Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Chủ trương gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đem lại khởi đầu mới cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với vận hội mới là những thách thức mới. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy muốn đứng vững trong cạnh tranh thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một biện pháp đặc biệt quan trọng trong cạnh tranh đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đồng thời cũng là biện pháp để tăng lợi nhuận. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được coi là biện pháp quan trọng để đứng vững trong cạnh tranh thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng có ý nghĩa thiết thực.

docx88 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chủ trương gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đem lại khởi đầu mới cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với vận hội mới là những thách thức mới. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy muốn đứng vững trong cạnh tranh thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một biện pháp đặc biệt quan trọng trong cạnh tranh đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đồng thời cũng là biện pháp để tăng lợi nhuận. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được coi là biện pháp quan trọng để đứng vững trong cạnh tranh thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng có ý nghĩa thiết thực. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, em thấy do mặt hàng sản xuất của Công ty rất phong phú, đa dạng về quy cách, chủng loại…nên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò quan trọng trong công tác kế toán của Công ty. Chính vì vậy, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 phần: Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chắc chắn trong chuyên đề còn có nhiều thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. PHẦN 1. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI *** 1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là một công ty cổ phần được thành lập dưới hình thức: chuyển từ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần, trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005. Tên chính thức: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Liquor Joint Stock Company Tên viết tắt: HALICO. JSC Trụ sở công ty: Số 94 Lò Đúc - Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Số điện thoại: (04)9713249- 8213147 Fax: (84.4)8212662 Website: www.halico.com.vn 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đến nay đã hơn 100 tuổi, tồn tại xuyên qua ba thế kỷ, trải qua bao thăng trầm cùng đất nước. Năm 1898, Hãng rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng Nhà máy Rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được Hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả. Ở một đất nước đông dân cư, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại có nguồn nguyên liệu sản xuất rượu phong phú được thiên nhiên ưu đãi và mang đặc trưng riêng của khu vực, Chính phủ Pháp lúc bấy giờ nắm độc quyền sản xuất và tiêu thụ rượu ở Việt Nam, hoàn toàn chiếm thế thượng phong ở đất Việt thời bấy giờ mà không một công ty hay cá nhân nào có thể cạnh tranh. Nhà máy Rượu Hà Nội lúc đó hàng năm sản xuất ra một lượng rượu khổng lồ so với thời bấy giờ, tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí cả xuất khẩu. Chính phủ Pháp luôn dành sự ưu đãi đặc biệt đối với Nhà máy, đã rót nhiều tiền của vào đây để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng rượu, thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Chiến tranh nổ ra năm 1945, sản xuất phải tạm thời ngừng lại. Nhà máy Rượu đóng cửa một thời gian dài. Cho tới khi được Chính phủ Việt Nam tiếp quản vào năm 1955. Những người đầu tiên nhận công tác khi Nhà máy Rượu được phục hồi là một đội ngũ kỹ sư trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết đã đương đầu với công việc mới mẻ và không ít khó khăn. Bằng bản lĩnh và ý chí của mình, họ đã tạo ra được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, những công nhân giỏi thạo tay nghề được lựa chọn từ khắp khu vực miền Bắc để phục hồi Nhà máy. Trải qua nhiều cố gắng, công việc phục hồi đã được thực hiện thành công đạt yêu cầu bốn nhất: khôi phục nhanh nhất, chất lượng tu sửa tốt nhất, giá thành rẻ nhất, an toàn lao động tốt nhất. Sau một thời gian sản xuất thử, giọt cồn long lanh trên 90 độ đã chảy đều. Ngày 19 tháng 5 năm 1956, Nhà máy Rượu Hà Nội được chính thức đưa vào hoạt động trở lại và trong năm này đã có những sản phẩm đầu tiên. Năm 1957, đã có kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất hàng năm; chi bộ Đảng đầu tiên đã được thành lập và lãnh đạo Nhà máy. Nhân chuyến đi thăm động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ chỉ thị việc sản xuất rượu phải được tiếp tục phát triển nhưng phải thay gạo bằng sắn. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ đặc biệt là dùng nguyên liệu từ ngô, khoai, sắn thay thế cho việc sử dụng gạo. Trong những thời điểm khó khăn của đất nước, Nhà máy vẫn sản xuất một lượng rượu lớn phục vụ nhu cầu nhân dân với chất lượng ngày càng cao, không ngừng cải tiến thiết bị sản xuất, trang bị nâng cấp hệ thống máy móc, nâng cao tay nghề, cải tiến phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đến những năm 1990 Nhà máy đã chuyển đổi cơ chế quản lý. Ban đầu Nhà máy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cùng với sự cố gắng nỗ lực về mọi mặt Nhà máy Rượu Hà Nội đă từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường. Đến năm 1993 theo QĐ338/CP của Chính phủ, Nhà máy Rượu Hà Nội đổi tên thành Công ty Rượu Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, có các xí nghiệp thành viên và hạch toán độc lập. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp số 172/2004/QĐ-BCN ngày 20/12/2004, Công ty Rượu Hà Nội đã chuyển đổi thành Công ty trách nhiện hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội. Công ty có con dấu riêng, tài khoản riêng và thực hiện từ ngày 01/02/2005. Công ty có mã số thuế: 0100102245-1, tài khoản số: 1500.311.000007 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104000163 cấp ngày 07/01/2004. Mới đây, Công ty trách nhiện hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội theo quyết định số 1626/QĐ-BCN ngày 23/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Trải qua thời gian trên 100 năm xây dựng và phát triển, với công nghệ sản xuất rượu, cồn được kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay Công ty Cồn rượu Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp sản xuất rượu, cồn lớn nhất Việt Nam. 1.1.1.2. Tình hình tăng trưởng, phát triển Một số kết quả đạt được trong những năm qua: Về kết quả sản xuất - kinh doanh: STT CHỈ TIÊU Đvị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ 64,7 148,6 233,3 2 Tổng doanh thu Tỷ 114,3 238,7 401,5 Trong đó: doanh thu công nghiệp Tỷ 110,4 234,3 398,4 3 Sản phẩm sản xuất - Rượu Tr lít 4,08 6,51 9,3 - Cồn Tr lít 2,2 2,48 3,2 4 Giá trị xuất khẩu USD 41000 52100 30003 5 Giá trị nhập khẩu USD 283000 713000 541950 6 Lợi nhuận Tỷ 11,8 20,0 60 7 Các khoản nộp Ngân sách Tỷ 41,9 67,5 100 Biểu 1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong 3 năm gần đây Về kết quả các hoạt động khác: Chính sách giá cả: Trong những năm qua, Công ty có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách định giá bán sản phẩm, như: tính đến giá trị gia tăng của thương hiệu, xây dựng hệ thống nhiều giá.. đã giúp cho Công ty đảm bảo được giá cả ổn định, lấy sản phẩm có lãi bù lại cho sản phẩm bị lỗ để duy trì sự đa dạng hóa sản phẩm và chủ yếu phục vụ cho tầng lớp người lao động trong xã hội có thu nhập thấp nhưng được bảo đảm về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính sách phân phối: Từ năm 2006, Công ty thực hiện công tác kế hoạch hóa trong việc tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các hợp đồng đại lý được ký kết, sản lượng tiêu thụ của các đại lý được xác định cho cả năm và từng quý dựa trên khả năng tiêu thụ và điều kiện sản xuất của Công ty. Ngoài ra, tùy từng tình hình cụ thể Công ty có thể chủ động điều tiết sản lượng tiêu thụ bổ sung cho các đại lý có nhu cầu đăng ký tăng thêm. Chính nhờ chủ trương này mà công tác dự báo thị trường, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng tháng, từng quý của Công ty được chủ động, sản xuất không bị đọng vốn. Chính sách khách hàng: Cùng với việc phát triển hệ thống kênh phân phối, Công ty rất chú trọng hỗ trợ khách hàng với các phương thức sau: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, hỗ trợ và phát triển mở rộng thị trường,... đặc biệt là vận chuyển giao hàng đến tận kho đối với khách hàng đại lý triển khai từ 2005 đến nay được các đại lý hết sức hài lòng và hoan nghênh. Công tác đầu tư và chất lượng sản phẩm: Năm 2005, Công ty đầu tư nâng cấp thiết bị nhà xưởng khoảng 2 tỷ đồng. Nhưng trong năm 2006, Công ty đã đầu tư trên 20 tỷ để nâng cấp thiết bị. Việc đầu tư có trọng điểm và đồng bộ không những làm tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể như: hệ thống nước tinh lọc, thùng inox chứa cồn và pha chế rượu,...Công ty cũng chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị cho công tác nghiên cứu và kết hợp với phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật (năm 2006 có gần 20 sáng kiến và được thưởng hơn 300 triệu đồng) đang là tiền đề cho việc nghiên cứu và sản xuất thử những sản phẩm mới trong thời gian tới. Công tác xuất khẩu: Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Công ty đã có nhiều cố gắng mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy doanh thu từ xuất khẩu còn rất hạn chế, nhưng các sản phẩm của Công ty đã được các nước khu vực châu Á đón nhận và đánh giá cao như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội còn tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng cao: Huy chương vàng Vang Hà Nội tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1998. Giấy chứng nhận Rượu Nếp Mới đạt danh hiệu sản phẩm được ưa thích năm 2000 do người tiêu dùng bình chọn của báo Hà Nội mới tổ chức. Giải thưởng Hà Nội vàng Rượu Sâmpanh tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long - Hà Nội năm 2002. Huy chương đồng Rượu Vang chát Hà Nội tại cuộc thi rượu Vang Quốc tế năm 2002. Giải khuyến khích Rượu Sâmpanh tại cuộc thi rượu Vang Quốc tế các năm 2002, 2003. Giấy chứng nhận: Công ty Rượu Hà Nội – Halico đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” từ năm 2001 đến 2006 của Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006. Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006. Những kết quả đạt được trên đã khẳng định: Sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã đi đúng hướng. Thương hiệu sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao, làm tăng uy tín giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Doanh thu và nộp Ngân sách đều tăng qua các năm. Đặc biệt lợi nhuận tăng cao, góp phần bảo toàn vốn và tăng tích lũy của Công ty. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội giao và tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề kết hợp với việc sử dụng các thành tựu khoa học về công nghệ mới nhất, đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Đó là chìa khoá của sự thành công ngày hôm nay. Các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của Công ty như Lúa Mới, Nếp Mới, Thanh Mai... được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ và để lại những ấn tượng khó phai về hương vị nồng đượm, dịu êm thấm đẫm nền văn minh lúa nước của người Việt. Đặc điểm tình hình hiện nay của Công ty như sau: Thuận lợi: Tình hình kinh tế chính trị của cả nước tiếp tục ổn định và phát triển; Nhu cầu về sản phẩm rượu gia tăng cùng với sự chuyển biến của đời sống xã hội, nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhà máy được xây dựng ở trung tâm thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 33.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 18.000 m2 ở một vị trí rất thuận lợi, Công ty rất có điều kiện nắm bắt kịp thời, nhanh chóng các diễn biến về các thông tin kinh tế thị trường; Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Hà Nội cộng với quyết tâm, trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty; Việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn được bảo đảm, có mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Chính vì thế tư tưởng cán bộ công nhân viên ổn định và phấn khởi, tin tưởng và triển khai thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách, biện pháp sản xuất kinh doanh của Công ty đề ra. Khó khăn: Nguyên nhiên liệu đều tăng giá và đứng ở mức cao, chi phí vận chuyển tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh; Hệ thống thiết bị cũ và không đồng bộ nên việc bố trí lao động và tăng năng suất luôn gặp nhiều khó khăn và bị động; Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp với nguy cơ hàng giả, hàng nhái không giảm; Áp lực hội nhập khi chúng ta gia nhập WTO khiến sự cạnh tranh về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày một gia tăng. Nếu so sánh kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây, ta nhận thấy sự phát triển của Công ty vẫn chưa thể hiện tính bền vững, mang tính đột biến nhiều hơn. Trong thời gian tới, những điều kiện thuận lợi khách quan và chủ quan sẽ là cơ sở giúp cho Công ty phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Công ty cần nỗ lực khắc phục những khó khăn để vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa giải quyết tốt 2 vấn đề: cổ phần hóa và triển khai di dời. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông; đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty. 1.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Cồn ruợu Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau: Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ, thực phẩm; Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn; Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa; Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng; Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. 1.1.2.2. Vốn kinh doanh Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty là 48 500 000 000 đồng (bốn mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn); trong đó: - Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 28 202 000 000 đồng (chiếm 58,15% vốn điều lệ). - Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác: 20 298 000 000 đồng (chiếm 41,85% vốn điều lệ). Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 4 850 000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10 000 đồng; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi. Công ty chỉ có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc tăng vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua việc: tích lũy lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới; Việc giảm vốn điều lệ Công ty được quyết định trên cơ sở vốn còn lại của Công ty nhưng vẫn đảm bảo Công ty hoạt động bình thường. Vốn vay và các loại vốn khác: Tùy thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loại vốn khác vào kinh doanh song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả và không trái với quy định của pháp luật hiện hành. 1.1.2.3. Dây chuyền thiết bị, một số quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu Dây chuyền thiết bị: Dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại chưng cất cồn kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Phương pháp công nghệ: Người đặt nền móng đầu tiên là ông Callmette cùng các nhà khoa học Pháp. Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập, tuyển chọn, thuần chủng nấm men trong một thời gian dài tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho phép áp dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ nguyên liệu gạo của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc, nấm men ra khỏi môi trường chung là men bánh, men lá của dân gian rồi tiếp tục nuôi cấy riêng biệt trong môi trường thích hợp để tiến hành phân lập, nhờ đó đã nuôi cấy được giống nấm mốc thuần chủng có hoạt lực đường hoá tinh bột đã nấu chín tốt nhất, đồng thời cũng chọn ra được chủng nấm mốc Rizhopus và nấm men Sacharomyces. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thuần chủng, nuôi cấy, phát triển nấm mốc trong môi trường lỏng đã được đường hoá bằng nấm mốc Rizhopus. Từ nền tảng đó, các chuyên viên kỹ thuật của Công ty Cồn rượu Hà Nội không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến các phương pháp công nghệ theo hướng ngày càng tiến bộ, năng suất và thích hợp hơn, tạo ra các chủng nấm thích hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam để sản xuất ra các loại rượu chất lượng cao. Một số quy trình sản xuất công nghệ chủ yếu: Quy trình sản xuất cồn: Nguyên vật liệu là ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn được xay nghiền nhỏ thành bột rồi được nấu thành cháo loãng trong thời gian 2 giờ với nhiệt độ 900C. Sau đó đưa cháo sang thiết bị đường hóa trong thời gian là một giờ với nhiệt độ khoảng 600C, có tác dụng của axit. Sau đó chuyển sang thiết bị lên men, thời gian lên men từ 76 giờ trở lên, cho men vào, tiếp đó bộ phận KCS kiểm tra, chuyển sang chưng cất và tinh chế thành cồn và thu hồi khí CO2. Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất cồn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cồn Nguyên liệu Nấu chín Cháo loãng Hâm nhừ Phế liệu Chưng cất Cồn hoá Đường hoá CO2 Cồn công nghiệp Cồn tinh chế Nhập kho T = 340C Men 900C Nước T= 600C H2SO4 E65nzym NH4NO3 Thanks all. Haha em D oi, cai ng t viet day co the la 1 ng cu the^ ma cung co the chi Quy trình sản xuất rượu mùi: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi Cồn Đường Nấu đường Nước qua xử lý Axít Hương liệu Phẩm Pha chế Tàng trữ Tách cặn Rượu trong Chiết chai, đóng nút Kiểm tra rượu Dán nhãn Bao bì Đai két Vận chuyển Nhập kho Các loại rượu mùi phần lớn được sản xuất theo phương pháp pha chế . Mỗi loại rượu có những công thức pha chế khác
Tài liệu liên quan