Kinh tế thị trường phát triển nhu cầu xã hội ngày càng cao. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các chiến lược để cạnh tranh để tồn tại.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng đưa ra trên thị trường cần có những chiến lược mục tiêu riêng và một trong những mục tiêu đó là giảm thiểu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định và sử dụng một cách có hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu cùng các chi phí liên quan như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt Hà Nam. Tiếp xúc với thực tế cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán cùng các kỹ sư phòng kỹ thuật, phòng vật tư
66 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Kinh tế thị trường phát triển nhu cầu xã hội ngày càng cao. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các chiến lược để cạnh tranh để tồn tại.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng đưa ra trên thị trường cần có những chiến lược mục tiêu riêng và một trong những mục tiêu đó là giảm thiểu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định và sử dụng một cách có hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu cùng các chi phí liên quan như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt Hà Nam. Tiếp xúc với thực tế cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán cùng các kỹ sư phòng kỹ thuật, phòng vật tư… của Công ty Dệt Hà Nam và các thầy cô giúp em đặc biệt là TS Trần Nam Thanh và với sự nỗ lực của bản thân em.
Em đã tìm hiểu và nghiên cứu công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm làm sáng tỏ những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện bổ xung cho những kiến thức của em đã học tập và tiếp thu được ở trường.
Kết cấu chung của chuyên đề thực tập chuyên ngành gồm 3 phần chính
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT HÀ NAM
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT HÀ NAM
1. 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Công nghệ kéo sợi là một khâu quan trọng trong ngành Dệt May. Theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu gấp hai lần sản lượng sợi trong nước là do năng lực kéo sợi chưa đủ đáp ứng, chất lượng sợi cũng là một vấn đề đang được các nhà sản xuất sợi trong nước đặc biệt quan tâm mà hiện tại chưa sản xuất được xơ bông tổng hợp. Sản xuất sợi cũng là một trọng tâm chiến lược của ngành Dệt May Việt Nam với mục tiêu cho Dệt hoàn tất ra sản xuất nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu.
Qua sự quan sát nhạy bén và tinh tế ngày 11 tháng 12 năm 1996 theo quyết định số 2214/QĐUB do tỉnh Hà Nam cấp thành lập ra Công ty Dệt Hà Nam.
Tên giao dịch: Công ty Dệt Hà Nam
Trụ sở: Châu Sơn - Phủ Lý – Hà Nam
Điện thoại: 0351.853 033
Fax: 0351.853 313
Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hơn 10 năm và với số vốn điều lệ hiện nay là 151 tỷ đồng, nhưng Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và quy mô. Từ năm 2000 đến nay Công ty liên tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm với nhiều chủng loại mà chất lượng sợi vẫn được đảm bảo. Đặc biệt vừa qua Công ty đã hoàn tất việc mở rộng việc đầu tư 28.800 cọc sợi.
Hiện nay Công ty có 5 dây chuyền kéo sợi và đã đạt được những hiệu quả khả quan.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu (Tỷ đồng)
299
420
520
Trong đó DTXK (Triệu USD)
1,9
2,7
4,6
Lợi nhuận (Triệu đồng)
891
1.116
1.432
Nộp Ngân sách (Tỷ đồng)
11,3
15,1
17,6
Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng)
144
171
186
Tổng tài sản (Tỷ đồng)
511,36
601,21
700,34
Thu nhập bình quân/người (1000đ)
870
920
1.094
Số lượng lao động
650
930
1.050
Hiện nay Công ty có 1.050 cán bộ công nhân viên trong đó kỹ sư là 100 người, công nhân có tay nghề cao chiếm khoảng 50%/ Tổng công nhân lao động.
1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Tuy là một Công ty mới thành lập với loại hình là doanh nghiệp tư nhân, nhưng Công ty đã tạo cho mình một bộ máy quản lý vững chắc, tự tin của tuổi trẻ và nhiều kinh nghiệm. Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng cùng với sự tư vấn của các bộ phận chức năng được phân chia rõ ràng với từng cá nhân được đào tạo chính quy. Trình độ chuyên môn: Tổng giám đốc trình độ Đại học Khoa học quản trị kinh doanh, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính trình độ Thạc sỹ kinh tế, Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật trình độ Đại học Bách Khoa.
Sơ đồ 1.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Dệt Hà Nam
Bộ máy gián tiếp gồm: 120 người
Bộ phận dây chuyền sản xuất chính của Công ty: 840 người
Ba tổ kiểm tra chất lượng: 12 người
Phụ trợ sản xuất, y tế: 32 người
Bộ phận vật tư – thiêt bị: 10 người
Đội bảo vệ đội xe: 30 người
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để bộ máy Công ty làm việc có hiệu quả đưa Công ty phát triển vững mạnh. Tổng giám đốc chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện giám sát cùng với hai phó tổng giám đốc kinh doanh, kỹ thuật điều hành và phân bổ công việc trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ thực tế các phòng ban.
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình các phòng ban có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc để giải quyết hỗ trợ mọi quyết định, mọi yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
*Phòng hành chính: Phối hợp với các phòng ban nhiệm vụ giải quyết các giấy tờ văn thư liên quan đến các chế độ của cán bộ công nhân viên
*Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và mở rộng thị trường đặc biệt là tìm kiếm đối tác kinh doanh.
*Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán và chịu trách nhiệm cung ứng tài chính và trả lương cho cán bộ công nhân viên, kiểm tra các giấy tờ, chứng từ trong công việc thực hiện hợp đồng kinh tế.
*Phòng vật tư - thiết bị: Có trách nhiệm cung ứng mua sắm theo dõi việc sử dụng vật tư của nhà máy của dây chuyền sản xuất lập kế hoạch sửa chữa luân phiên, định kỳ cho các thiết bị liên quan dây chuyền sản xuất, đề ra các biện pháp xử lý bộ phận điều không, bộ phận ống OE…
*Phòng thí nghiệm: Nghiên cứu việc pha trộn giữa các nguyên vật liệu với nhau để phù hợp cho mỗi dây chuyền sản xuất, mỗi loại sản phẩm để đạt hiệu quả cao nhất, năng suất nhất khi cho ra mối chỉ số Sợi và hàng ngày đưa các mẫu trên dây chuyền về kiểm tra chất lượng của Bông và Sợi.
Hiện nay Công ty có 2 nhà máy sản xuất.
Nhà máy I (cũ) gồm 3 dây chuyền công nghệ sản xuất:
Dây chuyền OE.
Dây chuyền chải thô.
Dây chuyền chải kỹ chất lượng cao 1173 tấn/năm được lắp đặt tại các xưởng riêng biệt tại nhà máy.
Nhà máy II (mới) được thành lập và đi vào sản xuất trong năm 2006 gồm 2 dây chuyền công nghệ sản xuất:
Dây chuyền PECO
Dây chuyền sợi chải kỹ chất lượng cao với quy mô lớn hơn các thiết bị máy móc hiện đại hơn 28.800 cọc sợi (Quy trình công nghệ của dây chuyền này giống quy trình công nghệ Nhà máy I) được lắp đặt tại các xưởng riêng biệt tại nhà máy.
Sơ đồ 1.2.2 B Quy trình công nghệ sản xuât của Công ty Dệt Hà Nam
1.3 TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT
HÀ NAM
1.3.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Bộ máy kế toán của Công ty Dệt Hà Nam gồm 11 người tổ chức theo mô hình hỗn hợp nhưng tập trung chủ yếu tại phòng kế toán riêng kế toán tiền lương làm việc tại phòng hành chính tuy nhiên vẫn chịu sự quản lý của phòng kế toán. Công ty đã trang bị toàn bộ máy vi tính cho nhân viên nhằm giảm bớt công việc cho nhân viên, hiện nay Công ty đang đưa vào sử dụng phần mềm AVA SOFT và sử dụng các công thức tính của EXCEL nên công việc của kế toán Công ty giảm được một khối lượng khá lớn. Các máy tính được kết nối thông qua máy chủ để tìm kiếm, thu nhập giữ liệu nhanh và tiện. Từ quá trình ban đầu của Công ty đến khâu lập báo cáo tài chính ở các khâu không thuộc bộ phận tổ chức bộ máy kế toán vẫn phải tiến hành ghi chép số liệu sau đó chuyển chứng từ số liệu về phòng kế toán, phòng kế toán trên cơ sở chứng từ gốc vào số liệu vào máy tổng hợp, quyết toán doanh thu chi phí cuối quý sẽ đưa ra bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả kinh doanh,…
Với chức năng của phòng kế toán là tham mưu, hỗ trợ lãnh đạo Công ty tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ các thao tác tài chính kinh tế, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo điều lệ và hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật. Qua đó đòi hỏi các nhân viên trong phòng kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Sơ đồ 1.3.1 Bộ máy kế toán của Công ty Dệt Hà Nam
Kế toán trưởng (Phạm Thị Thuý Nhuận): Phụ trách phòng kế toán, phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng hướng dẫn chỉ đạo cho các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý, tiến hành bố trí sắp xếp nhân sự và công việc trong phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp (Trần Thị Minh Nguyệt): Có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán của các kế toán viên khác và cuối kỳ lập báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
Kế toán giá thành (Đỗ Thế Bằng): Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng dây chuyền, từng loại sản phẩm đồng thời theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định về mặt giá trị. Cuối kỳ tổng hợp số liệu và chuyển cho kế toán tổng hợp.
Kế toán vật tư - thiết bị (Nguyễn Phú Dũng): Theo dõi chi tiết kịp thời cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các phân xưởng, các dây chuyền, tổng hợp số liệu cung cấp số liệu cho kế toán giá thành và kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền lương (Lê Thanh Ngoan, Nguyễn Thị Hằng ): Theo dõi các khoản tạm ứng đồng thời tổng hợp các bảng chấm công của tổ, đội, phân xưởng dưới các nhà máy để tính lương, thưởng phạt và trích các khoản theo lương.
Kế toán thanh toán (Nguyễn Thị Hương): Theo dõi các khoản phải trả cho cung cấp, các khoản phải thu khách hàng, các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời theo dõi các khoản chi tiền của Công ty diễn ra thường xuyên để tiện đối chiếu với thủ quỹ.
Thủ quỹ (Nguyễn Thị Hồng): Thực hiện quan hệ giao dịch, theo dõi các khoản thu chi thường xuyên bằng tiền và lập báo cáo quỹ.
Thủ kho (Phạm Thị Lan, Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Thị Nụ, Lê Thu Ngân): Chịu trách nhiệm về việc xuất nhập bông, thành phẩm, vật tư tại kho đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếu nhập, xuất và sổ kho để đối chiếu với kế toán vật tư - thiết bị.
1.3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam
Hiện nay Công ty vận dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Phương pháp tính giá thành: Do đặc điểm của ngành sản xuất, đặc điểm sản phẩm sản xuất để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành Công ty Dệt Hà Nam áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức tiêu hao NVL.
Đặc diểm chứng từ kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam
Phiếu nhập, xuất.
Phiếu thu, chi.
Hoá đơn bán hàng
Hoá đơn mua hàng
Thẻ tài sản cố định
Hợp đồng mua bán, hàng
Giấy đề nghị tạm ứng
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng tính và phân bổ tiền lương
Bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ…
Công ty sử dụng toàn bộ các tài khoản kế toán thống nhất của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Các tiểu khoản phân biệt các nhà máy I, II lần lượt là 4, 3 và các tiểu khoản khác Công ty cũng có các ký hiệu riêng phân biệt để tiện sử dụng và theo dõi.
Ví dụ :
TK 627 113: Chi phí nhân viên phân xưởng I tại Nhà máy II (mới).
TK 627 114: Chi phí nhân viên phân xưởng I tại Nhà máy I (cũ).
TK 112 1A: Tiền gửi tại ngân hàng NN và PTNT Bắc Hà Nội.
TK 112 1B: Tiền gửi tại ngân hàng công thương Tỉnh Hà Nam.
Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh quy mô của khối lượng công việc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào các yêu cầu và trình độ kế toán. Hiện nay hình thức ghi sổ kế toán của Công ty đang áp dụng là Chứng từ ghi sổ và hệ thống sổ tổng hợp, chi tiết tương ứng ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006của Bộ trưởng Bộ Tài Chính,
tương đối phù hợp với tình hình hạch toán chung của Công ty.
Sổ tài sản cố định.
Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
Sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng, ngân sách,…
Sổ chi tiết bán hàng.
Các sổ kế toán tổng hợp gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản như TK 111, TK 112, TK 131,…
Hàng ngày từ các chứng từ gốc kế toán nhập dữ liệu vào máy (phần mềm) máy tự động chuyển dữ liệu vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, sổ quỹ và vào các sổ thẻ chi tiết trên máy định kỳ máy tự động vào chứng từ ghi sổ đồng thời vào sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và kết xuất sang sổ tổng hợp, bảng cân đối số phát sinh từ đó lập báo cáo tài chính. Ngoài ra các phần đối chiếu kiểm tra máy tự động kiểm tra thường xuyên lien tục sau khi thực hiện xong các thao tác trước đó.
Sơ đồ 1.3.2.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty Dệt Hà Nam.
Giải thích:
Hệ thống báo cáo tài chính quy định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01 - DNN
Bảng cân đối tài khoản. Mẫu số F01 - DNN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02 - DNN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN
Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu số B09 - DNN
Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12
Công ty lập các báo cáo theo đúng chế độ của Nhà nước, các báo cáo trên được lập theo một niên độ kế toán và nộp cho cơ quan chủ quản là Kho bạc Tỉnh Hà Nam. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp.
Ngoài những báo cáo trên ra Công ty còn lập thêm một số báo cáo như:
Tình hình nộp ngân sách với Nhà nước.
Và các báo cáo định kỳ hàng tháng như công nợ, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, báo cáo nhập xuất tồn kho của hàng hoá vật tư nhằm mục đích phục vụ công việc kế toán và cung cấp thông tin cho ban quản trị trong doanh nghiệp nắm rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đề ra được kế hoạch và phương hướng phát triển trong tương lai. Đưa Công ty ngày càng phát triển và bền vững hơn, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
2.1 ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất ở các ngành nghề khác nhau đều có đặc điểm sản phẩm khác nhau. Tại Công ty Dệt Hà Nam chi phí sản xuất mang một số đặc thù sau:
Do quy trình sản xuất phức tạp quy mô sản xuất lớn các mặt hàng sản phẩm sản xuất là các mặt hàng sợi có chỉ số khác nhau nên chi phí sản xuất thường được tập hợp theo các dây truyền tại các phân xưởng tại Nhà máy.
Là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng sợi thuộc ngành công nghiệp nhẹ chi phí sản xuất thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm (60 – 65%). Vật liệu chính được bỏ nhiều lần vào các dây chuyền sản xuất như bông Indian cotton 1-1/8, Green card, Brazin 1-1/8, Tây Phi 1-1/16… với các chỉ sổ sợi khác nhau khi cho ra chỉ số sợi Ne 40/1CMP có sự phối bông là 65% Indian cotton 1-1/8, và 35% Green card, nhưng khi cho ra chỉ số sợi Ne 40/1 CP lô 23 thì sự phối bông khi này là 100% Green card tại dây chuyền sợi chải kỹ 28.800 cọc.
Tại các nhà máy việc cung cấp vật tư cho sản xuất là dựa vào kế hoạch của phòng kỹ thuật vật tư phối hợp với phòng thí nghiệm các phòng này sau khi nhận được đơn đặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất sợi của phòng kinh doanh chuyển xuống sẽ lên kế hoạch cho việc cung cấp NVL để sản xuất.
Yêu cầu của việc quản lý hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải tính một cách chính xác. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải tổ chức việc tập hợp các chứng từ đầu vào phải đầy đủ chính xác từng loại chi phí phát sinh theo từng địa điểm cũng như từng đối tượng chịu chi phí.
2.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty đối tượng tập hợp chi phí được kế toán xác định là các mặt hàng của mỗi dây chuyền sản xuất nơi trực tiếp chịu chi phí. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nên các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng các đối tượng có liên quan đến nhiều đối tượng thì được tập hợp một cách tổng hợp, các tiêu thức kế toán sử dụng là tiêu thức phân bổ gián tiếp (theo khối lượng sản phẩm hoàn thành).
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về NVL chính như bông Mỹ 1-1/8, Green card, Indian 1-1/8, Brazin 1-1/8, Tây Phi 1-1/8, Indian Cotton, Polyeste,… là những loại dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Sau khi nhận được đơn đặt hàng (kế hoạch) sản xuất của phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật vật tư phối hợp cùng phòng thí nghiệp nên kế hoạch về việc cung ứng NVL cho sản xuất. Trong bài báo cáo chuyên đề này em xin đề cập đến việc tính giá thành tại dây chuyền sản xuất sợi Chải kỹ (mới) 28.800 cọc sợi của tháng 1 năm 2008 trong tháng tổng hợp số sợi sản xuất ra là 270.813 Kg sợi các loại và nhập kho 273.625,3 Kg sợi (sau khi hấp). Tỷ lệ tiêu hao bình quân thực tế là 38,5%
Tên SP
(chỉ số sợi)
SL NK (đã hấp)
SL tại xưởng
(chưa hấp)
SL Bông đưa
vào SX
TH %
Nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất
Green Card
GreenCard 1-1/8
Indian Cotton
Indian 1-1/8
Polyeste
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Ne 40/1CVCM
3.586,9
3.554,8
4.734,99
33,2
745,
33.3
2.357,5
33,2
1.157
34,1
65
33,2
Ne 40/1CMP
66,9
66,5
96,82
45,6
34
45.7
32
45,6
1.5
45,6
Ne 40/1CM
85.056,8
84.009,6
122.317,7
45,6
24.198
45.4
30.458
45,6
Ne 40 CVC 60/40
40.558,7
39.897,6
53.143,6
33,2
8.427
33.1
26.685
33,2
17.717
34
738
33,2
Ne 40CMP
96,6
96,1
129,83
35,1
34
35,1
53
35,1
34,36
36
1
35,1
Ne 40TCM
59.789,3
58.780,1
85.583,23
45,6
17.211
45,6
69.061
45,6
46
Ne 40/1TCM
52.332,1
52.301,3
65.638,13
25,5
6.342
25,5
16.308
25,5
3.764
25,5
37.323
26
136
25,5
Ne 45CVCM
49,2
49,0
66,20
35,1
17
35,1
26
35,1
27,16
35
405
35,1
Ne 45/1 TCM
22.271,6
22.269,1
29.662,44
33,2
4.628
33,2
14.654
33,2
250,66
33
87
33,2
Ne 50/1CM
5.017,6
5.002,4
7.283,50
45,6
31.87
45,6
7.230
45,6
46
2.665
45,6
Ne 60/1CVCM
4.799,6
4.786,1
6.375,09
33,2
93.508
33,2
31.560
33,2
2.594
33,2
538,86
33
Tổng cộng
273.625
270.813
375.075
38,5
38,5
38,5
38,5
38
38,5
Hà Nam, Ngày 01 tháng 01 năm 2008
Người lập Tổng giám đốc Giám đốc sản xuất Giám đốc kinh doanh
(Ký, Họ và Tên) (Ký, Họ và Tên) (Ký, Họ và Tên) (Ký, Họ và Tên) Biểu 01: Bảng kế hoạch sản xuất của Công ty Dệt Hà Nam dây chuyền sản xuất sợi CK(28.800)
Dựa vào kế hoạch sản xuất của phòng thí nghiệm đưa xuống, dưới phòng vật tư lên kế hoạch lập phiếu xin cấp vật tư cho sản xuất chuyển xuống cho thủ kho viết phiếu xuất kho 1 liên giao cho người xin cấp vật tư (lưu tại phòng kế toán), 1 giữ lại lưu tại kho để làm căn cứ lập nên sổ kho. Tại kho thủ kho chỉ theo dõi được về mặt số lượng chi tiết cho từng nguyên vật liệu, phòng kế toán sẽ theo dõi cả về mặt giá trị lẫn hiện vật cuối kỳ hai bộ phậ