¬Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm đã không chú trọng đến vai trò của vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong tình hình mới, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế là quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn. Điều này đã tạo nên những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh năng động thích nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn bởi việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay. Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm là một doanh nghiệp đã tự khẳng định mình bằng các kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được trong thời gian qua. Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới.Việc tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề đang được Công ty quan tâm.
81 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm đã không chú trọng đến vai trò của vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong tình hình mới, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế là quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn. Điều này đã tạo nên những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh năng động thích nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn bởi việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay. Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm là một doanh nghiệp đã tự khẳng định mình bằng các kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được trong thời gian qua. Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới.Việc tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề đang được Công ty quan tâm.
Với những ý nghĩ trên, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm em đã chọn chuyên đề tốt nghiệp là : "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm".
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 : Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm thời gian qua.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm.
Do trình độ lý luận và thực tiễn có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm cùng toàn thể các bạn.
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VỐN:
1. Khái niệm về vốn sản xuất:
Trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp như là các tế bào của nền kinh tế. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm thực hiện mục đích chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền vốn nhất định. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn là vốn. Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi được dùng cho việc sản xuất - kinh doanh để mua sắm tư liệu lao động, đối tượng lao động cho việc sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
Như vậy có thể thấy tư liệu lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh là hình thái vật chất của vốn. Vốn được biểu hiện dưới dạng vật chất và giá trị. Vốn luôn vận động và chuyển hoá hình thái vật chất, cũng như chuyển hoá từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Ngoài sự tồn tại dưới dạng vật chất, còn có loại vốn tồn tại dưới dạng tài sản vô hình có giá trị như bằng phát minh, sáng chế, kinh nghiệm tay nghề, bí quyết.
Vốn sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Xét về hình thái vật chất vốn sản xuất bao gồm ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Đối tượng lao động và lao động tạo nên thực tế sản phẩm, còn tư liệu lao động là phương tiện chuyển hoá đối tượng lao động thành thực tế sản phẩm.
Quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, do vậy vốn của doanh nghiệp được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Sự vận động của vốn sản xuất kinh doanh theo sơ đồ :
TLLĐ
T H SX H' T'
ĐTLĐ
(T' > T)
Bắt đầu là hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn sản xuất (TLLĐ, ĐTLĐ). Sau quá trình sản xuất vốn chuyển hoá thành hình thái vốn hàng hoá. Cuối cùng trở lại hình thái vốn tiền tệ.
Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Phân loại vốn sản xuất:
Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau về mặt giá trị của vốn sản xuất, có thể chia nó thành 2 loại : vốn cố định và vốn lưu động.
2.1. Vốn cố định:
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm:
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất.
Vốn cố định là biểu hiện thành giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng... tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng về mặt giá trị của nó lại không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất.
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của vốn sản xuất, nó quyết định trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang trí kỹ thuật - "hệ thống xương và bắp thịt" của sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song, không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Theo quy định hiện hành, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Nguyên giá tài sản phải xác định một cách đáng tin cậy;
Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất – linh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Tài sản cố định ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị… có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu (lớn) và thời gian thu hồi vốn (trên 1 năm).
2.1.2 - Cơ cấu vốn cố định:
Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rất khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần thiết phải phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định là sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng…
Vốn cố định của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đang dùng trong sản xuất kinh doanh:
a. Tài sản cố định vô hình :
Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy nhượng quyền; TSCĐ vô hình khác.
b. Tài sản cố định hữu hình:
Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Thuộc về loại này gồm có: Nhà cửa vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; Tài sản cố định hữu hình khác.
Cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là các nhân tố: Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, sự tiến bộ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bố sản xuất. Khi xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn cố định cần chú ý xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này.
2.1.3 - Quản lý vốn cố định:
a. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh hoặc không sử dụng, tài sản cố định đều bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của tài sản cố định. Có hai loại hao mòn tài sản cố định là:
* Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
- Hao mòn hữu hình:
Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của TSCĐ hữu hình có thể diễn ra 2 dạng dưới đây:
+ Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.
+ Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí…) không phụ thuộc vào việc sử dụng.
Do có sự hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.
Hao mòn vô hình:
Là sự giảm giá trị của TSCĐ hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn vô hình xảy ra do TSCĐ hữu hình bị lỗi thời về kỹ thuật, còn gọi là hao mòn về kinh tế của mỗi TSCĐ, người sử dụng TSCĐ phải dự tính được tính chất và quá trình xảy ra sự hao mòn vô hình TSCĐ để có những quy định khấu hao thích hợp nhằm thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi TSCĐ bị thanh lý.
-> Trong quá trình sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm giảm tối đa tổn thất do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình gây ra như nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định, đẩy nhanh việc cải tiến và hiện đại hoá máy móc thiết bị, tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cao trình độ người lao động...
* Khấu hao tài sản cố định:
Như vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản tài sản cố định bị hao mòn (hữu hình và vô hình). Một bộ phận giá trị của tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định. Bộ phận giá trị này là một yếu tố của chi phí sản xuất và cấu thành trong giá thành sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quĩ khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với bảo toàn, phát triển vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện khấu hao đúng, đủ hao mòn thực tế giá trị tài sản cố định không những phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo quĩ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra.
b. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định:
Kế hoạch khấu hao tài sản cố định hàng năm là một nội dung của công tác kế hoạch tài chính. Nó là biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định trên phương diện bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Đồng thời nó là căn cứ để xây dựng các quyết định tài chính về đầu tư.
Khi lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định trước hết cần xác định tổng giá trị tài sản cố định hiện có vào đầu năm kế hoạch, cơ cấu theo nguồn hình thành của giá trị đó và phạm vi tài sản cần tính khấu hao. Tiếp theo căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn và tình hình thực hiện kế hoạch để dự kiến điều chỉnh tăng giảm tài sản cố định năm kế hoạch. Sau đó xác định tổng giá trị bình quân tài sản cố định cần trích khấu hao trong năm kế hoạch. Từ đó tính được số tiền trích khấu hao năm kế hoạch.
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, theo quy định hiện hành (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính) có ba phương pháp khấu hao:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng TSCĐ của doanh nghiệp. Trong các phương pháp khấu hao trên phương pháp khấu hao áp dụng phổ biến là phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian)
c. Bảo toàn và phát triển vốn cố định:
Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Kinh doanh ít nhất phải đảm bảo hoà vốn, bù đắp được số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn. Đồng thời doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tự tích luỹ bổ sung vốn, tạo vốn cho tái sản xuất mở rộng.
Vốn cố định được bảo toàn có nghĩa là trong quá trình vận động, dẫu nó được biểu hiện dưới hình thái nào, nhưng khi kết thúc một chu trình tuần hoàn thì vốn được tái lập ít nhất cũng bằng qui mô cũ để có thể trang bị lại tài sản giá trị bằng hoặc hơn cũ ở thời gian hiện tại. Về mặt hiện vật, tài sản cố định không được mất mát, hư hỏng trước thời hạn, không sử dụng sai mục đích, duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định. Về mặt giá trị, người sử dụng vốn phải duy trì giá trị đồng vốn của mình, không bị ăn chia vào vốn, không tạo lãi giả làm giảm vốn.
2.2 - Vốn lưu động:
2.2.1 - Khái niệm và đặc điểm:
Các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động phải có đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể sản phẩm, bộ phận khác hao phí trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải dùng loạt đối tượng lao động khác. Toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện.
Đối tượng lao động được biểu hiện thành hai bộ phận, một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên, nhiên, vật liệu...), một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động trong sản xuất.
Mặt khác, quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Do đó hình thành một số khoản hàng hoá và tiền tệ, các khoản phải thu... trong khâu lưu thông được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông.
Như vậy vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên, liên tục.
Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá và cuối cùng trở lại hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn. Vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn.
2.2.2 - Cơ cấu vốn lưu động:
Cơ cấu vốn lưu động là số lượng các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận đó.
Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưu động, đảm bảo kịp thời vốn lưu động cho từng khâu. Từ đó đảm bảo duy trì quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
* Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động chia làm 3 loại:
- Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế... để dự trữ và chuẩn bị đưa vào sản xuất.
- Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.
- Vốn lưu thông: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm, tiền mặt...
Theo cách phân loại này có thể thấy vốn dự trữ và vốn lưu thông không tham gia trực tiếp vào sản xuất. Vì vậy phải hết sức hạn chế khối lượng vật liệu cũng như thành phẩm tồn kho. Đối với vốn trong sản xuất phải chú ý tăng khối lượng sản phẩm đang chế tạo với mức hợp lý.
* Dựa theo hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:
- Vốn vật tư hàng hoá: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị các loại vật tư, hàng hoá như nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, thành phẩm...
- Vốn tiền tệ: Là bộ phận vốn lưu động biểu hiện dưới hình thái tiền tệ như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, tạm ứng...
Các phân loại này giúp các doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động để dự thảo những quyết định tối ưu về mức tận dụng số vốn lưu động đã bỏ ra.
2.2.3- Quản lý vốn lưu động:
a. Xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch:
Vốn lưu động định mức là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động định mức quá thấp sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, không đủ tiền thanh toán kịp thời nên trong quan hệ mua bán bị mất tín nhiệm. Ngược lại, vốn lưu động định mức quá cao gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh chi phí là tăng giá thành. Do đó doanh nghiệp phải xác định lượng vốn lưu động định mức một cách đúng đắn, hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải tiết kiệm một cách hợp lý.
-> Muốn xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch doanh nghiệp phải lần lượt tính toán vốn lưu động định mức ở từng khâu (dự trữ, sản xuất, lưu thông), sau đó tổng hợp lại thành vốn lưu động định mức kế hoạch.
* Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ:
Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ được tính toán căn cứ vào mức luân chuyển bình quân hàng ngày và định mức số ngày dự trữ.
Mức luân chuyển bình quân hàng ngày là giá trị bình quân của nguyên vật liệu, nhiên liệu... bỏ vào sản xuất trong một ngày đêm, được tính bằng mức luân chuyển cả năm (theo dự toán chi phí sản xuất) chia cho 360 ngày. Định mức số ngày dự trữ được xác định như sau:
- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu ( Nhà nước độc quyền quản lý) định mức số ngày dự trữ được cơ qua quản lý cấp trên qui định cho doanh nghiệp.
- Đối với nguyên vật liệu mua trong nước có thể sử dụng công thức sau:
Định mức
Số ngày
Hệ số
Số ngày
Số ngày
Số ngày
số ngày
dự trữ
= cách nhau
giữa 2 lần mua
x thu mua
xen kẽ
+ vận
chuyển
+ chỉnh lý
chuẩn bị
+ bảo
hiểm
* Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất:
Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất được xác định riêng cho sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế và chi phí chờ phân bổ.
Đối với vốn lưu động cho sản phẩm dở dang:
Định mức
Tổng mức luân
Hệ số
Chu kỳ
vốn lưu động
cho SPDD
= chuyển cả năm của
thành phẩm (tính theo
giá thành công xưởng)
360
x sản phẩm
dở dang
x sản xuất
sản phẩm
- Vốn lưu động định mức cho nửa thành phẩm tự chế được tính theo công thức:
Định mức
Tổng mức luân chuyển
Số ngày
Hệ số
vốn lưu động
nửa thành
phẩm tự chế
= cả năm của thành
phẩm (theo giá thành
công xưởng)
360
x định mức
dự trữ
x nửa thành phẩm
tự chế