhiều thời gian ngừng nghỉ trong sản xuất.
2, Các bộ phận và các cấp quản lý trong Công ty:
Cơ cấu tổ chức của một Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo cấp để thực hiện các chức năng quản lý.
Giữa cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ. Cơ sở của cơ cấu tổ chức quản lý là cơ cấu sản xuất.
Tương ứng với cơ cấu sản xuất như trên, Công ty Kim Khí Thăng Long đã xây dựng một cơ cấu tổ chức gồm các bộ phận sau:
Ban Giám Đốc:
Giám đốc Công ty: do UBND Thành phố bổ nhiệm, vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho quyền lợi cán bộ trong Công ty. Là người có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách Ban đào tạo, phòng Kế hoạch, các phân xưởng sản xuất công nghệ.
Phó Giám đốc phụ trách Đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo và dạy nghề, Hệ thống quản lý chất lượng: phụ trách phòng Đầu tư, Trung tâm đào tạo và dạy nghề.
Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy Chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao: phụ trách Nhà máy Chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao.
Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: phụ trách Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phòng ban chức năng:
a, Phòng Hành chính: giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý hành chính, chăm lo sức khoẻ, đời sống cho CBCNV, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, quản lý công tác xây dựng cơ bản trong phạm vi Công ty.
b, Phòng Kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quý và tháng; phối kết hợp với các phòng ban, phân xưởng chuẩn bị vật tư, công nghệ, tác nghiệp sản xuất, cân đối nhân lực, thiết bị và sản phẩm cho phù hợp với điều kiện sản xuất; xây dựng và quản lý định mức lao động; tổ chức xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương.
c, Phòng Tài vụ: tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty.
d, Phòng Tổ chức: đề xuất phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức cán bộ; quản lý