Chuyên đề Tổng hợp kiến thức thực tập giáo trình sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

Trong cuộc sống hằng ngày, cá có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết cá được coi là nguồn thực phẩm giàu đạm vô cùng quan trọng cung cấp cho đời sống hằng ngày. Phân bố trong tự nhiên, sống ở các loại hình vực nước khác nhau: ao, hồ, sông suối Cá là thành phần quan trọng, tham gia vào chu trình vật chất và năng lượng của các hệ sinh thái ấy. Ngoài hai ý nghĩa trên cá và con người còn liên quan với nhau về nhiều mặt khác nữa. Con người lấy từ cá ra những nguyên liệu dùng trong công nghiệp, y học hay trong cả nông nghiệp. Cá ngày càng có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một số nước. Tại các nước này, bình quân sản lượng cá tính theo đầu người ngày càng tăng. Xét về mặt dinh dưỡng, cá được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành phần chất vô cơ, vi lượng, các acid amin, các vitamin A, B1, B2, B12, C, D3, D6, E. So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá thuộc loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa. Tuy nhiên để có được những giá trị kinh tế và những giá trị dinh dưỡng ngày càng cao thì cá ngoài tự nhiên không thể nào đáp ứng đầy đủ cả hai mặt. Vấn đề đã và đang đặt ra ở đây là canh tác thủy sản. Hiện nay, canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phương thức canh tác khác nhau: từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả trong lồng Cũng như trong canh tác nông nghiệp, trong canh tác thủy sản, giống được xem là tiền đề của sản xuất. Sản xuất cá giống là một khâu rất quan trọng, cá giống có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá thịt sau này. Làm thế nào để sản xuất ra con giống ngày càng chủ động về thời gian và chủng loại, phong phú về đối tượng, đầy đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, giá trị thương phẩm cao, đáp ứng nhu cầu nuôi cho các loại hình mặt nước là những vấn đề nhiệm vụ của sản xuất giống hiện nay. Trước những yêu cầu bức thiết đó, nghành thủy sản đã và đang cho ra vô số các sản phẩm giống theo yêu cầu thị trường như: giống rô phi đơn tính dòng Gift, điêu hồng đơn tính, tra, basa, trắm cỏ,

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng hợp kiến thức thực tập giáo trình sản xuất giống một số loài cá nước ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Trong cuộc sống hằng ngày, cá có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết cá được coi là nguồn thực phẩm giàu đạm vô cùng quan trọng cung cấp cho đời sống hằng ngày. Phân bố trong tự nhiên, sống ở các loại hình vực nước khác nhau: ao, hồ, sông suối…Cá là thành phần quan trọng, tham gia vào chu trình vật chất và năng lượng của các hệ sinh thái ấy. Ngoài hai ý nghĩa trên cá và con người còn liên quan với nhau về nhiều mặt khác nữa. Con người lấy từ cá ra những nguyên liệu dùng trong công nghiệp, y học hay trong cả nông nghiệp. Cá ngày càng có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một số nước. Tại các nước này, bình quân sản lượng cá tính theo đầu người ngày càng tăng. Xét về mặt dinh dưỡng, cá được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành phần chất vô cơ, vi lượng, các acid amin, các vitamin A, B1, B2, B12, C, D3, D6, E. So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá thuộc loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa. Tuy nhiên để có được những giá trị kinh tế và những giá trị dinh dưỡng ngày càng cao thì cá ngoài tự nhiên không thể nào đáp ứng đầy đủ cả hai mặt. Vấn đề đã và đang đặt ra ở đây là canh tác thủy sản. Hiện nay, canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phương thức canh tác khác nhau: từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả trong lồng … Cũng như trong canh tác nông nghiệp, trong canh tác thủy sản, giống được xem là tiền đề của sản xuất. Sản xuất cá giống là một khâu rất quan trọng, cá giống có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá thịt sau này. Làm thế nào để sản xuất ra con giống ngày càng chủ động về thời gian và chủng loại, phong phú về đối tượng, đầy đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, giá trị thương phẩm cao, đáp ứng nhu cầu nuôi cho các loại hình mặt nước…là những vấn đề nhiệm vụ của sản xuất giống hiện nay. Trước những yêu cầu bức thiết đó, nghành thủy sản đã và đang cho ra vô số các sản phẩm giống theo yêu cầu thị trường như: giống rô phi đơn tính dòng Gift, điêu hồng đơn tính, tra, basa, trắm cỏ,… 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt là một trong những nội dung rất quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản và một số ngành thủy sản liên quan. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thiết cơ bản về kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nước ngọt, ương thử nghiệm loài cá có giá trị (cá chép) và học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình nuôi qua chuyến tham quan thực tế một số tỉnh ở Đồng Bằng song Cửu Long. Từ những kiến thức đã học, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn để phục vụ cho ngành nuôi thủy sản. 1.3. Nội dung nghiên cứu Tiến hành cho sinh sản nhân tạo một số loài cá nước ngọt tại Trại sản xuất giống Thủy sản - Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Khoa Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Tây Đô. Căn cứ vào đặc tính của trứng, các nhà khoa học chia ra làm 3 nhóm trứng cá: Nhóm cá đẻ trứng nổi: Cá Rô đồng, Cá Sặc Rằn. Nhóm cá đẻ trứng dính: Cá Chép, cá Trê vàng. Nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi: Cá Mè Vinh. Thử nghiệm ương cá Chép trên bể composite. Tham quan một số mô hình nuôi và sản xuất giống các loài cá nước ngọt ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang. CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học một số loài cá nước ngọt 2.1.1. Cá Rô đồng 2.2.1.1. Đặc điểm phân loại, phân bố và hình thái a. Phân loại Ngành (Phylum): Chordata Lớp (Class): Actinopterygii Bộ (Order): Perciformes Họ (Familia): Anabantidae Chi (Genus): Anabas Loài (Species): Anabas testudineus (Bloch, 1792) b. Hình thái Cơ thể cá rô đồng có hình oval cân đối, toàn thân phủ lớp vẩy, ở phía ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen. Mắt lớn ở phía trước hai bên đầu. Xương nắp mang của cá có hình răng cưa, vây đuôi không chia thùy (Nguyễn Hữu Lộc, 2009). Hình 2.1: Hình thái cá Rô đồng c. Phân bố Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao, đìa, đầm lầy, mương vườn, ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Dương Nhựt Long, 1999). Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, lúc khô hạn có thể sống chui rúc trong bùn mấy tháng và có thể ra khỏi mặt nước đi một quãng đường tương đối xa để tìm nơi sinh sống, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp nhưng nghiêng về động vật. Tính dữ được thể hiện là cá có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên 2 hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía. Khi trong đàn có cá chết, những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết, hoặc trong giai đoạn cá giống khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá. Cá rô đồng có thể ăn các loài tép, tôm, cá, động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, lúa, gạo, hạt cỏ, phân động vật…(Trần Minh Phú và csv, 2006). 2.2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng Cá rô có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 - 100 g/con nhưng do cá dễ nuôi nên cũng được nuôi nhiều và phổ biến (Dương Nhựt Long, 2003). 2.2.1.4. Đặc điểm sinh sản Mùa sinh sản tự nhiên vào tháng 4 - 10, tập trung cao vào tháng đầu mùa mưa (tháng 6 - 7). Sức sinh sản của cá dao động từ 300.000 - 1.000.000 trứng/kg cá cái. Cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa, ... nơi có chiều cao cột nước 30 - 40cm để sinh sản. Cá không có tập tính giữ con. Cá Rô đồng sinh sản 3 - 4 lần/năm. Thời gian nuôi vỗ tái phát dục ngắn, sau 3 - 4 tuần nuôi vỗ tái phát dục, có thể cho cá Rô đồng tiếp tục sinh sản lần thứ 2 (Nguyễn Thành Trang, 2005). 2.1.2. Cá Chép 2.1.2.1. Đặc điểm phân loại, phân bố và hình thái a. Phân loại Ngành (Phylum): Choldata Lớp (Class): Actinopterygii Bộ (Ordo): Cypriniformes Họ (Familia): Cyprinidae Chi (Genus): Cyprinus Loài (Species): Cyprinus Carpio (Linnaeus, 1758) b. Phân bố Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc (Dương Nhựt Long, 1999). Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao, hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam (Dương Nhựt Long, 1999). Năm 1984 cá Chép được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. c. Hình thái Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Cạn v.v... là loài cá có giá trị kinh tế cao (Dương Nhựt Long, 1999). Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thon hơn viền bụng. Đầu cá thon, cân đối, mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng, rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ. Hình 2.2: Hình thái cá chép Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá chép sống ở tầng đáy các vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. Cá chép ăn tạp, thiên về ăn động vật không xương sống ở đáy. Thức ăn của cá khá đa dạng như mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác (Copeporda, Decaporda, Gatstropoda), ấu trùng muỗi, ấu trùng côn trùng, thân mềm. Tùy theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay đổi nhất định. Ngoài thức ăn tự nhiên có trong thuỷ vực thì cá còn ăn thức ăn nhân tạo như: bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phụ phẩm từ lò giết mổ….(Trần Ngọc Tuyền, 2009) 2.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt và chịu đựng được nhiệt độ từ 0 - 400C, thích hợp ở 20 - 280C (Trần Ngọc Tuyền, 2009). Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15-20kg. Cấu trúc thành phần tuổi của cá chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép như sau: 1 tuổi là 17,3cm, 2 tuổi là 20,6cm, 3 tuổi là 30,2cm, 4 tuổi là 35,4cm, 5 tuổi là 41,5cm và 6 tuổi là 47,5cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng (Mai Đình Yên, 1983). Sau khi nở 3 - 4 ngày, cá có chiều dài khoảng 6 - 7,2mm và chủ yếu phân bố ở tầng mặt. Cá từ 6 - 10 ngày tuổi có chiều dài khoảng 9,5 - 12,5mm và có xu hướng bơi lội ở tầng đáy. Cá từ 10 - 12 ngày tuổi có chiều dài 15 - 20mm, các vây đã hoàn chỉnh. 2.1.2.4. Đặc điểm sinh sản Cá chép thành thục ở 1 năm tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000 - 200.000 trứng/kg cá cái. Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khối lượng cá cái cho sinh sản, tuổi cá và chế độ dinh dưỡng. Cá chép có thể đẻ nhiều lần trong năm (3 lần/năm). Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào các tháng xuân - hè khoảng tháng 3 - 6 và mùa thu khoảng tháng 8 - 9. Trứng cá chép ở dạng dính.Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Ở các sông cá thường di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát. Thời gian tái thành thục 45 - 60 ngày (Trần Ngọc Tuyền, 2009). Bảng 2.1: Sức sinh sản của cá chép Trọng lượng cá (kg) Số lượng trứng 0,3 30.000 - 40.000 0,5 60.000 - 80.000 0,7 80.000 - 90.000 1,0 120.00 - 140.000 2,5 320.000 - 600.000 (Theo Nguyễn Duy Hoan, 2006) 2.1.3. Cá Sặc Rằn 2.1.3.1. Đặc điểm phân loại, phân bố và hình thái a. Phân loại Ngành (Phylum): Chordata Lớp (Class):Actinopterygii Bộ (Order): Perciformes Họ (Familia): Anabantidae Chi (Genus): Trichogaster Loài (Species): Trichogaster pectoralis (Regan, 1909) b. Phân bố Cá sặc Rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ (Dương Nhựt Long, 1999) Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông MeKong, cá phân bố tập trung trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL (Trần Ngọc Tuyền, 2009). c. Hình thái Thân dẹp bên. Đầu nhỏ, dẹp bên, mõm ngắn. Không có râu. Mắt lớn vừa nằm trên trục giữa thân, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lỗ mang lớn vừa, màng mang hai bên dính nhau nhưng không dính với eo mang. Vảy lược, phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ chồng lên gốc vây hậu môn, vây đuôi, vây lưng, vây ngực. Gai vây lưng, vây hậu môn cứng nhọn. Vây đuôi chẻ hai, rãnh chẻ cạn và phần cuối của hai thùy vây đuôi tròn. Phần lưng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá, chiều rộng hai sọc lớn hơn khoảng cách hai sọc. Vây cá có màu xanh đen hoặc xám đen (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Hình 2.3: Hình thái cá sặc Rằn 2.1.3.2. Dinh dưỡng Thức ăn ở thời kỳ đầu của cá Sặc Rằn gồm nhiều loại như phiêu sinh động vật, phiêu sinh thực vật & thủy thực vật phân hủy. Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, cám tấm, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chúng. 2.1.3.3. Sinh trưởng và phát triển Trong điều kiện nhiệt độ 28 - 300C, trứng thụ tinh và nở sau 12 - 14 giờ. Cá sau khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàn trong 2,5 - 3 ngày. Lúc này cá nổi lên mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàn, cá con di chuyển xuống lớp nước dưới để kiếm mồi. Cá ương trong ao đạt chiều dài 2,0 - 3,0cm sau 30 - 35 ngày. Cá có chiều dài tối đa là 25cm. Cá Sặc Rằn chậm lớn, sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng 140 g/con (Dương Nhựt Long, 1999). 2.1.3.4. Đặc điểm sinh sản Cá sặc Rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng mùa mưa. Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi. Sức sinh sản từ 200.000 - 300.000 trứng/kg cá cái. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán hay lùm cây cỏ. Sau đó cá đực đưa cá cái lên gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ vào trong tổ. Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn. Những trứng rơi vãi ra ngoài được cá đực gom lại và đưa vào tổ. Sau khi cá đẻ xong, cá đực bảo vệ trứng chống lại những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong sinh sản nhân tạo, cá đẻ thường được kích thích bằng kích dục tố (Trần Ngọc Tuyền, 2009). 2.1.4. Cá Trê 2.1.4.1. Đặc điểm phân loại, phân bố và hình thái a. Phân loại Có thể phân biệt 3 loài cá trê ở Nam bộ qua hình thái bên ngoài, đặc biệt là qua phần cuối xương chẩm. Hình 2.4: Trê vàng (1); Trê trắng (2) và Trê phi (3) b. Phân bố Cá trê phân bố nhiều ở một số vùng Châu Á như: Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc, Việt nam,.. Cá trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam đang nuôi các loài là cá trê đen (Clarias focus), trê trắng (Clarias batracus), trê vàng (Clarias macrocephalus), trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male). Các loài cá trê đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen rất thấp và ruộng lúa, lung đìa, vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là "hoa khế" giúp cá hô hấp được nhờ khí trời và pH thấp (4 - 4,5). Trong những năm vừa qua, cá trê đã được nuôi nhiều ở một số vùng Châu Á như: Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam... cá trê lai đã trở thành một đối tượng nuôi chủ yếu như Thái Lan, năng suất có thể đạt 105 tấn/ha/năm. c. Hình thái Cá Trê vàng có màu sậm, đồng nhất, có nhiều đốm trắng sáng sắp thành những vạch ngang trên thân, và rải rác ở mặt dưới thân. Thóp trán ngắn có hình tam giác và xương chẩm tròn, khoảng cách xương chẩm và vi lưng ngắn từ 1/7 - 1/5 chiều dài đầu. Cá trê được nuôi phổ biến hiện nay ở miền Nam là con lai F1 giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực. Hình 2.5. Hình thái cá trê vàng 2.1.4.2. Đặc điểm dinh dưỡng Cá trê có đặc tính ăn tạp nhưng ăn thiên về động vật đáy: xác động vật đang thối rửa, mùn bã hữu cơ, côn trùng, giun ốc, tôm tép, cua... ngoài ra cá có thể ăn thức chế biến, các phụ phẩm từ trại chăn nuôi (Trần Ngọc Tuyền, 2009). 2.1.4.3. Đặc điểm về sinh trưởng Cá lớn nhanh và rất dễ nuôi. Trong hệ thống nuôi thâm canh ở ao, sau chu kỳ nuôi 4 tháng, nước ao có hàm lượng oxygen thấp, trọng lượng cá có thể đạt bình quân từ 250 - 300 gram/con. Cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá trê vàng 2.1.4.4. Đặc điểm sinh sản Cá trê thường bắt đầu sinh sản vào mùa mưa từ tháng 4 - 9. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Sau khi sinh sản xong, trong điều kiện nuôi vỗ tốt 1 tháng sau cá trê có thể tái phát dục và tham gia sinh sản tiếp. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản 28 - 300C.Trứng cá trê thuộc trứng dính (Trần Ngọc Tuyền, 2009). Bảng 2.2: Sức sinh sản của cá Trê Loài cá Màu sắc trứng Đường kính trứng (mm) Sức sinh sản (trứng/kg cá cái) Cá trê vàng Cá trê phi Nâu nhạt, vàng nâu Xanh lá mạ, xanh ngọc bích 1,1 - 1,2 1,0 - 1,1 60.000 – 80.000 25.000 – 60.000 2.1.5. Cá Mè vinh 2.1.5.1. Đặc điểm phân loại, phân bố và hình thái a. Phân loại: Ngành (Phylum): Chordata Lớp (Class): Actinopterygii Bộ (Order): Cypriniformes Họ (Familia): Cyprinidae Chi (Genus): Barbonymus Loài (Species): Barbodes gonionotus b. Hình thái Cá Mè vinh thuộc loại cá cỡ nhỏ, chiều dài tối đa khoảng 35cm (cá kỷ lục bắt được trong hồ Dan Tchang, Thái Lan ngày 8 tháng 7 năm 2003 có chiều dài toàn thân 45cm, nặng 2,1 kg); cá khai thác trung bình từ 12 - 20cm. Cá có thân rộng bề ngang, lưng nhô tạo thành một điểm cao là nơi vây lưng bắt đầu. Vây bụng có 8 tia, vây hậu môn dài. Thân cá màu bạc, lưng sậm hơn. Miệng không có nắp. Hình 2.6: Hình thái cá mè vinh c. Phân bố Cá Mè vinh là một loài cá thực phẩm khá phổ biến tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá cũng phân bố tại lưu vực sông Chao Phraya (Thai Lan), Bán đảo Mã lai, Sumatra và Java. Cá có thể sống tại các vùng hạ lưu sông lớn, nhánh sông nhỏ, ao mương, các nơi có độ muối thấp, hồ và có lẽ thích ứng với các nơi vùng nước tù đọng (Trần Ngọc Tuyền, 2009). Mè vinh tuy là một loài cá di chuyển nhưng chúng không đi quá xa. Cá di chuyển tại địa phương, theo mùa mưa và nước nổi từ hạ lưu sông Cửu Long ngược đến các sông nhánh, kinh mương và những vùng bị nước lụt. Cá trở về hạ lưu khi mùa nước rút. Một số nghiên cứu ghi nhận sự di chuyển của cá bắt đầu ngay từ ngày có những cơn mưa đầu mùa hay khi mực nước bắt đầu dâng lên (Trần Ngọc Tuyền, 2009). Hiện nay, cá đang được khai thác tại nhiều quốc gia 3 khu vực Đông Nam Á dưới dạng cá nuôi trong các ao, hồ nhân tạo để làm thực phẩm và một số ít được xuất khẩu qua các quốc gia Âu Mỹ để làm cá kiểng trong các bồn kính, tuy không được ưa chuộng lắm vì màu sức kém sặc sỡ (Trần Ngọc Tuyền, 2009). d. Đặc điểm dinh dưỡng Ở giai đoạn cá giống, cá Mè vinh ăn các loại thực vật thủy sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám... Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các loại phụ phế phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương (Dương Nhựt Long, 1999). e. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển  Cá mè vinh có tốc độ lớn tương đối nhanh. Nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải từ 1 - 2 con/m2 cá có thể đạt 0,3 - 0,35 kg/con sau 6 - 8 tháng. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ cá mè vinh thả 3 con/m2, sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá có thể đạt 150 - 240 g/con (Dương Nhựt Long, 1999).  f. Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 - 9. Do vậy, trong hoạt động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá Mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm (tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản 4 - 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè vinh dao động từ 200.000 - 300.000 trứng/kg. Trứng cá Mè vinh thuộc loại bán trôi nổi như cá mè trắng, cá trôi Ấn độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 28 - 290C, trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 - 14 giờ (Trần Ngọc Tuyền, 2009). Cá Mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản (Dương Nhựt Long, 1999). 2.2. Giới thiệu tình hình sản xuất giống 2.2.1. Trên thế giới Nghề nuôi cá có từ thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai chinh.doc
  • docbiabaocao.doc
  • dochoan chinh cua phan dau bc.doc
  • docPHU BANG AA.doc
  • docPHU LUC A.doc
  • docphuluc B.doc
  • docPHULUC C.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan