Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. Trong đó mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh lại là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ, lãi. Đồng thời còn cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài:
Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
Chuyên đề thực tập của em gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
Phần II: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
75 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. Trong đó mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh lại là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ, lãi. Đồng thời còn cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài:
Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
Chuyên đề thực tập của em gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
Phần II: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
Phần I
Thực trạng công tác hạch toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
I. Tổng quan về công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh:
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh được thành lập năm 1980 theo quyết định số 196_BXD/TCC ngày 29/01/1980 của bộ trưởng bộ xây dựng với tên gọi là: Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải. Trụ sở chính của công ty đóng tại Km 23- quốc lộ 3- thị trấn Đông An- Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn I (1980 – 1984): Với tên gọi là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng liên hiệp thi công cơ giới. Thời kỳ này nền kinh tế nước ta chưa đổi mới, vẫn là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, công ty được liên hiệp giao cho nghĩa vụ và quyền hạn kinh doanh vật tư và sản xuất theo chỉ tiêu củ hội liên hiệp giao cho và luôn luôn hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoach mà cấp trên đã đề ra.
* Giai đoạn II (1985 – 1989): Xí nghiệp chuyển sang tổ chức hạch toán kinh tế độc lập với nghĩa vụ chính là hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu nghành nghề. Theo quy định ban đầu là tổ chức tiếp nhận và cung ứng vật tư thiết bị phục vụ cho toàn liên hiệp.
* Giai đoạn III (1989 – 1998): Thời kỳ đầu của giai đoạn này nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp phải tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của mình, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó xí nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả vật tư theo giá thị trường, vận tải gặp rất nhiều khó khăn vì máy móc, trang thiết bị lạc hậu, chi phí xăng dầu lên cao nhưng giá cước vẫn không tăng (do phải cạnh tranh). Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển phù hợp với nền kinh tế đổi mới, giám đốc xí nghiệp đã bàn bạc với tập thể cán bộ xí nghiệp, được phép của tổng liên hiệp, mở rộng sản xuất bằng cách liên doanh với nhà máy tấm lợp Amiăng Ximăng Đồng Nai lắp ráp một dây chuyền sản xuất tấm lợp Amiăng và đồng thời xí nghiệp dùng vốn tự có mua sắm phương tiện vận tải phục vụ cho công tác sản xuất của xí nghiệp.
Ngày 20/02/1993 xí nghiệp được thành lập lại theo quyết định số 584/BXD-TCLĐ và đến tháng 1 năm 1996 Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải đổi tên thành Xí nghiệp vật tư sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh và Tổng liên hiệp thi công cơ giới đổi tên thành Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng thuộc bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là sản xuất tấm lợp kim loại. Do biết chú trọng tốt đến các yêu cầu đòi hỏi của thị trường mà từ năm 1994 trở lại đây việc sản xuất tấm lợp của công ty trở nên phát triển, làm ăn có lãi, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
* Giai đoạn IV (từ 1999 đến nay): Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất tấm lợp kim loại có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Những năm gần đây công ty đã không ngừng cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật đưa năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao và được khách hàng tín nhiệm.
Có thể nói rằng công ty ngày càng đứng vững và phát triển không ngừng theo thời gian. Do đó, vào ngày 01/01/1999 theo quyết định số 1436-QĐ/BXD ngày 28/12/1998 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước, Công ty vật tư và sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh được cổ phần hoá thành công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng và với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới để phù hợp với một công ty cổ phần.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó giám đốc
Phòngtổ chức hành chính
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng công nghệ cơ điện
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng KCS
Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC
Phân xưởng sản xuất tấm lợp KLM
Đội xe vận tải và đội xây lắp
Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân và phòng ban trong công ty:
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông), có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, của giám đốc công ty.
* Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty gồm 3 thành viên, hoạt động độc lập theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình được quy định tại điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về việc kiểm tra, giám sát, hoạt động của hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
* Tổng giám đốc: Là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
* Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng.
* Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
* Phòng tổ chức-hành chính: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế... cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động...
* Phòng công nghệ cơ điện: Có nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý kỹ thuật, máy móc điện và các thiết bị khác.
* Phòng kinh doanh tiếp thị: Tìm nguồn hàng, lập kế hoạch ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng kinh tế-kế hoạch: Tham mưu cho tổng giám đốc xây dựng sản xuất, kỹ thuật, tài chính, đời sống... xây dựng dự án, kế hoạch giá thành các công trình...
* Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện quy định, pháp luật nhà nước, quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên về kiểm tra chất lượng sản phẩm.
* Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC (PXTLAC): Là một phân xưởng của công ty chuyên sản xuất tấm lợp Amiăng xi măng.
Đội xe vận tải và đội xây lắp: Làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu Amiăng xi măng và vận chuyển tấm lợp theo yêu cầu của khách hàng. Chuyên xây dựng và lắp đặt mới theo đơn đặt hàng.
2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Từ ngày thành lập và hoạt động đến nay, công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của xã hội. Trong thời buổi cạnh tranh kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị và mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất với quy trình công nghệ khép kín. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi thành sản phẩm làm giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu, khối lượng thành phẩm sản xuất trong một ca là lớn, chu kỳ để tạo ra một sản phẩm là tương đối ngắn, điều này dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Các loại nguyên vật liệu chính là ximăng, amiăng, bột giấy... là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, chúng cấu thành nên thực thể sản phẩm và toàn bộ nguyên vật liệu được xuất dùng 1 lần vào sản xuất sản phẩm. Và cũng do đặc thù sản phẩm tấm lợp làm bằng các nguyên vật liệu trên và thời gian để sản xuất ra chúng lại ngắn do đó không có chi phí sản phẩm dở dang nên công tác kế toán về giá thành sản phẩm được lược bớt đi một khâu là đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Dây truyền công nghệ sản xuất được chia làm 6 giai đoạn:
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu
+ Trộn hỗn hợp nguyên vật liệu
+ Xeo cán tạo tấm
+ Tạo hình sản phẩm
+ Bảo dưỡng
+ Nhập kho
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Bảo dưỡng trong bể nước
Để nguội dỡ khuôn
Nồi hơi
Nghiền ba-via
Nhập kho
Kho nguyên vật liệu
Giấy
amiăng
Ximăng
Nước đục
Ngâm-xé
Cân
Cân
Cân
Nghiền
Máy trộn
holander
Nước trong
Đong
Bể bùn
Bể phân phối Pulper
Bể xeo
Băng tải dạ
Xi lanh tạo tấm phẳng
Băng tải cao su
Xi lanh tạo sóng
Dưỡng hộ tự nhiên tại khuôn
Buồng hấp sấy kín
Nước đã khử
II. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty:
Cơ cấu của bộ máy kế toán thể hiện qua phòng tài chính kế toán của công ty. Để đáp ứng yêu cầu hạch toán của công ty và để phù hợp với địa bàn sản xuất tập trung, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng tài chính kế toán của công ty gồm 4 người được thể hiện qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
(Phụ trách chung)
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán về doanh thu, tiền mặt, thanh toán với người mua...
Kế toán chi tiết, kế toán với ngân hàng, KT vật liệu, kế toán với người bán...
Thủ quỹ
2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng niên độ kế toán là 1 năm tài chính, kỳ hạch toán là 1 tháng, cuối quý lập báo cáo và gửi báo cáo tài chính theo quy định. Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ, mọi giao dịch liên quan đến ngoại tệ đều được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Sản phẩm của công ty chịu thuế GTGT với hai mức thuế suất là 5% và 10%. Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và sử dụng hóa đơn GTGT. Đơn vị đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp đơn giá thực tế bình quân. Tài sản cố định của công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại, đơn vị tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo thời gian. Do đặc thù của nguyên vật liệu và thời gian để sản xuất ra sản phẩm là ngắn, vì vậy mà không có chi phí sản phẩm dở dang nên cuối kỳ không phải đánh giá sản phẩm dở dang.
III. Tổ chức hạch toán thành phẩm tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
1. Đặc điểm về thành phẩm của Công ty
Sản phẩm chính của công ty bao gồm 2 loại là: Tấm lợp amiăng-ximăng (tấm lợp AC) và tấm lợp kim loại (tấm lợp KLM). Đây là các loại vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng ở giai đoạn hoàn thiện.
Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm của công ty trước hết có tính đa dạng và chất lượng sản phẩm cao bởi sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, công nghệ Châu Âu, vật liệu được nhập từ úc, Nhật, Hàn quốc, Đài Loan theo các tiêu chuẩn JIS của Nhật, ASTM của Mỹ và AS của úc.
Tấm lợp amiăng-ximăng: Do công ty sản xuất chất lượng cao, có uy tín trên thị trường mang nhãn hiệu độc quyền “Đông Anh” theo quyết định số 0186/QĐNH ngày 17/01/1998 của cục sở hữu công nghiệp Việt Nam.
Tấm lợp kim loại: Được sản xuất trên dây truyền hiện đại, công nghệ Thuỵ Điển và Phần lan, có các dạng sóng ngói, sóng vuông, Klip-lok, vòm và các phụ trình công nghiệp và dân dụng.
Nhìn chung sản phẩm của công ty đa dạng, chịu nhiệt tốt, phù hợp với khí hậu nóng ẩm nước ta và kiến trúc á Đông, có độ bền cao (trên 20 năm), giá rẻ và rất thuận cho việc lợp các công trình, có độ dài bất kỳ theo ý muốn. Sản phẩm tấm lợp có một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn nhất là tại các khu công nghiệp, thành phố, các tỉnh... nơi có các công trình xây dựng.
Sản phẩm của công ty đã được cung cấp cho nhiều dự án quan trọng của các đối tác trong và ngoài nước như: Ximăng Nghi Sơn, Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy giầy Sơn Long...
Tại các tỉnh phía Bắc, nơi thường hay phải gánh chịu thiên tai lũ lụt vào mùa mưa bão, cần rất nhiều sản phẩm tấm lợp để khắc phục hậu quả. Cho nên tấm lợp được tiêu thụ rất mạnh vào các mùa mưa bão thậm chí còn sốt vì nhu cầu đáp ứng thị trường rất lớn mà công ty sản xuất không kịp. Tuy nhiên vào các mùa khác thì nhu cầu trên thị trường có phần giảm đi. Sự khác nhau trong đặc điểm tiêu thụ từng mùa đã khiến cho quá trình sản xuất của công ty cũng có những nét riêng biệt. Để khắc phục những khó khăn này và để làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên luôn ổn định, công ty đã nghiên cứu phân bổ cơ cấu sản xuất theo từng mùa.
2. Đánh giá thành phẩm
Để phản ánh và theo dõi số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của thành phẩm nhất thiết ta phải xác định giá trị của thành phẩm hay nói cách khác kế toán phải xác tổ chức đánh giá giá trị thành phẩm.
Kế toán tổng hợp và chi tiết thành phẩm ở Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh được đánh giá theo thực tế.
* Giá thành của thành phẩm nhập kho được tính riêng cho từng sản phẩm trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ.
* Giá thành của thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ.
* Giá thực tế thành phẩm xuất kho= Giá trị thành phẩm thực tế tồn và nhập trong kỳ/số lượng thành phẩm thực tế tồn và nhập trong kỳ X số lượng xuất.
Ví dụ: Tính giá xuất kho của Tấm lợp AC
Giá thành thực tế TL AC xuất kho:
= (52500000 +17675000000)/ (3000 + 1010000) X 1013000 = 17727500000
3. Hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp thành phẩm ở công ty.
Để phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp, Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ về mặt số lượng, giá trị theo từng loại thành phẩm Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh đã tổ chức kiểm tra chi tiết và tổng hợp thành phẩm một cách khoa học và hợp lý. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ kế toán. Công tác kế toán thành phẩm trong Công ty sử dụng 2 loại chứng từ là phiếu nhập kho thành phẩm và hóa đơn giá trị gia tăng kiêm phiếu xuất kho.
3.1. Hạch toán chi tiết thành phẩm
3.1.1. Chứng từ kế toán và thủ tục nhập xuất kho thành phẩm
- Đối với thành phẩm nhập kho: Khi có thành phẩm hoàn thành Biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành do phòng KCS lập. Phòng kinh doanh viết phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần):
Liên 1: Lưu tại quyển ( Phòng kinh doanh)
Liên 2, liên 3: Giao cho người nhập.
Người nhập hàng mang 2 liên phiếu nhập kho xuống kho thành phẩm để nhập hàng. Thủ kho kiểm tra số lượng và chất lượng hàng nhập, ghi số lượng thực nhập và cột thực nhập, ký xác nhận vào cả 2 liên sau đó vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho đối chiếu với kế toán theo dõi thành phẩm ký xác nhận vào thẻ kho và giao một liên cho kế toán. Còn một liên là chứng từ kế toán để tính lương cho công nhân theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Ví dụ: Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC nhập kho 10 000 tấm lợp AC
Đơn vị ... Phiếu nhập kho
Địa chỉ ... Ngày 05 tháng 01 năm 2005
Số : 15
Nợ TK: 155
Có TK: 154
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Ngọc Quang - Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC
Theo biên bản kiểm nghiệm số 05 ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Phòng KCS
Nhập tại kho: Thành phẩm công ty
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm , hàng hoá)
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Tấm lợp AC
Tấm
23 000
23 000
Cộng
23 000
23 000
Thủ trưởng đơn vị Người viết phiếu Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu nhập kho phải có đáy đủ chữ ký mới được coi là hợp pháp.
Trong trường hợp hàng bán bị trả lại thì sau khi được sự đồng ý của Giám đốc và phòng kinh doanh, thủ kho tiến hành nhập kho và phiếu nhập kho được lập thành 3 liên.
- Đối với thành phẩm xuất kho: Khi xuất kho thành phẩm (Căn cứ vào hợp đồng, phiếu đặt mua hàng hoặc yêu cầu mua hàng) đã được giám đốc duyệt, phòng kinh doanh viết hoá đơn GTGT. Hoá đơn được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần):
Liên 1: Lưu trên quyển hoá đơn
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng để thanh toán
Người mua mang 2 liên hoá đơn (liên 2, 3) tới kho thành phẩm để nhận hàng. Thủ kho kiểm tra số lượng hàng xuất, ghi số lượng thực xuất vào cột thực xuất, ký xác nhận vào cả 2 liên. Liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho đối chiếu với kế toán theo dõi thành phẩm ký xác nhận vào thẻ kho và giao liên 1 cho kế toán để thanh toán với khách hàng.
Ví dụ: Ngày 15 tháng 1 năm 2005 xuất 5000 tấm lợp AC cho Công ty TNHH thương mại và sản xuất Ba Tám theo hợp đồng kinh tế số 350/BT-VT ký ngày 20/12/2004.
Hóa đơn GTGT
Liên 3 (Dùng để thanh toán) No: TM
Ngày 15 tháng 1 năm 2005
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Địa chỉ : Đông Anh – Hà Nội
Điện thoại : 048833831
Họ và tên người mua hàng : Nguyễn Thị Tám
Đơn vị : Công ty TNHH thương mại và SX Ba Tám
Địa chỉ : Thị trấn Đông Anh – Hà Nội
Hình thức thanh toán : Tiền mặt
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Tấm lợp AC
Tấm
5 000
19 909
99 545 000
Cộng tiền hàng
99 545 000
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:
9 954 500
Tổng cộng tiền thanh toán:
109 499 500
Bằng chữ: Một trăm linh chín triệu bốn trăm chín chín nghìn năm trăm đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3.1.2. Hạch toán chi tiết thành phẩm ở Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
Hạch toán chi tiết thành phẩm chín