Cá trắm cỏ (danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella) là một loại cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), chi Ctenopharyngodon, là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giong cá trắm cỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRẮM CỎ
LỜI MỞ ĐẦU
Cá trắm cỏ (danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella) là một loại cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), chi Ctenopharyngodon, là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng.
Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường. Hiện nay nuôi cá trắm cỏ thương phẩm đang được người nuôi cá quan tâm. Loài cá này thường được thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cá truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn là ốc tự nhiên có trong ao.
Với những đặc điểm đó cá trắm cỏ đang là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế được bà con ưu chuộng.
Trong khuôn khổ bài thu hoạch này tôi đã tìm hiểu một số kỹ thuật sản xuất và nuôi cá trắm cỏ của bà con nông dân tại hợp tác xã Long Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Với mong muốn rằng bài thu hoạch này sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về các đặc điểm hình thái, sinh học cũng như những kỹ thuật sản xuất cá trắm cỏ đã được áp dụng trong thực tế. Góp phần hữu ích cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian và không gian không cho phép nên khó tránh khỏi những sai sót.
Xin chân thành tiếp thu và cảm ơn sự góp ý của người đọc
CHƯƠNG I : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
1. Địa điểm
Trung tâm sản xuất giống cá Long Hưng-Hải lăng-Quảng Trị.
2. Thời gian
Từ ngày 29/3/2010 đến ngày 02/5/2010
3. Đối tượng nghiên cứu
Hình1.Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus
3.1. Hệ thống phân loại
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Giống (genus): Ctenopharyngodon
Loài (species): Ctenopharyngodon idella
3.2. Nguồn gốc, phân bố
Danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella. Tên chính thức: Ctenopharyngodon idellus (Cuvier & Valenciennes)
Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung quốc, tập trung nhiều ở vùng Hoa nam.
Ngày nay, cá Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thuỷ vực trên thế giới. Ở Vịêt Nam, cá trắm cỏ chủ yếu phân bố sông Hồng; sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) thuộc hệ thống sông Tây giang Trung Quốc.
Năm 1958 cá Trắm cỏ đã được nhập từ Trung quốc về Việt Nam nuôi thử nghiệm và 1964 cho sinh sản nhân tạo thành công.
3.3. Đặc điểm hình thái
Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới... Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3.38-3.80 lần chiều cao và 3.50-4.20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50-6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. Vảy lớn vừa. Vây lưng không có tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc vây đuôi. Các vây dài bình thường không chạm các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu, hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩy tròn, to, mỏng. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào giữa. Hậu môn gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có tia gai cứng.
Đốt sống toàn thân 40-42. Bóng hơi hai ngăn, ngăn sau bằng 1,8-2,0 lần ngăn trước. Ruột tương đối dài bằng 1,9-2,5 lần chiều dài thân.
Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám nhạt. Thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu vàng tro.
3.4. Môi trường sống
Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0-8‰. Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32oC nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28oC, khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l.
Khả năng thích ứng của cá trắm cỏ tương đối lớn nên trong mấy chục năm gần đây thích nghi với điều kiện sống mới cá trắm cỏ đã sinh sản tự nhiên được ở một số thuỷ vực thuộc Nhật Bản, Đông Nam Á và Đông Âu. Do tính chất đặc biệt về sinh sản, sự phân bố tự nhiên của cá trắm cỏ phụ thuộc vào độ dài vùng nước, đặc điểm thuỷ văn và thức ăn.
Cá trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, bơi lội nhanh nhẹn
3.5. Đặc điểm dinh dưỡng
3.5.1. Cơ quan tiêu hóa
Cá trắm cỏ có miệng tương đối ngắn, chiều dài miệng trung bình bằng 7.4% thân, mồm dưới và hàm dưới tương đối ngắn.
Lược mang thưa, số lược mang trên cung mang thứ nhất 21–22 chiếc.
Răng hầu 2 hàm rất sắc dạng lưỡi liềm, công thức răng hầu 4.2–4.5, có thể nghiền nát thực vật trên cạn và dưới nước.
Ruột tương đối ngắn so với các loài ăn thực vật khác chỉ bằng 220 – 295% chiều dài thân
Ở cá trắm cỏ không có dạ dày quá trình tiêu hóa thức ăn do ruột đảm nhận.
3.5.2. Tính ăn
Cá trắm cỏ thuộc loại ăn tạp rất tham ăn và ăn rất nhiều. Song thức ăn chủ yếu là thực vật tuy nhiên cá trắm cỏ không phải ăn thực vật suốt đời mà tính ăn của nó có sự thay đổi.
Cá trắm cỏ 3 ngày tuổi đầu tiên dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chiều dài thân 6–7 mm.
Khi cá đạt chiều dài trên 7mm, ruột lúc này khoản 4.5mm chiếm 61.5% chiều dài thân, răng hầu chưa xuất hiện cá bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ như: ấu trùng không đốt, luân trùng, ngoài ra còn ăn thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột đậu nành.
Khi các đạt chiều dài 11–18mm, chiều dài ruột 9.4–17.3mm chiếm 82 – 95% chiều dài thân, răng hầu đã bắt đầu xuất hiện. Thức ăn trong giai đoạn này gồm các động vật phù du cỡ lớn: luân trùng, ấu trùng muỗi, giáp xác phù du, trong điều kiện nhân tạo còn ăn thức ăn nhân công như cắm gạo, bột đậu nành, bột cá,…
Khi cá đạt chiều dài 20–30mm, ruột dài 110–130% thân, răng hầu tương đối phát triển, có răng cửa, cá bắt đầu ăm một ít mầm non thực vật, tỉ lệ luân trùng trong thức ăn giảm dần, nhưng các loài giáp xác vẫn chiếm thành phần chủ yếu.
Khi cá đạt chiều dài 30-100mm, có thể nghiền nát được thực vật thượng đẳng, cá chuyển sang ăn thực vật thủy sinh non, các lá non, mầm non thực vật.
Khi cá đạt chiều dài 100mm trở lên, ruột dài 220–295% thân, răng hầu phát triển hoàn chỉnh dạng lưỡi liềm (4.2–4.5), thức ăn chính là thực vật thượng đẳng trên cạn và dưới nước như cá trưởng thành.
Cá trắm cỏ có thể ăn một lượng thức ăn rất lớn trong ngày. Với thực vật ở cạn, chúng ăn khoảng 22.1–28.7% so với trọng lượng cơ thể trong ngày và với thực vật thủy sinh 79. –97.2%. Hệ số thức ăn của cá trắm cỏ thay đổi theo loại thực vật. Nếu sử dụng thực vật ở cạn hệ số thức ăn là 25.2–47.8 và với thực vật ở nước là 49–157.3.
Ngoài thức ăn về thực vật, cá trắm cỏ còn sử dụng được nhiều loại thức ăn khác như: bột ngũ cốc, các loại sản phẩm thải công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, phân động vật.
3.6. Đặc diểm sinh trưởng
Cá trắm cỏ mới nở có chiều dài 6 mm, nuôi khoảng 20 ngày có chiều dài khoảng 2,5cm, cá biệt có con dài 3cm
So với các loài khác cá trắm cỏ là loài lớn nhanh. Trung bình 1 tuổi cá được 1 kg; cá 2 tuổi đạt 2-4 kg. Những nơi nhiều thức ăn cá trắm cỏ 3 tuổi đạt 9-12 kg.
Chung Lân (1965), khi nghiên cứu về sinh trưởng của cá trắm cỏ đã phân chia quá trình sinh trưởng của cá trắm cỏ làm 3 giai đoạn
Giai đoạn cá hương: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ sinh trưởng về khối lượng
Giai đoạn cá giống: Trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn sự tăng trưởng về chiều dài.
Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: mức tăng trọng của cá cao nhất khi cá đạt 3 tuổi, củng là khi tuyến sinh dục thành thục sinh dục lần đầu tiên, sau đó mức tăng trọng giảm xuống nhanh và gần như ngừng lại
3.7. Đặc điểm sinh sản
3.7.1. Tuổi và kích thước phát dục
Cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài khoảng 55 cm, nặng 3 kg, cá cái 4 tuổi dài 60 cm, nặng 3,5 kg tham gia đẻ trứng lần đầu tiên. Cá đực 2 tuổi, cá cái 3 tuổi cũng có khả năng tham gia sinh sản. Trong môi trường nhân tạo cá trắm cỏ có thể thành thục ở tuổi 1+
3.7.2. Chu kỳ phát dục
Mùa đông tuyến sinh dục ở giai đoạn II-III. Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, tuyến sinh dục phát triển sang giai đoạn III-IV, có những cá thể có thể sinh sản được. Tuyến sinh dục đạt cực đại vào tháng 5,6,7. Hệ số thành thục giảm từ tháng 8 trở đi
3.7.3. Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản
Mùa vụ
Mùa vụ đẻ tự nhiên của cá trắm cỏ Việt Nam nằm trong khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 9. Mùa vụ đẻ rộ vào tháng 4,5,6 ( Lương Đình Trung, 1987).
Trong sinh sản nhân tạo cá trắm cỏ đẻ sớm hơn, thường vào trung tuần tháng 3 đã cho đẻ có kết quả. Thời gian đẻ tập trung vào trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4, thời gian cho đẻ có hiệu quả từ tháng 4-6
Điều kiện sinh thái sinh sản
Cá trắm cỏ thuộc loài đẻ trứng bán trôi nổi. Bãi đẻ ngoài tự nhiên thường ở trung lưu các con sông, nơi có nhiều ghềnh thác hoạc nơi giao nước giữa hai nguồn, nơi uốn khúc của sông. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản từ 22-29oC. lưu tốc nước 1-1,7 m/s. Trứng sau khi nở trôi theo dòng sông và trở thành cà bột
Trong sinh sản nhân tạo ở miền Bắc cá trắm cỏ đẻ tái sinh dục sau 60-85 ngày nuôi vỗ. Ở miền Nam cá trắm cỏ đẻ tái phát dục sau 25-85 ngày. Trong điều kiện nhân tạo cá phát dục gần như quanh năm.
3.7.4. Đặc điểm trứng và sức sinh sản
Trứng cá trắm cỏ thuộc loại trứng bán trôi nổi, trứng có hình cầu, màu vàng hoặc màu xanh. Đường kính khi nở 1–1.2mm, sau khi hút nước đường kính trứng biến thiên từ 3.3–5.1mm.
Trong tự nhiên cũng như trong nhân tạo, trong năm tỷ lệ thành thục thường 100%. Nhưng từng tháng trong năm tỉ lệ thành thục khác nhau rất nhiều, còn hệ số thành thục biến thiên rất lớn, thường từ 4–21% đa số 16%. Hệ số thành thục quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện dinh dưỡng và môi trường.
Sức sinh sản tuyệt đối ở cá trắm cỏ miền bắc là 315000–2100000. Sức sinh sản tương đối từ 50–224 trứng/g thể trọng. Sức sinh sản thực tế trong sinh sản nhân tạo là 47670–103000 trứng/kg cá cái.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, sức sinh sản thực tế cá trắm cỏ vào khoảng 88000 trứng/kg. Chu kỳ phát dục là 35 ngày.
Cá trắm cỏ 9 tuổi vẫn còn sinh sản được nhưng chất lượng trứng giảm. Vì vậy nên chọn cá sinh sản từ 4–7 tuổi.
Sơ đồ nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp thu thập số liệu
5.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Trực tiếp tham gia sản xuất tiến hành theo dõi, thu thập số liệu về một số yếu tố môi trường, trao đổi kinh nghiệm với công nhân và kĩ sư trong trại
5.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu qua các tài liệu tham khảo, báo cáo khoa học. Thu thập số liệu tại cơ sỏ nuôi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, báo cáo tổng kết và sổ ghi chép hàng năm của trại sản xuất giống cá nước ngọt Long Hưng.
5.3. Thu thập số liệu các yếu tố môi trường
- Xác định pH bằng test pH
- Xác định độ mặn bằng Sali kế
- Xác định độ kiềm bằng test bazơ
- Xác định NH3 bằng test amoniac
- Xác định DO
- Xác định chất đáy
Do điều kiện thực tế của trại giống chúng tôi chỉ thực hiện xác định được một số chỉ tiêu về môi trường
6. Phương pháp bố trí thí nghiệm và xác định các chỉ số kỹ thuật
6.1 Phương pháp bố trí thí nghiêm
6.1.1 Dụng cụ thí nghiệm
- Cá bố mẹ đã thành thục
- Kích dục tố LRH_A, DOM (Mutilium-M)
- Xô chậu, chén sứ, ống tiêm, vợt…
- Bể cho đẻ xây bằng bê tông: D=6m, độ sâu 1,5m
- Bể ấp được xây với D=3m, độ sâu 1m
- Thức ăn
6.1.2. Bố trí thí nghiệm
Thực hiện theo sự chỉ đạo của trại trưởng và sinh viên thực tập ở trại sản xuất giống cá nước ngọt Long Hưng_Quảng Trị.
Bố trí thí nghiệm như sau:
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Thu trứng
Ấp trứng trong bể
Thả cá
Chăm sóc và quản lý
Thu hoạch
6.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học
- Xác định độ tuổi của cá qua điều tra trực tiếp chủ trại.
- Xác định các giai đoạn chính của tuyến sinh dục theo 6 giai đoạn của Nicolski (1944 - 1963)
- Xác định trọng lượng của cá bằng cách đem cá lên cân.
- Xác định số lượng trứng cá bằng cách: Mỗi lần thu ta đưa đem cân. Rồi sau đó xác định số trứng trung bình.
6.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu trong sinh sản cá trắm.
- Tỷ lệ thụ tinh (%):
Tổng số trứng được thụ tinh
TLTT = * 100%
Tổng số trứng đẻ ra
- Tỷ lệ nở (%):
Số cá bột nở ra
TLN = * 100%
Số trứng thụ tinh
- Mật độ trứng (trứng/m2):
Tổng số trứng ấp
MĐT =
Thể tích thiết bị ấp
- Năng suất trứng (vạn/kg):
Tổng số trứng thu được của một đợt đẻ
NST =
Khối lượng cá tham gia đẻ
- Tỷ lệ lên bột (%):
Tổng cá bột thu được
TLLB = * 100%
Tổng số cá bột mới nở ra
- Năng suất cá bột (vạn/kg):
Tổng số cá bột thu được
NSCB =
Tổng số cá bột mới nở
- Định lượng cá hương, cá bột bằng cách cân, đo, đong, đếm.
- Phương pháp xác định trứng đã thụ tinh:
+ Trứng được thụ tinh có màu trắng trong, màu sắc tươi sáng.
+ Trứng chưa được thụ tinh có màu trắng đục.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phép tính thống kê toán học
CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. Hệ thống công trình và cơ sở vật chất của sản xuất cá giống
- Trại sản xuất giống cá LONG HƯNG gồm có 8 ao,trong đó có 1 ao lớn S=5000 m2,và 6 ao nhỏ S=500-1000 m2.Và 1ao nuôi ghép các loại cá sau khi sinh sản .Trại có hệ thống nhà sinh sản nhân tạo cá gồm:
+ Hệ thống đèn điện
+ Hệ thống sục khí
+2 bể ấp trứng
+2 ao lắng
+1 bể tiêm cá bố mẹ, 1 bể đẻ, 1 ao xử lý nước thải, 1 ao nuôi cá hậu bị, 7 ao nuôi cá bột lên cá giống
- Cơ sở vật chất bao gồm
Một máy xục khí, hai máy bơm, một bình oxy, 7 vợt lưới(1 vợt trứng,2 vợt cá bột...), 4 lưới kéo
Ngoài ra có các dụng cụ khác :thau,chậu,xô,cân..
-Hiện nay trại cá giống Long Hưng đã nuôi các loại cá sau:
Cá trắm cỏ, cá mè hoa, cá mè trắng, cá rô phi, cá trôi
-Hiện trạng sản xuất
Trại cá giống Long Hưng sản xuất chính là cá trắm cỏ. Ngoài ra còn sản xuất các loại cá như: cá mè hoa, cá mè trắng, cá trôi, cá chép. Bên cạnh đó trại nhập cá bột rô phi đơn tính từ Hồ Chí Minh.
- Năng xuất hăng năm và hiệu quả kinh tế
Trung bình hằng năm trại sản xuất khoảng 15 triệu cá bột.
Cá trắm:10-12 triệu
Cá mè:3-4 triệu
Cá chép:1-2 triệu
Kinh tế hăng năm đạt khoảng 170-200 triệu đồng vn.
Thu nhập hằng năm bình quân đạt 100 triệu đồng vn.
- Cách thức tổ chức,quản lý,sản xuất tại cơ sỏ
Trại cá giống Long Hưng gồm :
1 Trưởng trại, 2 công nhân ( không thường xuyên)
Sơ đồ bố trí cơ sở vật chất của trại
*Chú thích
A1: Bể đẻ
A2: Bể lọc nứơc
A3: Bể tiêm kích dục tố
A4: Bể ấp
A5: Bể chứa nước thải
B: Mương dẫn nước
Đường ống dẫn nước Ngoài ra trại còn có 3 ao ương nằm tách biệt với hệ thống trại
II. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
1. Điều kiện ao nuôi vỗ và công tác chuẩn bị ao
1.1. Vị trí ao nuôi:
- Ao cần được bố trí những nơi có nguồn nước dồi dào.
- Ao gần nơi bể để giảm công vận chuyển cá không bị mệt.
- Ao phải thoáng mát, yên tỉnh, giao thông thuận tiện
- Ao phải sạch sẽ, có hệ thống canh mương.
- Diện tích ao: Cá trắm cỏ có hàm lượng oxy hoà tan trong nước tương đối cao (Do>3mg/l), kích thước cá lớn nên ao nuôi vỗ có diện tích từ 1000-2500 m2. Trong thực tế hay sử dụng ao nuôi từ 900-1800 m2
- Độ sâu: 1.5-2m
- Đáy ao cần bằng phẳng, chất đáy là đất thịt pha cát, tạo lớp bùn 20-30cm.
- Chất nước:
1.2. Chuẩn bị nước
- Ao nuôi vỗ cá trắm cỏ phải cần chất nước tốt, không bị nhiễm phèn, không có chất độc.
- Nguồn nước phục vụ cho trại giống được lấy từ dòng sông Nam Thạch Hãn thông qua hệ thống kênh mương vào ao chứa, rồi từ đó được cung cấp tới các ao và bể đẻ.
- Nguồn nước lấy được lấy từ dòng sông Nam Thạch Hãn Bộ Thuỷ sản đánh giá là nguồn nước tốt phục vụ cho NTTS.
- Các thông số môi trường sau khi chuẩn bị xong:
+ Nhiệt độ: 220C -290C
+ pH : 6,5- 7,5
+ Hàm lượng oxy : >5mg oxy/lít
+ Độ trong : 20-30cm
1.3. Chuẩn bị ao nuôi vỗ
Công việc chuẩn bị ao nuôi vỗ được tiến hành hằng năm nhằm cải thiện ao đảm bảo các tiêu chuẩn về điều kiện nuôi vỗ: độ sâu, chất đáy,bờ ao…để đem lại kết quả tốt nhất.
Công việc chuẩn bị ao bao gồm:
-Tháo cạn nước ao
-Vét bùn đáy ao
Trong quá trình nuôi do dùng thức ăn, phân bón, tích tụ chất hữu cơ nên tuỳ theo chất tích lũy nhiều hay ít.
Đồng thời tu sửa lại bờ ao, san bờ đáy ao, lấp các hang hốc, phát các bụi rậm quanh ao tránh địch hại.
-Bón vôi cho ao:
Vôi thường dùng CaO, liều lượng 40kg/500 m2. Vôi có nhiều tác dụng như: diệt tạp, khử chua, tăng pH của đất, diệt mầm bệnh.
Cách bón: Vôi được rãi đều, dùng cào trộn với bùn đáy để tăng tác dụng của vôi, sau khi bón vôi xong phơi nắng 2-3 ngày để diệt bệnh, diệt tạp.
1.4. Chọn cá bố mẹ:
Cá cái: Từ 3-8 tuổi, trọng lượng 3-8kg.
Cá đực: Từ 3-8 tuổi, trọng lượng 3-8kg.
Chọn những con thân hình cân đối, màu sắc tự nhiên, không bị mắc bệnh, mình thon dài, da bụng mềm.
Chọn cá ở những ao lớn để dễ sinh sản.
1.5. số lượng, mật độ
Số lượng 70 cặp bố mẹ
Cá trắm cỏ bố mẹ thả với mật độ 70-100Kg/500 m2
Thời gian nuôi vỗ cá được thực hiện vào tháng 9-10 (âm lịch).
1.6. Chế độ nuôi vỗ
-Thức ăn: Quá trình nuôi vỗ nó sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát dục của cá. Do đó thức ăn của con người cung cấp có ý nghĩa quan trọng.
Thức ăn gồm 2 loại:
Thức ăn xanh: cỏ non, bèo hoa dâu, các loại rau xanh.
Thức ăn tinh: Mầm thóc, bột cám, bột ngô, bột sắn.
-Giai đoạn nuôi vỗ:
Giai đoạn nuôi vỗ thoái hoá (15/8-1/9(âm lịch). Cho cá nhịn ăn.
Giai đoạn nuôi vỗ tích lũy (1/9-30/11) (âm lịch).
Từ 01/09-15/10 cho cá ăn bột ngô.
Từ 16/10-30/11cho ăn thức ăn mầm thóc. Đồng thời cho ăn thức ăn xanh 2 ngày/lần.
Mục đích: Tạo điều kiện cho cá tích lũy vật chất dinh dưỡng bằng cách cho ăn thức ăn tinh với lượng 0.02g/Kg trọng lượng thân.
Giai đoạn nuôi vỗ chuyển hoá (01/12-....)
Mục đích của giai đoạn này là bằng các yếu tố sinh thái dinh dưỡng bắt các vật chất được tích luỹ trong giai đoạn trước chuyển hoá cho buồng trứng. Giai đoạn này cho ăn thức ăn xanh.
Đồng thời giai đoạn này kích thích dòng nước để cá hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để cá chuyển hoá dinh dưỡng sang tuyến sinh dục, làm cho quá trình phát dục, thành thục xảy ra nhanh và tốt.
Chú ý: Nếu nuôi vỗ, điều kiện môi trường tốt thì tỉ lệ sinh sản cao. Nếu nuôi vỗ quá béo thì trứng quá nhiều khó đẻ và ngược lại nếu nuôi vỗ không tốt thì tỷ lệ trứng thấp.
1.7. Chăm sóc quản lý
- Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng thức ăn của cá trên cở sở đó điều chỉnh thích hợp.
- Đối với thức ăn xanh vớt phần cứng mà cá không sử dụng.
Thường xuyên theo dõi tình hình bệnh cá để kịp thời phòng bệnh và chữa trị.
- Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.
- Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.
1.8. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ.
- Thời gian nuôi vỗ: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Tỷ lệ sống: 100%
- Tỷ lệ thành thục: 80% (112/140 cặp cá bố mẹ).
- Thời gian thành thục: sau 4 tháng có thể cho đẻ được.
III. Kỹ thuật cho cá đẻ
1. Tuyển chon cá bố mẹ cho đẻ
Sau 120 ngày nuôi vỗ là có thể cho cá sinh sản. Nên chọn lựa những con thành thục chín mùi để cho ra đàn con có chất lượng tốt. Sau đây là tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ:
Cá phải khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị sây sát. Màu sắc tự nhiên.
Cá đực: Để kiểm tra mức độ thành thục của cá đực, ta vuốt ở vây ngực thấy nhám. Đồng thời dùng tay vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục, nếu thấy chảy ra tinh dịch màu trắng đạc quánh thì cá đã đủ tiêu chuẩn sinh sản, nếu không có tinh dịch hoặc tinh dịch loãng thì cá chưa đủ tiêu chuẩn sinh sản.
Cá cái: Chọn con có bụng to, mềm, thân hình thon dài, lỗ sinh dục màu hồng. Dùng que thăm trứng thì trứng có màu vàng, cho trứng vào nước thì trứng tan đều .
Cá bố mẹ tuyển chon từ ao nuôi vỗ được đưa vào bể tiêm kích dục tố
Tiến hành đánh số cá bố mẹ, cá cái đánh số thứ tự chẵn, cá đực đánh số thứ tự lẽ. Cá bố mẹ được đánh số đồng thới tiến hành cân cá ghi lại trọng lượng của cá bố mẹ làm cơ sở cho việc tiêm kích dục tố
Hình 3.1 Đánh số cá bố mẹ Hình 3.2 Tiêm cá
Số lượng cá bố mẹ cho vào sinh sản là 5 cặp
Cụ thể như sau:
Trọng lượng
Thứ tự
Cá đực
KG
Thuốc tiêm (ml)
1
3.2
0.96
3
2.9
0.87
5
1.8
0.54
7
2.7
0.81
9
2.7
0.81
Tổng
13,3
3.09
Trọng lượng
Thứ tự
Cá cái
KG
Thuốc tiêm (ml)
2
4.3