Chuyên đề Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam

Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người. Thất nghiệp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giảm đi, tâm lý căng thẳng,. vì vậy có lẽ không ngạc nhiên lắm khi thấy thất nghiệp thường là chủ đề tranh luận giữa các nhà kinh tế cũng như những người lập chính sách kinh tế vĩ mô. Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như : gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc,. cho nên vấn đề đặt ra cho đất nước ta hiện nay là giải quyết vấn đề thất nghiệp ổn thỏa đã và đang là vấn đề cấp bách và cần thiết đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng, đang còn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển tốt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được đẩy lùi và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại giảm trong hai năm 2008 – 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5,32% giảm 0,91% so với năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 là 4,65%, năm 2009 là 4,66% tăng 0,01 so với năm 2008. Riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng mở ra nhiều hướng đi mới cho nền kinh tế. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng cao, đây thật là vấn đề nan giải của đất nước, Việt Nam hiện có lực lượng lao động khoảng 45 triệu người và con số này dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa, mỗi năm lại tăng thêm một triệu lao động khiến cho áp lực của chính phủ phải tạo thêm việc làm ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia kinh tế nhận xét thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp như: do trình độ sản xuất ngày càng cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn cao,. chính vì vậy những người không đủ điều kiện dễ dàng bị sa thải. Chính vì những lý do trên nghiên cứu “ Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam” được thực hiện nhằm phân tích rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở Việt Nam

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người. Thất nghiệp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giảm đi, tâm lý căng thẳng,... vì vậy có lẽ không ngạc nhiên lắm khi thấy thất nghiệp thường là chủ đề tranh luận giữa các nhà kinh tế cũng như những người lập chính sách kinh tế vĩ mô. Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như : gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc,... cho nên vấn đề đặt ra cho đất nước ta hiện nay là giải quyết vấn đề thất nghiệp ổn thỏa đã và đang là vấn đề cấp bách và cần thiết đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng, đang còn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển tốt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được đẩy lùi và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại giảm trong hai năm 2008 – 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5,32% giảm 0,91% so với năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 là 4,65%, năm 2009 là 4,66% tăng 0,01 so với năm 2008. Riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng mở ra nhiều hướng đi mới cho nền kinh tế. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng cao, đây thật là vấn đề nan giải của đất nước, Việt Nam hiện có lực lượng lao động khoảng 45 triệu người và con số này dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa, mỗi năm lại tăng thêm một triệu lao động khiến cho áp lực của chính phủ phải tạo thêm việc làm ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia kinh tế nhận xét thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp như: do trình độ sản xuất ngày càng cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn cao,... chính vì vậy những người không đủ điều kiện dễ dàng bị sa thải. Chính vì những lý do trên nghiên cứu “ Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam” được thực hiện nhằm phân tích rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: - Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010. - Phân tích nguyên nhân và tác động của thất nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập trên mạng internet, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông,… 3.2. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối. Trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối đưa ra nhân xét và đánh giá. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4.1. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình thất nghiệp ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi thời gian: - Thời gian của số liệu được lấy từ năm 2008 - 2010 - Thời gian thực hiện từ 13/01/2011 – 24/03/2011 PHẦN NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung về thất nghiệp : 1.1 Định nghĩa thất nghiệp: Thất nghiệp là hiện tượng phổ biến trên thế giới có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nền kinh tế của từng nước theo thời gian. Nhưng đây luôn là vấn đề đòi hỏi các cấp lãnh đạo, những người quản lý nền kinh tế phải có những chiến lược kinh tế phù hợp để đẩy lùi thực trạng này. Riêng ở Việt Nam tình hình thất nghiệp là vấn đề nóng bỏng luôn được quan tâm giải quyết hàng đầu nhằm đưa nền kinh tế phát triển theo kịp các nước có nền kinh tế phát cao. Ä Theo định nghĩa của kinh tế học thì thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ä Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Các loại thất nghiệp: Thất nghiệp và thiếu việc làm đang là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế thế giới hiện nay. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về các loại hình thất nghiệp, các đặc trưng riêng ở Việt Nam để từ đó có các các chính sách thích hợp là rất cần thiết. Nhìn chung có rất nhiều loại thất nghiệp nhưng các nhà nghiên cứu kinh tế đã chia thất nghiệp thành ba loại: Ä Thất nghiệp cọ xát: Thất nghiệp cọ xát đề cập đến việc người lao động có kĩ năng lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn nào đó do họ thay đổi việc làm một cách tự nguyện vì muốn tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng ( lương cao hơn, gần nhà hơn…) hoặc do sự thay đổi cung cầu trong hàng hoá dẫn đến việc phải thay đổi công việc từ một doanh nghiệp, một ngành sản xuất hay một vùng lãnh thổ sang nơi khác. Trong mối quan hệ với dạng thất nghiệp tạm thời còn có dạng thất nghiệp tìm kiếm xảy ra cả trong trường hợp chuyển đổi chỗ làm việc mang tính tự nguyện hoặc do bị đuổi việc. Khi đó người lao động luôn cần có thời gian chờ đợi để tìm kiếm chỗ làm việc mới. Thời gian của quá trình tìm kiếm sẽ làm tăng chi phí (phải tìm nhiều nguồn thông tin, người thất nghiệp sẽ mất đi thu nhập, mất dần kinh nghiệm, sự thành thạo nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội…). Ä Thất nghiệp cơ cấu: Có nhiều người không tìm được việc làm do không đủ kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việc. Có người không có việc làm trong một thời gian dài và được xem là thất nghiệp dài hạn, nghĩa là khả năng tìm được việc làm là rất thấp. Loại thất nghiệp này được xem là thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp cơ cấu bao gồm: Ø Những người chưa có đủ kỹ năng lao động, như những người trong độ tuổi 20 và môt số người trưởng thành nhưng chưa qua đào tạo. Ø Những người có kỹ năng lao động nhưng kỹ năng này không đáp ứng được sự thay đổi trong yêu cầu của công việc. Ø Những người mà kỹ năng của họ bị mất đi sau một thời gian dài không làm việc nên không thể tìm được việc làm mới. Ø Những người mà kỹ năng lao động của họ không được công nhận do sự phân biệt đối xử, như người lao động thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay người nước ngoài không hiểu tiếng nói hay phong tục tập quán của địa phương,… Ä Thất nghiệp chu kỳ: Thất nghiệp chu kì còn được gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp. Loại thất nghiệp này xảy ra do sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế so với sản lượng (hay năng lực sản xuất). Sự sút giảm trong nhu cầu dẫn đến sự sa thải lao động có thể bắt đầu ở một vài thành phố lớn của nền kinh tế và sau đó gây ra sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Khi nhu cầu thấp hơn sản lượng thì tồn kho sẽ tăng lên nên các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và sa thải lao động. Thất nghiệp chu kì thường gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong thời kì hội nhập. Thất nghiệp do nhu cầu thấp có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.Có thể dễ dàng thấy rằng nếu sản lượng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của năng lực sản xuất của nền kinh tế, kể cả số lượng lao động, thì thất nghiệp sẽ tăng. Suy thoái sẽ làm tăng thất nghiệp và phục hồi hay tăng trưởng sẽ làm giảm thất nghiệp. Sự tăng giảm của thất nghiệp do nhu cầu thấp sẽ làm tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các chu kì kinh tế. 2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008-2010: 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2010: Nhìn lại chặn đường mà nền kinh tế Việt Nam đã đi qua, tuy có những khó khăn, thách thức và biến cố xảy ra nhưng bên cạnh đó nền kinh tế nước ta cũng thu được những thành tựu đáng ghi nhận đã đưa nền kinh tế nước ta từ nghèo nàn , lạc hậu , kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp tiên tiến ứng dụng khoa học công nghệ ở trình độ cao, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2010 gần đây nhất đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng và nhiều thành tựu đáng kể đưa nền kinh tế nước ta phát triển đi lên có uy tín và vị thế trên trường quốc tế. Nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và nhiều vấn đề bất cập như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát,… gây không ít ảnh hưởng cho nền kinh tế nước ta. Cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 11% tăng 6,23% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5,32% giảm 0,91% so với năm 2008. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm  2010 ước đạt 1.160 USD. Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 17,2% tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi nhanh chóng đáng kể, tốc độ tăng trưởng đạt 7,5% tăng 0,78% so với năm 2009. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, ước cả năm 2010 tăng 2,8%. 2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010: Thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế muốn phát triển được toàn diện và đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải giải quyết tốt các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong đó có vấn đề thất nghiệp. Đây là vấn đề nóng bỏng cấp bách và cần thiết phải giải quyết không chỉ đối với nền kinh tế nước ta mà hầu như các nước trên thế giới phải đau đầu vì vấn đề này. Dân số nước ta hiện nay hơn 86 triệu người trong đó có khoảng 45 triệu lao động mỗi năm lại tăng thêm một triệu lao động trong khi nền kinh tế chưa có những chuyển biến đột phá so với những năm trước đây. Vấn đề việc làm làm đòi hỏi phải giải quyết để đảm bảo an sinh xã hội. Nếu không được giải quyết tốt thì sẻ kéo theo những vấn đề như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, … Để thấy rõ thực trạng thất nghiệp ảnh hưởng như thế nào đối vơi nền kinh tế cũng như những vấn đề xã hội ta phải tìm hiểu và phân tích cụ thể qua từng chặng đường phát triển như sau: Ø Năm 2008: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%, tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Trong thông báo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sambu Vina Sport cho biết sẽ giảm 224 lao động kể từ ngày 11-1-2009. Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã thông báo về việc cắt giảm lao động như Công ty Sony Việt Nam, Công ty liên doanh RSC, Công ty trách nhiệm hữu hạn Castrol BP Petco, Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn thiết kế Liên hiệp Quốc tế... với tổng số lao động bị mất việc trên 1.000 người. Hàng ngàn lao động mất việc cuối năm 2008. Hàng vạn người bị nợ lương, không có tiền thưởng. Thất nghiệp, bản thân người thất nghiệp không có thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân, gia đình họ. Một bộ phận rất lớn người lao động trong các khu công nghiệp là người từ các tỉnh nông nghiệp. Họ đi lên thành thị làm công nhân vì ở quê không có việc làm hoặc làm không đủ sống. Nhà máy ngừng sản xuất, phải đóng cửa hoặc giảm bớt lao động nên họ phải trở về. Nợ cũ chưa trả hết lại chồng thêm nợ mới. Họ đi kiện công ty đưa mình đi xuất khẩu lao động, nhưng xét cho cùng cũng chẳng phải lỗi của ai. Người thất nghiệp kéo từ thành phố về nhà, cái nghèo ở quê đã quá đủ, nay gánh nặng thêm vì số lao động thất nghiệp tăng lên. Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng. ĐVT: % Vùng Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34 Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65 Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11 Nguồn: Tổng cục thống kê Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15-60 với nam và 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị,  nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước. Theo dự báo của tổng cục thống kê, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009 sẽ tăng lên 5,4% (2008: 5,1% ); trong đó, khu vực nông thôn khoảng 6,4%. Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà. Họ và làng quê họ, nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều nhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế. Xu thế và hướng đi của lao động di cư trong nước và mối liên kết nông thôn - thành thị là những chỉ số quan trọng cần được sử dụng để tiếp tục theo dõi tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới. Theo thống kê của bộ lao động thương binh xã hội, hết năm 2008, cả nước mới có gần 30.000 lao động tại khối doanh nghiệp bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm. Bộ này đưa ra ước tính số lao động bị mất việc vì nguyên nhân trên trong năm 2009 sẽ vào khoảng 150.000 người. Còn theo cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ có thêm 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Như vậy, với Việt Nam, nếu GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất. 0,65% tương đương với số lượng khoảng 300 nghìn người. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, thuộc Viện khoa học lao động và xã hội khẳng định, năm 2008 tổng việc làm mới được tạo ra chỉ là 800.000 so với khoảng 1,3 triệu việc làm mới được tạo ra trong năm 2007. Nhiều ngành sử dụng nhiều lao động có tốc độ tăng việc làm cao bị ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra khoảng 50% việc làm trong hệ thống doanh nghiệp nói chung, mỗi năm tăng thêm khoảng 500.000 lao động. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải cắt giảm nhân sự. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000. Người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao động rất đông, nhiều người vay mượn tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, không may gặp những nước bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế trầm trọng, cũng đành tay trắng về nước. Theo báo cáo tại Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động năm 2008, mục tiêu trong 2 năm 2009-2010 là giải quyết việc làm trong nước cho 3 đến 3,2 triệu lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức dưới 5%, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp xuống dưới 50% năm 2010. Đến năm 2010, bình quân mỗi năm đưa được 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 60% lao động qua đào tạo nghề, có 5 đến 10% lao động ở các huyện có tỷ lệ nghèo cao.  Ø Năm 2009: Ngày 19/1/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tỷ lệ thất nghiêp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 là 4,66% và tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1%. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2009, cả nước đã tạo việc làm ở nông thôn là 6,1% còn khu vực thành thị là 2,3% cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người. Viện Khoa học lao động và xã hội vừa công bố kết quả từ công trình nghiên cứu “Khủng hoảng kinh tế và thị trường lao động Việt Nam”. Ở đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng đã công bố: nếu tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 đạt từ 5 – 6%, thì số lao động bị mất việc do khủng hoảng kinh tế là 494.000 người. Thậm chí số người mất việc sẽ tăng lên khoảng 742.000 người vào năm 2010 nếu nền kinh tế vẫn chưa thể phục hồi. Điều cần lưu ý, đây là số việc làm bị giảm đi so với khả năng tạo việc làm mới của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính, nghĩa là chừng đó người rơi vào thất nghiệp hoàn toàn. Có một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì phần lớn những người này đã trở về quê và tìm kiếm một công việc mới (có thể là công việc không phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi nói về tình trạng thất nghiệp hiện nay. Khi suy thoái kinh tế đã kết thúc, thì tiến trình hồi phục thường phải kéo dài trong rất nhiều năm. Do vậy, ngay trong khủng hoảng, thì việc đánh giá chính xác tình hình để làm cơ sở xây dựng chiến lược nguồn nhân lực với doanh nghiệp, với chính quyền vẫn có giá trị quyết định tới khả năng vượt qua khủng hoảng và phát triển. Với người lao động, việc làm càng dễ m
Tài liệu liên quan