Chuyên đề Tiếp cận phương pháp TCM để đánh giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường

Như chúng ta đều biết : môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đối với cá thể con người cũng như đối với cả xã hội loài người môi trường có ba chức năng cơ bản như sau: Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, bao gồm tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng. Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình. Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên. Môi trường là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái về tinh thần, thư thái về các nhu cầu tâm lý. Chính vì vậy môi trường có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh tế. Môi trường và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển: môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết như tài nguyên làm đầu vào cho các hoạt động kinh tế giúp kinh tế ngày càng mở rộng, lớn mạnh, còn kinh tế quay lại cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường, cho các quỹ hoạt động vì môi trường giúp môi trường được cải thiện. vì vậy chúng ta phải coi trọng và phát triển cả kinh tế lẫn môi trường. nhưng cho đến nay ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển người ta vẫn chú trọng phát triển kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trường, người ta lạm dụng môi trường, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, không quan tâm đến các vấn đề xử lý chất thải, nước thải Dân Việt Nam có câu:” rừng vàng biển bạc” vì thế người ta chỉ tập trung khai thác không quan tâm đến vấn đề khai thác hay bảo tồn dẫn đến tài nguyên cạn kiệt. Chúng ta đã phải nhập khẩu cả những mặt hàng được coi là thế mạnh như than , diện tích rừng che phủ bị suy giảm trầm trọng ( trước kia khoảng hơn 50%, hầu hết là rừng nguyên sinh nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 28 – 32 % chủ yếu là rừng trồng). còn chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng, ô nhiễm đất, nước, không khí ngày càng diễn ra trên quy mô rộng hơn và chúng ta chưa có quy chế nghiêm để xử lý như vụ Vedan, Miwon Nguyên nhân một phần do môi trường chưa được định giá đúng trên thị trường. Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại cấp bách như hiện nay, các công ước về bảo vệ môi trường lần lượt ra đời, các quỹ, các tổ chức hoạt động vì môi trường ngày càng phát triển mạnh. Người ta quan tâm đến phát triển sạch, thích đi du lịch ở những nơi có chất lượng môi trường tốt đặc biệt là những nơi có cảnh quan tự nhiên chính vì vậy hoạt động du lịch sinh thái rất phát triển , du lịch sinh thái phát triển mạnh ở những khu vực có rừng tự nhiên. Một trong những giá trị cơ bản của rừng là tạo cảnh quan môi trường đẹp đẽ để con người có thể đến thưởng ngoạn. Khi chúng ta đến một khu rừng để giải trí là chúng ta mong muốn nhận được sự thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, lo âu . và điều đó có nghĩa là rừng đã mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Tuy nhiên giá trị này không được thể hiện trên thị trường và để đánh giá chúng ta có thể sử dụng thị trường thay thế thông qua quan sát sự sẵn lòng chi trả cho tiêu dùng dịch vụ môi trường. Một trong những phương pháp truyền thống dựa trên thị trường thay thế là phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method). Việc nghiên cứu giá trị cảnh quan của khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan của khu vực. Nó cũng giúp các nhà quản lý và chủ đầu tư hiểu và có biện pháp đầu tư tôn tạo cảnh quan ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của du khách

doc75 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiếp cận phương pháp TCM để đánh giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BV Bequest Value Giá trị tồn tại DUV Direct Use Value Phương pháp chi phí du lịch cá nhân EXV Exit Value Giá trị tồn tại ITCM Individual Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịch cá nhân IDUV Indirect Use Value Giá trị sử dụng gián tiếp NUV Non Use Value Giá trị phi sử dụng OV Option Value Giá trị tùy chọn TEV Total Economics Value Tổng giá trị kinh tế TCM Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịch UV Use Value Giá trị sử dụng WTP Willingness to Pay Bằng lòng chi trả ZTCM Zonal Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịch theo vùng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG CHUYÊN ĐỀ Bảng Tên Trang 2.1 Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình trong các năm 35 2.2 Lượng khách đến Thung lũng tình yêu qua các năm 37 2.3 Doanh thu từ hoạt động du lịch 39 3.1 Phân loại khách du lịch 48 3.2 Tổng hợp một số đặc điểm về kinh tế-xã hội của du khách quốc tế. 49 3.3 Một số đặc điểm chính của du khách. 51 3.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách nội địa 52 3.5 Mục đích của du khách tới Thung lũng tình yêu. 54 3.6 Các hoạt động ưa thích của du khách. 55 3.7 Những điểm làm du khách chưa hài lòng 56 3.8 Phân vùng du khách 58 3.9 Chi phí đi lại của du khách. 60 3.10 Chi phí thời gian của du khách. 62 3.11 Tổng hợp chi phí ăn ở của du khách. 64 3.12 Tổng hợp chi phí tham quan theo vùng 65 3.13 Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát. 66 3.14 Kết quả hồi quy hàm cầu giải trí. 67 3.15 Lượng khách mỗi vùng khi chi phí tăng thêm 100.000 đồng 68 3.16 Lượng khách mỗi vùng khi chi phí tăng thêm 200.000 đồng và 300.000 đồng. 68 3.17 Thặng dư của du khách tính theo vùng. 70 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG CHUYÊN ĐỀ Hình Tên Trang 1.1 Sơ đồ tổng giá trị kinh tế 15 1.2 Nhu cầu giải trí theo phương pháp chi phí du lịch 27 2.1 Lượng khách du lịch đến Thung lũng tình yêu qua các năm. 32 2.2 Bản đồ vị trí khu du lịch Thung lũng tình yêu 38 3.1 Đường cầu giải trí Thung lũng tình yêu. 69 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Như chúng ta đều biết : môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đối với cá thể con người cũng như đối với cả xã hội loài người môi trường có ba chức năng cơ bản như sau: Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, bao gồm tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng. Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình. Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên. Môi trường là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái về tinh thần, thư thái về các nhu cầu tâm lý. Chính vì vậy môi trường có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh tế. Môi trường và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển: môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết như tài nguyên… làm đầu vào cho các hoạt động kinh tế giúp kinh tế ngày càng mở rộng, lớn mạnh, còn kinh tế quay lại cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường, cho các quỹ hoạt động vì môi trường… giúp môi trường được cải thiện. vì vậy chúng ta phải coi trọng và phát triển cả kinh tế lẫn môi trường. nhưng cho đến nay ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển người ta vẫn chú trọng phát triển kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trường, người ta lạm dụng môi trường, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, không quan tâm đến các vấn đề xử lý chất thải, nước thải… Dân Việt Nam có câu:” rừng vàng biển bạc” vì thế người ta chỉ tập trung khai thác không quan tâm đến vấn đề khai thác hay bảo tồn dẫn đến tài nguyên cạn kiệt. Chúng ta đã phải nhập khẩu cả những mặt hàng được coi là thế mạnh như than…, diện tích rừng che phủ bị suy giảm trầm trọng ( trước kia khoảng hơn 50%, hầu hết là rừng nguyên sinh nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 28 – 32 % chủ yếu là rừng trồng). còn chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng, ô nhiễm đất, nước, không khí…ngày càng diễn ra trên quy mô rộng hơn và chúng ta chưa có quy chế nghiêm để xử lý như vụ Vedan, Miwon…Nguyên nhân một phần do môi trường chưa được định giá đúng trên thị trường. Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại cấp bách như hiện nay, các công ước về bảo vệ môi trường lần lượt ra đời, các quỹ, các tổ chức hoạt động vì môi trường ngày càng phát triển mạnh. Người ta quan tâm đến phát triển sạch, thích đi du lịch ở những nơi có chất lượng môi trường tốt đặc biệt là những nơi có cảnh quan tự nhiên…chính vì vậy hoạt động du lịch sinh thái rất phát triển , du lịch sinh thái phát triển mạnh ở những khu vực có rừng tự nhiên. Một trong những giá trị cơ bản của rừng là tạo cảnh quan môi trường đẹp đẽ để con người có thể đến thưởng ngoạn. Khi chúng ta đến một khu rừng để giải trí là chúng ta mong muốn nhận được sự thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, lo âu…. và điều đó có nghĩa là rừng đã mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Tuy nhiên giá trị này không được thể hiện trên thị trường và để đánh giá chúng ta có thể sử dụng thị trường thay thế thông qua quan sát sự sẵn lòng chi trả cho tiêu dùng dịch vụ môi trường. Một trong những phương pháp truyền thống dựa trên thị trường thay thế là phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method). Việc nghiên cứu giá trị cảnh quan của khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan của khu vực. Nó cũng giúp các nhà quản lý và chủ đầu tư hiểu và có biện pháp đầu tư tôn tạo cảnh quan ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của du khách 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá cảm nhận của du khách về cảnh quan, chất lượng môi trường và chất lượng dịch vụ tại địa điểm giải trí. - Xác định giá trị giải trí du lịch của khu du lịch sinh thái thung lũng tình yêu bằng phương pháp chi phí du lịch và thông qua xác định thặng dư của du khách. - Đề xuất mức phí vào cổng thích hợp vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vừa có nguồn thu để đầu tư tôn tạo cảnh quan môi trường. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian lãnh thổ : Địa bàn nghiên cứu là thung lũng tình yêu thuộc thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng. - Về thời gian nghiên cứu : Điều tra phỏng vấn khách du lịch vào tháng 1 năm 2009, sử dụng số liệu thống kê lượng khách du lịch đến thung lũng tình yêu từ năm 2006 đến 2008. - Về giới hạn khoa học : Giá trị chất lượng môi trường tại thung lũng tình yêu bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu và tính toán giá trị cảnh quan tại đây ( một phần của giá trị phi sử dụng ). 4. Các phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài được kế thừa từ các phiếu điều tra đã có do Trung tâm nghiên cứu môi trường và sinh thái thuộc viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong đề tài: Định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng. Dưới đây là ý nghĩa một số phương pháp đã đước áp dụng. - Phương pháp thu thập thông tin : Tổng hợp số liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch. - Phương pháp thực địa : Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu đánh giá môi trường, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp TCM. Kết hợp với việc nghiên cứu qua bản đồ, các tài liệu liên quan, phương pháp này luôn được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài luận văn vì lãnh thổ nghiên cứu nhỏ, đòi hỏi khảo sát thực địa tương đối cụ thể để nắm được đặc trưng lãnh thổ một cách thực tế. Phương pháp này được kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học các đối tượng khách du lịch. Vì vậy các thông tin thực tế qua quan sát, nghe ngóng, trao đổi thu thập thông tin càng được phong phú hơn. - Phương pháp điều tra xã hội học : Phương pháp này được coi là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu và tính toán định lượng giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu. Các thông tin thu thập được qua điều tra giúp nhà nghiên cứu tổng hợp được các ý kiến và số liệu cần thiết cho tính toán. Cùng với phương pháp thực địa, phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán các hiện tượng thực tế. - Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh tế môi trường trong việc xây dựng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn khách du lịch cũng như việc xây dựng các mô hình tính toán trong đề tài. - Phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm Excel : Các số liệu điều tra sẽ được tổng hợp và tính toán bằng các hàm cơ bản trên Excel ( ví dụ : hàm Max, Min, Average…). Hàm cầu du lịch được hồi quy bằng công cụ Regression Analysis của Excel. - Phương pháp lượng giá giá trị cảnh quan : Để lượng giá giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu, đề tài sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM ( Zonal Travel Cost Method). 5. Tóm tắt chuyên đề. Chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Lời cảm ơn, Lời cam đoan còn gồm ba phần nội dung chính như sau: Chương I: Tiếp cận phương pháp TCM để đánh giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường. Chương II. Tổng quan về Thung lũng tình yêu Chương III. Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu. NỘI DUNG PHẦN CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. Hàng hóa chất lượng môi trường. Khái niệm. Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người và nó được sản xuất ra để bán. Hàng hóa chất lượng môi trường là một khái niệm mới được đưa vào trong kinh tế học, đây là loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Nó: + Đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người ( sống) + Là điều kiện cần cho lao động sản xuất. + Là một yếu tố khách quan của cuộc sống vì nó cũng cần phải tái sản xuất. Cho đến nay kinh tế học môi trường cho rằng muốn nghiên cứu hàng hóa môi trường thì phải nhìn nhận trên góc độ tổng giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế (TEV) Khái niệm TEV ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX, là khái niệm được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện về giá trị hàng hóa môi trường mà sự nhìn nhận đó không chỉ gồm những giá trị trực tiếp có thể lượng hóa được mà còn có cả những giá trị gián tiếp – những giá trị ẩn khó nhìn thấy nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội. Các nhà kinh tế học môi trường đã làm được rất nhiều khi phân loại giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường thiên nhiên. Vấn đề thuật ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng phương pháp của họ đặt cơ sở trên cách giải thích truyền thống về sự hình thành của giá trị ( tức là dựa trên cơ sở sự tương tác giữa chủ thể con người, người định ra giá trị và khách thể - vật được đánh giá ). Các cá nhân có một số giá trị đã hình thành, điều này sẽ dẫn đến các khách thể sẽ bị gán cho một số giá trị khác nhau. Trên nguyên tắc, để đo lường tổng giá trị kinh tế, các nhà kinh tế học bắt đàu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. TEV = UV + NUV trong đó: UV = DUV + IDUV NUV = OV + BV + EXV ( UV : giá trị sử dụng NUV : giá trị phi sử dụng DUV : giá trị sử dụng trực tiếp IDUV : giá trị sử dụng gián tiếp OV : giá trị tùy chọn BV : giá trị tùy thuộc EXV : giá trị tồn tại. Vì OV không rõ ràng giữa UV và NUV ta có sơ đồ mô tả sau : Hình 1.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế TEV NUVNUVUV UV UV DUV IUV OV BV EXV Nguồn: Giáo trình bài giảng Kinh tế môi trường, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1998. Giá trị sử dụng : Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị hình thành từ việc thực sự sử dụng môi trường. Người câu cá, thợ săn, người đi dạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trả tiền trực tiếp. Nó bao gồm: Giá trị sử dụng trực tiếp: Là những giá trị mà trong thực tế nó liên quan đến sản lượng đầu ra của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ môi trường xác lập trên thị trường mà người ta có thể tính được giá của nó. Một cá nhân có thể trực tiếp thưởng thức nguồn tài nguyên bằng cách tiêu dùng nó ( thu nhặt gỗ củi để đốt, câu cá để ăn, bán…) hoặc bằng cách tăng lợi ích từ bản thân thị trường tài nguyên ( Ví dụ: Cảnh quan của một công viên hay Vườn quốc gia…). Giá trị sử dụng gián tiếp: Là những giá trị dựa chủ yếu trên chức năng của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường, có chức năng gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống của con người đảm bảo lợi ích của con người và đảm bảo những thảm họa có thể không xảy ra. Ví dụ: Một khu rừng giúp chống hiện tượng xói mòn đất hay cản bão làm giảm thiệt hại đối với tài sản. Tuy nhiên phân biệt giữa giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Giá trị tùy chọn: Là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn lực hoặc một phần sử dụng nguồn lực đó để sử dụng cho tương lai. Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị này không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó. - Giá trị phi sử dụng : Thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất thật sự của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế , hoặc thậm chí việc chọn lựa sử dụng sản phẩm này. Thay vào đó các giá trị này được coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người, những sự lựa chọn này có kể đến cả sự quan tâm đồng cảm và trân trọng đối với quyền lợi hoặc phúc lợi của các sinh vật không phải là con người.các giá trị này vẫn còn tập trung chú trọng nhiều đến con người nhưng nó có thể bao hàm cả nhận thức về các giá trị tồn tại của các giống loài khác nữa hoặc cả quần thể hệ sinh thái. - BV : Phụ thuộc vào tính đặc trưng sinh thái của khu vực nghiên cứu mà quan điểm của người đánh giá đưa ra trong đó nó liên quan chặt chẽ tới tính đặc thù, đặc trưng của từng hệ sinh thái mà các nhà kinh tế sinh thái cần thiết phải đưa ra đánh giá tính phụ thuộc của nó. Việc lượng hóa giá trị này hết sức khó khăn và nó tùy thuộc vào cách tiếp cận của từng chuyên gia. - EXV : Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan tới việc sử dụng, nó liên quan đến các thế hệ mà duy trì giá trị của hệ sinh thái đó có ý nghĩa với thế hệ mai sau ( về kinh tế, chính trị, sinh thái ). Loại giá trị này nhận thức thì không khó nhưng lượng giá bằng tiền rất khó khăn. Ví dụ về tổng giá trị kinh tế của khu rừng: - Giá trị sử dụng trực tiếp như : lợi tức từ gỗ, động vật, giá trị phi gỗ… - Giá trị sử dụng gián tiếp như: duy trì nguồn nước ngầm, chống lũ quét, chống xói mòn đất… - Giá trị tùy chọn thì có sự khác nhau giữa các khu rừng. Ví dụ: rừng miền núi ở phía Bắc, giá trị tùy chọn có thể là giá trị của các loại gỗ lim, sến, táu… còn rừng miền núi ở Tây Nguyên thì giá trị tùy chọn lại là giá trị của gỗ cẩm lai… - Giá trị tùy thuộc như là thắng cảnh cho các thế hệ tương lai hoặc ý muốn bảo tồn thiên nhiên. Giá trị tùy thuộc cũng có sự khác nhau giữa các khu rừng. Ví dụ đối với hệ sinh thái Ba Bể, rừng Nà Hang thì việc duy trì khu rừng này là chỗ dựa của loài voọc mũi hếch, còn ở Vườn quốc gia Cát Tiên là loài tê giác… - Giá trị tồn tại của một khu rừng như là bảo tồn tính đa dạng sinh học. Ví dụ rừng Cúc Phương là bảo tồn cây chò chỉ… Như vậy việc tính toán giá trị kinh tế của hệ sinh thái dựa trên quan điểm tổng hợp người ta đã đưa ra giá trị TEV, đây là cơ sở cho các nhà kinh tế học môi trường đưa ra các phương pháp đánh giá nhằm lượng hóa các giá trị của môi trường phục vụ cho việc hoạch định chính sách duy trì, bảo tồn, đầu tư phát triển, đảm bảo phát triển bền vững. Đánh giá chất lượng môi trường. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng môi trường. Hiện nay người ta đã phải thừa nhận chất lượng môi trường là một loại hàng hóa và nó có sự trao đổi mua bán trên thị trường. Tuy nhiên loại hàng hóa này có tính chất đặc thù : Có thể nó là hàng hóa mang tính cá nhân như tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng có thể là hàng hóa công cộng, không thể trao đổi mua bán như hàng hóa cá nhân như : nguồn nước, không khí, cảnh quan môi trường… Chính vì vậy kinh tế học môi trường cho rằng cần phải đánh giá những loại hàng hóa này phù hợp với giá trị của nó và nguyên lý tiếp cận trong kinh tế học cũng như môi trường. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường. Để đánh giá giá trị hàng hóa môi trường, hiện nay các nhà kinh tế môi trường dựa trên cơ sở nền tảng lý thuyết của kinh tế học và những vấn đề môi trường đưa ra những kỹ thuật đánh giá có cơ sở khoa học thực tiễn được áp dụng và phổ biến khá rộng rãi trên thế giới trong đó vấn đề cốt lõi cuối cùng là phải xác định cho được giá của môi trường trong bối cảnh của TEV mà môi trường mang lại. Các phương pháp được sử dụng phổ biến: + Các phương pháp không sử dụng đường cầu: Là các phương pháp trực tiếp hay gián tiếp khi đánh giá chất lượng môi trường người ta xác định dựa trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá mà không lập hàm cầu ( hàm lợi ích). Đây là những phương pháp không thể lập được hàm cầu, do đó không đo lường được phúc lợi thực tế nhưng thông tin lại rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách. Nó bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp liều lượng đáp ứng. - Phương pháp chi phí thay thế - Phương pháp chi phí cơ hội - Phương pháp mô hình lựa chọn - Phương pháp dựa vào hàm sản xuất + Các phương pháp sử dụng đường cầu : Là các phương pháp được sử dụng trên cơ sở xây dựng đường cầu để đánh giá giá trị chất lượng môi trường. Khi đánh giá giá trị chất lượng môi trường ở một khu vực nào đó người ta phải xác lập cho được hàm cầu mà dựa trên nguyên lý kinh tế trong mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và giá cả. Đây là những phương pháp để đo lường phúc lợi. Nó bao gồm những phương pháp sau: - Phương pháp chi phí du lịch ( TCM ). - Phương pháp mô hình đánh giá ngẫu nhiên ( CVM ). - Phương pháp đánh giá theo giá trị hưởng thụ ( HPM ). Trong đó phương pháp TCM được sử dụng khá phổ biến trong kinh tế học môi trường để lượng giá giá trị hàng hóa chất lượng môi trường và được sử dụng trong đề tài: Đánh giá giá trị môi trường của KDL Thung lũng tình yêu ở Đà Lạt ( Lâm Đồng). Phương pháp chi phí du lịch TCM sử dụng cho đánh giá chất lượng môi trường. 1.3.1. Khái niệm: Là phương pháp dựa trên cơ sở những điểm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách, thường là những nơi có chất lượng môi trường tốt và để đánh giá chất lượng môi trường đó người ta dựa vào khách du lịch để đánh giá. Nguyên tắc : nhu cầu về giải trí = nhu cầu về chất lượng môi trường tại khu vực cần đánh giá. TCM là một trong các kỹ thuật lượng giá những giá trị phi thị trường đã được sử dụng từ năm 1974 do Hotelling đề xuất nhằm đánh giá giá trị của các Vườn quốc gia của Mỹ. Sau đó, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu lượng giá giá trị của các loại hình giải trí ngoài trời như câu cá, săn bắn, du thuyền và ngắm cảnh….hoặc đánh giá những thiệt hại ô nhiễm bằng việc quan sát sự thay đổi số lượng du khách đến một địa điểm giải trí nào đó. Hiện nay, phương pháp chi phí du lịch có thể sử dụng để đánh giá giá trị của các nguồn lực tự nhiên (rừng, Vườn quốc gia, bãi biển, công viên…) sử dụng cho mục đích giải trí, hoặc đánh giá thiệt hại ô nhiễm môi trường thông qua việc quan sát sự thay đổi lượng khách du lịch đến với địa điểm giải trí. Để thực hiện, chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan xem họ từ đâu đến, họ phải bỏ bao nhiêu chi phí cho chuyến đi và số lần đến địa điểm giải trí trong năm. Qua đó, chúng ta có thể tìm được mối quan hệ hàm số giữa giá một lần tham quan (chi phí du hành) và số lần tham quan được thực hiện. Mặt khác, từ sự bằng lòng chi trả của du khách cho chuyến đi và số lượt tham quan của du khách có thể xây dựng đường cầu du lịch thể hiện quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan. Giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu được đánh giá như là tổng lợi ích của du khách và được đo bằng phần diện tích dưới đường c
Tài liệu liên quan