Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong mấy năm qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi nước ta tiến hành công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" một cách sâu rộng, toàn diện, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước, tạo ra "bộ xương sống" - là cơ sở của nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính một cách chặt chẽ ở cả tầm quản lý vi mô và quản lý vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong mấy năm qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi nước ta tiến hành công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" một cách sâu rộng, toàn diện, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước, tạo ra "bộ xương sống" - là cơ sở của nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính một cách chặt chẽ ở cả tầm quản lý vi mô và quản lý vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần CAVICOVN KTM & XD, em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chế độ kế toán mới có nhiều sự đổi mới so với trước đây. Mặt khác, ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây lắp, em đã chọn đề tài: " Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần CAVICOVN KTM & XD cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm những phần chính sau đây:
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAVICOVN KTM & XD
PHẦN II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAVICOVN KTM & XD.
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TOÁN KẾTOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CAVICOVN KTM&XD.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAVICOVN KTM & XD
Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.1 Lịch sử hình thành.
Công ty TNHH Cavico Việt Nam Khai thác Mỏ và Xây dựng được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Nam ký quyết định thành lập ngày 26/03/2002.
Ngày 10/04/2002, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngày 13/6/2006, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cavico Việt Nam khai thác Mỏ và Xây dựng.
1.1.2.Giới thiệu về Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAVICO VIỆT NAM KHAI THÁC MỎ VÀ XÂY DỰNG
Tên tiếng Anh: CAVICO VIETNAM MINING AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: CVCM., JSC
Biểu tượng của Công ty:
Vốn điều lệ hiện tại: 31.000.000.000 đồng (Ba mươi mốt tỷ đồng).
Cơ cấu vốn hiện nay của CAVICO Mỏ và Xây dựng như sau (thời điểm 30/6/2006):
Cơ cấu vốn
Số lượng cổ phần
Giá trị (đồng)
Tỷ lệ
Pháp nhân
1.917.000
19.170.000.000
61,8%
Cá nhân
1.183.000
11.830.000.000
38,2%
Tổng cộng
3.100.000
31.000.000.000
100%
Địa chỉ: Phòng 122, Tòa nhà CT 5 Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ trì, đường Phạm Hùng, xã Mỹ đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.7854186
Fax: 04.7854184
E-mail: info@cavicomining.com
Web site: www.cavicomining.com
Logo Công ty:
Giấy CNĐKKD: Số 0103012730 đăng ký lần đầu ngày 13/06/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 22/09/2006 do Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngành nghề kinh doanh:
Bốc xúc đất đá và khai thác mỏ;
Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi;
Xây lắp điện đến 35 KV;
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán Bar);
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
Dịch vụ cho thuê máy móc xây dựng;
Xây dựng công trình ngầm
Thi công cầu cảng.
1.1.3. Tình hình phát triển của công ty.
CAVICO Mỏ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bốc xúc, khai thác mỏ và xây lắp các dự án thủy điện. So với quy mô của các doanh nghiệp cổ phần trong ngành thi công khai thác mỏ hiện nay, CAVICO Mỏ là công ty lớn nhất.
Là Công ty cổ phần đầu tiên chính thức ký được các hợp đồng lớn với các Tổng công ty lớn của Nhà nước.
Là Công ty có mô hình năng động, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến nhất so với các công ty cùng ngành nghề.
Dịch vụ Bốc xúc đất đá và khai thác mỏ là dịch vụ cần có vốn đầu tư lớn và CAVICO Mỏ đang là một trong số ít các đơn vị có dàn máy móc hiện đại và đội ngũ CBCNV có trình độ trong ngành bốc xúc và khai thác mỏ. Công ty đã có những hợp đồng lớn về dịch vụ bốc xúc và khai thác mỏ với Công ty cổ phần Than núi Béo trị giá hơn 313 tỷ đồng thực hiện dự án trong vòng 05 năm đảm bảo tối thiểu công việc cho Công ty.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần than Núi Béo đã chọn Cavico Mỏ để giao hợp đồng dài hạn đầu tiên cho doanh nghiệp ngoài ngành. Thực hiện thành công hợp đồng 5 năm lần thứ nhất 2000 - 2005 và bây giờ là hợp đồng 5 năm lần thứ hai 2005-2010, Cavico Mỏ đã khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình, luôn được Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Công ty Than Núi Béo đánh giá là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chuyên nghiệp và uy tín nhất đóng góp vào sự phát triển của ngành than. Điều này đem lại lợi thế rất lớn cho Cavico Mỏ trong việc phát triển mở rộng thị trường trong tương lai, nhận các hợp đồng lớn và dài hạn khác từ Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cũng như các mỏ khác trong ngành khi Cavico Mỏ có đủ điều kiện nâng vốn và tăng năng lực sản xuất của mình.
Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Việt Nam (gọi tắt là Cavico Việt Nam), cổ đông sở hữu 49,8% vốn điều lệ của Cavico Mỏ, là doanh nghiệp cổ phần phát triển mạnh trong thời gian qua, hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cavico Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu ngoài quốc doanh tại VN trong lĩnh vực thi công các công trình thuỷ điện, phát triển hạ tầng cũng như đầu tư vào các dự án BOT, BOO về thuỷ điện, phát triển hạ tầng bất động sản, giao thông, xi măng… Do vậy thương hiệu và nguồn công việc mà Cavico Việt Nam đưa lại trong lĩnh vực thi công cũng như cơ hội đầu tư vào các dự án thuỷ điện, hạ tầng, sản xuất xi măng… sẽ là lợi thế rất lớn cho Cavico Mỏ.
Các ngân hàng đang là cổ đông lớn của Cavico Mỏ la Ngân hàng TMCP Quân đội và Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội sẽ trợ giúp cho Cavico Mỏ về việc quản trị doanh nghiệp cũng như hỗ trợ nguồn vốn để triển khai các dự án mà Cavico Mỏ sẽ thực hiện. Đây là một trong những lợi thế đáng kể của Cavico Mỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Công trình giao thông, thủy lợi, xây lắp thủy điện, thi công cầu, công trình ngầm là một trong những nhiệm vụ hoạt động chủ đạo của Công ty. Hiện nay các công trình thủy điện vừa và nhỏ đang tiếp tục phát triển nhanh chóng để cung cấp cho điện quốc gia, do đó lĩnh vực xây lắp các công trình này là một hướng mở cho Công ty. Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lớn nhỏ với Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi về việc thi công thủy điện và thi công hầm cầu với tổng trị giá gần 500 tỷ đồng.
Hoạt động cho thuê máy móc xây dựng, Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tuy nhiên với đội xe hiện đại chất lượng cao và công suất lớn nhất hiện nay thì Công ty là một đối tác mà các doanh nghiệp khác hướng tới khi có nhu cầu thuê máy móc thiết bị.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý của Công ty.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty.
Công ty cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác Mỏ và Xây dựng được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH 11 ngày 29/11 năm 2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2006.
Từ ngày 13/06/2006, Công ty chính thức được chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác Mỏ và Xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác Mỏ và Xây dựng như sau:
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý của Công ty.
*Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
*Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
*Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
*Ban Giám đốc: Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
*Khối tham mưu: Gồm các phòng, ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Khối tham mưu của Công ty gồm Phòng Tổ chức lao động tiền lương, Phòng Hành chính; Phòng kế toán; Phòng Đầu tư, Phòng quản lý và đầu tư, Phòng Kế hoạch; Phòng Thiết bị; Phòng Vật tư và các Ban quản lý dự án với chức năng được quy định như sau:
Phòng Tổ chức Lao động tiền lương: Tổ chức nhân sự, Thực hiện việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển; đề xuất các chế độ, chính sách về nhân sự;
Phòng Hành Chính: Thực hiện chức năng văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy; quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn phòng; công tác bảo vệ, an toàn, phòng chống cháy nổ ; vệ sinh, y tế...và các nhiệm vụ khác về các thủ tục hành chính của Công ty.
Phòng Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tháng của Công ty; hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch của các đơn vị cũng như theo dõi, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra; nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty; thẩm định, tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư dự án theo phân cấp quản lý và quy định của Công ty...
Phòng Quản lý Đầu tư: Thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong các hoạt động đầu tư chứng khoán, xử lý các vấn đề liên quan khi Công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán, phát hành chứng khoán của Công ty.
- Lập dự án và theo dõi, quản lý các danh mục đầu tư của Công ty bao gồm: Đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu của các Công ty.
Phòng Tài chính: Xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty; tham mưu, đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn của Công ty; lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ quý và năm để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Kế toán: Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán, thống kê của Công ty; lập kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán đó; đánh giá mức độ tin cậy và tính toàn diện của các thông tin tài chính; thông qua công tác kiểm toán nội bộ, tham mưu cho Giám đốc về việc kiểm soát hiệu quả chi phí đối với các hoạt động...
Phòng Vật tư:
Phòng vật tư tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý, định mức và đầu tư đảm bảo vật tư sản xuất.
Xây dựng hệ thống quản lý vật tư nhằm làm tốt công tác quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống quy chế, quy định các văn bản pháp quy, hướng dẫn chỉ đạo tại các dự án.
Trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống quản lý vật tư tại các dự án.
Lập kế hoạch dầu tư, đảm bảo vật tư phục vụ sản xuất.
Từng bước xây dựng công tác định mức vật tư theo đầu thiết bị.
Xây dựng kế hoạch tài chính dự trù vật tư, đảm bảo nhu cầu mua sắm, tạo nguồn cung cấp vật tư lớn, ổn định.
Kiểm tra, báo cáo vật tư theo quy định.
Phòng thiết bị phụ tùng:
Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý thiết bị.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý thiết bị trong Công ty.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc quản lý số lượng, chất lượng thiết bị của Công ty.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác bảo hiểm thiết bị và trực tiếp thực hiện quy trình bảo hiểm cho thiết bị.
Đề xuất ý kiến về nhu cầu thuê mua, điều chuyển, thanh lý, thu hồi thiết bị giữa các Dự án.
Xây dựng chỉ đạo công tác quản lý thiết bị, khai thác sử dụng thiết bị (bao gồm sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản, vận chuyển..) công tác sửa chữa thiết bị, công tác đặt hàng vật tư cho thiết bị.
Tổng hợp nhu cầu sửa chữa và chỉ đạo công tác sửa chữa thiết bị của toàn công ty.
Làm các thủ tục, hồ sơ đăng ký thiết bị.
Hàng tháng, quý, năm phải báo cáo Ban Giám đốc về công tác quản lý và sử dụng thiết bị của toàn công ty.
Biên soạn, dịch thuật tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công tác khai thác sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
Định kỳ tổ chức đánh giá trình độ tay nghề của thợ vận hành, thợ sửa chữa.
Trực tiếp tổ chức khám nghiệm kỹ thuật thiết bị 6 tháng một lần.
Nắm chắc tình trạng kỹ thuật của thiết bị để kiểm tra và hỗ trợ các dự án trong công tác sửa chữa, phục hồi thiết bị cũng như công tác dự phòng vật tư cho thiết bị.
1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty như đã trình bày ở mục 1.2
Các mảng hoạt động kinh doanh chính hiện nay của Công ty gồm:
Công nghệ thi công khai thác mỏ.
Công nghệ Thi công cầu đường.
Thi công hầm, đập thuỷ điện, thuỷ lợi.
Công ty hiện đang sở hữu nhiều máy móc, thiết bị khai thác mỏ hiện đại do các Hãng nổi tiếng thế giới sản xuất như Caterpillar, Tamrock – Sandvic, Atlas Copco, Drilltech, v.v.
Công ty đã tham gia thi công khai thác mỏ theo hợp đồng 5 năm 2001 – 2005, và hiện nay là hợp đồng khai thác mỏ 5 năm 2005 – 2010 với Công ty Than Núi béo (Hiện nay là Công ty CP Than Núi Béo).
Công ty đang thi công phần hạng mục hở, đường giao thông, cầu Đa Vị tại Dự án Thuỷ điện Tuyên Quang.
Công ty đang thi công các hạng mục đắp đập, bê tông bản mặt, khoan phụt đập chứa nước Dự án Thuỷ lợi – Thuỷ điện Cửa Đạt.
Công ty luôn có những ý tưởng sáng tạo trong quản lý, điều hành; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đầu tư vào máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và thi công.
Công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tình hình án dụng chế độ kế toán tại Công ty.
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Cavico Việt Nam Khai thác Mỏ và Xây dựng gồm 5 người được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quan lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại công ty.
Mọi công việc kế toán đều thực hiện ở bộ phận kế toán của công ty từ việc thu thập chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán. Kế toán ở các tổ, đội sản xuất chỉ tập hợp các chi phí thực tế phát sinh, trên cơ sở các chứng từ gốc được công ty phê duyệt, không có tổ chức hạch toán riêng. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán này mà công ty nắm được toàn bộ thông tin từ đó có thể kiểm tra, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều được điều hành thực tế từ một người lãnh đạo là kế toán trưởng.
Phòng kế toán tài chính có chức năng thu thập xử lý và cung cấp số thông tin kinh tế, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra về sử dụng, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của công ty.
Sơ đồ tổ chức điều hành của phòng Kế toán.
1.5.2. Tình hình áp dụng chế độ kế toán tại Công ty.
1.5.2.1. Chế độ kế toán áp dụng.
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1.5.2.2. Chính sách kế toán áp dụng.
* Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán
*Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính)
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
* Nguyên tắc ghi nhận và khâu hao bất động sản đầu tư
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư
- Nguyên tắc và phương pháp khâu hao bất động sản đầu tư
* Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
- Các khoản đầu tư tài chính vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn khác
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hanj, dài hạn
* Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí đi vay
- Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ
* Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác
- Chi phí trả trước
- Chi phí khác
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại
* Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
* Nguyênn tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn, vốn khác của chủ sở hữu
- Nguyên tắc ghi nhận chêch lệch đám giá lại tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận chêch lệch tỷ giá
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối
* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Doanh thu hợp đồng xây dựng
* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
* Các nghiệp vụ dự phòng rủi do hối đoái
* Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác
* Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán tại Công ty.
Các chứng từ Công ty thường dung.
Phiếu thu hợp lệ
Phiếu chi hợp lệ
Hoá đơn tài chính hợp lệ
Phiếu nhập kho hợp lệ
Giấy đề nghị tạm ứng hợp lệ
Giấy thanh toán tiền tạm ứng hợp lệ
Giấy đề nghị thanh toán hợp lệ
Bảng kê tổng hợp chứng từ chi tiêu h