Chuyên đề Tìm hiểu mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa kỳ qua hiệp định thương mại Vêt - Mỹ (tháng 7/2000)

Nhìn lại lịch sử ta thấy, Việt Nam và Hoa Kỳ có một quá khứ thật cay đắng. Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ để lại cho chúng ta hậu quả quá nặng nề và có lẽ phải rất lâu nữa chúng ta mới có thể khắc phục được những di chứng còn lại của chiến tranh. Hiện nay chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có nhiều thay đổi trước xu thế mới của thời đại. Bỏ lại sau lưng nỗi đau, nỗi mất mát từ cuộc chiến tranh, chúng ta đang từng bước tiến lên xây dựng kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới để từng bước khẳng định sức mạnh của dân tộc mình. Ngay nay xu thế hội nhập trở thành xu thế của thời đại. Bước qua cuộc chiến tranh đầy gian khổ Việt Nam chúng ta đã không ngừng đầy mạnh các quan hệ hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ sau năm 1990 với nỗ lực từ chính bản thân mình, Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế lớn như ASEAN (1995); APEC (1998), đặc biệt là cuối năm 2006 này chúng ta là nước chủ nhà của hội nghị APEC tổ chức tại thủ đô Hà Nội trong thời gian này Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài. Đầy khó khăn thử thách nhưng cũng đầy cố gắng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nền kinh tế mạnh thoát khỏi những khó khăn lạc hậu như hiện nay.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa kỳ qua hiệp định thương mại Vêt - Mỹ (tháng 7/2000), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ---------------  TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ: BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HOA KỲ QUA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VỊÊT-MỸ (THÁNG 7/2000) PHẦN MỞ ĐẦU Nhìn lại lịch sử ta thấy, Việt Nam và Hoa Kỳ có một quá khứ thật cay đắng. Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ để lại cho chúng ta hậu quả quá nặng nề và có lẽ phải rất lâu nữa chúng ta mới có thể khắc phục được những di chứng còn lại của chiến tranh. Hiện nay chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có nhiều thay đổi trước xu thế mới của thời đại. Bỏ lại sau lưng nỗi đau, nỗi mất mát từ cuộc chiến tranh, chúng ta đang từng bước tiến lên xây dựng kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới để từng bước khẳng định sức mạnh của dân tộc mình. Ngay nay xu thế hội nhập trở thành xu thế của thời đại. Bước qua cuộc chiến tranh đầy gian khổ Việt Nam chúng ta đã không ngừng đầy mạnh các quan hệ hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ sau năm 1990 với nỗ lực từ chính bản thân mình, Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế lớn như ASEAN (1995); APEC (1998), đặc biệt là cuối năm 2006 này chúng ta là nước chủ nhà của hội nghị APEC tổ chức tại thủ đô Hà Nội trong thời gian này Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài. Đầy khó khăn thử thách nhưng cũng đầy cố gắng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nền kinh tế mạnh thoát khỏi những khó khăn lạc hậu như hiện nay. Trong thời gian này, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước được cải thiện và đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - thương mại mà đỉnh cao là việc hai nước ký hiệp đinh Thương mại Việt - Mỹ vào ngày 13/7/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, trong lịch sử đàm phán các hiệp định kinh tế thế giới thì có lẽ việc đàm phán để kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ là kéo dài hơn cả. Để ký được hiệp định này, chúng ta phải mất tới 5 năm với 11 vòng đàm phán: Vòng 1 bắt đầu từ ngày 21/6/1996 tại Hà Nội đến tận vòng 11 ngày 3/7/2000 tại Oasinhtơn để hoàn tất hiệp định. Cuối cùg ngày 13/7/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Như vậy: “Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là thắng lợi của phía Việt Nam trogn quá trình đàm phán kiên trì để: một mặt đảm bảo được các lợi ích trước mắt và lâu dài, đồng thời là bước đi đầu tiên để chính thức đưa Việt Nam vào quá trình hội nhập Quốc tế”. Và ngài Michael K.Frioby - Tham tán thương mại Hoa Kì tại Việt Nam đã cho rằng: “hiệp định thương mại là hòn đá tảng thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam - Hoa Kì. Đó cũng là điều kiện chứng tỏ chính sách đối ngoại cởi mở của Việt Nam”, Việc kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ là mốc rất quan trọng thể hiện sư lớn mạnh và ngày càng bản lĩnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên chúg ta đàm phán hợp đồng thương mại theo các tiêu chuẩn của WTO, đánh dấu một bước chuẩn bị lớn để chúng ta nhanh chóng trở thành thành viên chính thứ của WTO, mặt khác qua hiệp định thương mại Việt - Mỹ quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kì ngày một trở nê tốt đẹp hơn với việc quốc hội Mỹ và Việt Nam thông qua hiệp định này, đặc biệt là Quốc hội Mỹ ngay sau Hiệp định này đã và đang thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam trong thời gian tiếp sau. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ là một sự thắng lợi trong quan hệ kinh tế Quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu những nội dung của hiệp định thương mại Việt - Mỹ chưa có nhiều tác phẩm chuyên khảo mà chủ yêú là các bài viết dưới dạng tư liệu, văn bản, báo chí… hoặc các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu theo từng mảng cụ thể. Trong phạm vi của tiểu luận này, em tập trung tìm hiểu những vấn đề sau: - Tiểu luận không tìm hiểu nhiều về quan hệ chính trị giữa Việt Nam - Hoa Kỳ mà chỉ tập trung tìm hiểu mối quan hệ kinh tế thể hiện trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ (tháng 7/2000). - Trên cơ sở nội dung của Hiệp định, em tìm hiểu và phân tích một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau khi kí hiệp định. - Tìm hiểu những ảnh hưởng, tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với việc Việt Nam ra nhập WTO vào cuối năm nay (2006). Từ những tài liệu đã được đọc và sưu tầm được, kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá tổng hợp… là phương pháp nghiên cứu để em hoàn thành tiểu luận này. PHẦN NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN DẪN ĐẾN VIỆC KÝ HIỆP ĐỊNH Nhìn từ góc độ lịch sử, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được bắt đầu từ cách đây hơn 15 năm với những thương vụ lẻ tẻ. Cho đến khi chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Nam Thì Mĩ cũng chỉ có quan hệ với chính quyền Sài gòn thông qua các khoản viện trợ chiến tranh. Sau Tổng thống Mỹ B.Clintơn bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế (2/1994). Và đặc biệt là sự kiện Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ thì mối giao thương giữa hai nước mới có điều kiện để phát triển. Chỉ trong một thời gian ngắn đầu tư của Mỹ từ con số “0” đến tháng 5/1997 đã đạt 1,2 tỷ USD với 69 dự án ở Việt Nam khiến Mỹ trở thành nước đầu tư thứ 6 tại Việt Nam vượt trên cả những nước đã có mặt từ trước như Anh, Pháp, Đức… Chỉ sau 5 ăm bình thường hoá quan hệ thì kim ngạch xuất - nhập khẩu đã có nhiều dấu hiệu khả quan mở ra sự kiện hai bên ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ- tháng 7/2000. Trong lịch sử đàm phán và kí kết các Hiệp định kinh tế, có lẽ quá trình đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ là kéo dài lâu hơn cả và đầy thử thách, trong vòng 5 năm với 11 vòng đàm phán. Cụ thể. Vòng 1: Từ 21/6/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội Vòng 2: Từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội Vòng 3: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997: Mỹ đã trao cho ta văn bản dự thảo của Hiệp định. Vòng 4: Từ 6/10/1997 đến 10/10/1997 tại Oasinhtơn: Hai bên sơ bộ trao đổi về những quy định chung và thương mại hàng hoá trong Hiệp định. Vòng 5: Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Oasinhton. Vòng 6: Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội. Vòng 7: Từ 15/3//1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Nội dung các vòng tròn đàm phán 5,6,7: hai bên đã tập trung trao đổi tổng thể về thương mại dịch vụ và đầu tư. Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Oasinhton Vòng 9: Từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội: gặp mặt cấp bộ trưởng_ hiệp định đã được thoả thuận vô nguyên tắc. Vòng 10: Từ ngày 28/8/1999 đến ngày 2/9/1999 tại Oasinhton hai bên hoàn tất Hiệp định. Cuối cùng, ngày 13/7/2000 tại Oasinhtơn, hai bên hoàn tất Hiệp định. Cuối cùng, ngày 13/7/2000 hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã ngồi vào bàn ký bản Hiệp định tại thành phố Hồ Chí Minh kết thúc 5 năm đàm phán đầy cam go, thử thách. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (gọi tắt là “Hiệp định thương mại Việt - Mỹ” được ký ngày 13/7/2000 và được quốc hộ nước ta phê chuẩn ngày 28/1/2001. Ngày 10/12/2001, Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Donald Eưans đã trao đổ công hàm phê chuẩn Hiệp định chính thức đưa vào thực hiện ngày 10/12/2001. Những vấn đề về khung thời gian trong Hiệp định sẽ được bắt đầu từ 1/2002. Đây là một văn kiện phức tạp và khá đồng bộ, góp phần thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế Thương mại bình đẳng cùng có lợi, trên cơ sở tôn trong độc lập chủ quyền giữa hai nước. Hiệp định Thương mại bao gồm 65 trang lời văn (bản gốc), 9 phụ lục và thư về các cam kết của Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và bà Đại sứ Baishesky. Hiệp định này được chia thành 7 chương với 72 điều: Thương mại hàng hoá của điều khoản, quyền sở hữu trí tuệ 18 điều, Thương mại dịch vụ 11 điều, phát triển quan hệ đầu tư 15 điều, tạo thuận lợi Kinh doanh 3 điều, các quy định về tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện 8 điều, những điều khoản chug 8 điều. Nội dung cơ bản của Hiệp định là Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết từng bước để hàng hoá được tiếp cận thị trường của nhau, đặt ra lịch trình cụ thể về cắt giảm các hàng rào thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, đồng thời bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi lãnh thổ của mỗi bên, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại dịch vụ. Qua tìm hiểu nội dung của Hiệp định thương mại, em có thể tóm tắt nội dug cơ bản của các chương sau: CHƯƠNG I THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ - Những quyền về Thương mại: Cả hai bên đều cam kết thực hiện những quyền thương mại theo chuẩn mực Quốc tế và WTO. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đồng ý thực hiện quyền về xuất - nhập khẩu một cách cởi mở tuân thủ theo những quy định chặt chẽ của WTO. - Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và Mỹ cũng cam kết như vậy đối với Việt Nam. - Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm thuế quan điển hình là từ 1/3 đến 1/2) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm nư các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, điện thoại di động… Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Về phía Mỹ sẽ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song phương. - Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ không có rào cản phi quan thuế. Trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (ví dụ: Các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm hoa quả…) trong giai đoạn từ 3 đến 7 năm phụ thuộc vào từng mặt hàng. - Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một cách tuỳ ý, và sẵn sàng tuân thủ theo quy định của WTO. - Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO, các quy định về kỹ thuật, những thươc đo về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trong chừng mực cần thiết để gq những mục đích chính đáng (Ví dụ: Bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống động vật, sinh vật). - Mậu dịch quốc doanh: Cần phải thực thi theo các quy định của WTO (Ví dụ: các doanh nghiệp Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo những mối quan tâm về thương mại và còn ít quan tâm tới các quy định của WTO). CHƯƠNG II QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Việt Nam nhất trí tuân thủ hoàn toàn các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn, bao gồm: - Việc bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs. - Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ trong một số lĩnh vực khác như chương trình truyền hình, thiết bị bưu chính, mạng viễn thông. Theo Hiệp định Thương mại song phương, phía Mỹ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đã được kí kết. CHƯƠNG III THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Chương này áp dụng cho các biện pháp của các bên có ảnh hưởng tới dịc vụ thương mại. Các cam kết bao gồm: Các quy định của khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại và dịc vụ: Đối với những giấy phép hiện có sẽ được đảm bảo bởi điều khoản Granafather. Các nhà quản lý và các cá nhân buôn bán được tham gia và làm việc: Về các lĩnh vực và ngành cụ thể: - Các dịch vụ pháp lý - Các dịch vụ kỹ thuật. - Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan. - Các dịch vụ quảng cáo - Các dịch vụ tư vấn quản lý - Các dịch vụ viễn thông - Các dịch vụ nghe nhìn - Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan. - Các dịch vụ phân phối (bán buôn và bán lẻ) - Các dịch vụ giáo dục - Các dịch vụ tài chính - Các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính liên quan khác. - Các dịch vụ y tế. - Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan. CHƯƠNG IV PHÁT TRIỂN CÁC QUAN HỆ ĐẦU TƯ Các cam kết chung bao gồm: các hoạt động đầu tư của mỗi nước đối tác cam kết, sẽ được bảo vệ. Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Hoa Kỳ không bị xung công các tài khoản đầu tư của họ tại Việt Nam. Cụ thể: - Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đem về nước các khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. - Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS); phía Mỹ cam kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ dần các TRIMS không phù hợp với các biện pháp đầu tư của WTO trong vòng 5 năm. - Đối xử quốc gia: phía Việt Nam cam kết thực hiện chế độ đối xử quốc gia với một số ngoại lệ, việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm phụ thuộc vào loại khu vực đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra, giám sát trong những khu vực ngoại tệ nhất định. - Loại bỏ việc giới ạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định với phần góp vốn phía Hoa Kỳ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30%. Quy định này sẽ được huỷ bỏ trong 3 năm từ khi Hiệp định có hiệu lực, loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Hoa Kỳ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam. Chương V TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO KINH DOANH Phía Mỹ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân Kinh doanh và các công ty Việt Nam hoạt động tại Mỹ như các công ty Mỹ ở tại Việt Nam, đảm bảo tạo điều kiện cho các cá nhân Hoa Kỳ có thể tiến hành các hoạt động Kinh doanh như thành lập các văn phòng; tiến hành quảng cáo, tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thuận lợi. CHƯƠNG V CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH, CÔNG KHAI VÀ QUYỀN KHIẾU KIỆN Các điều khoản công khai, minh bạch yêu cầu phía Mỹ và Việt Nam cung cấp định kỳ và kịp thờ tất cả các luật quy định, các thủ tục hành chính có tính áp dụng chung, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào nằm trong Hiệp định này. Việc công bố các thông tin và biện pháp nêu trên phải được giao cho các cơ quan chính phủ, các xí nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động thương mại, có thể làm quen với chúng trước khi chúng có hiệu lực và áp dụng chúng theo nội dung: -Yêu cầu phải đưa ra một tạp chí chính thức và mọi biện pháp tính chất áp dụng chung sẽ được áp dụng trên tạp chí này. -Yêu cầu tiến hành một cách thống nhất, công bằng và hợp lý tất cả các quy định, các thủ tục hành chính có tính chất áp dụng chung. -Yêu cầu các toà án tố tụng hay hành chính để xem xét lại và điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hiệp định. Lưu ý các quyết định về việc khiếu nại và những lí do đối với những quyết định khiếu nại phải được ra bằng văn bản. CHƯƠNG VII NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG Trong chương này đề cập đến những quy định chung nhất liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới và chuyển tiền. Quy định đối xử quốc gia hoặc tối huệ quốc đối với hàng hoá của hai bên. Hai bên thoả thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp về phát triển kinh tế và thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. Hiệp định đảm bảo một sự cân bằng thoả đáng về các thảo nhượng trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định, là kích thích hợp lí để các bên tiến hành tham vấn, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước. 3. NHỮNG THUẬ LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI KÍ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 3.1. Những thuận lợi của Việt Nam khi ký Hiệp định Thương mại Ký Hiệp định thương mại này là một thành công to lớn của Việt Nam, khi đánh giá về những thuận lợi của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đối với Việt Nam thì có rất nhiều quan diểm, ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung lại đều thống nhất cho rằng Hiệp định Thương mại là có lợi cho Việt Nam. Có thể nói, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ là một bước “đột phát” lớn nhất của Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại. Khi đánh giá về Hiệp định này, Tổng thống Mỹ B.Clintơn nhận xét rằng: “Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ theo đó mở cửa mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam hội nhập hơn nữa với cộng đồng Quốc tế và tăng cường thương mại giữa hai nước. Và như vậy, từ quá khứ đắng cay, chúng tôi vừa gieo mầm cho một tương lai tốt đẹp…” Thật vậy, để “xoa dịu” quá khứ đau thương của hai dân tộc, với tinh thần “gác lại” quá khứ, hướng tới tương lai, Hiệp định thương mại chính là một “biểu tượng của tinh thần ấy. Nó có chiều thuận lợi rất lớn đối với chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế. Trước hết, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển nhảy vọt để đáp ứng nhu cầu của Hoa Kỳ, một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng. Ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo điều kiện cho đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày càng tăng lên, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam. Chúng ta có thể nhận thấy kim ngạnh xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ trước và sau khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ qua hai bảng số liệu sau: Bảng 1: Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Hoa Kỳ trước khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (2000) (Đơn vị: triệu USD) Năm  1994  1995  1996  1997  1998  1999   Xuất  50,4  200  308  372  519,5  601,9   Nhập  172  252  616  278  269,5  277,3   (Số liệu: Tạp chí thương mại số 4 (16-31) tháng 7/2000). Bảng 2: Kim ngành xuất - nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Hoa Kỳ sau khi kí Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (2000 Đơn vị tính: triệu USD Năm  2001  2002  2003  2004  2005   Xuất  1065,3  2452,8  3938,6  4992,3  5930,6   Nhập  210,8  438,3  1143,3  1127,4  864,4   (Số liệu: Tạp chí Thương mại số 20, tháng 10/2006). Nhìn vào hai bảng thống kế kim ngành xuất - nhập khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ chúng ta có thể dễ dàng thấy được lợi ích kinh tế to lớn mà Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đem lay. Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, hàng năm thị trường Mỹ cần phải nhập một số lượng rất lớn các mặt hàng nông sản, hàng may mặc… mà hầu hết các mặt hàng này Việt Nam đều có thể đáp ứng… Việc khai thông thị trường Mỹ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản, hàng công nghiệp nhẹ may mặc, da giầy… phát triển. Hàng năm, thị trường Mỹ lại cung cấp cho chúng ta các mặt hàng như: công nghệ thông tin, công nghệ điện tử viễn thông, sinh học… không những vậy phía Mỹ còn tx gửi các chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực sang làm việc tại Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam về tri thức và áp dụng những tiến bộ của Khoa học - kỹ thuật tiên tiến nhất vào thực tiễn nền kinh tế của mình. Có thểnói, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam, tạo nhiều nhân tố mới để phát triển với biện pháp khuyến khích cạnh tranh kết hợp với các chính sách cải cách trong nước thì hàng hoá Việt Nam sẽ vươn lên chiếm lĩnh nội địa và khẳng định v trí của mình trên trường Quốc tế. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho Việt Nam: Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ trung bình, mỗi năm nước ta lại có tới hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Chính vì vậy mà vấn đề việ làm bao giờ cũng là vấn đề nan giải, đó là một trở ngại rất lớn của chúng ta. Khi ký Hiệp định và khi Hiệp định đi vào thực tiễn thì nó sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho chúng ta. Với các nội dung trong Hiệp định sẽ là chìa khoá mở cánh cảnh hội nhập nền kinh tế Quốc tế của Việt Nam, các công ty của Mỹ sẽ tới và đầu tư tại Việt Nam điều đó là vô cùng có lợi cho chúng ta. Thứ nhất là nó sẽ giải quyết vấn đề lao động ngay trên đất nước ta, vấn đề việc làm sẽ phần nào được giải quyết. Thứ hai: nó sẽ đem lại một nguồn thu không nhỏ vào nguồn ngân sách của quốc gia nói chung và cac địa phương nói riêng. Thứ ba là việc các công ty của Mỹ hoạt động tại Việt Nam sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là khi các ngành công nghiệp mới xuất hiện. Đối với Giáo dục và Đào tạo: Khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thì người lao động Việt Nam sẽ được tiếp xúc với công nghệ khoa học và những phương pháp quản lý tiên tiến. Họ sẽ có nhiều cơ hội về đào tạo cũng như phát triển nghề nghi
Tài liệu liên quan