Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp tìm mọi cách để không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển. Mục đích chung của các doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Lợi nhuận càng lớn chứng tỏ các biện pháp, chính sách của doanh nghiệp là đúng đắn. Doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp là nơi tạo ra sản phẩm cần đi trước một bước trong việc tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất. Một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả là tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Để đạt được điều đó doanh nghiệp không những phải lập kế hoạch chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ mà còn phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sao cho có thể quản lý tổng thể toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà còn có thể quản lý chi tiết tới từng loại cả về số lượng và giá trị của chúng. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đòi hỏi có thủ thục chặt chẽ, đúng đắn từ khâu thu mua đến lập chứng từ, đảm bảo cho xuất dùng kịp thời, đầy đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vào sổ sách và lên các báo cáo. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh được hiện tượng lãng phí trong sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và một số vấn đề cần hoàn thiện tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN ...............................................................................4
1.1.Đặc điểm, tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ………...…….4
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ……….4
1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty với công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ ………………………………...6
1.1.3. Tình hình kinh doanh, quy mô và công nghệ sản xuất ảnh hưởng tới công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty ……………………………..9
1.2. Tình hình thực tế kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn …………………………………………………………………13
1.2.1. Đặc điểm nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý tại Công ty……………………………………………………………………………………………………11
1.2.2. Phân loại nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và căn cứ phân loại tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ………………………………………………………………15
1.2.3. Tính giá NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn …………………..16
1.2.4. Kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……………………19
PHẦN II: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN ......................................57
2.1 Nhận xét và đánh giá khái quát công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ……………………………………………………………..57
2.1.1. Ưu điểm công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn………………………………………………………………………………....57
2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ………………………………………………………………60
2.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. …………………………………………………..63
2.2.1. Về tổ chức quản lý NVL, CCDC …………………………………………..63
2.2.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ………………………………………64
2.2.3. Phân bổ CCDC cho các kỳ hạch toán……...………………………………. 65
1.2.4. Thanh lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho lâu năm ………………66
KẾT LUẬN………………………………………………………………………70
Lêi më ®Çu
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp tìm mọi cách để không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển. Mục đích chung của các doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Lợi nhuận càng lớn chứng tỏ các biện pháp, chính sách của doanh nghiệp là đúng đắn. Doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp là nơi tạo ra sản phẩm cần đi trước một bước trong việc tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất. Một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả là tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Để đạt được điều đó doanh nghiệp không những phải lập kế hoạch chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ mà còn phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sao cho có thể quản lý tổng thể toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà còn có thể quản lý chi tiết tới từng loại cả về số lượng và giá trị của chúng. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đòi hỏi có thủ thục chặt chẽ, đúng đắn từ khâu thu mua đến lập chứng từ, đảm bảo cho xuất dùng kịp thời, đầy đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vào sổ sách và lên các báo cáo. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh được hiện tượng lãng phí trong sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Với tầm quan trọng trên của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và trong thời gian thực tập tại Công ty Cp xi măng Bỉm Sơn, em nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luôn được coi trọng và tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán về NVL, CCDC.
Xuất phát từ lý luận về vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và từ thực tế thực trạng công tác này tại Công ty Cp xi măng Bỉm Sơn, Với sự hướng dẫn của cô giáo – TS. Trần Thị Nam Thanh và của các cô chú trong phòng KT – TK – TC đặc biệt là phòng Kế toán vật tư đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, với đề tài “Công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và một số vấn đề cần hoàn thiện tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn”.
Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này bao gồm 2phần:
Phần I: Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (NVL, CCDC) ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Phần II: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
PHẦN I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN
Đặc điểm, tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Công ty Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có trụ sở chính tại Bỉm Sơn - Thanh Hoá, nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ về vật liệu xây dựng đặc biệt là xi măng, công ty xi măng Bỉm Sơn đã được thành lập. Hơn 20 năm đi vào hoạt động, công ty xi măng Bỉm Sơn đã góp phần không nhỏ vào sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và đặc biệt vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ngay khi có chủ trương xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chức năng chính của Nhà máy là sản xuất xi măng bao PC30 và PC40 với các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Nhà nước, hàm lượng thạch cao SO3 trong xi măng đạt 1,3% - 3%. Đồng thời sản xuất Clinker để sản xuất ra xi măng theo tiêu chuẩn ISO9002.
Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất, tiêu thụ và cung cấp xi măng cho các công trình trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu cho việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài ( mà chủ yếu là thị trường của Lào). Ngoài ra, Công ty còn nhiệm vụ cung cấp xi măng cho địa bàn theo sự điều hành của Tổng Công ty xi măng Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và mở rộng quy mô sản xuất Công ty đã có dự án xây dựng thêm ở nhà máy một dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế cao. Dây chuyền mới Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được Chính phủ cho phép đầu tư năm 2004; HĐQT Tổng công ty xi măng Việt nam quyết định đầu tư ngày 03/06/2004. Chủ đầu tư là CTCPXM Bỉm Sơn. Dây chuyền mới có công suất thiết kế là 2 triệu tấn/năm, tương ứng với công suất lò nung 5.500 tấn klanker/ngày đêm. Công nghệ sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô, thiết bị công nghệ, đo lường tự động, các thiết bị kiểm tra thuộc loại tiên tiến hiện đại, phù hợp với đặc điểm chất lượng nguyên nhiên liệu. Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, môi trường đại tiêu chuẩn Việt nam. Tổng mức đầu tư là 4.085,037 tỷ đồng. Khi đó, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn sẽ có công suất 3,2 triệu tấn năm; nếu thị trường cho phép và có các biện pháp giảm giá thành thì có thể tiếp tục duy trì dây truyền cũ (dây chuyền ướt của Liên Xô 600.000 tấn năm) và tổng công suất của Nhà máy sẽ là 3,8 triệu tấn năm, tương ứng 9.600 tấn clanker/ngày đêm, mỗi ngày đưa ra lưu thông tiêu thụ trên 10.000 tấn sản phẩm.
Như vậy, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn để đáp ứng được nhu cầu thì khối lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra không ngừng được nâng cao. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về các yếu tố đầu vào cũng tăng. Đặc biệt phải nói đến nhu cầu về NVL, CCDC phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho quá trình sản xuất. Ngoài tăng về khối lượng NVL, CCDC còn đòi hỏi chất lượng cũng phải tốt nhưng đảm bảo mục đích hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm trong sản xuất. Đồng thời đặc điểm về NVL, CCDC phong phú hơn do đó yêu cầu quản lý NVL, CCDC phải được nâng cao. Xuất phát từ đặc điểm ngành nghề kinh doanh và sản xuất cũng quyết định đặc điểm VNL, CCDC sử dụng đó là số lượng NVL, CCDC lớn với các chủng loại rất phong phú và được phân chia thành nhiều loại khác nhau phục vụ cho từng giai đoạn của quá trình sản xuất.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty với công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Để hoà nhập với sự chuyển mình của đất nước với sự mở rộng quy mô sản xuất, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã chuyển thành Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ngày 1/5/2006 theo quyết định 486 của Bộ Xây Dựng với số vốn điều lệ là 900 tỷ đồng. Chuyển sang mô hình quản lý mới Công ty đã có được những lợi thế nhất định trên thị trường tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi một số khó khăn. Đứng đầu bộ máy quản lý là đại hội đồng cổ đông. Để đảm bảo tổ chức sản xuất có hiệu quả, công ty tổ chức quản lý chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và 3 phó Giám đốc cùng với các trưởng phòng ban khác.
Với nhu cầu quản lý và quy mô sản xuất, Công ty bao gồm nhiều phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Có thể kể ra một số phòng ban chủ yếu của Công ty:
Phòng kế toán thống kê tài chính
Phòng vật tư thiết bị
Phòng cơ khí
Phòng năng lượng
Phòng kỹ thuật sản xuất
Phòng kinh tế kế hoạch…
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng cùng thực hiện mục tiêu chung của Công ty và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo về nhiệm vụ của mình. Đứng đầu mỗi phòng là các trưởng phòng quản lý chung công việc phòng ban của mình. VD Phòng vật tư thiết bị có chức năng: tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi cung ứng vật tư, máy móc thiết bị cho sản xuất như: tổng hợp và cân đối nhu cầu vật tư hàng năm; mua sắm vật tư thiết bị; nghiệm thu vật tư hàng hoá mua săm. Lập báo cáo thực hiện kế hoạch theo đúng quy định; bảo đảm duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
Ngoài các phòng ban chính và các xưởng đã nêu ở phần trước, Công ty xi măng Bỉm Sơn còn có nhiều phòng ban làm nhiệm vụ riêng phù hợp với nhu cầu quản lý của Công ty như các phòng : Phòng Điều độ sản xuất, phòng Quản lý xe máy, phòng Thí nghiệm KCS, phòng Kỹ thuật an toàn, phòng Bảo vệ quân sự, phòng Đời sống quản trị. Đồng thời Công ty có một hệ thống tiêu thụ bao gồm 1 trung tâm giao dịch tiêu thụ, 8 chi nhánh ở các tỉnh thành, 1 văn phòng đại diện bên Lào và rất nhiều các đại lý trên khắp cả nước có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức đúng với quy định điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đồng thời phải phù hợp chế độ, chính sách, văn bản pháp quy về kế toán do Nhà nước ban hành. Tổ chức công tác kế toán còn phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô, yêu cầu quản lý của Công ty. Để bộ máy kế toán làm việc có hiệu quả thì công tác kế toán của Công ty phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kế toán. Và để phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô, Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán. Và hình thức kế toán chủ yếu sử dụng là kế toán máy với phần mềm kế toán Fast Accouting đáp ứng được yêu cầu hạch toán và quản lý của đơn vị. Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng kế toán thủ công trong việc tính toán lương công nhân viên của phần hành tiền lương.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng, có 2 phó phòng giúp công việc quản lý của Kế toán trưởng được dễ dàng hơn, và có các tổ kế toán phân theo nhiệm vụ riêng gồm có: Tổ kế toán tài chính, tổ kế toán vật tư, tổ kế toán tổng hợp và tính giá, tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm, tổ kế toán nhà ăn và kế toán tại các chi nhánh. Ở mỗi tổ có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng làm nhiệm vụ quản lý việc thực hiện công việc của tổ mình. Trong đó tổ kế toán vật tư gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC của Công ty và hạch toán nội bộ.
Chế độ kế toán của Công ty
Chế độ kê toán của Công ty áp dụng theo Luật kế toán, tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Để thấy rõ hơn chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng có thể nêu ra một số chính sách kế toán áp dụng là nền tảng và là cở sở trong công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty:
Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế, được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng.
Tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Bên cạnh đó còn có các chính sách khác là: chính sách về TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền; nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu; nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu; nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí…
Về chính sách áp dụng cho công tác kế toán NVL, CCDC sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau của Báo cáo này.
Về chế độ sổ sách – hình thức sổ và hệ thống sổ kế toán sử dụng
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung
Tất cả hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của Công ty đều theo quy định chung của Bộ tài chính. Hệ thống sổ bao gồm:
Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký chuyên dùng như sổ nhật ký tiền mặt, Sổ cái các TK…
Sổ chi tiết: Bao gồm các sổ của từng phần hành như: Sổ kế toán TSCĐ(Thẻ TSCĐ..), sổ kế toán thành phẩm(thẻ tính giá thành, Bảng tổng hợp chi phí sản xuất…), Sổ kế toán Hàng tồn kho(Bảng tính giá hàng xuất kho…)…
Liên quan đến kế toán NVL, CCDC ngoài Sổ nhật ký chung ghi chép cho tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn có Sổ nhật ký mua hàng, Sổ cái TK 152, 153 (Sổ tổng hợp); Thẻ kho, sổ chi tiết NVL…( Sổ chi tiết)
Các chế độ kế toán khác bao gồm: chế độ chứng từ, chế độ tài khoản, chế độ Báo cáo tài chính đều được lập theo quy định chung của Bộ tài chính. Và theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính. Và để phù hợp với yêu cầu hạch toán cũng như quản lý Công ty đã vận dụng quy định chung để thiết kế thêm trong hệ thống chứng từ, mở rộng hệ thống tài khoản và lập các báo cáo Quản trị phục vụ cho quản lý nội bộ của Công ty.
VD Để quản lý tốt và hạch toán được thuận lợi TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” được chi tiết tới cấp 4 và TK 153 “Công cụ, dụng cụ” được chi tiết đến cấp 3.
Như vậy, các chính sách và chế độ kế toán của Công ty là thuân thủ đúng theo Quy định chung và phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như nhu cầu quản lý. Và nó quyết định chung cho các kế toán phần hành trong đó có công tác kế toán NVL, CCDC.
1.1.3. Tình hình kinh doanh, quy mô và công nghệ sản xuất ảnh hưởng tới công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty
Một trong những mục đích khi xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là mở ra một khu công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, cung cấp vật liệu xi măng xây dựng cho cả nước, phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia. Hiện nay, sản phẩm của Công ty với nhãn hiệu “Con voi” đã có mặt khắp cả nước không chỉ có thế sản phẩm còn cung cấp cho thị trường các nước Đông Dương và Đông Nam Á. Đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng là quy mô sản xuất cũng tăng theo. Thể hiện ở các chỉ tiêu như sản lượng sản xuất, công suất…
Với mục tiêu mở rộng thị trường, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng lên. Do đó sản lượng sản xuất cũng phải tăng để đáp ứng được nhu cầu. Tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều lợi thế và có nhiều thành tựu. Với sự cố gắng ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy, và trong suốt quá trình phát triển hiện nay Công ty CP xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp đầu ngành của ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiêu thụ của Tổng Công ty xi măng VN.
Với quy mô và tình hình kinh doanh có nhiều thuận lợi trong tương lai Công ty sẽ tiếp tục phát huy và duy trì những lợi thế của mình. Quy mô sản xuất lớn và tình hình kinh doanh khả quan cũng có ảnh hưởng nhất định tới công tác kế toán NVL, CCDC của Công ty. Với số lượng NVL, CCDC lớn rất nhiều chủng loại khác nhau đòi hỏi phải được quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và hợp lý. Đồng thời các chính sách kế toán nói chung và kế toán NVL, CCDC nói riêng phải tuân theo đúng quy định, đáp ứng được đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm của từng loại NVL, CCDC. Vói quy mô sản xuất lớn, nhu cầu về NVL, CCDC là đầu vào quan trọng sẽ ngày một tăng, lượng dự trữ nhiều hơn, yêu cầu bảo quản tốt hơn. Việc hạch toán và sổ sách liên quan đến NVL, CCDC phải được chi tiết để đảm bảo cho quản lý. Trên thực tế tổ kế toán NVL, CCDC (gọi tắt là tổ vật tư) gồm 6 người. Do NVL CCDC số lượng lớn, được bảo quản dự trữ ở nhiều kho vì thế các kho được phân chia quản lý cho từng kế toán viên.
Đặc điểm Công nghệ sản xuất
Khi xây dựng Nhà máy, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của Chính phủ Liên Xô với một dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất nước ta thời bấy giờ. Và hiện nay dây chuyền đó đã được cải tiến và thay thế nhằm phù hợp với điều kiện mới. Để thuận tiện cho việc sản xuất và công tác phục vụ sản xuất, Công ty xi măng Bỉm Sơn có 2 khối sản xuất: Khối sản xuất chính và khối sản xuất phụ.
Khối sản xuất chính gồm có: Xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao. Các xưởng này thực hiện theo đúng quy trình công nghệ để sản xuất ra xi măng. Và mỗi xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng trong toàn bộ quy trình ấy.
Khối sản xuất phụ gồm có các xưởng: Xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sửa chữa công trình, xưởng cấp thoát nước – nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao động phục vụ cho sản xuất chính như: sửa chữa các thiết bị hỏng, cung cấp điện nước…
Hiện nay Công ty duy trì 2 quy trình công nghệ sản xuất:
Một là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt với đặc điểm là dây chuyền công nghệ chê biến kiểu liên tục và phức tạp. Hiện nay, sau hơn 20 năm hoạt động, dây chuyền công nghệ cũ đã trở nên lạc hậu và trở thành một hạn chế trong nền kinh tế năng động và trong sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Công ty khác trên thị trường.
Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt có ưu điểm là chất lượng xi măng sản xuất theo phương pháp này có chất lượng tốt, vì các nguyên liệu và phụ gia được trộn đều.
Nhưng lại có một số nhược điểm như: Tốn nhiều nhiên liệu để làm bay hơi nước và cần nhiều nhân công phục vụ cho quá trình sản xuất. Do những nhược điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm đòi hỏi một số lượng NVL lớn hơn nên nó đã sớm bộc lộ được hạn chế khi thực hiện theo phương pháp này.
Hai là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô. So với phương pháp ướt thì phương pháp này có những ưu điểm hơn đó là: Tốn ít nhiên liệu vì tận dụng khói lò để sấy khô nguyên liệu, số công nhân cần để phục vụ sản xuất là ít hơn vì phương pháp này giảm được một số khâu so với phương pháp lò ướt.
Nhưng vẫn tồn tại nhược điểm đó là nhất thiết cần phải có thiết bị lọc bụi.
Hiện nay với những ưu điểm của sản xuất xi măng theo phương pháp khô thì phương pháp này đang được dần thay thế cho phương pháp ướt.
Như vậy, quy mô sản xuất, tình hình kinh doanh và đặc điểm về quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến công tác kế toán NVL, CCDC một cách trực tiếp và gián tiếp. Để có thể nắm bắt được một cách rõ hơn trong phần sau về đặc điểm phân loại quản lý và hạch toán em sẽ trình bày chi tiết hơn.
1.2. Tình hình thực tế kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
1.2.1. Đặc điểm nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý tại Công ty
Như đã trình bày ở phần trên, Công ty CP x