Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề ở một số huyện của tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng và là một trong những tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng, với số dân là 1,92 triệu người, trong đó 81% làm nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 41,47% - 51,24% (giai đoạn 1991-1996). Với diện tích tự nhiên 1.678 km2, mật độ dân số 1145 người/km2. Nam Định có đất đai màu mỡ, có nhiều khả năng mở rộng diện tích gieo trồng, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao cần cù siêng năng. Hơn thế nữa Nam Định lại là một tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời, từ xưa đã là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá- thương mại của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Vì vậy đây là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn phong phú đa dạng. Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, có truyền thống thâm canh đã và đang đạt được những đỉnh cao và từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng nhanh về kinh tế, an toàn về lương thực, có sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu xây dựng nông thôn mới ngày càng giầu đẹp, văn minh góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị – xã hội của tỉnh. Giao thông vận tải của tỉnh khá thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa phận tỉnh 45 km. Quốc lộ 21 nối với quốc lộ 1, quốc lộ 10 nối liền tam giác tăng trưởng kinh tế Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội cùng với mạng lưới đường bộ đã được nhựa hoá. Mạng lưới giao thông đường sông (sông Hồng, sông Đào, sông Sò ), 72 km đường biển và cảng biển Hải Thịnh đã tạo tiền đề giao lưu kinh tế của tỉnh Nam Định với các tỉnh khác trong nước và quốc tế. Quá trình phát triển kinh tế của Nam Định đã hình thành các vùng kinh tế trung tâm công nghiệp –dịch vụ như sau: - Vùng Đông Bắc Bắc sông Đào gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Diện tích tự nhiên 505,8 km2 chiếm 30,1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất nông nghiệp là 35.666,7 ha chiếm 70,4% đất tự nhiên của vùng và 33,4% đất nông nghiệp của tỉnh. Đất đai kém màu mỡ, hầu như không được tưới phù sa, địa hình trũng lòng chảo, trước đây khi thuỷ lợi chưa được cải tạo thì sản xuất hai vụ bấp bênh, năng suất thấp. Ngày nay nhờ hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu động lực là chủ yếu, đồng ruộng đã được cải tạo, tuy vẫn còn ngập úng cục bộ nhưng trên diện hẹp, diễn ra trong thời gian ngắn. Về kinh tế, đây là vùng nông nghiệp, có tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống với thành phố Nam Định vốn là trung tâm công nghiệp dịch vụ truyền thống. - Vùng đồng bằng ven biển 1.172,2 km2 chiếm 69,9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất nông nghiệp là 70.995,4 ha chiếm 66,6% đất nông nghiệp của tỉnh. Đây là vùng địa hình bằng phẳng đất đai được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy nên rất màu mỡ. Hơn nữa do hệ thống thuỷ lợi đồng bộ khai thác những mặt thuận của chế độ thuỷ văn nên việc tưới tiêu chủ động. Ngoài ra vùng còn có 72 km2 bờ biển nên có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn. Đây cũng là vùng có truyền thống thâm canh lúa, năng suất cao, sản lượng lớn và chuyên trồng lúa đặc sản có tiềm năng suất khẩu.

doc29 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề ở một số huyện của tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan