Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều được tự do phát triển, tự mình tìm thị trường kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh, mở rộng thị trường của mình, và không có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước. Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp đã trở thành mối ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Tài chính Dầu khí là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đảm đương vai trò là công cụ tài chính của tập đoàn Dầu khí, tạo lập và quản trị vốn đầu tư.
56 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty Tài chính Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ ………………….........
6
1.1. Một số vấn đề về lý luận chung ………………………………………..
6
1.1.1. Một số vấn đề chung về đấu tư ………………………………………..
6
1.1.2. Doanh nghiệp – Doanh nghiệp tài chính ………………………….......
7
1.1.3. Cạnh tranh……………………………………………………………...
8
1.1.4. Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh …………………………………
10
1.1.5. Cách thức đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp …………..
11
1.2. Thực trạng về công ty Tài chính Dầu khí …………………………….
12
1.2.1. Giới thiệu chung về công ty………………………………………........
12
1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty …………………………………...
18
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ………………………………….
18
1.2.4. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty …………………………………...
23
1.3 Tình hình đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty ........
24
1.3.1. Hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh…………………………….
24
1.3.2. Đầu tư cho hoạt động thu xếp vốn …………………………………….
26
1.3.3. Đầu tư cho hoạt động đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu ……..
28
1.3.4. Đầu tư cho mạng lưới khách hàng và bạn hàng ……………………….
28
1.3.5. Đầu tư cho các loại hình dịch vụ của Công ty ………………………...
30
1.3.6. Đầu tư vào nguồn nhân lực ………………………………………........
32
1.3.7. Đầu tư cho tài sản vô hình …………………………………………….
34
1.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty tài chính Dầu khí ……..
34
1.4.1. Thuận lợi …………………………………………………………........
36
1.4.2. Khó khăn …………………………………………………………........
37
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO PVFC ………………………………………….....................
39
2.1 Mục tiêu cần phấn đấu của Công ty Tài chính Dầu khí ……………...
39
2.2 Giải pháp trước mắt ………………………………………………........
40
2.2.1 Hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam …..
40
2.2.2. Về hoạt động kinh doanh ………………………………………….......
40
2.2.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và điều hành công ty ……………………..
41
2.2.4. Chuẩn bị các điều kiện cho tiến trình hội nhập ………………………..
41
2.2.5. Thực hiện đầu tư văn phòng Chi nhánh Vũng Tàu, Đà Nẵng và triển khai tại Hải Phòng, Cần Thơ và các khu vực khác theo sự phê duyệt của Tổng công ty và cơ quan chức năng. Thực hiện công tác đầu tư Trung Tâm tài chính Dầu khí tại 22 Ngô Quyền (Hà Nội) …………..
42
2.2.6. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị …….......
42
2.2.7. Kế hoạch lao động và tiền lương ……………………………………...
42
2.3 Giải pháp lâu dài ………………………………………………………..
44
2.3.1. Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí. ………………………………………..................
44
2.3.2. Đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ ………………………………..
45
2.3.3. Đấu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và là tài trợ chính các dự án.
46
2.3.4. Đầu tư tài chính ……………………………………………………...
47
2.3.5. Đầu tư nâng cao các dịch vụ tài chính tiền tệ ……………………........
47
2.3.6. Đầu tư vào tổ chức quản lý và mạng lưới hoạt động ………………….
50
2.3.7. Đầu tư vào con người ………………………………………………..
51
2.3.8. Đầu tư vào công nghệ và quản lý ……………………………………..
52
2.3.9. Đầu tư hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ……………….
53
KẾT LUẬN …………………………………………………………….........
54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………..
55
LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều được tự do phát triển, tự mình tìm thị trường kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh, mở rộng thị trường của mình, và không có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước. Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp đã trở thành mối ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Tài chính Dầu khí là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đảm đương vai trò là công cụ tài chính của tập đoàn Dầu khí, tạo lập và quản trị vốn đầu tư.
Trong thời gian thực tập tại công ty Tài chính Dầu khí, được sự hướng dẫn tận tình của thày Vũ Kim Toản giảng viên bộ môn Kinh tế đầu tư cùng sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng Đầu tư, đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp và lựa chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty Tài chính Dầu khí.”
Trong bài viết này em đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tài chính Dầu khí, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết câu chuyên đề gồm 2 chương:
*ChươngI: Một số vấn đề lí luận chung và thực trạng của Công ty Tài chính dầu khí .
*ChươngII: Giải pháp đầu tư nâng cao nănglực cạnh tranh của Công ty Tài chính Dầu khí .
Do trình độ nhận thức còn có hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong chuyên đề này là điều không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cùng các anh, chị trong công ty để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2007.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Hương
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
1.1.1/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ.
- Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển.
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
- Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển có các điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác là:
Đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn cho đầu tư phát triển.
Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế...
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài trong nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn. Điều này nói lên giá trị lơn lao của các thành quả đầu tư phát triển
Vị trí của các công trình xây dựng là cố định, các công trình này sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác động sau này của kết quả đầu tư.
Ngoài ra, các yếu tố rủi ro đầu tư luôn luôn rình rập. Nếu người đầu tư, người quản lý không đánh giá đúng hay nhận dạng đủ các nhân tố rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch quản lý phòng ngừa thì rất dễ gây ra sự đổ vỡ cho dự án.
- Vai trò của đầu tư phát triển.
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
-Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
-Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế .
-Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
-Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
-Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
1.1.2 DOANH NGHIỆP - DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH
Khái niệm chung về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người, xã hội, và kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động hữu ích đó.
Theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo khái niệm này, trừ loại hình kinh doanh cá thể, các tổ chức kinh tế đảm bảo các điều kiện về tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch và có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều được gọi là doanh nghiệp.
1.1.3 CẠNH TRANH.
Cạnh tranh.
*Khái niệm.
Theo Mark “cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và mua bán hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một yếu tố trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả trong cạnh tranh là sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi đó một số doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội. Đó cũng là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển.
* Các loại hình cạnh tranh.
Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, người ta chia cạnh tranh làm 3 loại:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Cạnh tranh giữa người mua với nhau
Cạnh tranh giữa người bán với nhau:
. Vai trò của cạnh tranh.
Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng với mức giá cả ngày càng phù hợp với khả năng của họ.
Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xóa bỏ độc quyền bất hợp lý, xóa bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát, năng động và óc sáng tạo trong các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại.
Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của cạnh tranh. Để khắc phục được những tiêu cực đó thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Lợi thế cạnh tranh.
Đạt được một lợi thế cạnh tranh trên thị trường là mục đích của mọi doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp Việt nam hiện đang trong tình trạng cạnh tranh kém. Nhưng có phải mọi lợi thế cạnh tranh đều có ý nghĩa chiến lược hay có thể duy trì trong thời gian dài và liệu một lợi thế cạnh tranh có đảm bảm cho một chiến lược kinh doanh thành công hay không? Lợi thế cạnh tranh có phải là ở vốn, công nghệ, lao động hoặc các kỹ năng sản xuất không? Có thể thấy rằng, nguồn lực về vốn luôn là một nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Ở đây, không thể chỉ hiểu nguồn lực này là số lượng vốn có được mà trước hết nó phải là khả năng sử dụng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm cho nhu cầu về vốn của doanh nghiệp giảm tương đối, do đó sẽ cần ít vốn hơn cho những nhu cầu kinh doanh nhất định, từ đó chi phí cho sử dụng vốn sẽ giảm đi, tăng lợi thế cạnh tranh về chi phí. Khi đã có vốn, một việc làm không thể thiếu của doanh nghiệp là đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, công nghệ. Công nghệ được đầu tư phải không quá lạc hậu và phù hợp với quy mô cũng như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thì mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh vốn và công nghệ thì có một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng lực và một đội ngũ công nhân lành nghề, có kỷ luật lao động cao sẽ tạo ra cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh không chỉ trước mắt mà còn trong dài hạn.
Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp làm thế nào để nhận biết và đạt được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Doanh nghiệp cũng cần phải biết xây dựng chiến lược kinh doanh khi có một lợi thế cạnh tranh và biết cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có một lợi thế cạnh tranh dài hạn mà mình không có.
Lợi thế cạnh tranh dài hạn không phải luôn dễ dàng xác định được. Các hãng sản xuất bột giặt đều cố gắng xây dựng các lợi thế, nhưng nó nhanh chóng bị bắt chước ngay sau đó. Trong thị trường hàng điện tử có hãng đã cố gắng lợi dụng một lợi thế hơn so với đối thủ của mình, nhưng lợi thế đó lại sớm trở nên không quan trọng với mong muốn của người tiêu dùng.
Như vậy mọi nhà kinh doanh cần phải khám phá xem một lợi thế cạnh tranh dài hạn và sự thể hiện thực sự có ý nghĩa đối với cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là gì?
Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp.
Giá cả.
Mẫu mã và chất lượng sản phẩm.
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động giao tiếp khuếch trương.
Uy tín của doanh nghiệp.
1.1.4/ ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH .
Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý.
Vốn và cơ cấu vốn đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.
Đầu tư vào tài sản cố định.
Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:
Đầu tư vào tài sản vô hình.
Khác với tài sản hữu hình, tài sản vô hình là các tài sản không có hình thái cụ thể, tuy nhiên nó có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Các tài sản vô hình đó có thể là uy tín của doanh nghiệp, bầu không khí làm việc, sự nổi tiếng của nhãn mác thương hiệu, vị trí thương mại.
1.1.5/ CÁC TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .
Thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được.
Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trước các đối thủ khi doanh nghiệp đó nâng cao được thị phần của mình hơn các đối thủ khác với cùng một đồng vốn đầu tư.
Thị phần của doanh nghiệp càng lớn - đồng nghĩa với việc khẳng định ưu thế, vị thế lớn của doanh nghiệp trên thương trường - khẳng định sự chấp nhận về sản phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng trên thị trường. Nó thể hiện sự thắng lợi của doanh nghiệp trong cạnh tranh giành thị trường.
“Thương trường là chiến trường”, thất bại trên thương trường là việc không chiếm lĩnh được thị trường, không được thị trường chấp nhận, do đó nó cũng nguy hiểm không kém thất bại trên chiến trường. Trong chiến tranh, các bên tranh giành nhau từng vùng đất, vùng trời để khẳng định thế mạnh quân sự của mình; trong cạnh tranh trên thương trường, các bên cùng điều hành các thủ pháp và công đoạn chiếm lĩnh thị trường, nhằm thâu tóm thị trường, thu hút thêm khách hàng, để từ đó có điều kiện ngày càng bành trướng thế lực của doanh nghiệp trên thương trường.
Khi đã thu hút được người khách hàng, có được một thị phần lớn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm, nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã đạt được lợi thế cạnh tranh.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Mức độ hiệu quả sử dụng vốn có thể xác định bằng 2 chỉ tiêu chính là Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và Tỷ suất doanh thu trên vốn. Ngoài ra, xét về quyền lợi của nhà đầu tư, người ta có thể dùng chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu để đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng vốn của người góp vốn vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
Mọi doanh nhân khi tham gia vào thương trường đều nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Khi doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận tối đa thì có nghĩa là doanh nghiệp đó đã đạt được lợi thế cạnh tranh cao hơn các đối thủ.
Khả năng chủ động thích ứng với môi trường.
Chủ động thích ứng với môi trường, đó là sự phản ứng nhanh nhạy, phù hợp với những thay đổi về mặt kinh tế - chính trị - xã hội, mà cụ thể hơn là những biến động về mặt pháp lý, chính sách, giá cả đầu vào, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng... để luôn đi trước các doanh nghiệp khác. Đây là một phần trong việc thực hiện hạn chế rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro thường xuất phát từ những thay đổi của môi trường, nếu doanh nghiệp không thay đổi theo kịp sự biến động của môi trường thì doanh nghiệp sẽ bị tụt lại và hiển nhiên thất bại đang chờ doanh nghiệp. Ngược lại, một khả năng chủ động thích ứng với môi trường sẽ cho phép doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp tục tồn tại vững chắc trên thị trường.
1.2. Thực trạng về công ty Tài chính Dầu khí
1.2.1. Giới thiệu chung về công ty
*Quá trình hình thành Tên viết tắt: PVFC
Logo:
Trụ sở: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (84) 4 942 6800 Fax: (84) 4 942 6796/97
Website:
Email: pvfc@pvfc.com.vn
Giấy phép thành lập: 05/GP-NHNN ngày 25/10/2000 của Ngân hàng Nhà nước
Trải qua bảy năm hình thành và phát triển PVFC đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của một định chế tài chính còn non trẻ trên thị trường tài chính Việt Nam.
Là định chế tài chính của PetroVietnam với nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động thu xếp vốn cho các dự án trong ngành công nghiệp Dầu khí tại Việt Nam, PVFC đã nhanh chóng triển khai các hoạt động bao gồm:
Thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư
Thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế cho PetroVietnam
Nhận uỷ thác quản lý vốn và các dịch vụ tài chính cho PetroVietnam, các đơn vị thành viên của PetroVietnam.
*Các mốc thời gian trong quá trình hình thành và phát triển của PVFC.
Ngày 30/3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký Quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
Ngày 19/06/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí ra Quyết định số 903/QĐ-HĐQT chính thức thành lập và có trụ sở hoạt động đầu tiên đặt tại 34B, Hàn Thuyên, Hà Nội.
Ngày 12/10/2000 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí.
Ngày 25/10/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp giấy phép số 12/GP-NHNN
Ngày 05/2/2001 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam chính thức tổ chức lễ khai trương Công ty Tài chính Dầu khí đánh dấu sự hội nhập chính thức của PVFC vào thị trường tài chính Việt Nam.
Ngày 30/10/2001 PVFC khai trương các phòng giao dịch số 11, 20 và 30
Ngày 19/6/2002 khai trương phòng giao dịch chứng khoán BSC-PVFC cung cấp thêm các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Ngày 21/5/2003 chính thức khai trương và đặt chi nhánh Công ty PVFC tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 05/5/2004 PVFC ra mắt Hội đồng quản trị của Công ty và chính thức nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức SGS- Thuỵ Sĩ cấp.
Ngày 28/2/2005 Khai trương chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Vũng Tàu.
Ngày 20/4 và 20/5/2005 PVFC lần lượt mở thêm phòng giao dịch số 12 và 21
*Các thành tựu đã đạt được:
Bằng khen của Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2001 đến 2005.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Đơn vị có nhiều thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc 2002 - 2004.
Cờ đơn vị "Phát triển an toàn