Ngày nay, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong những thập niên gần đây loài người đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư trực tiếp trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) đã trở thành một trong hai xu hướng nổi bật trong nền kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI là nguồn bổ xung quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực mới cho việc phát triển nền kinh tế. Ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm gia tăng GDP của nền kinh tế, ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đưa vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta.
Không đứng ngoài xu thế phát triển đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, với lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý và bằng các chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư, thái độ quan tâm thỏa đáng, trân trọng đối với các doanh nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực sự là địa điểm hấp dẫn thuộc tốp đầu cả nước cho doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm đến quyết định đầu tư tại Vĩnh Phúc ví dụ như các Tập đoàn: Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal, Chimei, Ju-Teng, Inventec, Fullpower (Đài Loan), G.O. Max, Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore), CPK Group.
Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy rằng tuy tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng không tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyết trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Việc khắc phục các tồn tại và trở ngại hiện có sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh trong những năm tiếp theo. Do đó việc nắm rõ thực trạng của nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh để có được cái nhìn tổng thể và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể đưa Vĩnh Phúc ngày càng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn nữa là một vấn đề rất đáng được quan tâm.
Với những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập của mình sau một thời gian thực tập tại Bộ kế hoạch đầu tư.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu: Hướng tới việc phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến 2010
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tới nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc
+ Giác độ nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên giác độ cơ quan quản lý nhà nước
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin: Từ các số liệu báo cáo do Bộ kế hoạch đầu tư cung cấp, tham khảo các sách chuyên ngành, thông tin từ báo, tạp chí, và chuyên đề tốt nghiệp của các khoá trước.
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của phòng Đầu tư nước ngoài tại Bộ kế hoạch đâu tư để tìm hiểu thêm
+ Phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê liệt kê so sánh số liệu chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về hiệu quả hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.
45 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong những thập niên gần đây loài người đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư trực tiếp trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) đã trở thành một trong hai xu hướng nổi bật trong nền kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI là nguồn bổ xung quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực mới cho việc phát triển nền kinh tế. Ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm gia tăng GDP của nền kinh tế, ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đưa vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta.
Không đứng ngoài xu thế phát triển đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, với lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý và bằng các chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư, thái độ quan tâm thỏa đáng, trân trọng đối với các doanh nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực sự là địa điểm hấp dẫn thuộc tốp đầu cả nước cho doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm đến quyết định đầu tư tại Vĩnh Phúc ví dụ như các Tập đoàn: Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal, Chimei, Ju-Teng, Inventec, Fullpower (Đài Loan), G.O. Max, Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore), CPK Group...
Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy rằng tuy tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng không tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyết trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Việc khắc phục các tồn tại và trở ngại hiện có sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh trong những năm tiếp theo. Do đó việc nắm rõ thực trạng của nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh để có được cái nhìn tổng thể và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể đưa Vĩnh Phúc ngày càng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn nữa là một vấn đề rất đáng được quan tâm.
Với những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập của mình sau một thời gian thực tập tại Bộ kế hoạch đầu tư.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc
Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu: Hướng tới việc phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến 2010
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tới nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc
+ Giác độ nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên giác độ cơ quan quản lý nhà nước
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin: Từ các số liệu báo cáo do Bộ kế hoạch đầu tư cung cấp, tham khảo các sách chuyên ngành, thông tin từ báo, tạp chí, và chuyên đề tốt nghiệp của các khoá trước...
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của phòng Đầu tư nước ngoài tại Bộ kế hoạch đâu tư để tìm hiểu thêm
+ Phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê liệt kê so sánh số liệu chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về hiệu quả hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Bộ Kế hoạch đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.1 Quá trình hình thành và trưởng thành của bộ kế hoạch đầu tư
- Tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, được thành lập vào ngày 8 tháng 10 năm 1955
- Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:ư
+ Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác
+ Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này.
+ Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
+ Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
+ Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.2.1 Vị trí và chức năng
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ của nước ngoài; đầu thầu ; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức: Bao gồm 18 vụ và các phòng ban khác
1.2 Cục đầu tư nước ngoài
1.2.1 Hình thành và phát triển
- Cục đầu tư nước ngoài được thành lập theo nghị định số 61/2003/NĐ-CP của Thủ tướng chính thủ vào năm 2003 trên cơ sở sát nhập vụ quản lý dự án và vụ đầu tư nước ngoài một phần của vụ pháp luật và xúc tiến đầu tư. Trải qua hơn 5 năm thành lập đến nay cục đầu tư nước ngoài đã phát triển bao gồm 6 phòng, 3 trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc cục ở 3 miền của đất nước.
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ
- Chức năng: Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
- Cục Đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài
+ Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
+ Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
+ Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư theo sự phân công của Bộ.
Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm.
Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế.
+ Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư:
Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng quyết định đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền;
Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận.
+ Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư:
Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh tế tương tự khác.
Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước;
Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
+ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền.
+ Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.2..3 Cơ cấu tổ chức
1.2.3.1 Lãnh đạo:
- Cục trưởng,Các Phó Cục trưởng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
1.2.3.2 Bộ máy giúp việc cục trưởng, gồm 6 phòng ban:
a. Phòng Tổng hợp - Chính sách:
- Phòng Tổng hợp – Chính sách là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ tổng hợp kinh tế quốc dân; theo dõi, tổng hợp kết quả và đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
b. Phòng Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
- Phòng Xúc tiến đầu tư có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Cục Đầu tư nước ngoài xây dựng quy hoạch, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài trong phạm vi quốc gia; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trong phạm vi quốc gia; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước để báo cáo Lãnh đạo Cục trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; làm đầu mối trong việc tham gia ý kiến với các địa phương trong việc lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác xây dựng, triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài; tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Làm đầu mối tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài.
+ Làm đầu mối liên lạc với cán bộ, cơ quan xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế và người nước ngoại hoạt động xúc tiến đầu tư cho Việt Nam.
+ Hướng dẫn các nàh đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về chủ trương, chính sách của nhà nước về đầu tư nước ngoài; giới thiệu và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân trong nước.
+ Theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư của các Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc, miền Trung và Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam cũng như các Trung tâm xúc tiến đầu tư của các địa phương; phối hợp với các Trung tâm này thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.
+ Chủ trì biên soạn, in ấn tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư;
+ Phối hợp với các đơn vị khác trong Cục Đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế và nước ngoài trong việc tổ chức các lớp đào tạo về công tác xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài.
+ Thực hiện các công tác khác do Cục trưởng giao.
c. Phòng Công nghiệp và Xây dựng
- Phòng Công nghiệp và Xây dựng là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng theo các nhóm ngành sau đây:
+ Công nghiệp khai thác mỏ,
+ Công nghiệp chế biến (trừ chế biến nông, lâm, thuỷ sản),
+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
+ Xây dựng
+ Tư vấn kỹ thuật ngành công nghiệp và xây dựng
d. Phòng Nông, lâm, ngư nghiệp:
- Phòng Nông – Lâm – Ngư nghiệp là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp theo các nhóm ngành sau đây:
+ Nông nghiệp và lâm nghiệp
+ Thuỷ sản
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản
+ Dịch vụ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp
e. Phòng Dịch vụ:
- Phòng Dịch vụ là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực dịch vụ theo các nhóm ngành sau đây:
+ Xây dựng và kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, sân golf.
+ Dịch vụ du lịch.
+ Dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, sản xuất dược phẩm.
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ giao thông vận tải.
+ Dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại.
+ Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp).
f. Văn phòng
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn Phòmg Cục
+ Tổng hợp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của Cục theo dõi và đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục và báo cáo Cục trưởng về việc thự hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục.
+ Lập và trình Cục trưởng Dự doán ngân sách hàng năm của Cục.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; tiếp nhận văn thư đến; cùng Chuyên viên các Phòng tiếp nhạn hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép; phân phối văn thư và hồ sơ dự án đến địa chỉ theo quy định; in ấn và phát hành văn bản sau khi đã được phê duyệt.
+ Thực hiện công tác kế toán, tài vụ, quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Cục, bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của Cục; giám sát việc thực hiện kỷ luật lao động của các tập thể và các nhân viên trong Cục; phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan của các Trung tâm trực thuộc Cục.
+ Làm đầu mối giúp Cục trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, đào tạo, thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với cán bộ và nhân viên của Cục; làm đầu mối tổ chức tập huấn nghiệp vụ và quản lý đầu tư nước ngoài.
+ Làm đầu mối bố trí các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Cục
+ Thực hiện các công tác khác do Cục trưởng chỉ định
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua
2.1 Tổng quan môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng và là 1 trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, kề sát vùng tam giác phát triển kinh tế phía bắc ( Hà nội – Hải phòng – Quảng ninh); Vĩnh Phúc tiếp giáp 4 tỉnh, thành phố là: TP.Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang; tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội 50km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km; hệ thống giao thông thuận lợi: có các tuyến Quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 2A ( Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C…, Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài – Nam Ninh ( Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc); đường thuỷ phát triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy. Vĩnh Phúc là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Vĩnh phúc luôn đón nhận các nhà doanh nghiệp với tinh thần “ Doanh nghiệp là doanh nghiệp của Vĩnh phúc, Doanh nghiệp giàu là tỉnh giàu”.
Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó 36 doanh nghiệp Nhà nước); sau khi tái lập tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyế