Trong nền kinh tế phát triển, tín dụng Ngân hàng trở thành loại hình tín dụng phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế: tín dụng Ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải chi phí sản xuất, thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng các nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm tài sản cố định .Ngoài ra, tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự ra đời của nhiều ngành nghề trong xã hội, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Tín dụng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội cũng như cho Nhà nước.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động được của các Ngân hàng thì nguồn vốn cho vay ngắn hạn của Ngân hàng được sử dụng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn em đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp : “ Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thực trạng và giải pháp”.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1. Những quy định chung
2.1.1. Đối tượng khách hàng
Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng SCB bao gồm:
2.1.1.1. Các cá nhân và tổ chức Việt Nam
Bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh.
- Cá nhân
- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp tư nhân
- Các tổ chức có đủ điều kiện sau:
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2.1.1.2. Các cá nhân và tổ chức nước ngoài
2.1.2. Điều kiện vay vốn
2.1.2.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn chỉ xem xét và quyết định cho vay khi có đủ các điều kiện sau:
Khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có các phương án sản xuất kinh doanh khả thi có hiệu quả, có khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng.
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật và quy đinh trong từng quy trình tín dụng.
Nhu cầu của khách hàng phù hợp với danh mục sản phẩm tín dụng còn hiệu lực thi hành được quy định trong chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
2.1.3. Những trường hợp không cho vay
2.1.3.1. Nhu cầu tín dụng của khách hàng không có trong danh mục sản phẩm tín dụng còn hiệu lực áp dụng được quy định trong chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
2.1.3.2. Nhu cầu tín dụng đối với những khách hàng sau:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc ( Phó Giám đốc ) của Tổ chức tín dụng;
- Cán bộ, nhân viên của chính Tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc).
2.1.4. Hạn chế cho vay
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Ngân hàng; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Ngân hàng; Kế toán trưởng của Ngân hàng.
- Các cổ đông lớn của Ngân hàng.
2.1.5. Lãi suất
- Lãi suất cho vay do Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà Nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài Gòn từng thời kỳ.
- Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài Gòn tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.
2.2. Hồ sơ vay vốn
2.2.1. Hồ sơ pháp lý
2.2.1.1. Đối với khách hàng là tổ chức
- Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( nếu có ).
- Điều lệ tổ chức, hoạt động của tổ chức đối với các tổ chức có điều lệ doanh nghiệp.
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện tổ chức (Tổng giám đốc hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng hoặc một chức danh quản lý về tài chính (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề phải có giấy phép.
- Giấy đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, hoặc đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
- Văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như: văn bản của Hội đồng quản trị, uỷ quyền của Tổng Giám đốc, Giám đốc cho người khác ký hợp đồng….
- Các giấy tờ khác có liên quan ( mẫu dấu, chữ ký,…).
- Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp.
- Hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh.
- Quyết định thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên.
2.2.1.2. Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hoặc các giấy tờ về nhân thân khác….
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng nhận độc thân.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép (trong trường hợp vay vốn để kinh doanh).
- Các giấy tờ khác có liên quan, như uỷ quyền của chủ hộ ( trong trường hợp hộ gia đình vay vốn) cho một thành viên khác trong gia đình này.
2.2.2. Hồ sơ về khoản vay
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch.
- Các báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
- Biên bản kiểm toán đối với doanh nghiệp có kiểm toán.
- Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp.
- Bảng kê công nợ các loại tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Chi tiết các khoản phải thu, phải trả, tồn kho.
- Các hợp đồng kinh tế ( đầu vào - đầu ra ): thi công xây lắp, hàng hoá, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ,….
- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả (đối với khoản vốn vay).
- Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay ( Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá,dự toán chi phí hoạt động được duyệt,….).
2.2.3. Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giá trị của tài sản :
- Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm,….).
- Các giấy tờ về xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng,…đối với kim khí quý, đá quý.
-Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc,…gắn liền với đất) và động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải….).
- Các quyền (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức, quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, thế chấp,…)
- Hợp đồng, văn bản bảo lãnh của bên thứ ba.
2.3. Quy trình tín dụng ngắn hạn.
Theo dõi khoản vay
Quyết định Tín dụng
Phân tíchTín dụng
Xử lý khoản vay có vấn đề
Phân tích giới hạn
Nhu cầu vay
Khách hàng
Thanh lý Tài sản
Sơ đồ 2.1. Quy trình tín dụng ngắn hạn
2.3.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng; và tư vấn các thủ tục, hồ sơ cần thiết mà khách hàng phải đáp ứng khi có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.
+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.
Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn liên hệ với bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch, chi nhánh, sở giao dịch,….để được cán bộ tín dụng hướng dẫn. Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, gồm:
Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ khoản vay
Hồ sơ bảo đảm tiền vay
2.3.2. Thẩm định các điều kiện tín dụng
Cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung :
- Đánh giá chung về khách hàng theo:
Năng lực pháp lý;
Mô hình tổ chức, bố trí lao động;
Quản trị điều hành của doanh nghiệp;
Ngành nghề kinh doanh;
Các rủi ro chủ yếu.
- Tình hình tài chính của khách hàng:
Đánh giá về sự chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính;
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính;
Phân tích các tồn tại nguyên nhân.
- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ: Cán bộ tín dụng kiểm tra mặt hàng kinh doanh của khách hàng có phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh hay không. Dựa trên phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng xây dựng cán bộ tín dụng đánh giá tính khả thi của phương án.
- Bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng kiểm tra đối chiếu tài sản đảm bảo theo quy định của SCB về việc nhận tài sản đảm bảo nợ vay. Sau đó, cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận thẩm định giá tiến hành thẩm định về tài sản đảm bảo như: tính pháp lý, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thanh khoản để đưa ra quyết định có nhận làm tài sản đảm bảo nợ vay hay không.
- Xác định phương thức và nhu cầu vay:
Cán bộ tín dụng xác định phương thức phù hợp với tính chất cấp tín dụng theo 3 loại cơ bản sau:
+ Chiết khấu
Cho vay theo món
Cho vay theo hạn mức
- Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay:
+ Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo quy định của SCB.
Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nước ngoài.
Lãi suất áp dụng cho khoản vay.
- Xem xét điều kiện thanh toán
2.3.3. Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
- Cán bộ tín dụng: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (Bước 2) lập tờ trình cho vay, kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng: Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo xem xét.
- Lãnh đạo: Xem xét lại hồ sơ của trưởng phòng tín dụng trình để quyết định:
Duyệt đồng ý cho vay.
Duyệt cho vay có điều kiện.
Không đồng ý.
Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của chi nhánh.
Trình hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh.
- Cán bộ tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.
Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
Sau đó, trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát nội dung, trưởng phòng tín dụng có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.
Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay. Trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.
Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện đã được duyệt:
Nếu đúng ký trình lãnh đạo.
Nếu chưa đúng, yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại.
Lãnh đạo ký duyệt:
Nếu đúng: ký các hợp đồng do phòng tín dụng trình.
Nếu chưa đúng, yêu cầu chỉnh sửa lại.
Trong vòng 7 ngày làm việc ( đối với khách hàng mới ) và trong vòng 3 ngày làm việc ( đối với khách hàng cũ ) kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình.
2.3.4. Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
2.3.4.1. Giải ngân
Sau khi khách hàng hoàn tất việc ký kết hợp đồng tín dụng và các thủ tục đối với tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định thì Ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng. Khi giải ngân phải có các chứng từ sau:
- Chứng từ của khách hàng
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, gồm:
Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.
Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu….
+ Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể chi nhánh có thể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục ( và chịu trách nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê) để đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
+ Thông báo nộp tiền vào tài khoản của Ngân hàng đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài ( đã xác định trong hợp đồng tín dụng).
- Chứng từ của Ngân hàng
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau:
Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp bước 3 chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay.
Bảng kê rút vốn (Nhận nợ vay).
Giấy lĩnh tiền mặt, Uỷ nhiệm chi.
- Trình duyệt giải ngân:
Cán bộ tín dụng sau khi xem xét các chứng từ nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình trưởng phòng tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ tín dụng:
Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo.
Nếu chưa phù hợp: yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại.
Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định.
- Bộ phận kiểm tra kiểm soát kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và có ý kiến trước khi trình giải ngân cho lãnh đạo.
Lãnh đạo ký duyệt:
Nếu đồng ý: Ký duyệt.
Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại.
Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do.
Sau khi lãnh đạo ký duyệt giải ngân, cán bộ tín dung nhập vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay giải ngân trên chương trình điện toán.
Cán bộ tín dụng chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các phòng nghiệp vụ có liên quan như sau:
- Chứng từ gốc chuyển Phòng kế toán:
Hợp đồng tín dụng (nếu mới rút vốn lần đầu).
Bảng kê rút vốn (Nhận nợ vay).
Giấy lĩnh tiền mặt, Uỷ nhiệm chi.
Chứng từ khác ( nếu có ).
Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ trên, kiểm tra lại chứng từ giải ngân và duyệt bút toán giải ngân trên máy, theo dõi nợ vay theo bảng theo dõi nợ vay.
- Chứng từ chuyển phòng quản trị vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ (nếu có):
+ Đề nghị chuyển nguồn vốn đối với trường hợp khoản vay lớn có ảnh hưởng đến cơ chế điều hành vốn theo quy định của SCB.
+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ đối với trường hợp khoản vay cần phải chuyển đổi ngoại tệ.
- Chứng từ chuyển phòng thanh toán quốc tế đối với trường hợp thanh toán với nước ngoài để mở L/C hoặc thanh toán tập trung.
Hồ sơ mở L/C theo yêu cầu tại quy đinh về mở L/C của SCB.
Chứng từ khác ( nếu có ).
2.3.4.2. Theo dõi, kiểm tra khoản vay: theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay do Tổng Giám đốc ban hành.
2.3.5. Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
2.3.5.1. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng:
Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách,…. Và phần mềm điện toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí ( nếu có ) cho khách hàng trước 5 ngày làm việc theo nội dung sau:
- Theo dõi trả nợ gốc:
Đầy đủ, đúng hạn.
Không đủ, không đúng hạn.
Chuyển nhóm nợ, nợ quá hạn
- Theo dõi trả lãi.
Đầy đủ, đúng hạn.
Không đủ, không đúng hạn.
Lãi treo.
- Theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí.
- Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (nếu có).
Ký quỹ đối với trường hợp phải ký quỹ.
Hoạt động luân chuyển tiền gửi, doanh thu về SCB, cam kết mua bán ngoại tệ….
Nghĩa vụ khác.
2.3.5.2. Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay
2.3.5.3. Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng
2.3.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.3.6.1. Tất toán khoản vay
Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay.
2.3.6.2. Giải toả các hợp đồng bảo đảm tài sản
- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp,cầm cố.
- Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.
Các thủ tục này thực hiện theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của SCB.
2.3.6.3. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đuơng nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.
2.4. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2.4.1. Doanh số cho vay
Bảng 2.1. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN
TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh2006/2005
So sánh 2007/2006
+/-
%
+/-
%
Doanh số cho vay ngắn hạn
3.597
7.452
29.174
3.855
107,17
21.722
291,49
Doanh số cho vay trung hạn
707
1.411
8.453
704
99,58
7.042
499,08
Doanh số cho vay dài hạn
26
97
150
71
273,08
53
54,64
TỔNG CỘNG
4.330
8.960
37.777
Nguồn: Báo cáo dư nợ toàn hàng năm 2005,2006 & bảng cân đối kế toán quy đổi năm 2007; Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Đồ thị 2.1 : TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
Tổng doanh số cho vay : Năm 2006 doanh số cho vay là 8.960 tỷ đồng, tăng 4.630 tỷ đồng (tăng 106,93%) so với năm 2005. Đến 31/12/2007 doanh số cho vay là 37.777 tỷ đồng, tăng 28.817 tỷ đồng (tăng 321,62%) so với năm 2006.
Doanh số cho vay ngắn hạn: Năm 2006 là 7.452 tỷ đồng, tăng 3.855 tỷ đồng (tăng 107,17%) so với năm 2005. Đến cuối năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 29.174 tỷ đồng, tăng 21.722 tỷ đồng( tăng 291,49%) so với năm 2006. Nhìn chung, tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn qua các năm qua là khá tốt.
2.4.2. Doanh số thu nợ
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tiền vay từ dân chúng, các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên đều phải trả lãi, đó là chi phí mà ngân hàng phải chịu khi sử dụng vốn vay này. hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cho vay. Do vậy, vốn đầu tư phải được bảo tồn và phát triển việc sử dụng vốn vay như thế nào để đạt hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tức đảm bảo việc thu nợ phải tốt để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn, đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động cuả Ngân hàng. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Ngân hàng thì họ phải trả lãi cho Ngân hàng, phần lãi này phải đủ bù đắp được phần lãi phải trả khi Ngân hàng đi vay, chi phí hoạt động huy động vốn, trang trải rủi ro và có lợi nhuận cho Ngân hàng.
Mặc dù, việc thu hồi nợ là yếu tố chưa nói lên là hiệu quả hoạt động của Ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là nhân tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra kế hoạch của Ngân hàng là thành công hay thất bại. Việc thu hồi các khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thắng lợi rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng vì nhìn chung Ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng đúng mục đích, sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Bảng 2.2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN
TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh2006/2005
So sánh2007/2006
+/-
%
+/-
%
DSTN ngắn hạn
2.007
3.407
20.478
1.400
69,76
17.071
501,06
DSTN trung hạn
748
688
5.948
- 60
- 8,02
5.260
7,65
DSTN dài hạn
31
15
120
- 16
-51,61
105
700
TỔNG CỘNG
2.786
4.110
26.546
Nguồn: Bản cáo tài chính năm 2005, 2006 & 2007, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
Đồ thị 2.2: TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN
TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
Nhìn vào đồ thị ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tăng dần qua các năm, cho thấy một thắng lợi lớn của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Nhìn chung, Ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả,…….
Doanh số thu nợ ngắn hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 3.407 tỷ đồng, tăng 1.400 tỷ đồng (69,76%) so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 20.478 tỷ đồng, tăng 17.071 tỷ đồng (501,06%).
Bảng 2.3. TỶ LỆ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN TRÊN DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm2007
So sánh2006/2005
So sánh2007/2006
+/-
%
+/-
%
Doanh số cho vay ngắn hạn
3.597
7.452
29.174
3.855
107,17
21.722
291,49
Doanh số thu nợ ngắn hạn
2.007
3.407
20.478
1.400
69,76
17.071
501,06
Doanh số thu nợ ngắn hạn/ doanh số cho vay ngắn hạn (%)
55,80
45,72
70,19
Nguồn: Bảng dư nợ toàn hàng năm 2005,2006 & bảng cân đối kế toán năm 2007, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ doanh số thu nợ ngắn han trên doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 đạt 45,72%, giảm 10,08 % so với năm 2005. Năm 2007 tỷ lệ doanh số thu nợ ngắn hạn trên doanh số cho va