Từ khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất hiện, thế giới đã và đang
có nhiều thay đổi toàn diện về mọi mặt. Trong đó, lĩnh vực phát triển mạnh
mẽ nhất thay đổi nhanh chóng nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin. N hờ sự
phát triển của khoa học kĩ thuật nhiều phát minh được ra đời và ứng dụng
rộng rãi vào thực tiễn, tiêu biểu là công nghệ viễn thám và GIS. Công nghệ
viễn thám và GIS là một trong những thành tựu khoa học đã đạt đến trình độ
cao và trở thành kỹ thuật phổ biến được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
kinh tế-xã hội ở nhiều nước trên thế giới, không những với các nước phát triển
có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà còn đối với các nước đang phát
triển với nền kinh tế và công nghệ lạc hậu, chậm phát triển. Nhu cầu ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác, sử
dụng, quản lý tài nguyên và môi trường mà còn được sử dụng rộng rãi trong
việc thành lập bản đồ chuyên đề. Tiềm năng ứng dụng công nghệ viễn thám
và GIS giúp các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách có những lựa
chọn trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì
vậy viễn thám và GIS được sử dụng như là “công nghệ đi đầu” rất có ưu thế
hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của các bản đồ chuyên đề ngày
càng quan trọng. Sự thể hiện nội dung, đối tượng,mức độ chính xác càng
cao thì càng thuận lợi cho việc nghiên cứu. Ứng dụng công nghệ viễn thám và
GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề đã được ứng dụng rộng rãi trong thời
gian gần đây và đem lại hiệu quả cao giúp các nhà khoa học đặc biệt là các
nhà địa lý nghiên cứu, điều tra tài nguyên nắm bắt thông tin nhanh chóng và
đồng bộ trên diện rộng, không những vậy phương pháp ứng dụng công nghệ
viễn thám và GIS còn giúp cho các nhà địa lý dễ dàng tiếp cận với sự phát
triển của nền tin học hiện nay. Chính vì vậy, phương pháp luận về nghiên cứu
viễn thám và GIS là việc cần thiết cho thành lập các bản đồ chuyên đề. Vì vây
em quyết định chọn đề tài “nghiên cứu công nghệ viễn thám và GIS trong
thành lập bảnchuyên đề” làm đề tài bài tập lớn của mình
7 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tiểu luận Nghiên cứu công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
“Nghiên cứu công nghệ viễn
thám và GIS trong thành lập
bản chuyên đề”
Sv: Trần Thị Hải Yến
Bản đồ chuyên đề
SV Trần Thị Hải Yến Page 2
A PHẦN MỞ ĐẦU
1: Lý do chọn đề tài
Từ khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất hiện, thế giới đã và đang
có nhiều thay đổi toàn diện về mọi mặt. Trong đó, lĩnh vực phát triển mạnh
mẽ nhất thay đổi nhanh chóng nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhờ sự
phát triển của khoa học kĩ thuật nhiều phát minh được ra đời và ứng dụng
rộng rãi vào thực tiễn, tiêu biểu là công nghệ viễn thám và GIS. Công nghệ
viễn thám và GIS là một trong những thành tựu khoa học đã đạt đến trình độ
cao và trở thành kỹ thuật phổ biến được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
kinh tế-xã hội ở nhiều nước trên thế giới, không những với các nước phát triển
có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà còn đối với các nước đang phát
triển với nền kinh tế và công nghệ lạc hậu, chậm phát triển. Nhu cầu ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác, sử
dụng, quản lý tài nguyên và môi trường mà còn được sử dụng rộng rãi trong
việc thành lập bản đồ chuyên đề. Tiềm năng ứng dụng công nghệ viễn thám
và GIS giúp các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách có những lựa
chọn trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì
vậy viễn thám và GIS được sử dụng như là “công nghệ đi đầu” rất có ưu thế
hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của các bản đồ chuyên đề ngày
càng quan trọng. Sự thể hiện nội dung, đối tượng,mức độ chính xác… càng
cao thì càng thuận lợi cho việc nghiên cứu. Ứng dụng công nghệ viễn thám và
GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề đã được ứng dụng rộng rãi trong thời
gian gần đây và đem lại hiệu quả cao giúp các nhà khoa học đặc biệt là các
nhà địa lý nghiên cứu, điều tra tài nguyên nắm bắt thông tin nhanh chóng và
đồng bộ trên diện rộng, không những vậy phương pháp ứng dụng công nghệ
viễn thám và GIS còn giúp cho các nhà địa lý dễ dàng tiếp cận với sự phát
triển của nền tin học hiện nay. Chính vì vậy, phương pháp luận về nghiên cứu
viễn thám và GIS là việc cần thiết cho thành lập các bản đồ chuyên đề. Vì vây
em quyết định chọn đề tài “nghiên cứu công nghệ viễn thám và GIS trong
thành lập bảnchuyên đề” làm đề tài bài tập lớn của mình.
2: Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
. Thu thập thông tin, tài liệu, các phương pháp nhằm phục vụ cho việc
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đưa ra.
. Xác định cơ sở lý luận của việc nghiên cứu công nghệ viễn thám và
GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề.
. Nghiên cứu đặc điểm của công nghệ viễn thám và GIS trong thành
lập bản đồ chuyên đề, đánh giá hiệu quả và từ đó đưa vào một số ứng dụng.
Bản đồ chuyên đề
SV Trần Thị Hải Yến Page 3
3: Mục đích nghiên cứu đề tài
Ngoài mục đích làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học thì nghiên
cứu đề tài nhằm các mục đích sau:
. Hệ thống hóa kiến thức về công nghệ viễn thám và GIS
. Nghiên cứu những đặc điểm, quá trình thực hiện của công nghệ viễn
thám và GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề. Đánh giá tính hiệu quả của
công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề. Nâng cao kiến
thức đã được đào tạo trong nhà trường đồng thời cung cấp cơ sở lý luận làm
phong phú hơn cho nội dung bản đồ chuyên đề.
4: Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ khoảng tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
5: Giới hạn nghiên cứu đề tài
5.1 Nội dung nghiên cứu
- Một số vấn đề lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề
- Một số ứng dụng của công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ
chuyên đề
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề nghiên cứu công nghệ viễn thám và
GIS trong thành lập bản đồ chuyên đề.
6: Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu: là phương pháp trên cơ sở
mục đích, yêu cầu của đề tài đề ra để sưu tầm những tài liệu có liên quan. Từ
đó chọn lọc, sắp xếp, thống kê tài liệu theo yêu cầu của đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: là phương pháp trên cơ sở
tài liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp từ đó rút ra các nhận
định cần thiết
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp sử dụng các tranh ảnh, bảng số
liệu…để làm rõ thêm đối tượng mà đề tài yêu cầu.
B PHẦN NỘI DUNG
Bản đồ chuyên đề
SV Trần Thị Hải Yến Page 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ
VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
Bản đồ học là mô hình ký hiệu hình tượng không gian của các sự vật
hiện tượng được thu nhỏ tổng quát hóa dựa trên cơ sở toán học nhất định nhằm
thể hiện sự phân bố, vị trí mối tương quan giữa các sự vật hiện tượng và các
quá trình phát triển của sự vật hiện tượng đó. Trong bản đồ học cần có cơ sở
toán học, hệ thống kí hiệu và tổng quát hóa. Dựa theo nội dung thì bản đồ gồm
hai loại là bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề. Trong đề tài này tôi chỉ xin
đề cập đến vấn đề bản đồ chuyên đề.
Bản đồ chuyên đề là bản đồ chỉ thể hiện một hoặc một số đối tượng hay
một phần của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội được hay không
được biểu hiện trên bản đồ địa lý chung. Đối tượng của bản đồ chuyên đề rất đa
dạng tùy thuộc vào nội dung mà chúng ta nghiên cứu.
1.1.2 CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
Viễn thám( Remote sensing = RS) được định nghĩa bằng nhiều định nghĩa khác
nhau.
Theo CCRS- Canada Centre For Remove Sensing: viễn thám là một khoa học thu
nhận thông tin của bề mặt trái đất mà không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy.
Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ,
bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những thông tin nói trên.
Theo tác giả Lê Huỳnh thì viễn thám là khoa học và công nghệ mà nhờ đó
nghiên cứu các đối tượng thiên nhiên, nhận diện đo đạc và phân tích các đặc trưng
của chúng từ xa. Đối tượng trong định nghĩa này có thể hiểu là một đối tượng cụ thể
hay một hiện tượng.
Ngoài ra viễn thám còn có thể được coi là dạng công nghệ thu bắt, ghi nhận,
xác định, phân tích và tìm hiểu về đối tượng không gian cũng như điều kiện
môi trường nhờ vào tính đồng nhất hay quy luật quang học về phản xạ và bức
xạ của chúng.
1.1.3 GIS
Còn được gọi là hệ thống thông tin địa lý là một nhánh của công nghệ
thông tin, đã được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển
rất nhanh trong những năm gần đây.
Theo Pavlidis,1982 hệ thông tin địa lý là một hệ thống có chức năng
xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ việc quy hoạch, trợ giúp quyết định
trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Theo viện nghiên cứu môi trường của Mỹ ESRI đưa ra định nghĩa đầu
tiên vào năm 1994. Hệ thông tin địa lý là tổ hợp của 4 hợp phần có quan hệ
Bản đồ chuyên đề
SV Trần Thị Hải Yến Page 5
thống nhất chặt chẽ với nhau gồm phần cứng( máy tính và thiết bị liên quan),
phần mềm, tổ chức con người và cơ sở dữ liệu không gian được hoạt động
đồng bộ nhằm thu thập, lưu trữ, quản lý thao tác tìm kiếm – hỏi đáp, phân tích
hiển thị và mô hình hóa các dữ liệu không gian và các quá trình không gian có
định vị tọa độ được tham chiếu với một hệ tọa độ dùng để thể hiện bề mặt cầu
của trái đất và các dữ liệu thuộc tính nhằm thõa mãn các yêu cầu thực tế.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
Bản đồ chuyên đề biểu hiện phân chia nội dung thành chính và phụ. Khi bản
đồ địa lý chung thể hiện đồng đều các yếu tố nội dung thì ngược lại bản đồ
chuyên đề có sự phân chia rõ rệt nội dung chính cần làm sáng tỏ và yếu tố phụ
thuộc phục vụ cho việc làm rõ nội dung chính.
Bản đồ chuyên đề đi sâu phản ánh những nội dung bên trong của đối tượng
Bản đồ chuyên đề sử dụng kí hiệu phi tỷ lệ là chính.
1.3 MỘT SỐ YÊU CẦU CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
1.3.1 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
Cơ sở toán học của bản đồ chuyên đề đó là dãy tỷ lệ, lưới chiếu và bố cục bản
đồ.
Dãy tỷ lệ của bản đồ chuyên đề: phải đảm bảo khả năng đối chiếu, sosánh và
chỉnh hợp các bản đồ có liên quan với nhau, đảm bảo sự thống nhất cơ sở địa
lý lãnh thổ, thống nhất kích thước, thỏa mãn đòi hỏi của các cơ quan có liên
quan.
Lưới chiếu bản đồ chuyên đề: cần lựa chọn phù hợp với nội dung, công dụng
của bản đồ và các đặc điểm địa lý của lãnh thổ. Những bản đồ chuyên đề được
xây dựng trên cơ sở các bản đồ địa hình phân mảnh thì cần thành lập theo lưới
chiếu của các bản đồ địa hình đó.
Bố cục của bản đồ chuyên đề: được xác đinh bởi ranh giới của lãnh thổ cần
được lập bản đồ, sắp xếp vị trí của nó so với khung bản đồ, kích thước bản đồ,
bản chú giải và các yêu cầu khác. Khi xây dựng bản đồ chuyên đề trên cơ sở
các bản đồ địa lý tổng quát cần gắn liền bố cục của chúng với sự phân chia
lãnh thổ hành chính, với đường phân vùng địa lý tự nhiên hoặc đường phân
vùng kinh tế xã hội.
1.3.2 TỔNG QUÁT HÓA CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
Tổng quát hóa bản đồ là sự lựa chọn, phân loại đơn giản hóa và ký hiệu hóa.
Mục đích : chức năng của bản đồ tác động trực tiếp đến nội dung và hình thức
phản ánh nội dung bản đồ. Ví dụ như sự khác nhau về cả nội dung và phương
pháp thể hiện của bản đồ địa lý chung tra cứu và bản đồ địa lý chung giáo
khoa treo tường có tỷ lệ 1:1500000 cho lãnh thổ Việt Nam chẳng hạn, kích
thước lớn của các ký hiệu trên bản đồ treo tường có ảnh hưởng lớn đến việc
tổng quát hóa chính là do bản đồ treo tường được dùng ở lớp học có yêu cầu
Bản đồ chuyên đề
SV Trần Thị Hải Yến Page 30
Hình ảnh máy vệ tinh Landsat
Hình ảnh về máy vệ tinh Spot
Hình ảnh máy vệ tinh IKONOS
Bản đồ chuyên đề
SV Trần Thị Hải Yến Page 31
Các dải phổ sóng điện từ trong viễn thám
Dải phổ Bước sóng Đặc điểm
Tia gamma < Bức xạ tới thường hấp thụ toàn bộ tầng khí
quyển phía trên và không có khả năng dùng
trong viễn thám
Vùng tia X 0,03- Hòa toàn bị hấp thụ bởi khí quyển phía trên
và không được sử sụng trong viễn thám
Vùng tia cực tím 0,03- Các bước sóng tới nhỏ hơn thì hoàn
toàn bị hấp thụ bởi tầng ôzôn trong tầng khí
quyển bên trên
Vùng tia cực tím
chụp ảnh
0,3- Truyền qua khí quyển, ghi nhận được vào
phim và các con mắt điện tử nhưng bị tán
xạ mạnh trong khí quyển
Vùng nhìn thấy 0,4- Tạo ảnh với phim và các con mắt điện tử có
cực đại của năng lượng phản xạ ở
Vùng hồng ngoại 0,7- Phản xạ lại bức xạ mặt trời, không có thông
tin về tính chất của đối tượng
Vùng hồng ngoại
nhiệt
3- Các cửa sổ chính ở vùng nhiệt ghi thành
ảnh ở các bước sóng này, yêu cầu phải có
máng quét cơ quang học và hệ thống máy
thu đặc biệt
Vùng cực ngắn 0,1- Các bước sóng dài hơn có thể xuyên qua
mây, sương mù và mưa. Các hình ảnh có
thể ghi lại trong dạng chủ động hay thụ
động
Vùng rada 0,1- Dạng chủ động của viễn thám sóng cực
ngắn, hình ảnh rada được ghi lại ở các lớp
khác nhau
Vùng radio > Đạt bước sóng dài nhất của quang phổ điện
từ, một vài sóng rada được sử dụng trong
vùng này