Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng - Thực trạng và giải pháp

Hoạt động đầu tư phát triển đối với 1 Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, phải làm sao cho hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp trở nên có hiệu quả cao nhất không phải là 1 điều đơn giản đối với tất cả các doanh nghiệp. Cho đến nay khái niệm đầu tư phát triển không còn gì xa lạ với những doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm dịch vụ, song viêc nhìn nhận, thực hiện có hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp đối với mọi doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Được thành lập từ năm 1956, với hơn 50 năm phát triển Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng đã có những kinh nghiệm và tiềm lực cần thiết để cạnh tranh trong thời kì hội nhập kinh tế. Trong 50 năm qua, Công ty với tư cách là công ty con của Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi, đã hoạt động độc lập trong các lĩnh vực thương mại, xuất khẩu, xây dựng Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, trong giai đoạn 2001- 2006 vừa qua, công ty đã tập trung các nguồn lực tàI chính, vật chất, nhân lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển cảu công ty.

docx75 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động đầu tư phát triển đối với 1 Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, phải làm sao cho hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp trở nên có hiệu quả cao nhất không phải là 1 điều đơn giản đối với tất cả các doanh nghiệp. Cho đến nay khái niệm đầu tư phát triển không còn gì xa lạ với những doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm dịch vụ, song viêc nhìn nhận, thực hiện có hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp đối với mọi doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Được thành lập từ năm 1956, với hơn 50 năm phát triển Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng đã có những kinh nghiệm và tiềm lực cần thiết để cạnh tranh trong thời kì hội nhập kinh tế. Trong 50 năm qua, Công ty với tư cách là công ty con của Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi, đã hoạt động độc lập trong các lĩnh vực thương mại, xuất khẩu, xây dựng…Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, trong giai đoạn 2001- 2006 vừa qua, công ty đã tập trung các nguồn lực tàI chính, vật chất, nhân lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển cảu công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty và qua quá trình tìm hiểu hoạt động đầu tư phát triển tại công ty và những kiến thức trong quá trình học tập, em đã chọn đề tài : ‘’Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp.’’ Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Phan Thu Hiền và phòng Kinh tế kế hoạch và đầu tư của công ty đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Do thời gian thu thập số liệu còn nhiều hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mông sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Tên nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG Trụ sở chính : Địa chỉ : 102 - Đường Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại : (04). 8688389 - 8691229 - 8693433 Fax : (04). 8691568 Năm thành lập Công ty và các quyết định ngành nghề : Trước đây có tên là Xưởng sửa chữa máy kéo 250A được thành lập năm 1956. Năm 1969 đổi tên thành: Nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội. Năm 1977 có tên là Nhà máy cơ khí nông nghiệp I Hà Nội. Ngày 23 tháng 03 năm 1993, Văn phòng chính phủ có thông báo số: 81/TB và ngày 24/03/1993 tại Quyết định số 202 BNN - TCCB - QĐ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT cho đổi tên thành Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn. Thực hiện quyết định số 4465/QĐ/BNN- TCCB ngày 09 tháng12 năm2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT V/v: Chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp & Thủy lợi Hà Nội thành Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng là doanh nghiệp hạch toán độc lập. + Quyết định thành lập Công ty Cơ điện và Phát triển nông thôn số 202 NN - TCCB - QĐ ngày 24 tháng 03 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. + Giấy phép hành nghề xây dựng số 90 GP/NN ngày 20 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Quyết định bổ sung nhiệm vụ cho Công ty cơ điện và phát triển nông thôn số 181/1998 BNN-TCCB ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 11 năm 1998. + Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 261 cấp ngày 28 tháng 12 năm 1998 do Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp. + Quyết định bổ sung ngành nghề số 1153 QĐ/BNN-TCCB ngày 5/4/2000 về việc thiết kế và xây lắp đường dây và trạm biến thế từ 35kV trở xuống, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Quyết định bổ sung ngành nghề số 3361/QĐ/BNN-TCCB ngày 23/8/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng các kênh mương nội đồng, sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc, các cấu kiện cho các công trình thuỷ lợi. + Quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện và Phát triển nông thôn thành Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Hà nội ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. + Quyết định số 4465/QĐ/BNN- TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp & Thủy lợi Hà nội thành Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng ngày 09 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. + Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000111 ngày 09 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. + Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103009916 ngày 30 tháng 11 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban: * Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty.  Bộ máy quản lý và điều hành: * Ban giám đốc công ty: Công ty có 01 giám đốc và 07 phó giám đốc. * Các Phòng, Ban , Trung tâm: - Phòng Tổ chức - Hành chính. - Phòng Kế toán - Tài chính. - Phòng Kỹ thuật - Cơ điện. - Phòng Kinh tế, Kế hoạch & Đầu tư. - Phòng Kỹ thuật - Xây dựng. - TT Thương mại - Xuất nhập khẩu. - Ban chỉ huy công trường Pleikrong. - Ban quản lý công trường Sêsan 4. - Ban chỉ huy công trường Bình điền - Ban quản lý dự án 102 Trường chinh. - Ban chỉ huy công trình thủy điện Đồng Nai 3. - Ban chỉ huy công trình thủy điện Sông Tranh 2 Các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc Công ty gồm: - Xí nghiệp Cơ điện I. - Xí nghiệp Cơ điện II. - Xí nghiệp sản xuất bê tông đầm lăn - Xí nghiệp Xử lý hạ tầng. - Xí nghiệp Xây lắp. - Xí nghiệp thi công cơ giới - Xí nghiệp dịch vụ du lịch & quản lý VP chung cư. - Chi nhánh tại Tuyên quang. - Chi nhánh tại Vĩnh phúc. - Chi nhánh tại Hòa bình. - Chi nhánh tại Thanh hóa *Chức năng, nhiệm vụ của công ty: + Chức năng: Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng là một công ty con trong số hàng chục công ty nằm trong Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi. Do vậy ,ngoài chức năng là một công ty sản xuất và kinh doanh và hoạt động độc lập trong các lĩnh vực thương mại, xuất khẩu,xây dựng … công ty còn tham gia đấu thầu ,thi công các công trình do tổng bàn giao thực hiện. + Nhiệm vụ: - Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho ngành nông, lâm diêm nghiệp, thủy lợi và xây dựng; - Sản xuất và kinh doanh điện - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi, công trình dân dụng... - Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các loại vật tư máy móc thiết bị, hóa chất phục vụ nông nghiệp; kinh doanh lương thực thực phẩm va nông lâm sản; kinh doanh bất động sản. + Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: * Hội đồng quản trị: - Quyết định phương hướng, chiến lược phát triển, sản xuất kinh doanh của Công ty. - Quyết định việc hợp tác và đầu tư, liên doanh, kinh tế của Công ty. - Quyết định các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận theo các quỹ lương của Công ty - Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc vốn đầu tư của Công ty. * Ban giám đốc: a. Giám đốc Công ty : Phụ trách chung công tác điều hành về kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết của HĐQT. b. Phó giám đốc Công ty: - Các Phó giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc, trước Pháp luật về phần việc được phân công. * Phòng Kinh tế, Kế hoạch & Đầu tư: - Tham mưu, giúp Giám đốc công ty tổ chức, quản lý và điều hành công tác kinh tế, kế hoạch, đầu tư, đấu thầu; chiến lược phát triển chung của toàn công ty. * Phòng Kỹ thuật - Cơ điện: - Nghiên cứu, xây dựng và quản lý hồ sơ kỹ thuật (các thiết bị, mẫu mã, quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm) các sản phẩm chính hoặc truyền thống của Công ty. - Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo hàng hoá sản xuất ra được đúng theo thiết kế hoặc mẫu mã hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đã ghi nhận trong hợp đồng kinh tế. * Phòng Tổ chức-Hành chính: - Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của Công ty. Đề xuất nhân sự để giúp Giám đốc quyết định đề bạt cán bộ, phân công cán bộ lãnh đạo & quản lý và quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty. - Giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, nghỉ hưu, về bổ nhiệm bãi miễn khen thưởng, kỷ luật. Là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua, Hội đồng khen thưởng của Công ty. *. Phòng Kế toán - Tài chính: * Tổ chức hoạch toán kinh tế toàn Công ty: - Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng Pháp luật kế toán thống kê của Nhà nước. - Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Công ty. *. Trung tâm Thương mại - Xuất nhập khẩu: - Kinh doanh, xuất nhập khẩu: Vật tư máy móc thiết bị nông, lâm sản và các hàng hoá khác. * .Phòng Kỹ thuật – Xây dựng:: - Nghiên cứu, xây dựng và quản lý hồ sơ kỹ thuật các công trình xây dựng do Công ty tham gia thi công. - Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. *. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc : * Xí nghiệp Cơ điện 1. * Xí nghiệp Cơ điện 2. * Xí nghiệp sản xuất bê tông đầm lăn. * Xí nghiệp Xử lý hạ tầng. * Xí nghiệp thi công cơ giới. * Xí nghiệp dịch vụ du lịch & quản lý văn phòng chung cư. * Chi nhánh tại Tuyên quang. * Chi nhánh tại Vĩnh phúc. * Chi nhánh tại Hòa bình. * Chi nhánh tại Thanh hóa. - Chức năng nhiệm vụ của các Xí nghiệp; Chi nhánh được quy định riêng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, Giám đốc xí nghiệp được quyền mở rộng thêm mặt hàng, sản phẩm của mình sau khi có phương án đầu tư trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt. 3. Một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: - Về cơ khí và điện: Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho ngành nông, lâm diêm nghiệp, thủy lợi và xây dựng; Chế tạo thiết bị nâng hạ máy và thiết bị dây chuyền chế biến nông sản: Cà phê, mía, đường, chè; Lắp ráp xe tải nhỏ phục vụ nông thôn; Thiết kế và sản xuất các loại bơm đến 8000m3/h; Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến 35KV; Chế tạo tủ điện hạ thế, tủ điều khiển trung tâm phục vụ thủy lợi và công nghiệp chế biến; Sản xuất và kinh doanh điện; - Về xây dựng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi: Hồ đầu mối và kênh mương nội đồng; Xây lắp các công trình dân dụng, hệ thống nước thải công nghiệp, nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường; Chế tạo vỏ bọc che công trình công nghiệp; Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng, phát triển hạ tầng; - Về thương mại và dịch vụ: Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các loại vật tư máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ nông nghiệp ( trừ hóa chất Nhà nước cấm) và chế biến nông sản; Kinh doanh lương thực, thực phẩm và nông lâm sản; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, gương, kính, ván nhân tạo; Cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc, kho bãi, nhà xưởng; Kinh doanh khách sạn và dịch vụ lữ hành; - Đầu tư, xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn; - Kinh doanh bất động sản; - Khai thác khoáng sản, tài nguyên làm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi)./. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty: Đầu tư phát triển nói chung là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. Trong doanh nghiệp, đầu tư phát triển là hoạt động chi dùng vốn cùng với các nguồn lực vật chất khác nhằm duy trì sự hoạt động và tăng thêm tài sản cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong đơn vị. Một điều không thể phủ nhận rằng hoạt động đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại cũng như phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế xã hội. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần phải tiến hành các công tác xây dựng cơ bản như xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị trên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất, kỹ thuật vừa tạo ra. Đó chính là hoạt động đầu tư phát triển. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đang tồn tại, sau một thời gian hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ hao mòn, hư hỏng. Để duy trì sự hoạt động bình thường cũng như mở rộng, phát triển sản xuất, cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng hoặc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là cần phải tiến hành đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, vì thế đầu tư phát triển giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ. Đầu tư phát triển cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Tóm lại, đầu tư phát triển là hoạt động rất quan trọng, quyết định sự ra đời những cơ sở mới, duy trì và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không có hoạt động đầu tư phát triển, doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động đầu tư phát triển được thực hiện ở Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng là cần thiết, do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, căn cứ vào vai trò của nganh cơ điện đối với các ngành nghề khác và tiềm năng phát triển của nó. Ngành cơ điện là ngành chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho các ngành nghề khác nhau của xã hội. Riêng với công ty, công ty chuyên sản xuất, chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị cơ khí phục vụ cho ngành nông, lâm diêm nghiệp, thủy lợi và xây dựng; Chế tạo thiết bị nâng hạ máy và thiết bị dây chuyền chế biến nông sản; sản xuất và kinh doanh điện. Trong nền kinh tế thị trường, sự tham gia của máy móc thiết bị là vô cùng quan trọng và cần thiết, máy móc giúp tiết kiệm sức lao động, góp phần tăng năng suất và rút ngắn thời gian lao động và quá trình thi công xây dựng. Do đó, ngành cơ điện mà công ty đang hoạt động là 1 ngành khong thể thiếu đối với xã hội,có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả sản xuất rất lớn. Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mà đặc biệt là ngành nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn... càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các máy móc thiết bị cơ khí càng lớn. Đầu tư xây dựng và phát triển ngành khí công nghiệp là đầu tư xây dựng “ cơ sở hạ tầng” cho các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cơ khí, khuôn mẫu (KM) và thiết bị đồng bộ (TBĐB) là 2 chủng loại sản phẩm không thể thiếu, manh tính tiên quyết. KM quyết định hình dáng, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá việc sử dụng vật liệu chế tạo, quyết định về năng suất cũng như giá thành sản phẩm. TBĐB là nhóm sản phẩm quan trọng cả về quy mô sản xuất, hàm lượng công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất. Khả năng sản xuất và trình độ công nghệ của TBĐB thể hiện tổng hợp năng lực, trình độ khoa học công nghệ và cả sức mạnh tài chính của đất nước. Do đó, quan tâm đến vấn đề phát triển ngành cơ điện hiện đại sẽ là động lực to lớn cho việc đầu tư chuyển giao công nghệ hiện đại của các ngành sản xuất vào Việt Nam. Với vai trò và tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tại Việt Nam như thế, hoạt động đầu tư phát triển thực hiện tại công ty là cần thiết, đúng đắn, hứa hẹn hiệu quả cao. Thứ hai, căn cứ vào thực trạng ngành cơ điện ở Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành cơ điện vẫn còn rất kém phát triển. Sản phẩm sản xuất ra hầu hết là thiết cũ, công nghệ lạc hậu, phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thực tế ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp sản xuất cơ khí không nhiều, chỉ có thiết bị sản xuất cơ khí cung cấp cho các khách hàng dạng nhỏ lẻ, đơn chiếc chứ khong theo dây chuyền. Như vậy, khả năng tham gia một thị trường rộng lớn là rất hạn chế do sản phẩm không có tính cạnh tranh, không có điều kiện cung cấp cho các khách hàng sử dụng sản phẩm với số lượng lớn. Do vậy, hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất, đặc biệt đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất cơ điện là một hướng đầu tư đúng đắn, có tính khả thi cao. Thứ ba , là căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua. Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng là một trong hàgn chục công ty của Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi. Nhờ các nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ cung cấp ổn định, thoả mãn các nhu cầu đa dạng của thị trường, công ty đã xây dựng cho mình uy tín vững chắc trên thị trường. Từ năm 1993, sản phẩm của công ty bắt đầu có uy tín trên thị trường, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới và phát triển của công ty. Mặc dù xét về tổng thể thì lợi nhuận cũng như doanh thu của công ty chưa thực sự cao: ( năm 2001, lợi nhuận sau thuế mới chỉ có khoảng 2,5 tỉ đồng, giá trị tài sản tăng thêm 1,2 tỉ đồng,) nhưng công ty đã có những đóng góp và tăng trưởng nhất định, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Năm 2006 công ty chuyển sang loại hình cổ phần, sản xuất của công ty ngày càng mở rộng và phát triển. Nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất là một tất yếu khách quan nhằm phát triển công ty và cũng là phù hợp với xu hướng phát triển chung của công ty. Thứ tư, là căn cứ vào đòi hỏi của khách hàng, thị trường và tình trạng máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của công ty. Công ty hiện có hơn 300 khách hàng, 100 trong đó đã là khách hàng thường xuyên dài hạn của công ty. Nhu cầu sản phẩm của công ty ngày càng tăng cao nhất là từ năm 1994. Theo định hướng phát triển nền kinh tế của Đảng và Nhà nước phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vai trò của ngành năng lượng đối với sự phát triển kinh tế –xã hội và sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp khác là rất lớn, việc xây dựng mới các nhà máy thủy điện, nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội và nhu càu dân sinh. Do đó trong những năm tới nhà nước sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo hướng ưu tiên có tập chung cho các ngành quan trọng như năng lượng, giao thông và giao thông đô thị Theo sơ đồ cân bằng công suất hệ thống điện toàn quốc đến năm 2015 thì từ 2005 đến 2010, nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao trong giai đoạn này
Tài liệu liên quan