Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ XNK tại Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Hà Nội

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và đa dạng hóa nền kinh tế, Việt Nam đang vươn mình để có thể sánh vai cùng với các quốc gia trên toàn thế giới. Ngày 7/11/2006 là mốc thời gian quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, lễ ký kết ra nhập WTO làm đã thỏa mãn được sự mong mỏi của các doanh nghiệp trong việc hội nhập với nên kinh tế. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất mà trong lĩnh vực tài chính cũng có những bước thay đổi đáng kể. Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam nói chung và Chi nhánh ĐT & PT Hà Nội nói riêng cũng đã có sự chuyển mình nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ấy. Trải suốt 50 năm qua, cùng với các ngân hàng khác, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, lập được nhiều thành tích góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có thủ đô Hà Nội. Ngân hàng đã chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực về vay vốn, tài trợ XNK, ủy thác thanh toán, bảo lãnh, ngân hàng đại lý Trong lĩnh vực đại lý ngân hàng đã thiết lập quan hệ với 800 ngân hàng trên thế giới. Với nhiều phòng ban chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như: phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng thanh toán quốc tế, phòng giao dịch Tuy nhiên, hiện nay lại đang tồn tại một thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp đang cần vốn cho hoạt động XNK nhưng không biết vay vốn ở đâu, trong khi các tổ chức tín dụng bao gồm các tổ chức Tài chính và Ngân hàng lại thừa vốn mà không biết cấp cho ai. Điều này khiến cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp bỏ qua rất nhiều cơ hội kinh doanh. Đứng trước tình hình đó, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Hà Nội và cụ thể là tại phòng giao dịch số 10, dưới sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên ngân hàng và qua các kiến thức thu được trong thu được trong quá trình học tập tại trường Học viện Ngân hàng, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các nội dung của hoạt động tín dụng XNK đối với các ngân hàng thương mại và đi đến quyết định lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ XNK tại Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Hà Nội”.

docx54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ XNK tại Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và đa dạng hóa nền kinh tế, Việt Nam đang vươn mình để có thể sánh vai cùng với các quốc gia trên toàn thế giới. Ngày 7/11/2006 là mốc thời gian quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, lễ ký kết ra nhập WTO làm đã thỏa mãn được sự mong mỏi của các doanh nghiệp trong việc hội nhập với nên kinh tế. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất mà trong lĩnh vực tài chính cũng có những bước thay đổi đáng kể. Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam nói chung và Chi nhánh ĐT & PT Hà Nội nói riêng cũng đã có sự chuyển mình nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ấy. Trải suốt 50 năm qua, cùng với các ngân hàng khác, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, lập được nhiều thành tích góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có thủ đô Hà Nội. Ngân hàng đã chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực về vay vốn, tài trợ XNK, ủy thác thanh toán, bảo lãnh, ngân hàng đại lý… Trong lĩnh vực đại lý ngân hàng đã thiết lập quan hệ với 800 ngân hàng trên thế giới. Với nhiều phòng ban chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như: phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng thanh toán quốc tế, phòng giao dịch… Tuy nhiên, hiện nay lại đang tồn tại một thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp đang cần vốn cho hoạt động XNK nhưng không biết vay vốn ở đâu, trong khi các tổ chức tín dụng bao gồm các tổ chức Tài chính và Ngân hàng lại thừa vốn mà không biết cấp cho ai. Điều này khiến cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp bỏ qua rất nhiều cơ hội kinh doanh. Đứng trước tình hình đó, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Hà Nội và cụ thể là tại phòng giao dịch số 10, dưới sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên ngân hàng và qua các kiến thức thu được trong thu được trong quá trình học tập tại trường Học viện Ngân hàng, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các nội dung của hoạt động tín dụng XNK đối với các ngân hàng thương mại và đi đến quyết định lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ XNK tại Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Hà Nội”. * Mục đích nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu nội dung của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong 3 năm gần đây. * Kết cấu chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất Nhập Khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội. Chương III: Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng tài trợ Xuất Nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do khả năng còn hạn chế nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo và các bạn để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT XNK : Xuất nhập khẩu DN : Doanh nghiệp ĐT&PT : Đầu tư và Phát triển ĐT&XD : Đầu tư và Xây dựng DVKH : Dịch vụ khách hàng TCTD : Tổ chức tín dụng NHNN : Ngân hàng nhà nước XHCN : Xã hội chủ nghĩa HTX : Hợp tác xã CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Trong xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế của từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng và tác động của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài “cuộc chơi” chung. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế, tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế được phát huy, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Mặt khác, nhu cầu của nên kinh tế là rất đa dạng và không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, mà khả năng của nền sản xuất trong nước thì không thể đáp ứng đầy đủ hàng hoá và dịch cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, khả năng về tài chính và uy tín trên thị trường quốc tế lại là một rào cản rất lớn trong hoạt động của một số DN. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ tín dụng và bảo lãnh của các ngân hàng thương mại với các DN kinh doanh XNK. Nhờ các loại hình tài trợ XNK của ngân hàng mà nhu cầu về tài chính hoặc uy tín của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế được đáp ứng, mà những nhu cầu này chính là một nét đặc trưng của giao dịch quốc tế hiện đại. Vì vậy, có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ XNK là một yêu cầu tất yếu khách quan, nó gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Tín dụng tài trợ XNK tại các ngân hàng thương mại dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản sau: * Việc cho vay phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng: Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. * Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi Trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn của hợp đồng. Để tạo điều kiện cho khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn, ngân hàng đã định kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá… * Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích: Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đúng phương án sản xuất kinh doanh như đã cam kết với ngân hàng thì khoản tín dụng ngân hàng cấp mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng tiền vay. * Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo: Đây là một nguyên tắc cần thiết bởi tài sản làm đảm bảo sẽ là nguồn thu thứ 2 cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được nợ vay. Bằng cách phát mại tài sản cầm cố, thế chấp, ngân hàng có thể thu hồi được một phần vốn cho vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của ngoại thương và của hệ thống ngân hàng các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp. Nhờ đó, nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng cũng phát triển dưới nhiều hình thức, góp phần phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động XNK. Tóm lại: Tín dụng tài trợ XNK là một dịch vụ của ngân hàng thương mại hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nhà kinh doanh XNK trong hoạt động ngoại thương, nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công giao dịch thương mại quốc tế và gia tăng hiệu quả kinh tế của thương vụ, từ đó thúc đẩy quan hệ buôn bán và mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thê giới phát triển. 1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Tín dụng tài trợ XNK là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả Ngân hàng và nền kinh tế. Nhờ hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng mà tất cả các bên tham gia vào thương mại quốc tế đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này. 1.2.1. Đối với nền kinh tế. Thông qua các hình thức tín dụng tài trợ XNK của các ngân hàng thương mại, hoạt động mua bán hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục, các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Hoạt động tài trợ XNK góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và giúp ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp XNK nói riêng tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường quốc tế. Và chính sự phát triển của các doanh nghiệp là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng mà các doanh nghiệp có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Các doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân hoặc các mặt hàng phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hay giá thành còn cao. Vì vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Hoạt động tài trợ tín dụng của ngân hàng còn giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại. Tài trợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại bởi vì đây là mảng dịch vụ tạo nguồn thu phí và lãi suất lớn nhất trong số các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ như lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn)… Thêm vào đó, đây còn là hình thức cho vay nâng cao được tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán, do vậy nguồn thu để trả các khoản tài trợ của ngân hàng được ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, vì vậy mà tránh được tình trạng xoay vòng vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, vì vậy mà cũng tránh được rủi ro. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Do gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ nên kỳ hạn tài trợ thường ngắn (dưới 1 năm), vì vậy nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh được các rủi ro về thanh khoản. Thông qua việc cấp tín dụng tài trợ XNK, các ngân hàng có thể kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp được tài trợ vốn sử dụng sai mục đích, giúp cho ngân hàng tránh rủi ro tín dụng. Lợi ích quan trọng khác mà hoạt động tín dụng tài trợ XNK mang lại cho ngân hàng là không những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh XNK mà còn giúp mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, thông qua hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng thương mại còn mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên thị trường quốc tế, đây cũng là một hiệu quả cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK phát triển tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác như dịch vụ mở tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế… 1.2.3. Đối với các doanh nghiệp. Thông qua hoạt động tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng mà nhu cầu tài chính cho các thương vụ lớn của các thương nhân được đáp ứng. Trong kinh doanh quốc tế, có những thương vụ ngoại thương đòi hỏi 1 nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng mà nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng kịp thời cho nhu ccầu thanh toán hàng nhập hoặc chuẩn bị hàng xuất. Chính nhờ hoạt động tài trợ của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể thực hiện được những hợp đồng lớn này. Bên cạnh đó, hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng tăng lên nhờ có nghiệp vụ tài trợ ngoại thương. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá cả hạ hơn. Cả 2 trường hợp này đều giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tín dụng tài trợ XNK cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, giúp cho cấc sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. Nhờ có bảo lãnh của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hợp đồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó không ngừng nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 1.3. Các hình thức tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. 1.3.1. Tín dụng tài trợ nhập khẩu. Là khoản tín dụng mà ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để tiến hành nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm một số các hình thức chủ yếu sau: a. Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng anh cho các nhà nhập khẩu. - Điều kiện mở L/C tại các ngân hàng thương mại. + Phải có giấy phép kinh doanh XNK, đối với các đơn vị nhập khẩu uỷ thác phải có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. + Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu của nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do bộ thương mại cấp. + Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. + Lô hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng trên là hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng. + Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy. + Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức cho vay vốn nước ngoài được ngân hàng nhà nước phê duyệt. - Thẩm định hồ sơ mở L/C: Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C sẽ chuyển qua phòng tín dụng thẩm định: Đánh giá tình hình tài chính, tư cách pháp nhân, mặt hàng nhập khẩu trên thị trường, thẩm định tài sản thế chấp. - Quyết định mức ký quỹ mở L/C: Trên cơ sở thẩm định, ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C được xem là một hình thức bắt buộc tại ngân hàng thương mại. Ký quỹ nhằm đảm bảo khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại. +Đối tượng khách hàng: Khách hàng có uy tín với ngân hàng mức ký quỹ thấp và ngược lại. + Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích của L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng. + Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường, những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định và giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên các định mức ký quỹ L/C, ngân hàng quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản ký quỹ thanh toán L/C, theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn vị nhập uỷ thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ nộp tiền đồng để mua ngoại tệ ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ mở L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quỹ L/C là rất hạn chế. b. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập. Khi nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra chứng từ và đưa ra ý kiến thanh toán, hoặc từ chối thanh toán. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng dựa vào bộ chứng từ chứ không dựa vào hàng hoá, nên ngân hàng mở L/C phải kiểm tra chứng từ cẩn thận. Nếu chứng từ hợp lệ và phù hợp với L/C, ngân hàng sẽ thanh toán tiền ( đối với L/C trả ngay) và chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm). Đối với nhà nhập khẩu, khoảng thời gian từ khi thanh toán hàng nhập cho đến khi thu hồi được vốn là một khoảng thời gian khá dài, do dó nhà nhập khẩu cần có khoản tài trợ từ ngân hàng bằng cách vay ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu. Theo đó, trước khi nhập hàng khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh. Đồng thời, khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tài trợ. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả năng trả nợ, tài sản thế chấp của khách hàng… để từ đó quyết định cho vay hay không. c. Nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. Hiện nay các ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp và thực hiện tái bảo lãnh cho các ngân hàng khác. Các doanh nghiệp muốn vay vốn nước ngoài thì lập kế hoạch vay vốn nước ngoài đã có sự đồng ý của cơ quan chủ quản và nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được ngân hàng nhà nước phê duyệt. Khi phát sinh nhu cầu thực sự, doanh nghiệp phải lập phương án vay vốn, đã được cơ quan chủ quản đồng ý và đơn xin vay vốn nước ngoài gửi đến ngân hàng nhà nước. Hiện nay có nhiều hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc… nhưng thực tế bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ở nước ta chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của mình. Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tại các ngân hàng và tái bảo lãnh cũng ít thực hiện. Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để tài trợ cho nhà nhập khẩu vay vốn, được thực hiện dưói hình thức sau: + Phát hành thư bảo lãnh + Mở L/C trả ngay và L/C trả chậm + Ký bảo lãnh trên hối phiếu ( Bill of Exchange ) nhận nợ nước ngoài. + Ký bảo lãnh trên lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài. + Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lập nhận nợ nước ngoài. Đối với nghiệp vụ tái bảo lãnh hình thức duy nhất thực hiện là phát hành thư bảo lãnh 1.3.2. Tín dụng tài trợ xuất khẩu. Là khoản tín dụng mà ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, quá trình này bao gồm từ khâu doanh nghiệp dùng khoản vay này để tiến hành mua nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động sản xuất để phục vụ cho việc xuất khẩu cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán. Tín dụng tài trợ xuất khẩu có một số hình thức sau: a. Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, trên cơ sở hợp đồng ngoại thương đã ký kết, hoặc đơn đặt hàng. Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng, thường được áp dụng trong trường hợp Ngân hàng tài trợ là ngân hàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ và được thanh toán tại Ngân hàng. Để giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay theo đúng mục đích cho vay, ngân hàng thường thực hiện tài trợ như sau: - Khi cho vay ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất định cùng với số tiền cho vay của ngân hàng để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá sẽ làm tài sản đảm bảo để ngân hàng tiếp tục cho vay đến khi bằng 100% giá trị hàng sản xuất. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà Ngân hàng đưa ra những mức vay khác nhau. Thông thường ngân hàng cho vay khoảng 70% trị giá lô hàng xuất khẩu. - Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền. Trên hối phiếu đòi nợ, ngân hàng cho vay (ngân hàng thông báo) sẽ là người hưởng lợi trực tiếp. Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C ghi có trên tài khoản cho vay để thu nợ. - Nếu giữa ngân hàng mở L/C và ngân hàng thông báo L/C là đại lý có
Tài liệu liên quan