Không phải ngẫu nhiên mà trong ba nhân tố dẫn đến thành công là “Thiên
thời, địa lợi, nhân hoà” lại có nhân tố con người. Bởi lẽ thành công của bất kỳ tổ
chức nào cũng gắn liền với vấn đề mấu chốt là nhân sự. Mỗi con người là một cá
nhân hoàn toàn khác nhau. Do đó, không có một nguyên tắc cũng như một phép
tính chung nào cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, quản trị nhân sự là một lĩnh vực
khó khăn và phức tạp bao gồm nhiều vấn đề mà muốn nắm bắt phải có nghệ thuật
của sự khéo léo và tinh tế bên cạnh vốn kiến thức kết hợp từ nhiều chuyên ngành
khác nhau.
Nền kinh tế Việt Nam liên tục chuyển mình và gặt hái được nhiều thành công,
sau sự kiện gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế Giới WTO vào cuối năm 2006. Song một
thực tế không thể phủ nhận là thời cơ luôn đi cùng thử thách, cơ hội luôn tiềm ẩn
nguy cơ. Việc tìm ra lời giải cho bài toán nguồn nhân lực từ lâu đã khó giờ trở nên
nan giải hơn.
Mục tiêu chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010 xác định
rõ: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng
công nghiệp hóa”.
Theo thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 178 doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm và 800 doanh nghiệp có đăng ký chức năng kinh doanh
dược phẩm, trong đó khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới
hình thức văn phòng đại diện như Ấn độ, Hàn quốc, Pháp.
Hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo đ ưa
thuốc đến tận tay người dân. Cả nước có khoảng hơn 29.500 quầy bán lẻ thuốc. Chỉ
riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 3000 nhà thuốc tư nhân và Hà Nội hơn 1000
nhà thuốc tư nhân. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện trung bình mỗi thị trấn
có khoảng 1 đến 2 nhà thuốc. Quy mô kể trên của hệ thống lưu thông, phân phối
thuốc đòi hỏi một lượng nhân lực hùng hậu cho ngành.
Bên cạnh đó định hướng “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ
thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa” của đất nước đã dẫn đến nhu cầu lao
động cho ngành là rất lớn. Chính vì thế tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến
công tác quản trị nguồn nhân sự sao cho hiệu quả nhất.
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Cty CP Y - DP Vimedimex
GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh SVTH: Vương Thị Hạnh 2
Từ xuất phát điểm là Quản trị nhân sự đến thực tiễn thị trường dược phẩm tại
Việt Nam và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị nhân sự tại các
công ty cổ phần dược phẩm nên em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động Quản trị Nhân sự tại Công ty Cổ phần Y -Dược Phẩm Vimedimex ”
65 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Quản trị Nhân sự tại Công ty Cổ phần Y -Dược Phẩm Vimedimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y- DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : Th.S PHAN THỊ MỸ HẠNH
SVTH : VƯƠNG THỊ HẠNH
MSSV : 08B4010026
TP. HOÀ CHÍ MINH - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu với đề tài “Thực trạng và giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Y - Dược
phẩm Vimedimex” là của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được
thực hiện tại Công ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex, không sao chép bất kỳ
nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan
này.
TP. Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2010
Tác giả
Vương Thị Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi đến Quý Thầy Cô khoa Quản trị
Kinh doanh trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ lời cảm ơn sâu sắc vì những kiến
thức nền tảng mà em đã được trang bị trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc
biệt riêng với Thạc sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì
sự tận tình hướng dẫn của Cô.
Trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận tại Công ty Cổ phần Y - Dược
Phẩm Vimedimex. Em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo công ty cùng các anh chị
ở phòng Nhân sự và các phòng ban liên quan khác. Xin cảm ơn anh Minh Phó
phòng Nhân sự và các anh chị trong phòng đã tạo cho em cơ hội tiếp xúc thực tế
cũng như gợi ý xây dựng đề tài và cung cấp các tài liệu liên quan để em thực hiện
khóa luận này.
Kính chúc Quý thầy cô, Giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM sức khoẻ dồi dào và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
Kính chúc Công ty Cổ phần Y - Dược Phẩm Vimedimex cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên ngày càng phát triển, thành công và vững bước theo sự phát triển mạnh
mẽ của đất nước.
Vì thời gian thực hiện khóa luận có hạn cũng như vốn kiến thức mà em thâu
nhận được là hữu hạn nên đề tài khó có thể tránh khởi những thiếu sót. Do Vậy, em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô cùng bạn đọc để đề tài
này ngày càng được hoàn thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2010
Trân trọng
Vương Thị Hạnh
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2010
Giảng viên hướng dẫn
iv
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ........................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................... iv
Danh sách các hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ ................................................................. vii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... . 2
4. Nội dung kết cấu .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ...................................................... 4
1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 4
1.1.2 Mục tiêu ........................................................................................................ 4
1.1.3 Nội dung của quản trị nhân sự ....................................................................... 5
1.1.4 Ý nghĩa của quản trị nhân sự ....................................................................... 10
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị
nhân sự ..................................................................................................................... 10
1.1.6 Bầu không khí văn hóa doanh nghiệp .......................................................... 12
1.2 VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ........ 13
1.2.1 Tầm quan trọng của quản trị nhân sự .......................................................... 13
1.2.2 Vai trò về mặt chính trị xã hội ..................................................................... 14
1.2.3 Vai trò về mặt kinh tế .................................................................................. 14
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y - DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEDIMEX ........... 15
2.1.1 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển ................................................... 15
v
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động ................................................................ 15
2.1.3 Phương hướng hoạt động ............................................................................ 16
2.1.4 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 16
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm gần đây .................................... 17
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI
VIMEDIMEX ......................................................................................................... 17
2.2.1 Phân tích cơ cấu nhân sự tại Vimedimex theo số lượng ............................... 18
2.2.2 Phân tích cơ cấu nhân sư tại Vimedimex theo giới tính ............................... 19
2.2.3 Phân tích cơ cấu nhân sự tại Vimedimex theo độ tuổi ............................... 20
2.2.4 Phân tích cơ cấu nhân sự tại Vimedimex theo trình độ ................................ 21
2.2.5 Nhận xét .................................................................................................... 22
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI VIMEDIMEX ..................... 22
2.3.1 Thực trạng về công tác tuyển dụng nhân sự ................................................ 22
2.3.1.1 Bản mô tả công việc ............................................................................... 22
2.3.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng ............................................................ 23
2.3.1.3 Quy trình tuyển dụng ............................................................................. 25
2.3.1.4 Nhận xét ................................................................................................. 28
2.3.2 Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nhân sự .................................. 29
2.3.2.1 Tiếp nhận nhân viên mới ....................................................................... 29
2.3.2.2 Nguyên tắc đào tạo ................................................................................ 30
2.3.2.3 Quy trình đào tạo ................................................................................... 30
2.3.2.4 Các phương pháp đào tạo ....................................................................... 32
2.3.2.5. Nhận xét ................................................................................................. 33
2.3.3 Đánh giá về chính sách đãi ngộ nhân viên ................................................... 33
2.3.3.1 Tiền lương và tiền thưởng ...................................................................... 33
2.3.3.2 Phúc lợi .................................................................................................. 37
2.3.3.3 Phát hành cổ phần với giá ưu đãi ............................................................ 38
2.3.3.4 Điều kiện làm việc ............................................................................... 39
2.3.3.5 Bầu không khí văn hóa doanh nghiệp ..................................................... 39
2.3.3.6 Nhận xét ................................................................................................ 40
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
3.1 NHẬN XÉT ................................................................................................... 41
3.1.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 41
3.1.2 Nhược điểm và giải pháp ............................................................................ 43
vi
3.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 45
3.2.1 Đề xuất nâng cao hoạt động tuyển dụng ...................................................... 45
3.2.2 Đề xuất cải tiến công tác đào tạo và phát triển nhân sự ................................ 48
3.2.3 Một số đề xuất trong chính sách lương, thưởng cho người lao động ............ 49
3.3 KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT TÊN NỘI DUNG TRANG
01 Logo Logo công ty Vimedimex 15
02 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
từ năm 2006 - 2009
17
03 Bảng 2.2 Số lượng cán bộ nhân viên Vimedimex
từ năm 2006 - 2009
18
04 Biểu đồ 2.1 Sự gia tăng số lượng nhân viên
từ năm 2006 - 2009
18
05 Bảng 2.3 Thống kê số lượng nhân viên nam - nữ
từ năm 2006 - 2009
19
06 Biểu đồ 2.2 Tương quan giữa số lượng nam - nữ
từ năm 2006 - 2009
19
07 Bảng 2.4 Thống kê số lượng nhân viên theo độ tuổi
từ năm 2006 - 2009
20
08 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
từ năm 2006 - 2009
20
09 Bảng 2.5 Thống kê số lượng nhân viên theo trình độ
từ năm 2006 - 2009
21
10 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ
từ năm 2006 - 2009
22
11 Hình 2.1 Quy trình tuyển dụng nhân sự
tại Vimedimex
26
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Cty CP Y - DP Vimedimex
GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh SVTH: Vương Thị Hạnh
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà trong ba nhân tố dẫn đến thành công là “Thiên
thời, địa lợi, nhân hoà” lại có nhân tố con người. Bởi lẽ thành công của bất kỳ tổ
chức nào cũng gắn liền với vấn đề mấu chốt là nhân sự. Mỗi con người là một cá
nhân hoàn toàn khác nhau. Do đó, không có một nguyên tắc cũng như một phép
tính chung nào cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, quản trị nhân sự là một lĩnh vực
khó khăn và phức tạp bao gồm nhiều vấn đề mà muốn nắm bắt phải có nghệ thuật
của sự khéo léo và tinh tế bên cạnh vốn kiến thức kết hợp từ nhiều chuyên ngành
khác nhau.
Nền kinh tế Việt Nam liên tục chuyển mình và gặt hái được nhiều thành công,
sau sự kiện gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế Giới WTO vào cuối năm 2006. Song một
thực tế không thể phủ nhận là thời cơ luôn đi cùng thử thách, cơ hội luôn tiềm ẩn
nguy cơ. Việc tìm ra lời giải cho bài toán nguồn nhân lực từ lâu đã khó giờ trở nên
nan giải hơn.
Mục tiêu chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010 xác định
rõ: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng
công nghiệp hóa”.
Theo thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 178 doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm và 800 doanh nghiệp có đăng ký chức năng kinh doanh
dược phẩm, trong đó khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới
hình thức văn phòng đại diện như Ấn độ, Hàn quốc, Pháp.
Hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa
thuốc đến tận tay người dân. Cả nước có khoảng hơn 29.500 quầy bán lẻ thuốc. Chỉ
riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 3000 nhà thuốc tư nhân và Hà Nội hơn 1000
nhà thuốc tư nhân. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện trung bình mỗi thị trấn
có khoảng 1 đến 2 nhà thuốc. Quy mô kể trên của hệ thống lưu thông, phân phối
thuốc đòi hỏi một lượng nhân lực hùng hậu cho ngành.
Bên cạnh đó định hướng “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ
thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa” của đất nước đã dẫn đến nhu cầu lao
động cho ngành là rất lớn. Chính vì thế tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến
công tác quản trị nguồn nhân sự sao cho hiệu quả nhất.
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Cty CP Y - DP Vimedimex
GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh SVTH: Vương Thị Hạnh
2
Từ xuất phát điểm là Quản trị nhân sự đến thực tiễn thị trường dược phẩm tại
Việt Nam và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị nhân sự tại các
công ty cổ phần dược phẩm nên em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động Quản trị Nhân sự tại Công ty Cổ phần Y -
Dược Phẩm Vimedimex ”.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Thách thức đặt ra cho những người làm công tác nhân sự là làm thế nào để
tuyển được đúng người, đặt vào đúng vị trí để họ phát huy hết khả năng của mình,
đồng thời trên cơ sở đó tìm kiếm, bồi dưỡng kỹ năng cũng như tìm hiểu nhu cầu,
mong muốn của người lao động nhằm đáp ứng và cũng cố lòng trung thành của họ
sao cho hiệu quả lao động mà họ mang lại là lớn nhất. Giải quyết tốt vấn đề nhân sự
là cơ sở giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những thử thách của quá trình cạnh
tranh và hội nhập.
Thị trường ngành dược phẩm hiện nay vô cùng rộng lớn, mà thời gian lại có
hạn và kiến thức thu nhận được là hữu hạn. Nên em chỉ đi sâu tìm hiểu về hoạt động
Quản trị Nhân sự tại Công ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 - 2009. Thực trạng nhân sự chính là phạm vi mà đề
tài chọn để đi sâu vào nghiên cứu trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao hoạt động Quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện dựa trên những phương pháp quan sát từ thực tế,
phương pháp thu thập và phân tích thông tin, số liệu từ sách báo, internet và từ nội
bộ công ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex.
4. Nội dung kết cấu:
Ngoài lời mở đầu, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị nhân sự:
Bao gồm những lý thuyết cơ bản về Quản trị nhân sự như: định nghĩa, mục tiêu, nội
dung… đó là những vấn đề cơ bản của Quản trị nhân sự.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị nhân sự
tại Công ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex:
Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và lĩnh vực hoạt động, cơ cấu
tổ chức… đồng thời đi sâu phân tích cơ cấu nhân sự, thực trạng công tác tuyển
dụng, đào tạo, chính sách đãi ngộ tại Công ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex.
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Cty CP Y - DP Vimedimex
GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh SVTH: Vương Thị Hạnh
3
Chương 3: Nhận xét – Kiến nghị
Trên cơ sở lý luận cũng như thực tế phân tích thực trạng quản trị nhân sự tại Công
ty Cổ phần Y - Dược phẩm Vimedimex đề tài xin đưa ra một số nhận xét. Qua đó,
nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty Cổ
phần Y - Dược Phẩm Vimedimex.
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại Cty CP Y - DP Vimedimex
GVHD: ThS. Phan Thị Mỹ Hạnh SVTH: Vương Thị Hạnh
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị nhân sự, phụ thuộc vào cách thức
tiếp cận vấn đề, tuy nhiên trong chương này đề tài xin đưa ra khái niệm về quản trị
nhân sự như sau:
“Quản trị nhân sự là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng
về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được
kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên”.(1)
Không một hoạt động nào của tổ chức có thể mang lại hiệu quả nếu thiếu
“Quản trị nhân sự”. Quản trị nhân sự là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của
quản lý kinh doanh. Quản trị nhân sự thường là nguyên nhân của thành công hay
thất bại trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức sản xuất - kinh doanh nào cũng thấy
được tầm quan trọng của quản trị nhân sự. Có nơi còn chưa đặt nó thành một chính
sách, một phần tất yếu trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mình. Bởi vậy mà
ngày nay người ta thường nói nhiều về quản trị nhân sự khi nói đến một công ty, bởi
một giám đốc làm ăn thua lỗ không phải vì thiếu vốn, thiếu trang thiết bị hay mặt
bằng…mà lý do chính là người đó không có khả năng lãnh đạo và chưa được trang
bị đầy đủ kiến thức về quản trị nhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiến lược con
người.
1.1.2 Mục tiêu