Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn ở ĐBSH

Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá trị sản phẩm trong GDP có xu hướng giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi lại có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng giá trị sản phẩm thịt lợn. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng suất chăn nuôi ngày càng tăng lên, thời gian nuôi được rút ngắn, do đó lợi nhuận thu đước từ chăn nuôi đang có xu hướng tăng nhanh hơn lợi nhuận thu được từ trồng trọt. Thứ hai, mức sống của con người ngày càng tăng lên kéo theo sù thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng thức ăn, xu hướng tiêu dùng sản phẩm trồng trọt giảm đi nhanh chóng nhướng chỗ cho sản phẩm chăn nuôi. Nhu cầu về thịt trên thị trường ngày càng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thịt lợn. Hai lý do chủ yếu trên chính là động lực để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển. Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi không mới nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó lại là ngành chăn nuôi có triển vọng nhất. Nếu được đầu tư đầy đủ về vốn, công nghệ, chăn nuôi trên quy mô lớn thì hiệu quả thu được của ngành thực sự là không nhỏ, đặc biệt là đối với mức thu nhập của đại đa số hộ gia đình nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế, đồng thời nó cũng góp phần vào giải quyết một phần số lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn. Vậy thực trạng và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi lợn sẽ diễn ra như thế nào trong những năm tới. Ngành chăn nuôi lợn có thực sự là một hoạt động kinh tế tiềm năng hay không? Đó cũng chính là lý do để em mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn ở ĐBSH” trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu đề tài này nhằm vào một số những mục đích chính sau:  Làm rõ tầm quan trọng của ngành chăn nuôi lợn ĐBSH trong cơ cấu phát triển nông nghiệp của vùng.  Xem xét hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn đạt được của ĐBSH.  Đề ra phương hướng và giải pháp tác động để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH trong những năm tới. Do trình độ và thời gia có hạn, chuyên đề thực tập sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo cho ý kiến để bài viết của em thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh và các cán bộ Trung tâm Thông tin của Bộ NN & PTNT đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

doc62 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 6899 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn ở ĐBSH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu..................................................................................................1 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng...............................................................................3 I_Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta............................................................................................3 1. Khái niệm và vai trò của ngành chăn nuôi..................................3 2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam........................3 II_Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn.................... Đặc điểm thứ nhất..................................................................... Đặc điểm thứ hai....................................................................... III_Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn................... 1. Các nhân tố tự nhiên................................................................. 2. Các nhân tố kinh tế................................................................... 3. Các nhân tố xã hội.................................................................... IV_Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu kinh tế của ngành chăn nuôi lợn........................................................................................................... V_Tình hình phát triển ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam. 1.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới. 2.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam. 2.1-Việt Nam nói chung 2.2-Miền Bắc nói riêng Chương II. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. I_Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của miền Bắc Việt Nam ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn. 1.Đặc điểm tự nhiên 2.Đặc điểm kinh tế 3.Đặc điểm xã hội II_Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. 1.Qui mô và cơ cấu đàn lợn 2.Tổ chức sản xuất và thâm canh chăn nuôi lợn 2.1-Thực trạng về khâu giống 2.2-Thực trạng cơ sở thức ăn trong chăn nuôi lợn 3.Tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho lợn 4.Tình hình thực hiện quy trình sản xuất chăn nuôi lợn 5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn. 5.1-Thị trường nội địa 5.2-Thị trường thế giới 6.Hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn. Chương III. Phương hướng và giải pháp chăn nuôi lợn ở ĐBSH I_Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH đến năm 2010. 1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn đến năm 2010 2.Nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 3.Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động chăn nuôi cũng như trồng trọt khác để nâng cao hiệu quả. 4.Các hé gia đình chuyển dần sang hình thức kinh tế trang trại. II_Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH 1.Giải pháp về khâu giống. 2.Giải pháp về thức ăn. 3. Giải pháp về chuồng trại và thiết bị nuôi lợn. 4.Giải pháp để phòng trừ dịch bệnh. 5.Giải pháp cho thị trường đầu ra. 6.Giải pháp về công tác khuyến nông nghiên cứu. III.Đánh giá chung tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH KẾT LUẬN. LỜI NÓI ĐẦU Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá trị sản phẩm trong GDP có xu hướng giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi lại có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng giá trị sản phẩm thịt lợn. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng suất chăn nuôi ngày càng tăng lên, thời gian nuôi được rút ngắn, do đó lợi nhuận thu đước từ chăn nuôi đang có xu hướng tăng nhanh hơn lợi nhuận thu được từ trồng trọt. Thứ hai, mức sống của con người ngày càng tăng lên kéo theo sù thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng thức ăn, xu hướng tiêu dùng sản phẩm trồng trọt giảm đi nhanh chóng nhướng chỗ cho sản phẩm chăn nuôi. Nhu cầu về thịt trên thị trường ngày càng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thịt lợn. Hai lý do chủ yếu trên chính là động lực để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển. Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi không mới nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó lại là ngành chăn nuôi có triển vọng nhất. Nếu được đầu tư đầy đủ về vốn, công nghệ, chăn nuôi trên quy mô lớn thì hiệu quả thu được của ngành thực sự là không nhỏ, đặc biệt là đối với mức thu nhập của đại đa số hộ gia đình nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế, đồng thời nó cũng góp phần vào giải quyết một phần số lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn. Vậy thực trạng và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi lợn sẽ diễn ra như thế nào trong những năm tới. Ngành chăn nuôi lợn có thực sự là một hoạt động kinh tế tiềm năng hay không? Đó cũng chính là lý do để em mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn ở ĐBSH” trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu đề tài này nhằm vào một số những mục đích chính sau: Làm rõ tầm quan trọng của ngành chăn nuôi lợn ĐBSH trong cơ cấu phát triển nông nghiệp của vùng. Xem xét hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn đạt được của ĐBSH. Đề ra phương hướng và giải pháp tác động để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH trong những năm tới. Do trình độ và thời gia có hạn, chuyên đề thực tập sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo cho ý kiến để bài viết của em thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh và các cán bộ Trung tâm Thông tin của Bộ NN & PTNT đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NÓI CHUNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN NÓI RIÊNG. I_VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI NÓI CHUNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN NÓI RIÊNG Ở NƯỚC TA. 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI. 1.1. Khái niệm: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. 1.2. Vai trò của ngành chăn nuôi: Thứ nhất, ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 1990-2001, giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm đến 17-20% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, chiếm 5% tổng thu nhập quốc nội. Tình hình này được thể hiện qua bảng sau: Bảng . Tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp , 1990-2001 Năm 1990 95 96 97 98 99 2000 2001 % chăn nuôi trong NN 17,9 18,9 19,3 19,7 19,3 18,3 19,7 16,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên Giám Thống Kê hàng năm Tổng Cục Thống kê, Tình hình Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2001 Trong những năm tới, chăn nuôi vẫn là một trong những ngành nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. Thứ hai, chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Thứ ba, ngành chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam. Điều này dùa trên quan điểm cho rằng chăn nuôi là hợp phần quan trọng trong việc đa dạng hoá nguồn thu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Với Ýt triển vọng về tăng sản lượng lúa và sự biến động nhu cầu tiêu dùng cả ở thị trường trong nước và ngoài nước, khu vực chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến lược phát triển nông nghiệp. Trước tiên sản phẩm chăn nuôi (đối với các loại động vật có vòng đời ngắn như lợn và gia cầm), đặc biệt là trong bối cảnh đặc tính của cơ cấu nền nông nghiệp là sản xuất qui mô nhỏ tạo thu nhập bình quân trên 1 ha lớn hơn trồng trọt. Thứ tư, phát triển chăn nuôi sẽ phụ thuộc vào một số các ngành kinh tế có qui mô lớn như chế biến và thức ăn công nghiệp, điều này tạo điều kiện cho sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực sản xuất hàng hoá quy mô lớn với các hộ sản xuất nhỏ, điều này có thể dẫn tới biến đổi lớn tới thu nhập dân cư nông thôn. Thứ năm, chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu, góp phần đáng kể vào việc cải thiện thành phần dinh dưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào chế độ ăn uống và giúp xoá bỏ tình trạng suy dinh dưỡng cho con người . Thứ sáu, ngành chăn nuôi góp một phần lớn đến thu nhập bằng tiền mặt cho các nông hộ đồng thời giải quyết số lao động thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam. 2. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM. Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt lợn chiếm 76% sản lượng thịt hơi các loại. Sản phẩm thịt lợn là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu đối với người Việt Nam ta, nó đã trở thành loại thức ăn phổ biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trường như thịt bò, thịt trâu, thịt gà, tôm , cua .v.v…Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn Việt Nam. Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong số các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn là hoạt động chính để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas từ chăn nuôi lợn. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN. Chăn nuôi lợn là một ngành quan trọng của ngành chăn nuôi, nên bên cạnh những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn còn có những đặc điểm riêng đặc thù cần chú ý. 1. ĐẶC ĐIỂM THỨ NHẤT Lợn là loại gia súc ăn tạp, tuy vậy để tồn tại, chúng vẫn luôn luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng chúng có nằm trong quá trình sản xuất hay không? Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất hai vấn đề. Một là, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn lợn phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn lợn này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên không cân đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát triển của đàn lợn. Hai là, phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ sở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải, lùa chọn phương hướng đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi. 2. ĐẶC ĐIỂM THỨ HAI Chăn nuôi lợn có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện hai phương thức chăn nuôi lợn khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên và phương thức chăn nuôi công nghiệp. Chăn nuôi theo phương thức tự nhiên là phương thức phát triển chăn nuôi lợn có từ lâu đời, cơ sở thực hiện của phương thức này là dùa vào nguồn thức ăn sẵn có hoặc dư thừa và lao động nhàn rỗi với quy mô chăn nuôi nhỏ. Trong chăn nuôi lợn theo phương thức tự nhiên, người nuôi chủ yếu sử dụng các giống lợn địa phương, lợn nội vốn dĩ đã thích hợp với môi trường sống và điều kiện thức ăn sẵn có. Phương thức chăn nuôi yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về kỹ thuật song năng suất sản phẩm cũng thấp, chất lượng sản phẩm mang nhiều đặc tính tự nhiên nên cũng dễ được ưa chuộng. Do vậy, hiện nay nhiều vùng ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn còn ưa chuộng hình thức này. Chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp là phương thức hoàn toàn đối lập với phương thức chăn nuôi tự nhiên. Phương châm cơ bản của phương thức này là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích luỹ năng lượng, tăng khối lượng và năng suất nhằm mục đích tối đa về lợi nhuận. Hình thức chăn nuôi lợn công nghiệp tĩnh tại bằng cách nhốt trong chuồng trại với quy mô nhỏ nhất có thể để tăng được số đầu con trên một đơn vị diện tích chuồng trại và giảm tối thiểu sự vận động của vật nuôi để tiết kiệm tiêu hao năng lượng. Thức ăn cho chăn nuôi lợn công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để chúng có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu chu kỳ chăn nuôi ngắn nhất. Phương thức này đầu tư thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện của tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm lợn chăn nuôi công nghiệp thường khác xa nhiều so với sản phẩm lợn được nuôi tự nhiên kể cả về mặt dinh dưỡng và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp vẫn là một phương thức được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra sù thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng thịt cho xã hội. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN. 1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN Việc phát triển chăn nuôi lợn phải được dùa trên những điều kiện thuận lợi về thời tiết khí hậu. Nếu thời tiết khí hậu, điều kiện môi trường quá khắc nghiệt thì hoạt động chăn nuôi lợn cũng không thể phát triển được. Bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi lợn còn do nhân tố đất đai tác động vào. Tỷ lệ đất canh tác/người thấp sẽ tác động làm cho hoạt động chăn nuôi lợn tăng lên . 2. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ 2.1. Vốn Nguồn vốn ảnh hưởng việc phát triển chăn nuôi lợn như một yếu tố quyết định. Không có vốn, hoặc vốn Ýt thì hoạt động chăn nuôi lợn chỉ dừng lại ở hình thức nuôi tận dụng, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu của chính mình hoặc như một hình thức tiết kiệm của người sản xuất. Nếu được đầu tư vốn, chăn nuôi lợn sẽ được mở rộng về quy mô và đi vào nâng cao chất lượng như nuôi theo đàn lớn hoặc tổ chức thành các trang trại chăn nuôi. 2.2. Khoa học công nghệ Khoa học công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong việc phát triển chăn nuôi lợn. Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu chăn nuôi sẽ làm cho ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành công nghiệp chăn nuôi thực sự. Sản phẩm thịt lợn sẽ được nâng cao cả về số lượng và chất lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng cho người tiêu dùng, không chỉ là người tiêu dùng trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. 3. CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI 3.1.Tập quán sản xuất Tập quán sản xuất là cách thức nuôi lợn đã được hình thành từ rất lâu trong một cộng đồng người, một vùng, một lãnh thổ. Những tập quán khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển chăn nuôi lợn. Ở những nơi nuôi lợn theo hình thức thả rông, nuôi để tận dụng thức ăn thừa thì hoạt động chăn nuôi lợn không phát triển, sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho chính họ hoặc bán với số lượng không đáng kể. Nhưng ở những nơi nuôi theo quy mô lớn và trang trại với sự đầu tư về khoa học công nghệ sẽ cho phép phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi lợn, mục đích đầu tiên của người sản xuất là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận. 3.2. Nguồn lao động Chăn nuôi lợn là một công việc không vất vả lắm, có thể tận dụng thức ăn và lao động thừa. Do vậy ở những nơi lao động nhàn rỗi nhiều hơn thì hoạt động chăn nuôi lợn cũng phát triển hơn những vùng Ýt lao động nhàn rỗi. Chính vì có sự ảnh hưởng của yếu tố này mà ta thấy hoạt động chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung ở những vùng nông thôn, chứ ở các thành phố thì rất Ýt. 3.3. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên thị trường Dù chăn nuôi dưới hình thức nào thì mục đích chủ yếu của người chăn nuôi lợn cũng là để bán, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, vì thế nó cũng có sự biến động tương ứng theo sự biến động của thị trường. Khi nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tăng lên, hoặc các chủng loại sản phẩm chế biến từ thịt lợn ngày đa dạng hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nếu nhu cầu thị trường về các sản phẩm thay thế như thịt trâu, thịt bò, thịt gà... tăng lên thì cầu về thịt lợn sẽ Ýt đi, theo đó hoạt động chăn nuôi lợn sẽ giảm đi đáng kể và ngược lại. 3.4.Giá cả thịt lợn trên thị trường Giá cả cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn. Giá thịt lợn trên thị trường cao và lợi nhuận thu được lớn sẽ là yếu tố kích thích phát triển chăn nuôi lợn một cách nhanh chóng và ngược lại. IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU KINH TẾ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN. Cũng như trong trồng trọt, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phải sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn tính trên 1 đơn vị diện tích dành cho chăn nuôi lợn. - Giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn tính cho 1 lao động, 1 ngày công, 1 đồng chi phí chăn nuôi lợn. - Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn tính cho 1 lao động, 1 ngày công, 1 đồng chi phí chăn nuôi lợn. - Năng suất của lợn. - Giá thành sản phẩm thịt lợn. Các chỉ tiêu trên được tính trên cơ sở sử dụng số liệu của nhiều năm để kết qủa thêm chính xác và thấy rõ được xu hướng biến động của các chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi. V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THẾ GIỚI. Chăn nuôi lợn cũng là một ngành sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp của thế giới. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn trên toàn cầu là rất lớn nên hoạt động chăn nuôi lợn ngày càng phát triển ở hầu hết các quốc gia, các nước chăn nuôi lợn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2002, sản lượng thịt lợn của thế giới tiếp tục tăng 1,8% so với năm 2001. Trung Quốc vẫn là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, chiếm gần 51% tổng sản lượng toàn cầu, kế đó là EU chiếm 21% và Mỹ 10,2%. Mậu dịch thịt lợn toàn cầu năm 2002 là 3,7 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước. Liên minh Châu Âu là khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, năm 2002 đạt 1,3 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2001. Canada đứng thứ hai về xuất khẩu thịt lợn với750.000 tấn trong năm 2002. Tiếp theo Mỹ hiện là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thịt lợn đạt 674.000 tấn. Brazil là nước xuất khẩu thịt lợn đứng thứ 4 trên thế giới. Hiện nay Nhật Bản là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, đạt 1,07 triệu tấn năm 2002. Tiếp đến là Nga với 630.000 tấn, tăng 15% so với năm 2001, trong đó EU là khu vực xuất khẩu chính. Mỹ đứng thứ 3 về nhập khẩu thịt lợn, khoảng 435.000 tấn, nhập từ Canada là chủ yếu. Thứ 4 là Mehico, khoảng 315.000 tấn, tăng 7% so với năm 2001, chủ yếu là nhập từ Mỹ. Hồng Kông là nước đứng thứ 5 thế giới về nhập khẩu thịt lợn, đạt 280.000 tấn, tăng 8% so với năm trước.(T.Hải “Tiển vọng thị trường thịt lợn thế giới năm 2002. báo Ngoại thương số 18, 2002” Như vậy ta có thể thấy tình hình thị trường thịt lợn trên thế giới đang phát triển hết sức sôi động, thị hiếu của người tiêu dùng đã thay đổi từ dùng thịt tươi sống sang thịt ướp lạnh với các loại hình sản phẩm được chế biến đa dạng và phong phú. Hình thức chăn nuôi lợn trên thế giới hiện nay chủ yếu là chăn nuôi công nghiệp theo quy mô trang trại lớn được đầu tư đầy đủ về vốn và khoa học công nghệ nhằm sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của con người trên toàn thế giới. 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM. 2.1.Việt Nam nói chung Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hầu hết các vùng của Việt Nam đều phát triển loại hình chăn nuôi lợn. Thịt lợn vẫn là loại thịt được ưa chuộng nhất so với các loại thịt gia súc và gia cầm khác như trâu, bò, gà...Giai đoạn 1991-2002, tỷ trọng thịt lợn luôn tăng trong khi tỷ trọng thtị gia cầm, trâu, bò đều giảm đi. Đến năm 2002, thịt lợn chiếm 77% trong cơ cấu tiêu dùngthịt của Việt Nam, gia cầm 15,8%, trâu 2,4%, bò 4,8%. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng
Tài liệu liên quan