Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì đã có rất nhiều loại sách tham khảo, sách hướng dẫn được xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức, nghệ thuật kinh doanh sao cho có hiệu quả. Nhưng trong kinh doanh thì điều đó vẫn chưa đủ mà mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng công ty mình một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có chiều sâu đủ để có thể đưa ra các chính sách tốt phản ứng trên thị trường với đối thủ cạnh tranh. Đó chính là tầm mức quan trọng của chiến lược marketing. Marketing là một trong những hoạt động quan trọng nhất thông suốt quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đây là quá trình sử dụng các công cụ nghiên cứu, hỗ trợ giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh thuận lợi nhất. Nó có mặt trong mọi giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động marketing, mục tiêu lợi nhuận, vị thế, vai trò của doanh nghiệp được bảo đảm và sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Đặc biệt, đối với may mặc là ngành công nghiệp rất lớn và mang tính toàn cầu thì việc hoạch định chiến lược marketing là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh. Chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp này chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ sau khi bán một cách hoàn hảo cho khách hàng của công ty và tạo ra được lợi thế cạnh tranh đối với các công ty kinh doanh cùng ngành.
Cũng như những quốc gia thuộc thế giới thứ ba khác, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Việt Nam. Hơn 10 năm qua, ngành may mặc nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dầu thô, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Uy tín, chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm may mặc Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với năm 2001, trong đó EU là thị trường nhập khẩu chính lượng hàng may mặc xuất khẩu của ta cùng một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành may mặc Việt Nam, công ty May Đức Giang đang từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, làm thế nào để tồn tại và giữ vững được vị trí của mình luôn là vấn đề bức bách đặt ra cho tất cả các công ty sản xuất hàng hóa may mặc trong nước và một trong những vấn đề được công ty rất quan tâm và coi trọng đó là: “Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa và nước ngoài?”.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề:
- Nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể thị trường may mặc thế giới nói chung, thị trường trong nước nói riêng, đặc biệt là liên hệ với thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty May Đức Giang. Trên cơ sở đó, cung cấp cho công ty một số dữ liệu tương đối toàn diện về thị trường may mặc hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cùng một số những quy luật đặc thù của thị trường may mặc nhằm giúp cho công ty một số điều cần thiết khi thâm nhập vào các thị trường này.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động marketing thời gian qua, nêu bật những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và những bất cập, cản trở việc tiêu thụ hàng hóa của công ty.
- Đề xuất các biện pháp, đối sách cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của công ty trong thời gian tới.
đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:
Thực trạng và giải pháp Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu ở công ty May Đức Giang.
78 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu ở công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương mở đầu
***
Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì đã có rất nhiều loại sách tham khảo, sách hướng dẫn được xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức, nghệ thuật kinh doanh sao cho có hiệu quả. Nhưng trong kinh doanh thì điều đó vẫn chưa đủ mà mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng công ty mình một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có chiều sâu đủ để có thể đưa ra các chính sách tốt phản ứng trên thị trường với đối thủ cạnh tranh. Đó chính là tầm mức quan trọng của chiến lược marketing. Marketing là một trong những hoạt động quan trọng nhất thông suốt quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đây là quá trình sử dụng các công cụ nghiên cứu, hỗ trợ giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh thuận lợi nhất. Nó có mặt trong mọi giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động marketing, mục tiêu lợi nhuận, vị thế, vai trò của doanh nghiệp được bảo đảm và sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Đặc biệt, đối với may mặc là ngành công nghiệp rất lớn và mang tính toàn cầu thì việc hoạch định chiến lược marketing là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh. Chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp này chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ sau khi bán một cách hoàn hảo cho khách hàng của công ty và tạo ra được lợi thế cạnh tranh đối với các công ty kinh doanh cùng ngành.
Cũng như những quốc gia thuộc thế giới thứ ba khác, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Việt Nam. Hơn 10 năm qua, ngành may mặc nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dầu thô, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Uy tín, chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm may mặc Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với năm 2001, trong đó EU là thị trường nhập khẩu chính lượng hàng may mặc xuất khẩu của ta cùng một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga...
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành may mặc Việt Nam, công ty May Đức Giang đang từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, làm thế nào để tồn tại và giữ vững được vị trí của mình luôn là vấn đề bức bách đặt ra cho tất cả các công ty sản xuất hàng hóa may mặc trong nước và một trong những vấn đề được công ty rất quan tâm và coi trọng đó là: “Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa và nước ngoài?”.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề:
- Nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể thị trường may mặc thế giới nói chung, thị trường trong nước nói riêng, đặc biệt là liên hệ với thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty May Đức Giang. Trên cơ sở đó, cung cấp cho công ty một số dữ liệu tương đối toàn diện về thị trường may mặc hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cùng một số những quy luật đặc thù của thị trường may mặc nhằm giúp cho công ty một số điều cần thiết khi thâm nhập vào các thị trường này.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động marketing thời gian qua, nêu bật những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và những bất cập, cản trở việc tiêu thụ hàng hóa của công ty.
- Đề xuất các biện pháp, đối sách cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của công ty trong thời gian tới.
đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:
Thực trạng và giải pháp Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu ở công ty May Đức Giang.
Ngoài chương mở đầu và phần kết luận, nội dung của chuyên đề này được trình bày trong 3 chương:
Chương một : Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty May
Đức Giang.
Chương hai : Thực trạng tình hình hoạt động marketing tại công ty
May Đức Giang.
Chương ba : Giải pháp marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản
phẩm chủ yếu ở công ty May Đức Giang.
Chương một: NGHIÊN CứU HOạT ĐộNG KINH DOANH CủA CÔNG TY MAY ĐứC GIANG
I. Nghiên cứu thị trường may Việt Nam và thế giới:
1. Quy mô thị trường:
May mặc là nhu cầu cơ bản và thiết yếu của con người và khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu này cũng ngày càng đa dạng, phong phú và có thể nói là phức tạp hơn. Sản phẩm may mặc từ lâu không những chỉ mang tính chất che chở, bảo vệ cơ thể con người mà nó còn có một giá trị thẩm mỹ quan trọng là làm đẹp cho con người, thể hiện được cá tính, sở thích, tâm lý, trình độ của mỗi người. Ngành may mặc với đòi hỏi đặt ra là phải thoả mãn nhu cầu của toàn xã hội. Chính vì vậy xét về mặt quy mô, ngành may mặc luôn luôn có một nhu cầu rất lớn trong cả hiện tại cũng như trong tương lai.
Theo tài liệu thống kê được, dân số Việt Nam hiện nay là hơn 80 triệu người và do nhu cầu của người dân ngày càng cao nên đây là một thị trường đầy tiềm năng và có sức mua rất lớn đối với các sản phẩm may mặc. Trên thực tế thì thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đang có tốc độ tăng ổn định điều đó cũng có nghĩa là số tiền đầu tư cho việc mua sắm tiêu dùng cá nhân sẽ ngày càng cao. Mặt khác, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như những nỗ lực trong kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp may mặc nhằm phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng chúng ta có thể dự đoán rằng thị trường may mặc trong nước sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Thị trường may mặc thế giới với dân số tính đến nay là hơn 6 tỷ người chứa đựng những nhu cầu cần thiết hết sức phong phú và đa dạng song lại hợp tác chặt chẽ với nhau thành trung tâm, khu vựu kinh tế khác nhau. Quy luật kinh tế diễn ra trên thị trường thế giới có ảnh hưởng trực tiếp đến mặt hàng may mặc, hình thành khu vực rõ rệt với đặc điểm vận động và phát triển, chi phối hoạt động của mọi quốc gia thành viên. Thị trường may mặc thế giới mang nặng tính chất theo mùa vụ, mang nặng tính dân tộc và đòi hỏi của thị trường, của khách hàng về chất lượng sản phẩm cao vì nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Xu hướng chung là chi tiêu cho nhu cầu may mặc ngày một tăng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân. Nguyên nhân do thu nhập đầu người ở tất cả các khu vực trên thế giới đều tăng, mức sống người dân được nâng cao, đặc biệt là các khu vực thị trường lớn như thị trường châu Âu, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ…Qua tìm hiểu thực tế tại công ty cũng như qua sách báo của ngành dệt may thì tình hình thị trường may mặc thế giới hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, một số khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến có sự thay đổi trong cách ăn mặc và ngày càng có yêu cầu cao về chất liệu, màu sắc, mẫu mốt thời trang, nhiều khu vực thị trường ngày càng trở nên khó tính, đòi hỏi về các kiểu dáng, chất lượng và hình thành nên các hàng rào tiêu chuẩn sản phẩm khi thâm thập vào khu vực thị trường. Nhưng xét về mặt quy mô của thị trường thì đây là một thị trường vô cùng lớn còn rất nhiều tiềm năng mà tất cả các mọi doanh nghiệp may mặc trên toàn thế giới đều muốn chiếm lĩnh.
2. Đặc điểm - đoạn thị trường:
2.1 Thị trường trong nước:
Thị trường trong nước tuy rộng lớn và có sức mua cao nhưng đây cũng là thị trường có môi trường cạnh tranh khá quyết liệt. Các công ty đều là những doanh nghiệp có bề dầy mấy chục năm, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường như công ty May 10, công ty May Thăng Long, công ty May Việt Tiến…Trong đó nổi bật là công ty May 10 với mặt hàng truyền thống là áo sơ mi xuất khẩu, quần Âu. Hiện nay các cửa hàng, đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các công ty này có mặt trên khắp cả nước, hơn nữa phần lớn các công ty đều có bề dày gần 60 năm sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường. Bên cạch những thuận lợi đó, các công ty cũng gặp không ít khó khăn do số lượng sản phẩm sản xuất ra còn ở mức khiêm tốn, sản phẩm chưa đa dạng, chưa bao phủ được nhu cầu của mọi lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội. Do vậy, ở một vài năm trước sản phẩm may mặc của một số công ty chủ yếu là may gia công xuất khẩu, hàng hoá cung cấp cho thị trường nội địa rất ít thường là những sản phẩm xuất khẩu tồn dư với mẫu mã, kích thước, kích cỡ không phù hợp với người tiêu dùng trong nước nên gây thị hiếu không tốt đối với người tiêu dùng. Nhưng những năm gần đây, thị trường nội địa đã tiêu thụ khá lớn số lượng hàng hoá do sản phẩm của các công ty đã được cải tiến mẫu mã, thị hiếu, giá cả phù hợp, kích cỡ đo theo khổ người tiêu dùng trong nước. Nhìn chung thị hiếu về may mặc của người tiêu dùng trong nước là khá đa dạng nên rất khó tìm hiểu kỹ để đáp ứng. Khách hàng khi đi mua hàng thường có tâm lý lựa chọn sản phẩm rất kỹ, quan sát các khách hàng cùng mua để tìm điểm chung hoặc là tìm đến khả năng tư vấn, khả năng thuyết phục khách hàng của nhân viên bán hàng. Vì vậy, hiện nay các công ty may mặc trong và ngoài nước đang đẩy mạnh tốc độ chuyển giao công nghệ nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh đối với các công ty trong ngành. Điều này cho thấy đòi hỏi của thị trường ngày một khắt khe hơn khiến các doanh nghiệp cần phải chủ động đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Cũng cần phải nhận thấy rằng trong những năm qua, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn do biến động tiền tệ ở khu vực dẫn đến giá cả ở các thị trường giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp dần ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước phục vụ cho sản phẩm may mặc cao cấp vẫn chưa đáp ứng được, nguồn nguyên liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và tư nhân khi đầu tư mua nguyên vật liệu. Trong khi đó nhiều công ty với trang thiết bị còn lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân còn yếu. Theo như định giá tay nghề thì tay nghề của công nhân ngành may Việt Nam hiện nay vào khoảng 3,5/7 so với thế giới. Điều này cho thấy thị trường trong nước chất lượng sản phẩm còn thấp do vậy nhu cầu về sản phẩm cao cấp còn bỏ ngỏ khá lớn, các doanh nghiệp lại tuỳ tiện hạ giá dẫn đến thiệt hại cho toàn ngành may. Mặt khác, hàng ngoại nhập, hàng Trung Quốc, hàng nhập lậu tương đối nhiều, các loại quần áo dành cho trẻ em còn rất ít…Vì vậy, theo đánh giá tiềm năng phát triển và hội nhập của may mặc nước nhà không phải là nhỏ mà trong tương lai các công ty may mặc Việt Nam cần chủ động đưa ra biện pháp mạnh mẽ, hữu hiệu khắc phục những khó khăn để khai thác và mở rộng thị trường này.
2.2 Thị trường thế giới:
Trong những năm qua, ngành may mặc nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực (chỉ đứng sau dầu thô), tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, chất lượng các sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá tốt trên thị trường thế giới. Phát huy lợi thế đó, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với năm 2001. Và theo nguồn số liệu của trung tâm thông tin thương mại(VTIC)–Bộ Thương mại, tính đến hết Quý I/2003 tình hình xuất khẩu hàng may mặc của ta đã đạt được khoảng 850156921 USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó EU là thị trường nhập khẩu chính chiếm khoảng 40% lượng hàng may mặc xuất khẩu của ta cùng một số nước khác như Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Cộng Hòa Séc…
2.2.1 Liên minh châu Âu:
Liên minh châu Âu (EU) là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô, mỗi năm GDP đạt gần 9000 tỉ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp hợp lý, tăng trưởng ổn định, GDP dao động ở mức trên dưới 2,5% năm, lạm phát trung bình ở mức 1,6 - 1,8% năm mà còn là nơi có đồng tiền mạnh (đồng EURO) có khả năng chuyển đổi toàn thế giới và có sức cạnh tranh tương đương với đồng USD. EU với số dân 386 triệu người chiếm 6% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất thế giới và là thành viên chủ chốt của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thị trường EU là thị trường có tiềm năng, tính cạnh tranh cao, mức độ tiêu dùng rất lớn, giá cả hợp lý nhưng tính chọn lọc cũng rất khắt khe, đặc biệt là đối với hàng may mặc. Tuy nhiên, đây là một thị trường có hạn ngạch nên khả năng xuất khẩu của các công ty nước ngoài vào thị trường này bị hạn chế nhưng nhìn chung nhu cầu tiêu dùng vẫn là tìm kiếm những thị trường có mặt hàng rẻ, đẹp và đảm bảo chất lượng. EU là một thị trường quan trọng của ngành may mặc Việt Nam, hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại nhưng việc xuất khẩu hàng hoá may mặc vào thị trường châu Âu không phải là dễ. Lý do, đây là một thị trường rộng lớn với nhiều điểm khác biệt về thị hiếu tiêu dùng, về tập quán kinh doanh và phương thức tổ chức phân phối đối với mỗi nước thành viên nên để thâm nhập vào thị trường này đòi hỏi phải có những kênh phân phối riêng biệt, thích ứng với cơ cấu của hệ thống phân phối của mỗi nước thành viên cũng như phù hợp với đặc điểm của sản phẩm xuất khẩu.
Kể từ khi hiệp định buôn bán hàng Dệt May giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992, ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, tăng trưởng nhanh chóng. Hàng năm, EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong đó chỉ khoảng 10 - 15% là tiêu dùng còn lại 85 - 90% là sử dụng theo mốt. Hiện nay, EU đang tăng cường nhập khẩu quần áo ngoài EU do giá cả hàng may mặc ở các thị trường này thật sự cạnh tranh. Nhu cầu thì rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội xuất khẩu vào thị trường này.
2.2.2 Thị trường Đông Âu:
Đây là thị trường có tới 370 triệu dân, gồm các nước thuộc Liên Xô cũ và một số nước khác. Thị trường này sau khi Liên Xô tan dã thì kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vào thị trường này giảm hẳn hoặc là xuất khẩu cầm chừng. Nhưng trong những năm gần đây kinh tế phát triển khá ổn định nên nhu cầu về các sản phẩm may mặc cũng tăng. Thị trường này có đặc điểm là thị hiếu của người tiêu dùng không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả và có thể coi là một thị trường dễ tính. Mặt khác, đây là bạn hàng cũ của các công ty sản xuất và xuất khẩu may mặc ở Việt Nam. Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của ta thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như quan hệ làm ăn, mở văn phòng đại diện, chi nhánh của các công ty để ký hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh khá ổn định, các chính sách hỗ trợ phát triển hợp lý là một trong những lý do thúc đẩy quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
2.2.3 Thị trường Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới với tổng mức nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2002 đạt 1590480 tỷ USD trong đó nhập khẩu hàng hóa đạt 1286123 tỷ USD và dịch vụ là 304357 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trong năm 2001 và 2002 lần lượt là 13,7% và 12,4%. Một điểm nổi bật là Hoa Kỳ là nước nhập siêu hàng hóa và mức nhập siêu lớn nhất của Hoa Kỳ là nhập khẩu từ Mêhicô, Nhật Bản và Trung quốc.
Theo thống kê của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt và hàng may mặc. Nếu gộp các loại hàng dệt và hàng may mặc thì trong năm 2002 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 65 tỷ USD, chiếm 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Còn đối với các nước xuất khẩu thì thị trường Hoa Kỳ là khá sáng sủa, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của nước này liên tục tăng trong những năm qua. Nói chung, thị trường Hoa Kỳ chiếm phần nhập khẩu cao trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng lượng hàng nhập khẩu may mặc trên toàn thế giới.
Là thị trường có nhu cầu về hàng may mặc đa dạng, khổng lồ và lớn nhất trên thế giới. Mặt hàng nhập khẩu vào thị trường này phong phú và đa dạng từ hàng phổ thông đến hàng cao cấp, chủ yếu nhập từ châu Âu và Trung Quốc. Là một thị trường hấp dẫn đối với những nước xuất khẩu hàng may mặc với số dân khoảng 280 triệu người, 75% dân số sống ở thành thị, thu nhập quốc dân trên đầu người cao, do vậy sức mua rất lớn. Người Mỹ rất chuộng mua sắm và tiêu dùng, và trở thành một nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Họ có tâm lý là càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất tăng trưởng, do đó nền kinh tế phát triển. Ngày nay, tâm lý này có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới.
Đặc điểm thị trường này là dễ tính với hàng may mặc, hàng hoá dù chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường này vì các tầng lớp dân cư nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá và giá ở thị trường này dễ dàng hơn so với các khách hàng EU và Nhật Bản. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ nhưng rất cần sự đa dạng đặc thù và hợp thị hiếu. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Đối với những đồ dùng cá nhân như quần áo, may mặc nói chung người Mỹ thích sự giản tiện nhưng hiện đại hợp mốt. Hơn nữa, hàng hoá sản phẩm may mặc là đồ hiệu thì càng được ưa thích và được mua nhiều. Mặt khác, khi mua các sản phẩm may mặc nhiều người coi trọng yếu tố khác biệt, độc đáo, mọi người có thể mặc đồ gì họ thích. ở những thành phố lớn, nam giới thường mặc sơ mi đi kèm complê, nữ giới mặc váy hoặc juyp khi đi làm rất phổ biến. Về mùa đông, các loại áo măng tô, áo jacket được tiêu thụ tương đối lớn do ở Mỹ khá lạnh mà các loại áo này vừa có tính thời trang mà lại rất ấm giữ nhiệt tốt. Các phân tích cụ thể cho thấy thị hiếu của người dân Hoa Kỳ rất đa dạng do nhiều nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại. ở Hoa Kỳ, không có các lề ước tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và dần dần theo thời gian hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều này tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước châu Âu. Cũng tôn trọng chất lượng nhưng sự thay đổi luôn là yếu tố chính làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người Hoa Kỳ. Điều này giải thích tại sao hàng hoá tiêu dùng từ một số nước đang phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng ở thị trường Hoa Kỳ vì giá bán thực sự cạnh tranh trong khi điều này khó xảy ra tại châu Âu. Nói tóm lại, phân phối, giá cả và chất lượng là những yếu tố ưu tiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Hoa Kỳ.
Ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ được ký kết. Ngày8/6/2001, Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush đã chính thức trình Quốc hội Hoa Kỳ xem xét và phê chuẩn Hiệp định. Ngày10/12/2001 tại New York (Mỹ), đại diện hai Chính phủ đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định và Hiệp định Thương mại Việt nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực ; mở ra một thị trường mới với quy mô cực kỳ lớn, một cơ hội vàng cho Việt nam xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường Hoa Kỳ. Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng hóa của Việt nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), trung bình 3% (mức thuế phi tối huệ quốc trung bình đối với hàng hoá Việt Nam là 40%). Doanh nghiệp Việt nam có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và ngược lại. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng áo jacket, dệt thoi – găng tay, áo sơ mi nam nữ, hàng dệt kim, áo len, áo măng tô, quần áo các loại với chất lượng vừa phải và cao cấp…Thực tế thị trường Mỹ có nhu cầu về hàng may mặc lớn nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều sang thị trường này do sự khác biệt về tiêu chuẩn nguyên vật liệu và quy trình ráp sản phẩm.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt nam đã có sự chuẩn bị khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực nhưng gần giữa tháng 12/200