Chuyên đề tốt nghiệp Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thành Long

Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý kinh doanh coi như " một ngôn ngữ kinh doanh " như " nghệ thuật " để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo tài chính giúp cho các doanh nghiệp, các cổ đông, các nhà quản lý thấy rõ thực chất quá trình sản xuất kinh doanh bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan, khoa học. Với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với các công ty không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn phải tự xây dựng cho mình một chiến lược và chính sách kinh doanh nhất định về tất cả các lĩnh vực trong đó chính sách về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất. Biết được chính xác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều cần thiết để tổ chức quản lý tốt việc sản xuất sản phẩm và đề ra các biện pháp kịp thời làm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thị trường tiêu thụ. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp luôn được coi là chìa khoá mở cửa cho sự phát triển và tăng trưởng

docx86 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý kinh doanh coi như " một ngôn ngữ kinh doanh " như " nghệ thuật " để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo tài chính giúp cho các doanh nghiệp, các cổ đông, các nhà quản lý thấy rõ thực chất quá trình sản xuất kinh doanh bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan, khoa học. Với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với các công ty không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn phải tự xây dựng cho mình một chiến lược và chính sách kinh doanh nhất định về tất cả các lĩnh vực trong đó chính sách về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất. Biết được chính xác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều cần thiết để tổ chức quản lý tốt việc sản xuất sản phẩm và đề ra các biện pháp kịp thời làm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thị trường tiêu thụ. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp luôn được coi là chìa khoá mở cửa cho sự phát triển và tăng trưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm gần đây cán bộ lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành nói riêng. Do vậy, công tác chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Thành Long đã và đang được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chế độ kế toán hiện nay. Tuy nhiên hiện nay công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được bổ sung, hoàn thiện. Trong thời gian thực tập tại công ty Thành Long, được sự giúp đỡ của cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi và cán bộ kế toán trong công ty, em nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thành Long " và coi đây là chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề của em bao gồm ba phần: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÀNH LONG PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THÀNH LONG PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG Với thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ nhận thức của em còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn Em xin trân thành cảm ơn ! Hải phòng, ngày 5 tháng 5 năm2006 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÀNH LONG 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 1.1 Giới thiệu chung về công ty Công ty Thành Long ( Tên cũ là Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải phòng) là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập tháng 5/1963, thành lập lại theo quyết định số 1277/QĐ-TCCQ ngày 12/11/1992 và Quyết định 1409/QĐ/UB ngày 20/7/2000 của UBND thành phố Hải Phòng, đăng ký kinh doanh số 112234 ngày 25/7/2000 do Sở KH - ĐT Hải phòng cấp. Địa chỉ : Khu công nghiệp Tam Quán - Đại lộ Tôn Đức Thắng An Đồng - An Hải - Hải Phòng 1.2. Quá trình hình thành và phát triển : Công ty Thành Long tên cũ là Xí Nghiệp Cơ khí thuỷ được thành lập từ tháng 5 năm 1963 trực thuộc sở Giao thông công chính Hải Phòng, đóng trên địa bàn xã An Đồng huyện An Hải - Hải Phòng. Lúc ban đầu nhiệm vụ cơ bản là sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ phục vụ trong ngành giao thông vận tải địa phương của thành phố . Trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, mặc dù công ty đã phân tán thành nhiều cơ sở ở nhiều địa điểm khác nhau để sản xuất, nhờ vậy toàn bộ máy móc thiết bị quý hiếm lúc bấy giờ được đảm bảo an toàn. Xong toàn bộ công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng hầu như bị phá huỷ. Là một đơn vị duy nhất chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ của ngành Giao thông vận tải Thành phố. Trong thời gian bao cấp công ty được sở chủ quản, UBND Thành phố quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất đáng kể và có thuận lợi là không phải lo mua nguyên vật liệu, việc làm và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả mọi vấn đề trên đều do nhà nước giao chỉ tiêu phân bổ theo kế hoạch, đều làm theo pháp lệnh, mệnh lệnh của cấp trên, do đó hạn chế công ty về quyền tự chủ trong sản xuất, nảy sinh tư tưởng trông chờ ỷ lại cấp trên, do đó phần nào dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, mẫu mã không thay đổi nên không đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng. Từ 1989 khi cơ chế thị trường bắt đầu mở cửa. Nằm trong sự khó khăn chung của ngành cơ khí đóng tầu, Công ty còn có những khó khăn riêng, đó là sự thiếu nhỡ việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn, các cơ sở đóng tầu bung ra nhiều, lượng kỹ sư giỏi và thợ bậc cao bỏ đi nhiều, giá cả vật tư thay đổi liên tục, không ổn định, vốn kinh doanh bị hạn chế, lãi suất vay ngân hàng cao, năng lực thiết bị già cỗi, cũ nát, do vậy công ty không thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Số lượng cán bộ công nhân của công ty có từ 650 người phải giảm biên xuống còn 205 người. Tuy vậy khả năng vươn lên để đóng mới và sửa chữa những phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải lớn vẫn không đáp ứng được, quá trình vận động đổi mới của công ty chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc về hướng đi, tư tưởng của cán bộ công nhân thì hoang mang, dao động, không yên tâm sản xuất dẫn đến kết quả sản xuất, kinh doanh bị hạn chế, mặc dù công ty đã cố gắng vươn lên trong nhiều lĩnh vực hoạt động, sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế với phương châm "gọn nhẹ, có hiệu quả kinh tế cao". Với cố gắng cao như vậy, nhưng với sự chuyển đổi cơ chế, đối mặt vối sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, Công ty vẫn không thoát khỏi cảnh thiếu nhỡ việc làm triền miên, hoạt động kém hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên bấp bênh, khó khăn. Công ty đã có lúc phải đứng bên bờ vực của sự phá sản, đối mặt với sự lựa chọn : hoặc là giải thể, hoặc là bán khoán cho thuê hay là cổ phần hoá. Sự phát triển của doanh nghiệp được đánh dấu bằng việc chính phủ quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388 HĐBT và quyết định 1409 QĐ/UB ngày 20/7/2000 về việc đổi tên xí nghiệp Cơ khí thuỷ thành Công ty Thành Long. Với 10,5 tỷ đồng mà UBND Thành phố và các ban nghành đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Cùng với sự nỗ lực quyết tâm của doanh nghiệp, với đội ngũ lãnh đạo trẻ tuổi, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã quy tụ được toàn thể đội ngũ kỹ sư, thợ bậc cao và công nhân đoàn kết một lòng từng bước đưa doanh nghiệp đi lên vững chắc hoạt động hiệu quả và phát triển. Hiện nay Công ty Thành Long là một địa chỉ tin cậy với các đơn vị vận tải trong và ngoài quốc doanh. Với khẩu hiệu giá thành, chất lượng, thời gian và giữ vững lòng tin với khách hàng, do vậy mà công việc của công ty luôn luôn ổn định, đời sống công nhân, công nhân viên chức được nâng cao, yên tâm trong sản xuất, tình trạng cán bộ công nhân nghỉ tự do, chây lười, trộm cắp, sách nhiễu khách hàng .... trong Công ty đã được chặn đứng và chấm dứt. Công ty đã giữ vững được uy tín với khách hàng vùng duyên hải bắc bộ và mở rộng thị trường ký kết hợp đồng với các khách hàng xa như : Vũng Tầu, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Giang, Cục đường sông, Cục hàng hải ....Doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trtước, các nghĩa vụ với Nhà nước đều thực hiện đầy đủ, đúng hạn. 1.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Mặt bằng Công ty 80.000 m2. Trong đó : có 02 âu tầu dài 65m rộng 25m và hệ thống triền đà cơ giới gồm 12 đường triền đà khô, diện tích được bê tông hoá 20.000 m2. Triền đà của Công ty được sửa chữa nâng cấp, làm mới xe triền theo phương pháp hạ thuỷ ngang, thuận tiện cho việc đóng mới, sửa chữa các loại tầu biển, biển pha sông trọng tải 1000 tấn, tự trọng 350 tấn; kích thước tầu tối đa: L x B x H: 65m x 12m x 5m lên xuống đà tuyệt đối an toàn. @ Hệ thống triền kéo ngang : Công ty đã đầu tư, đóng mới 01 xe triền mẹ và 03 xe triền con, thay toàn bộ ắc tời kéo, hệ thống ray mặt và rãnh triền, sửa chữa toàn bộ nền bê tông mặt triền. @ Đồng thời luồng tầu được nạo vét xuống cao độ - 2,4m, tạo thuận lợi cho tầu ra vào đà. Do đó từ năm 1999 sang năm 2000, Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng đóng mới, sửa chữa, hoán cải, nâng cấp các loại tầu sông biển có trọng tải lớn từ 700T - 3000T và các loại phương tiện thuỷ đặc chủng khác . @ Hệ thống âu tầu: với 02 âu tầu hiện đại, cửa âu bằng phao thép đảm bảo sửa chữa, đóng mới được các loại tầu khách, tầu đặc chủng và tầu có kích thước lớn dễ bị biến dạng nếu kéo lên triền. @ Cầu Cảng: Nâng cấp, làm mới hệ thống cầu tầu phục vụ các phương tiện lớn cập bến để sửa chữa căn chỉnh máy. @ Hệ thống điện chiếu sáng : Với sự bố trí hiện đại, được bố trí song song hai hệ thống đèn điện cao áp và đèn halozen, đảm bảo đủ ánh sáng hai âu tầu và hệ thống triền đà sản xuất thêm ca hai, ca ba, đảm bảo tiến độ, thời gian ký kết với khách hàng. @ Trang thiết bị máy móc : ngoài các thiết bị cũ : Máy tiện băng dài, băng trung, máy cắt tôn ... Đã được sửa chữa khôi phục đáp ứng yêu cầu sản xuất. Công ty đã đầu tư mua sắm mới hàng loạt thiết bị với công nghệ tiên tiến đưa vào dây chuyền sản xuất như: Máy hàn điện bán tự động MIG, MAG, TIG, một chiều, xoay chiều với số lượng hơn 100 chiếc ; Hệ thống máy nén khí, đầu phun cát, phun sơn chân không của Nhật Bản và Mỹ để làm sạch bề mặt tôn; Hệ thống kích thuỷ lực 100 tấn của Nhật Bản, Palăng xích, cần cẩu 40 tấn, máy cắt hơi tự động ( Con Rùa ), máy uốn ống thuỷ lực Đài Loan; máy vát mép tôn của Nhật, máy uốn tôn dạng đĩa, máy đo siêu âm, máy cân bơm cao áp, các máy gia công cơ khí hiện đại khác... @ Cùng với sự đầu tư về máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng Công ty hết sức chú trọng xây dựng lực lượng sản xuất. Với truyền thống gần 40 năm xây dựng và phát triển, hiện tại Công ty có 601 cán bộ công nhân viên trong đó chủ yếu là các kỹ sư chuyên ngành nhiều kinh nghiệm, đội ngũ thợ hàn, cắt hơi, sắt... có tay nghề cao được Cục Đăng kiểm Việt Nam sát hạch và cấp chứng chỉ quốc gia. Lực lượng tham gia sản xuất của Công ty bao gồm 38 kỹ sư vỏ tầu, máy tầu, điện tầu, kinh tế và 24 cán bộ trung cấp kỹ thuật. Khu vực sản xuất bao gồm 8 tổ sắt hàn, 2 tổ hàn, 1 tổ phun sơn phun cát, 1 tổ sơn trang trí, 1 tổ cơ khí, 1 tổ tiện, 1 tổ máy tầu, 1 tổ điện tầu,1 tổ kích kéo triền đà, 1 tổ mộc với thợ bậc 7: 20 người, thợ bậc 6: 66 ngưòi, thợ bậc 5: 75 người. Còn lại là thợ từ bậc 3 đến bậc 4 đều được đào tạo qua các trường học nghề kỹ thuật. Với cơ sở mặt bằng và trang thiết bị cùng một lúc Công ty có thể thi công 14 phương tiện có trọng tải lớn đến 1800 tấn đảm bảo thời gian và chất lượng đã ký kết với khách hàng. 2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Đóng mới, sửa chữa tầu các loại trọng tải đến 3000 tấn ( vỏ thép, hợp kim nhôm, gỗ, composite...). - Vận tải đường thuỷ, xây dựng các công trình đường thuỷ, nạo vét luồng lạch. - Sản xuất phụ tùng, gia công cơ khí phục vụ ngành Giao thông vận tải - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư. 2.2 Quy trình công nghệ của đóng tầu Do đặc điểm địa hình đóng tầu và cơ sở vật chất của công ty nên khi đóng mới một con tầu thường phải chia ra đóng riêng từng phần, sau đó mới lắp ráp thành một con tầu hoàn chỉnh. Và cũng tuỳ theo từng đặc điểm của mỗi con tầu mà có quy trình công nghệ đóng tầu phù hợp, những mỗi con tầu khi đóng mới đều phải qua các giai đoạn sau: Sơ đồ 1- Quy trình công nghệ đóng tầu Mỗi giai đoạn khi làm xong, các tổ phải báo với phòng KCS để kiểm tra sau đó mới làm tiếp sang giai đoạn tiếp theo. 2.3 Thị trường hoạt động của Công ty Hiện nay, với năng lực của mình Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng tại địa phương mình và khách hàng vùng Duyên Hải phía Bắc như Thái Bình ( tầu Hoàng gia, tầu Hải Hà...), Nam Định ( tầu Hoàng Phát, tầu Hoàng Triệu... ), Hà Nam Ninh, Ninh Bình.... với sản phẩm chủ yếu : Đóng mới, sửa chữa các loại tầu trọng tải 1800 tấn. Ngoài ra để định hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của thị trường Công ty còn một số dự án khả thi đang thực hiện ở các lĩnh vực khác như: - Xưởng đóng mới tầu hợp kim nhôm, composit. - Xưởng mộc phục vụ cho đóng tầu gỗ trong chương trình đánh bắt xa bờ của quốc gia. - Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong việc vận tải, nạo vét luồng lạch, sản xuất phụ tùng gia công cơ khí phục vụ nghành giao thông vận tải Sơ đồ 1 Kê dàn để đóng Dải tôn sàn đáy Dựng vách ngang thành quầy sườn cạnh xà boong Phần lắp ráp tôn bao còn lại Phần gia công lắp ráp tổng đoạn mũi lái ở dưới âu tầu 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm Sự tồn tại của công ty đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thành phố Hải Phòng nói riêng và đất nước nói chung. Qua từng năm hoạt động Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ, hoàn thành tốt các khoản nộp ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Những con số ở bảng dưới là không lớn, nhưng so với tình hình kinh doanh và mặt hàng kinh doanh thực tế thì đó là một con số khả quan, có ý nghĩa đối với sự tồn tại của Công ty trong cơ chế hiện nay (Biểu số 1, Biểu số 2 ) Biểu số 1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu thuần 28.100.838.455 31.193.966.094 81.734.926.228 Lợi nhuận trước thuế 362.114.432 401.646.913 260.272.295 Các khoản phải nộp ngân sách 350.754.671 305.275.168 375.514.614 Thu nhập bình quân người trên 1 tháng 800.797 944.121 1.100.000 Biểu số 2 BẢNG SO SÁNH GIỮA CÁC NĂM Đơn vị tính : đồng CHỈ TIÊU NĂM 2003 SO VỚI NĂM 2002 NĂM 2004 SO VỚI NĂM 2003 Chênh lệch Tốc độ tăng Chênh lệch Tốc độ tăng Doanh thu thuần 3.093.127.639 11% 50.540.960.134 16,2% Lợi nhuận trước thuế 39.526.438 10,92% -141.374.618 -35,2% Các khoản phải nộp ngân sách - 45.479.503 - 12,97% 70.239.446 23% Thu nhập bình quân người trên tháng 143.324 17,9% 155.879 16,51% Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Qua số liệu ta thấy: Các chỉ tiêu doanh thu thuần, các khoản phải nộp ngân sách, thu nhập bình quân người trên tháng hầu như đều tăng qua các năm, năm nào công ty cũng hoạt động có lãi. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của công ty trong hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên mặc dù doanh thu của năm 2004 tăng lên nhiều so với năm 2003 nhưng lợi nhuận của năm 2004 lại giảm so với năm 2003. Qua tìm hiểu em biết được việc giảm này là do những nguyên nhân sau: ØTrong năm 2004 công ty đã đầu tư một khoản tiền lớn vào đào tạo lớp người mới để mở rộng khả năng đóng tầu của công ty, đồng thời cử các cán bộ các phòng ban đi học để nâng cao năng lực quản lý. ØTrong thời kỳ nền kinh tế hiện nay, công ty phải chịu sự canh tranh lớn trên thị trường. Vì vậy việc giảm giá thành đóng những con tầu để thu hút khác hàng là một trong những chiến lược của công ty nhằm giữ khách hàng, cạnh tranh được với những công ty đóng tầu khác, tạo cho mình một thương hiệu riêng trên thị trường. ØNăm 2004 công ty có những chiến dịch quảng cáo lớn đế quảng cáo thương hiệu của mình Điều đáng chú ý là tổng thu nhập hàng tháng của người lao động đã tăng lên qua các năm, chứng tỏ đời sống của người lao động ngày càng tăng. Qua tìm hiểu em thấy, hàng năm vào dịp hè, công ty tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát, đi tham quan ở một số nơi. Nhìn chung tình hình kinh tế của công ty qua các năm đều ổn định 2.5 Chiến lược sản xuất kinh doanh trong tương lai F Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường cũng như để nâng lợi nhuận hàng năm của công ty. Công ty đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng Nhà máy sản xuất Nhôm hợp kim định hình với công suất 6000T/năm, tổng trị giá của dự án gần 150 tỷ đồng Hiện nay dự án xây dựng nhà máy Nhôm đã duyệt xong, Công ty đã tổ chức đấu thầu xong phân thiết bị, phần xây dựng đang triển khai để tháng 5/2006 sẽ tổ chức đấu thầu.Nhà máy sản xuất nhôm bao gồm các phân xưởng và phòng ban: Phân xưởng đúc, phân xưởng ôxy hoá, phân xưởng khuôn, phân xưởng đùn ép, ban cơ điện, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng KCS nhôm, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà máy sản xuất nhôm do phó giám đốc phụ trách sản xuất. Quy trình sản xuất nhôm - Sơ đồ 2 Sơ đồ 2 Phôi nhôm Phân xưởng đúc Phân xưởng ép đùn Phân xưởng ôxy hoá Nhập kho thành phẩm Công ty phấn đấu đến cuối năm 2006 Nhà máy sản xuất nhôm bắt đầu hoạt động và đưa ra thị trường các sản phẩm Nhôm đầu tiên. F Từ tháng 5/2006 Công ty có quyết định sáp nhập vào Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam gọi tắt là Vinasim dưới hình thức công ty mẹ công ty con.Và có dự án của Vinasim đầu tư xây dựng triền đà lớn, rộng để đóng mới và sửa chữa tầu trọng tải lớn đến 3000 tấn. Công ty trình dự án xây dựng triền đà mới ở Núi Đèo Thuỷ Nguyên - Hải Phòng lên UBND Thành phố Hải Phòng. Nếu dự án thành công, công ty có khả năng đóng những con tầu trọng tải lớn mà khi vận hành không phải tháo dời một số bộ phận ra. Bởi với vị trí hiện nay của công ty không thuận lợi cho tầu ra vào. Mỗi lần hạ thuỷ tầu công ty phải tháo dời phần cabin buồng lái và một số bộ phận khác để tầu có thể qua được cầu Chương Dương. Qua được cầu công ty lại thuê hàn lại những phần đã tháo dời. Đây là một điều thuận lợi thu hút được khách hàng từ nhiều nơi trên đất nước giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THÀNH LONG 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cùng với sự phát triển chung của sản xuất đã hình thành những kiểu cơ cấu tổ chức quản trị khác nhau. Mỗi kiểu thức chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và được áp dụng trong những điều kiện nhất định. Công ty Thành Long với phương châm “ lấy ngắn nuôi dài - tự lực - tự cường trong sản xuất". Trải qua nhiều thăng trầm và đúc rút kinh nghiệm nên đã chọn hướng tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty phải gọn nhẹ và đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Mô hình quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến.(Sơ đồ 3) @ Giám đốc Công ty: là người trực tiếp điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các công tác khác theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có nhiệm vụ điều hành Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, giữ và bảo toàn vốn. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên về kết quả kinh doanh của Công ty. Phụ trách trực tiếp Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chính ( về tài chính và nhân sự). Sơ đồ 3 Phòng bảo vệ P. Tổ chức hành chính P. Đầu tư thị trường Giám đốc P. Tài chính kế toán P. KCS Phó Giám đốc P. Vệ sinh công nghiệp P. Kế hoach kỹ thuật Tổ sản xuất Đội sản xuất Chủ nhiệm sản phẩm @ Phó Giám đốc Công ty : là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi vắng. Trực tiếp và phụ trách điều hành sản xuất chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hạch định các chiến lược phát triển của Công ty bao gồm kế hoạch sản xuất từng quý, năm, cân đối điều chỉnh lực lượng lao động, hạch toán sản phẩm, giải phóng sản phẩm, tiếp thị, đầu tư và các công tác khác. Trực tiếp chỉ đạo các phòng Kế hoạch khai thác, Phòng Đầu tư - Thị trường, Phòng bảo vệ và các đơn vị trực tiếp sản xuất. @ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật : Là Phòng được coi là lực lượng then chốt trong toàn bộ hoạt động của Công ty, toàn bộ cán bộ trong phòng đều là các kỹ sư đã đuợc tuyển chọn kỹ hoặc đã có bề dày kinh nghiệm trong nghề đóng tầu. Quân số gồm 20 kỹ sư, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng. Nhiệm vụ chính là cân đối kế hoạch sản xuất cho từng quý, năm và điều hành để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra, hạch toán sản phẩm, quản lý vật tư, định mức lương, định mức vật tư cho từng sản phẩm của Công ty. Giải quyết toàn bộ khâu kỹ thuật của Công ty trong đó gồm : kỹ thuật cho sản phẩm chính, sửa chữa trang thiết bị, máy
Tài liệu liên quan