Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ngừng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được mở rộng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng nhiều
Cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, với quan điểm “đầu tư KCHT phải đi trước một bước để tạo thế phát triển vững chắc cho tương lai”, cho đến nay hệ thống KCHT nói chung và KCHT kỹ thuật của nước ta đã thay đổi rõ rệt, tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, tạo ra sự phát triển bền vững giữa các vùng
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, KCHT kỹ thuật ở nước ta cũng bộc lộ một số tồn tại như: hệ thống KCHT chưa đồng bộ, xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng dịch vụ KCHT còn thấp , nguyên nhân chính là do hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật chưa cao.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian tới và từ thực tiễn của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật, sau một thời gian thực tập tại ban KCHT và đô thị-Viện Chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở những kiến thức thu được sau thời gian học tại trường ĐH KTQD Hà Nội, nhận thức được vai trò của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, em đã chọn đề tài:“ Tình hình thực hiện đầu tư KCHT kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới”.
Đầu tư KCHT kỹ thuật là lĩnh vực rất rộng, trong phạm vi đề tài này em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình vào 4 ngành chính là: Giao thông-Vận tải, Bưu chính-Viễn thông, Điện và ngành nước.
Chuyên đề này sử dụng các phương pháp nghiên cứu như duy vật biện chứng, dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, kết hợp với những số liệu thu thập được để làm rõ vấn đề.
Kết cấu của bài viết này ngoài lời nói đầu, phần kết luận còn có phần nội dung với các chương sau:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và kết cấu hạ tầng.
Chương II : Thực trạng hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta trong những năm qua.
Chuơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật nước ta trong thời gian tới.
Do trình độ còn hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các cô các chú trong cơ quan để có thể được phát triển chuyên đề này thành luận văn tốt nghiệp.
88 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
LờI NóI ĐầU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ngừng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được mở rộng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng nhiều…
Cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, với quan điểm “đầu tư KCHT phải đi trước một bước để tạo thế phát triển vững chắc cho tương lai”, cho đến nay hệ thống KCHT nói chung và KCHT kỹ thuật của nước ta đã thay đổi rõ rệt, tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, tạo ra sự phát triển bền vững giữa các vùng…
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, KCHT kỹ thuật ở nước ta cũng bộc lộ một số tồn tại như: hệ thống KCHT chưa đồng bộ, xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng dịch vụ KCHT còn thấp…, nguyên nhân chính là do hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật chưa cao.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian tới và từ thực tiễn của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật, sau một thời gian thực tập tại ban KCHT và đô thị-Viện Chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở những kiến thức thu được sau thời gian học tại trường ĐH KTQD Hà Nội, nhận thức được vai trò của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, em đã chọn đề tài:“ Tình hình thực hiện đầu tư KCHT kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới”.
Đầu tư KCHT kỹ thuật là lĩnh vực rất rộng, trong phạm vi đề tài này em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình vào 4 ngành chính là: Giao thông-Vận tải, Bưu chính-Viễn thông, Điện và ngành nước.
Chuyên đề này sử dụng các phương pháp nghiên cứu như duy vật biện chứng, dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, kết hợp với những số liệu thu thập được để làm rõ vấn đề.
Kết cấu của bài viết này ngoài lời nói đầu, phần kết luận còn có phần nội dung với các chương sau:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và kết cấu hạ tầng.
Chương II : Thực trạng hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta trong những năm qua.
Chuơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật nước ta trong thời gian tới.
Do trình độ còn hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các cô các chú trong cơ quan để có thể được phát triển chuyên đề này thành luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Kỷ.
Chương I:
Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và kết cấu hạ tầng.
Chính sách coi đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển hơn một bước của Đảng và Nhà nước đã và đang đưa nền kinh tế nước ta đi lên. Nó chính là nền tảng tạo đà cất cánh cho nền kinh tế, phần viết sau sẽ trình bày về những khái niệm về đầu tư kết cấu hạ tầng, vai trò và tác động của nó đối với nền kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động đầu tư này…
Những khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Khái niệm về đầu tư (Investment):
Hoạt động đầu tư diễn ra rất đa dạng ở mọi lĩnh vực, tương ứng với nó là quan niệm khác nhau về đầu tư. Nếu như ở góc độ tài chính cho rằng: đầu tư là chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời, thì ở góc độ tiêu dùng: đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để đạt được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Vậy thực chất đầu tư là gì ?
@ Đầu tư là hình thức bỏ vốn cùng các nguồn lực khác ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm tạo ra hoặc khai thác sử dụng một hay nhiều tài sản với mục đích thu về các kết quả có lợi hơn trong tương lai.
Như vậy, hoạt động đầu tư diễn ra và ở hiện tại nhưng sẽ thu được kết quả ở trong tương lai. Các kết quả ấy có thể phát huy tác dụng trong thời gian khá lâu, nhất là đối với hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng như: giao thông, điện, nước... Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư là rất rộng, bao gồm của cải vật chất, sức lao động, công nghệ, trí tuệ, tiền bạc, uy tín...
Phân loại hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư rất đa dạng, tác động của nó đối với nền kinh tế rất lớn. Vì vậy, việc kế hoạch hoá và quản lý nó là rất cần thiết. Để làm được điều này, cần phải tiến hành phân loại hoạt động đầu tư. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta tiến hành phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau như: Theo nguồn vốn thì có đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài; Theo cơ cấu tái sản xuất có: đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu; Theo thời gian có: đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn…
@ Nếu theo bản chất của hoạt động đầu tư: thì người ta chia hoạt động đầu tư thành đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, thì hoạt động đầu tư thương mại và đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, thực chất của hoạt động này chỉ là chuyển quyền sở hữu, góp phần tác động gián tiếp cho hoạt động đầu tư phát triển. Vậy đầu tư thương mại, đầu tư tài chính là gì ? và thế nào là hoạt động đầu tư phát triển ?
Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất tuỳ thuộc và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hay đơn vị phát hành.
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư, trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và bán.
Đầu tư phát triển: là bộ phận cơ bản của đầu tư, là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tạo ra những tài sản mới cũng như duy trì tiềm lực sẵn có của nền kinh tế.
@ Tuy nhiên, theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, người ta có thể chia hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau:
- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao.
- Đầu tư sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo điều kiện cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và hoạt động đầu tư khác.
Đầu tư kết cấu hạ tầng và nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân là tiền đề, là cơ sở vật chất cho các hoạt động đầu tư khác phát triển. Nó đòi hỏi phải đi trước một bước và cần phải có sự hoàn thiện, người ta ví nó như “đầu tàu” để “kéo” nền kinh tế theo đà phát triển. Vậy đầu tư kết cấu hạ tầng là gì ?
Khái niệm đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Khái niệm kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Như vậy, các công trình, kết cấu vật chất kỹ thuật ở đây rất đa dạng như: các công trình giao thông vận tải (đường xá, cầu cống, sân bay...); các công trình của ngành bưu chính-viễn thông (hệ thống đường cáp quang, các trạm, vệ tinh...) hay các công trình của ngành điện (đường dây, nhà máy phát điện...).
Các công trình này có vị trí hết sức quan trọng, phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của xã hội như:
Hoạt động sản xuất: đây là quá trình sử dụng lao động sống và lao động vất hoá để tạo ra của cải vật chất và giá trị mới.
Hoạt động tiêu dùng: đây là quá trình sử dụng của cải vật chất và giá trị sử dụng đã được tạo ra, nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất ra sức lao động, thoả mãn các nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của con người.
Kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội.
Phân loại kết cấu hạ tầng:
Người ta chia kết cấu hạ tầng thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật (hay còn gọi là kết cấu hạ tầng kinh tế) và kết cấu hạ tầng xã hội.
@ Kết cấu hạ tầng xã hội: là tổng hợp các công trình phục vụ cho các điểm dân cư, như nhà văn hoá, các cơ sở y tế, các trường học và các hoạt động dịch vụ công cộng khác. Các công trình này thường gắn liền với đời sống của các điểm dân cư, góp phần ổn định nâng cao đời sống dân cư trên lãnh thổ.
@ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống con người như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, mạng lưới cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện.
- Mạng lưới giao thông vận tải bao gồm: hệ thống đường bộ, hệ thống đường thuỷ, hệ thống đường hàng không, hệ thống giao thông trên các vùng bao gồm các công trình như: đường các loại, cầu cống, nhà ga, bến xe, bến cảng và các công trình kỹ thuật khác..
- Mạng lưới bưu chính viễn thông: bao gồm toàn bộ mạng lưới phân phát, chuyển phát thông tin, tem thư, báo chí, vô tuyến truyền tin...Nó phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, liên lạc trong cả hoạt động sản xuất và đời sống xã hội...
- Các công trình thiết bị truyền tải và cung cấp điện: bao gồm hệ thống các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các hệ thống dẫn dầu, khí đốt,...và mạng lưới đường dây dẫn điện. Nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Mạng lưới cung cấp nước: bao gồm các nhà máy, hệ thống ống dẫn nước, các trạm bơm... phục vụ, cung cấp nước tiêu dùng sinh hoạt và cho sản xuất.
Sơ đồ phân loại kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống giao thông vận tải
Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống bưu chính viễn thông
Kết cấu hạ tầng xã hội
Cơ sở giáo dục, hệ thống trường học
Các trạm y tế, bệnh viện
Khu vực vui chơi giải trí, công viên
Các khái niệm đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật là hoạt động đầu tư phát triển của Nhà nước, của các đơn vị kinh tế, tư nhân hay của các địa phương... vào các công trình, hạng mục công trình của các lĩnh vực như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước.
Người ta ví kết cấu hạ tầng như là các “bánh xe của cỗ xe kinh tế”. Vai trò của hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng trong nền kinh tế quốc dân sẽ được trình bày ở phần sau. Tuy nhiên có thể thấy được phần nào vai trò của nó qua kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới: hễ đầu tư cho kết cấu hạ tầng tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 1% và bình quân hàng năm một người dân nhận được 0,3% nước sạch; 0,8% mặt đường trải nhựa; 1,5% năng lượng và 1,7% về thông tin liên lạc.
Vốn đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường, tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng là điều kiện quyết định sự tồn tại. Để thực hiện điều này, các đối tượng trong nền kinh tế cần phải thực hiện dự trữ, tích luỹ các nguồn lực khác nhau. Khi các nguồn lực này được sử dụng vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra các giá trị của nền kinh tế thì nó trở thành vốn đầu tư.
@Vậy vốn đầu tư là gì? đó chính là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa và sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
@ Vốn đầu tư kế cấu hạ tầng kỹ thuật: đó là nguồn vốn chi cho hoạt động đàu tư vào các công trình, hạng mục công trình hoặc vốn duy tu, bảo dưỡng thuộc lĩnh vực: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước. Nguồn vốn này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước.
Nguồn hình thành vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
@ Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật được hình thành từ các nguồn vốn trong nước: Đây là nguồn cơ bản, có tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tâng kỹ thuật. Nguồn này bao gồm:
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: đó là nguồn vốn Ngân sách trung ương & ngân sách địa phương, nó được tích luỹ từ nền kinh tế và bố trí, cấp phát cho các đơn vị.
Vốn tín dụng đầu tư, vốn của Ngân sách Nhà nước chuyển sang để bù lãi suất cho vay, vốn huy động từ các đơn vị kinh tế trong nước và của dân, vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và kiều bào của Việt Nam ở nước ngoài...
Vốn huy động từ nhân dân bằng tiền, vật liệu, sức lao động...
Vốn đầu tư kết cấu hạ tâng kỹ thuật từ nội bộ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thông qua các quỹ phát triển, quỹ khấu hao...
@ Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng được hình thành từ các nguồn ngoài nước: Nguồn vốn đầu tư này không thể thiếu được đối với quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Nguồn này bao gồm:
Nguồn viện trợ, nguồn vốn vay của các quốc gia phát triển, của các tổ chức quốc tế: (WB, ADB, OECF...), của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,điện, nước... thông qua các hình thức: liên doanh, liên kết, 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thức BOT, BTO,BT...
Mối quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng:
Vốn đầu tư KCHT được hình thành từ nguồn nước ngoài sẽ lớn hơn, trở lên hấp đẫn hơn nếu như nguồn vốn đầu tư KCHT trong nước có hiệu quả. Bởi lẽ trong giai đoạn đầu, khi mà KCHT còn nghèo nàn, lạc hậu thì nguồn vốn trong nước cho lĩnh vực này sẽ là chủ yếu. Khi nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả, nghĩa là hệ thống KCHT tốt sẽ là điều kiện, là tiền đề và trở lên hấp dẫn cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực KCHT. Ngược lại, khi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng lớn sẽ làm giảm đáng kể chi phí trong nước vào lĩnh vực này mà dành nhiều hơn cho hoạt động đầu tư phát triển khác. Tuy nhiên, cần phải luôn chú ý về tỷ trọng giữa hai nguồn vốn đó sao cho hiệu quả đầu tư là lớn nhất. Theo kết quả phân tích thì tỷ trọng giữa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực KCHT kỹ thuật là 3:1 thì hợp lý.
Mặt khác ở từng nguồn vốn cũng có mối quan hệ với nhau, chẳng hạn: nếu nguồn vốn Ngân sách lớn sẽ gây ra gánh nặng cho Nhà nước và cũng không thu hút được các nguồn vốn trong nước khác vào lĩnh vực KCHT, bởi lẽ các đơn vị kinh doanh đầu tư vào KCHT sẽ khó cạnh tranh được với Nhà nước nếu như chính sách ưu đãi không cải thiện...
đặc điểm, vai trò và các yếu tố cơ bản tác động đến quy mô đầu tư KCHT kỹ thuật.
Đặc điểm:
Giống như các hoạt động đầu tư khác, đầu tư cho KCHT kỹ thuật cũng mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển nói chung. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có một số đặc điểm nổi bật sau:
@ Vốn đầu tư KCHT kỹ thuật có khối lượng rất lớn, tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Thời gian hoàn vốn đầu tư ban đầu rất lâu. Nhiều công trình KCHT có nguồn vốn vượt ra ngoài phạm vi một địa phương hay một vùng lãnh thổ, đôi khi vượt ra ngoài sự đóng của cộng đồng. Như vậy, hoạt động đầu tư KCHT cần phải được tổ chức tốt, quy hoạch đồng bộ, đảm bảo KCHT là cơ sở vững chác và hoạt động có hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội. Việc huy động vốn cho hoạt động này cần phải mở rộng ra ngoài phạm vi Ngân sách, việc sử dụng, cấp phát nguồn vốn hạn chế phải thực sự đạt hiệu quả.
@ Hoạt động này thường diễn ra trong thời gian kéo dài, thậm trí thường xuyên, liên tục ngay cả khi công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Đặc điểm này là do các công trình KCHT kỹ thuật không chỉ có tuổi thọ thiết kế, tuổi thọ kinh tế mà còn có cả tuổi thọ dịch vụ KCHT kỹ thuật.
Tuổi thọ thiết kế: phụ thuộc vào độ bền của vật liệu chủ yếu, chất lượng công trình, việc sử dụng, việc duy tu, bảo dưỡng nó. Tuổi thọ của các công trình này thường từ 25 năm đến 50 năm và có thể lâu hơn.
Tuổi thọ kinh tế: là thời gian tối đa mà công trình đó có thể hoạt động mang lại lợi ích cho nền kinh tế.
- Các công trình KCHT còn được sử dụng để tạo ra dịch vụ KCHT. Tuổi thọ của dịch vụ KCHT là số năm mà KCHT kỹ thuật có thể khai thác đạt được các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật.
Như vậy, việc làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng sẽ làm cho tuổi thọ thực tế cao hơn tuổi thọ thiết kế, tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ dịch vụ kết cấu hạ tầng kéo dài.
@ Các công trình KCHT kỹ thuật và các dịch vụ của nó là loại hàng hoá công cộng hoặc đôi khi là hàng hoá tư được cung cấp dưới hình thức công cộng.
- Hàng hoá tư: vừa có tính “kình địch” (nghĩa là người này dùng nhiều thì người khác dùng ít đi) và vừa có tính “ngăn cản” (có thể bị ngăn cản không cho sử dụng, chẳng hạn như không trả tiền).
- Hàng hoá công cộng: có tính “không kình địch”, “không ngăn cản” và đôi khi có cả tính “không thể từ chối” (dù không muốn, chẳng hạn đê điều).
Chính đặc điểm đó đã hạn chế việc đầu tư tư nhân vào lĩnh vực KCHT, mà chỉ Nhà nước mới đủ lực để đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác trong một số trường hợp thì quy mô sản xuất càng lớn sẽ dẫn tới chi phí càng nhỏ. Do vậy, độc quyền có lợi hơn cạnh tranh. Chí vì lẽ đó sự tham gia quản lý và đầu tư của Nhà nước là cần thiết.
@ Hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật diễn ra ở tất cả các địa phương trong cả nước. Nó là hoạt động đầu tư có liên quan, tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, khi tiến hành hoạt động này cần phải có sự liên kết chặt chẽ, quy định rõ phạm vi và trách nhiệm của các đơn vị tham gia và của các địa phương.
@ Một đặc điểm khác trong hoạt động đầu tư KCHT ở Việt nam là: đầu tư cho KCHT kỹ thuật có quy mô ngày càng lớn trong tổng GDP và đầu tư của lĩnh vực tư nhân vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Đây cũng là đặc điểm của hoạt động đầu tư KCHT vào khu vực Châu á.
Vai trò của đầu tư KCHT kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân.
Những năm qua, nền kinh tế nước ta không ngừng được phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Có được những thành quả đó là do chúng ta có cơ chế, chính sách hợp lý, đầu tư đúng chỗ và có hiệu quả. Đầu tư KCHT kỹ thuật cũng có vai trò nhất định đối với sự thành công này. Trong chiến lược phát triển-xã hội, đầu tư KCHT kỹ thuật có vai trò sau:
@ Vai trò chất xúc tác đầu tư và thu hút vốn cho hoạt động đầu tư:
Vai trò xúc chất tác, đầu tư KCHT kỹ thuật có tác động quan trọng như là “bánh lái định hướng” phân bổ lại nguồn lực (trong đó quan trọng là nguồn lực vốn, lao động...) và điều chỉnh tốc độ phát triển kinh tế vùng. Điều kiện dịch vụ hạ tầng tốt sẽ góp phần quan trọng làm giảm chi phí đầu tư và giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của suất đầu tư. Đó cũng chính là lý do các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm, tập trung chủ yếu xung quanh các thành phố lớn và tại các địa bàn trọng điểm, mặc dù chi phí đất đai và hàng hoá ở những nơi này có thể đắt đỏ hơn, nhưng vẫn không vượt qúa những lợi thế mà điều kiện dịch vụ hạ tầng mang lại. Đây cũng chính là vai trò thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của lĩnh vực KCHT kỹ thuật.
@ Đầu tư KCHT kỹ thuật tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP:
Theo kết quả phân tích của Ngân hàng thế giới, cứ đầu tư cho KCHT kỹ thuật tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng tương ứng 1%.
Mối quan hệ gữa đầu tư KCHT kỹ thuật với GDP được thể hiện qua công thức:
Tốc độ tăng GDP(g)
=
Vốn đầu tư KCHT kỹ thuật(IKCHT)
ICOR
Trong thời kỳ suy giảm, việc đầu tư mạnh vào KCHT kỹ thuật sẽ là công cụ, chính sách để kích thích sự phục hồi nền kinh tế.
@ Vai trò duy trì phát triển bền vững:
Với vai trò chất xúc tác đầu tư, đầu tư KCHT có thể sử dụng như một công cụ để điều tiết tốc độ tăng trưởng các vùng, hướng tới mục tiêu phát triển đồng đều (theo nghĩa đồng đều về trình độ phát triển kinh tế và xã hội) trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi vùng. Điều đó tạo tiền đề cho việc duy trì phát triển bền vững.
Tác động giảm đói nghèo của đầu tư KCHT cũng rõ rệt. Nâng cấp điều kiện KCHT tại các vùng sâu, vùng xa (Cấp nước sạch, cấp điện, mở mang đường xá...) sẽ góp phần cải thiện điều kiện tiếp cận cơ hội công ăn việc làm, tăng thu nhập (nhờ phát triển kinh tế hàng hoá, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi...). Nói tóm lại, tác động xoá đói giảm nghèo của đầu tư KCHT kỹ thuật là rất tích cực và trực tiếp.
Đầu tư KCHT kỹ thuật cũng có tác động tích cực giảm ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt môi trường tại các đô thị đang trong tình trạng quá tải và xuống cấp. Đầu tư nâng