Trong quá trình hình thành hay phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, với các doanh nghiệp mới đầu tư là vấn đề tất yếu tạo nên quá trình hình thành doanh nghiệp,còn với các doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường thì đầu tư giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần. Một doanh nghiệp muốn đứng vững, phát triển trong quá trình hội nhập, hợp tác, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đặc biệt khi Việt Nam vừa chính thức là thành viên của WTO thì không thì dậm chân tại chỗ mà không đầu tư phát triển. Tuy nhiên đầu tư không phải mảnh đất màu mỡ đối với mọi doanh nghiệp, bên cạnh những thuận lợi và lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất định không thể lường trước được, vì vậy nhiều dự án đầu tư thành công đã đem lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp nhưng cũng không ít dự án thất bại làm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản.
92 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 7
I : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 7
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.Giai đoạn từ 2001 đến tháng 4/2003 7
1.2. Từ tháng 4/2003 đến tháng 5/2006 : 8
1.3. Từ tháng 5/2006 đến nay : công ty đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân 9
2.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 9
2.1.Mô hình tổ chức của công ty 9
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc công ty 11
2.2.1.Chủ tịch công ty 11
2.2.2 . Tổng giám đốc 12
2.2.3.Phó tổng giám đốc kỹ thuật 12
2.2.4. Phó tổng giám đốc đầu tư 12
2.2.5. Phòng tài chính kế toán 13
2.2.6. Phòng kinh doanh 13
2.2.7. Văn phòng công ty 13
2.2.8. Phòng tổ chức cán bộ lao động – tiền lương 13
2.2.9. Phòng kế hoach - đầu tư 13
2.2.10 Phòng kỹ thuật sản xuất 14
2.2.11.Phòng giám định và kiểm tra chất lượng công trình 15
2.2.12.Các công ty con và các ban quản lý 16
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 16
1.Tổng quan hoạt động đầu tư và các dự án của công ty 16
1.1.Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 16
1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 17
2. Mô hình tổ chức quản lý dự án của công ty 18
3.Nội dung quản lý dự án tại công ty 19
3.1. Nội dung quản lý dự án xét theo lĩnh vực 19
3.1.1. Quản lý thời gian và tiến độ 19
3.1.2. Quản lý chi phí. 24
3.1.3. Quản lý chất lượng 32
3.1.4. Quản lý nguồn lực. 39
3.1.5. Quản lý rủi ro 41
3.1.6.Quản lý hợp đồng 42
3.1.7.Quản lý về thông tin 43
3.2. Nội dung quản lý dự án theo chu kỳ dự án 43
3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 43
3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 44
III. VÍ DỤ VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 49
1. Tổng quan các hạng mục phải làm của dự án 49
2.Quản lý chi phí 50
2.1.Các văn bản sử dụng 50
2.2.Quản lý công tác huy động và sử dụng vốn 51
2.2.1. Vốn và nguồn vốn 51
2.2.2. Dự toán ngân sách 52
2.3. Chi phí của dự án 53
3. Quản lý thời gian và tiến độ 55
3.1. Thời gian huy động vốn. 55
3.2. Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện 55
4.Quản lý nhân lực 56
4.1. Quản lý xây dựng 56
4.2. Quản lý khai thác 57
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY 58
1. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua 58
1.1.Thuân lợi 58
1.2.Khó khăn 59
2. Những kết quả đã đạt được : 59
3. Những tồn tại và nguyên nhân : 62
CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 66
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 66
1. Phương hướng phát triển công ty 66
2. Quan điểm về hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty 68
3.Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án của công ty: 69
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 70
1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý 70
1.1. Tổ chức bộ máy quản lý 70
1.2.Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa công ty, tổ chức tư vấn và nhà thầu 72
2.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo lĩnh vực 72
2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng quan. 72
2.2. Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ thời gian của dự án. 72
2.3 Giải pháp về quản lý chất lượng dự án 76
2.3.1. Công tác tư vấn 76
2.3.2. Công tác xây lắp: 79
2.3.3. Công tác giám sát và nghiệm thu: 80
2.4.Giải pháp cho công tác quản lý chi phí của dự án. 81
2.5. Giải pháp cho công tác quản lý nguồn lực: 83
2.6.Công tác quản lý hợp đồng 84
2.7. Công tác quản lý thông tin: 85
2.8. Công tác quản lý rủi ro 86
3.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo chu kỳ dự án 82
3.1 Công tác lập dự án. 82
3.2. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. 87
3.3. Quản lý hoạt động đấu thầu 88
III.NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hình thành hay phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, với các doanh nghiệp mới đầu tư là vấn đề tất yếu tạo nên quá trình hình thành doanh nghiệp,còn với các doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường thì đầu tư giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần... Một doanh nghiệp muốn đứng vững, phát triển trong quá trình hội nhập, hợp tác, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đặc biệt khi Việt Nam vừa chính thức là thành viên của WTO thì không thì dậm chân tại chỗ mà không đầu tư phát triển. Tuy nhiên đầu tư không phải mảnh đất màu mỡ đối với mọi doanh nghiệp, bên cạnh những thuận lợi và lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất định không thể lường trước được, vì vậy nhiều dự án đầu tư thành công đã đem lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp nhưng cũng không ít dự án thất bại làm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản.
Vấn đề đặt ra hiện nay của tất cả các doanh nghiệp là phải có biện pháp quản lý dự án đầu tư để đầu tư thực sự là con đường mở rộng, phát triển của các doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên tàu thuỷ Cái lân cũng không nằm ngoài xu thế đó, là một công ty mới thành lập được 6 năm đầu tư là hoạt động sống còn của công ty vì vậy vấn đề quản lý dự án đầu tư của công ty càng trở nên bức thiết và quan trọng.Trước yêu cầu thực tiễn đó của công ty em đã chọn đề tài :”Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Cơ cấu đề tài gồm có 2 chương:
-Chương I: Thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty
Trong chương này em đã giới thiệu tổng quan về công ty và làm rõ thực trạng quản lý dự án tại công ty trong thời gian qua.
-Chương II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty
Từ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân gây nên quản lý dự án kém hiệu quả của công ty em đã mạnh dạn nên ra một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên, nhưng quản lý dự án là một vấn đề phức tạp và rất khó nên dù đã cố găng nhưng trong quá trình nghiên cứu em không thể tránh được những sai sót.Em rất mong cô Nguyễn Thu Hà và các cô chú , anh chị trong công ty tàu thuỷ Cái lân nơi em đang thực tập giúp em hoàn thiện đề án này, và em hy vọng rằng đề tài này của em sẽ có ích cho công ty trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Nguyễn Thu Hà và các anh chị trong phòng kế hoạch đầu tư của công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN
I : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.Giai đoạn từ 2001 đến tháng 4/2003
Thực hiện dự án mở rộng ngành đóng tàu của nước ta trong định hướng phát triển chiến lược ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam VINASHIN đã trình đề án xây dựng khu công nghiệp tập trung Cái Lân -Quảng Ninh . Ngày 25/7/1997 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 578/TTg phê duyệt thành lập khu công nghiệp tập chung Cái Lân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
VINASHIN đã tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm để đầu tư cụm nghiệp tàu thủy Cái Lân đặt trên diện tích 56,59 ha trong khu công nghiệp tập trung Cái Lân tỉnh Quảng Ninh . Vịêc hình thành cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân phù hợp với đề án phát triển ngành công nghiệp tàu thủ Việt Nam được chính phủ phê duyệt bằng quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 2/11/2001. Trong thời gian chuẩn bị đầu tư ngày06/11/2001 hội đồng quản trị của tổng công ty công nghiệp tàu thủ Việt Nam ra quyết định số 307/QĐ-TTCB –LĐ thành lập quan quản lý dự án cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân để trực tiếp thực hiện và quản lý các dự án nằm trong cụm công nghiệp.
Ban quản lý dự án cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc VINASHIN ,BQL ra đời với mục đích chính là xây dựng ,thực hiện và quản lý trực tiếp các dự án thuộc cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, nhiệm vụ cụ thể là :
-Phối hợp cùng chínhquyền địa phương và ban quản lý khu công nghiệp tập chung Cái Lân để lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng
- Quản lý quy hoạch chi tiết, thực hiện triển khai các hợp đồng đầu tư củacác dự án trong phạm vi cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân , đảm bảo cho các dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra và tuân thủ các quy định về môi trường, an ninh trật tự trong khu công nghiệp
- Ban quả lý là đầu mối quan hệ với chính quyền địa phương để giải quyết những thủ tục hành chính trong quá trình triển khai dự án
Ngay từ ki thành lập , ban quản lý đã bắt tau vào việc chuẩn bị các dự án trong khu công nghiệp , đến 2002 ban quản lý đã chuẩn bị ký các hợp đồng , tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị thực hiênj dự án . Sang năm 2003 ban quản lý đã kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư và từng bước đưa sang giai đoạn thực hiện dự án
1.2. Từ tháng 4/2003 đến tháng 5/2006 :
BQL đổi tên thành công ty công nghiệp tàu thuỷ Cái lân , đây là bước ngoặt lớn giúp công ty có thêm nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn trong quản lý các dự án của cụm công nghiệp , ngoài trách nhiêmj như ban quản lý trước đây công ty còn có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng vôn , tổ chức khai thác , kinh doanh …. Từ khi đổi tên công ty công nghiệp tàu thuỷ Cái lân đã trở thành một doanh nghiệp hạch toán độc lập , trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam . Công ty có quyền huy động vốn trên danh nghĩa của VINASHIN và có trách nhiệm trả nợ nguồn vốn huy động đó vì vậy nhiệm vụ của công ty không chỉ đơn thuần là quản lý mà phải quản lý thật hiệu quả các dự án trong cụm công nghiệp từ khâu chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư đến khâu đưa dự án vào vận hành, khai thác . Nhiệm vụ chính của công ty là :
- Sản xuất , kinh doanh thép đóng tàu , thép cường độ cao
-Khai thác thực nhiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất và vận tải biển
-Kinh doanh dịch vụ hàng hải bao gồm : cung ứng, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, bốc dỡ hàng hoá
- Đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, đô thị và nhà ở
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng tàu thuỷ và các hàng hoá liên quan
-Tổ chức đấu thầu, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh với trong và ngoài nước
-Thực hiện dịch vụ du lịch . kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật, theo điều lệ quốc tế cũng như điều lệ của công ty
Từ tháng 4 công ty đã đi vào thực hiện một số dự án : dự án đóng mới 2 tàu hút bùn, dự án 1 tàu cao tốc 200 chỗ, dự án taxi nước, dự án nhà máy điện, nhà máy tấm thép nóng, xây dựng cơ sở hạ tầng ….
Một số dự án đang trong quá trình thực hiện đầu tư , một số dự án đã đi vào vận hành khai thác : dự án đóng mới 2 tàu hut bùn, dự án taxi nước…
1.3. Từ tháng 5/2006 đến nay : công ty đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân
Sụ phát triển của nền kinh tế đặt ra nhiều cơ hội và thác thức hơn cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Vịêt nam đã chuyển thành tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt nam và có nhiều công ty con của tập đoàn đã chuyển thành công ty TNHH một thành viên để tiến tới chủ động hơn nữa và có thể tự hạch toán độc lập hoàn toàn . Công ty Cái lân cũng không nằm ngoài xu thế đó . Tháng 5/2006 cônh ty đã đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân để chuẩn bị cho sự sáp nhập với một số công ty TNHH một thành viên khác cũng thuộc VINASHIN thành lập Tổng công ty công nghiệp nặng
2.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
2.1.Mô hình tổ chức của công ty
Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý với 7 phòng ban trực thuộc (phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh , phòng tổ chức cán bộ lao động- tiền lương, phòng kế hoạch đầu tư, phòng kỹ thuật …..) các ban quản lý dự án và các công ty con trực thuộc công ty. Các đơn vi ( phòng / ban ) có trưởng phòng / ban phụ trách phó phòng/ ban giúp việc. Biên chế của các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc sau: có 01 trưởng phòng / ban phụ trách; có 01-02 phó phòng / ban giúp việc, nhân viên phòng, ban sẽ tăng giảm tuỳ theo nhiệm vụ chức năng của phòng ban đó theo từng thời kỳ
Tổng số lao động hiện tại của công ty là 200 người trong đó có 86 người đạt trình độ đại học chiêm 43%; cao đẳng và trung cấp có 44 người chiếm 22% và công nhân có 70 người chiếm 35% tông số lao động . Nhìn chung lao động trong công ty còn khá trẻ, có kiến thức phù hợp với công việc mình đang đảm nhận, đây cũng là một thuận lợi cho công ty vì những lao động trẻ hiện nay năng động, sáng tạo, nhiệt tình, họ dễ dàng nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, cách làm việc và phương thức quản lý mới hiệu qua .Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty là 1.800.000 đồng/ người / tháng. Tất cả các nhân viên trong công ty đều được ký hợp đồng lao động và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Hiện nay quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban được phân chia rõ ràng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các phòng ban vẫn thường xuyên phối hợp hoạt động với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung nhất là quản lý các dự án trong khu công nghiệp tàu thuỷ Cái lân. Đây là điều cần thiết để duy trì hoạt động của công ty – đơn vị có nhiệm vụ chính là quản lý các dự án
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc công ty
Tổ chức của một công ty bao giờ cũng có người lãnh đạo, có các phòng ban trực thuộc để duy trì hoạt động của công ty. Các phòng ban được lập ra với chức năng chủ yếu là đảm nhiệm một mảng hoạt động riêng biệt phục vụ cho hoạt động chung của công ty. Các phòng ban khi thực hiện nhiệm vụ của mình cũng đồng thời là thực hiện nhiệm vụ chung của công ty, thông qua hoạt động của các phòng ban mà hoạt động của công ty được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây chỉ xin đề cập tới một số chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban liên quan tới hoạt động đầu tư
2.2.1.Chủ tịch công ty
-Trình tập đoàn kế hoạch kinh doanh hàng năm
- Quy định chiến lược kinh doanh và phát triển , chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường
-Ký phê duyệt kế hoạch 5 năm , hàng năm của công ty con mà công ty nắm giữ 100 % vốn
2.2.2 . Tổng giám đốc
-Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và phát triển chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường của công ty , chiến lược phát triển khoa học công nghệ
- Trực tiếp phụ trách kinh doanh , đối ngoại , phòng tài chính - kế toán ; công ty TNHH một thành viên thép Cái lân –VINASHIN ; công ty TNHH một thành viên điện Cái lân – VINASHIN ; các đơn vị hoạt động thương mại của công ty
2.2.3.Phó tổng giám đốc kỹ thuật
-Theo dõi và điều hành hoạt động chung của công ty, trực tiếp phụ trách phòng tổ chức cán bộ - tiền lương; văn phòng công ty; phòng kỹ thuật sản xuất; công ty TNHH một thành viên cảng hòn gai-VINASHIN ,các xí nghiệp sản xuất công nghiệp khác
-Duyệt chi phí đề tài nghiên cứu khoa học , định mức tiêu hao vật tư, nhân công
-Giúp tổng giám đốc theo dõi các công vịêc ở Hải Phòng
2.2.4. Phó tổng giám đốc đầu tư
-Trực tiếp phụ trách và giúp tổng giám đốc các vấn đề chung ,trực tiếp chỉ đạo trên các lĩnh vực sau :Kế hoạch đầu tư, xây dựng ,thẩm định, quản lý công trình xây dựng
-Chủ tịch hội đồng chấm thầu
-Trực tiếp phụ trách : phòng kế hoạch đầu tư ,phòng thẩm định và quản lý chất lượng công trình,các đơn vị xây dựng, các đơn vị vận tải, tiến độ xây dựng các dự án công trình ,
-Giúp tổng giám đốc theo dõi các công việc ở Quảng Ninh
2.2.5. Phòng tài chính kế toán
-Phân tích thông tin các số liệu kế toán , tham mưu , đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quy định tài chinh của đơn vị kế toán
-Thực hiện công tác kế toán nôi bộ công ty : thanh toán các báo cáo tài chính báo cáo kỹ thuật của các dự án , quản trị doanh nghiệp và các đơn vị thành viên
2.2.6. Phòng kinh doanh
- Tham mưu , đề xuất phương án sản xuất kinh doanh , chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc tổ chức hạch toán sản xuất , kinh doanh đảm kinh doanh có lãi ,
-Lập bảng thanh toán và làm thủ tục thanh toán các công trình để thu hồi vốn nhanh
-Lập kế hoạch kinh doanh trong quý , năm của công ty và đề xuất việc tổ chức kinh doanh, đầu tư sao cho có hiệu quả nhất với công ty
2.2.7. Văn phòng công ty
-Trực tiếp theo dõi công tác nội bộ , đối ngoại của công ty ,chịu trách nhiệm về công tác đời sống , tinh thần , quản lý bất động sản , nhà cửa , đất đai
-Tổng hợp tất cả các mặt hoạt động của công ty để phân tích , đánh giá kết quả hàng tuần , hàng tháng , hàng năm và dự kiến chương trình công tác trình tổng giám đốc xem xét
2.2.8. Phòng tổ chức cán bộ lao động – tiền lương
Là bộ phân trong hệ thống sản xuất kinh doanh của côngty trực tiếp quản lý về kế hoạch nhân sự ,tiền lương , đào tạo nhân sự cho côngty
-Phối hợp với các phòng ban trong công ty để đưa ra kế hoạch nhân sự của từng phòng ban trong từng thời kỳ
-Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào taọ công nhân viên
2.2.9. Phòng kế hoach - đầu tư
-Chức năng : phòng kế hoạch - đầu tư là một bộ phận trong hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty , tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển ,kế hoạch đầu tư , kế hoạch sản xuất , kinh doanh các mặt của công ty
-Nhiệm vụ , quyền hạn :
+Xây dựng các kế hoạch đầu tư , sản xuất kinh doanh thưo đúng văn bản pháp luật của Nhà nước ,theo định hướng của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt nam
+Phân, giao kế hoạch, đầu tư cho các đơn vị thành viên, tổ chức thực hiện công tác kế hoạch và đầu tư, kế hoạch tổng hợp, báo cáo thốngkê đầutư xây dựng cơ bản toàn công ty
+ Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước (kể cả vốn vay) xây dựng kế hoạch vốn hàng năm ,kết hợp với phòng tài chính kế toán điều tiết phân bổ sử dụng vốn phù hợp với các dự án do công ty làm chủ đầu tư
+Xây dựng các kế hoạch nhu cầu sử dụng vật tư ,máy, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của toàn công ty nói chung và từng dự án nói riêng
+Điều chỉnh kế hoạch sản xuấtđầu tư khi cần thiết
+Hướng dẫn ,theo dõi, kiểm tra sử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư
+Quản lýcác dự án thành phần dự án chưa thành lập ban quản lý dự án của công ty
+Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Tham gia công tác đầu thầu ,lựa chọn nhà thầu theo dõi công tác thực hiện đấu thầu
+Lập kế hoạch về nhân sự do phòng đảm nhiệm trình tổng giám đốc phê duyệt
2.2.10 Phòng kỹ thuật sản xuất
-Chức năng:Là bộ phận trong hệ thống sản xuấtkinh doanh của công ty trực tiếp quản lý về công tác kỹ thuật sản xuất trong toàn công ty ,những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất tham mưu cho lãnh đạo công ty những vấn đề liên quan đến kỹ thuật
-Nhiệm vụ
+Tham gia công tác đấu thầu ,tuyển chọn nhà thầutheo quy định ,tuyển chọn các tổ chức tư vấn giám sát kỹ thuật, công trình
+Tham gia lập và bảo vệ các dự toán thiết kế thi công công trình
+Tổ chức quản lý, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc , các bộ phận tuôn thủ đúng yêu cầu kỹ thuật
-Quyền hạn
+Yêu cầu các đơn vị công ty ,tổ chức cá nhân là nhà thầu tuân thủ tiêu chuẩn công trình kỹ thuật
+Yêu cầu tổ chức , cá nhân tạm dừng thi công nếu thấy vi phạm kỹ thuật
+Đề nghị phòng nghiệp vụ các ban chuẩn bị sản xuất phối hợp các việc có liên quan
+Lập kế hoạch về nhân lực thực hiện công việc do phòng đảm nhiệm
2.2.11.Phòng giám định và kiểm tra chất lượng công trình
-Chức năng
+Quản lý và thực hiện công tác giám sát, kiểm tra công trình xây dựng
+Quản lý , theo dõi thực hiện tiến độ công trình dự án
+Nhiệm thu các công trình , sản phẩm phục vụ cho công tác thanh toán quyết toán , giải ngân , phân bổ nguồn vốn đối với hoạt động sản xuất của công ty
-Nhiệm vụ
+Tham gia soạn thảo các quy trình quy phạm , các tiêu chuẩn kỹ thuật và chế độ liên