Trong bất kỳ thời đại nào, nền sản xuất nào cũng vậy, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp phải có các yếu tố sau: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn.
Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang ) các tư liệu lao động (nhà xưởng, phương tiện vận tải ) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp đó là các tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có thơì gian sử dụng dài và giá trị lớn.
Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì Doanh nghiệp nào có chất lượng cao, giá cả phải chăng sẽ chiếm lĩnh được thị trường người tiêu dùng. Do đó việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới những tài sản cố định tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản cố định góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của từng Doanh nghiệp. ĐIều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán tài sản cố định trong Doanh nghiệp.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán tài sản cố định và một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Nguyễn Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ thời đại nào, nền sản xuất nào cũng vậy, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp phải có các yếu tố sau: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn.
Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang …) các tư liệu lao động (nhà xưởng, phương tiện vận tải…) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp đó là các tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có thơì gian sử dụng dài và giá trị lớn.
Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì Doanh nghiệp nào có chất lượng cao, giá cả phải chăng sẽ chiếm lĩnh được thị trường người tiêu dùng. Do đó việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới những tài sản cố định tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản cố định góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của từng Doanh nghiệp. ĐIều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán tài sản cố định trong Doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác tài sản cố định trong Doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Doanh nghiệp có hiệu quả điều này góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng hiệu suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường dẫn đến thu hồi vốn nhanh để tiếp tục mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nguyễn Dũng, nhận thức được phần quan trọng của phần kế toán tài sản cố định, em đã chọn đề tài: " Kế toán tài sản cố định và một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Nguyễn Dũng" để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp .
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần:
Phần I: Các vấn đề chung về kế toán tài sản cố định
Phần II: Thực tế công tác kế toán tài sản cố định tại công ty
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Nguyễn Dũng
Do trình độ còn hạn chế, nên bài viết này của em không tránh khỏi những sai xót. Em rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo về nội dung cũng như hình thức để bài viết của em được hoàn chỉnh đầy đủ hơn.
PHẦN I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH
1. Khái niệm
Tài sản cố định là một tư liệu lao động có giá trị lớn (lớn hơn triệu ) và thời gian sử dụng kéo dài (hơn năm ) và đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho công ty Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị tài sản cố định dịch chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ .
2. Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của tài sản cố định là tồn tại trong nhiều chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp.
Đối với tài sản hữu hình
- Giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn, như vậy đối với tài sản cố định hữu hình dù giá trị tài sản hao mòn theo thời gian, theo sức làm việc xong nó vẫn không thay đổi gì cho đến khi bị thanh lý.
- Trong quá trình tồn tại, tài sản cố định bị hao mòn dần, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ tài sản cố định có thể bị hao mòn tuỳ theo thời gian làm việc của mình.
- Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng tài sản cố định có thể bị hư hỏng từng bộ phận và khi được sửa chữa thay đổi mới bộ phận hỏng tài sản cố định lại có thể trở về giá trị cũ.
3. Vai trò
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chủ yếu cảu Doanh nghiệp. Các tài sản cố định có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, có thể nói nếu thiếu tài sản cố định thì không có sản phẩm được xuất từ Doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất mà còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm.
II. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Để góp phần quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có hiệu quả kế toán tài sản cố định phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng và sự thay đổi cho từng tài sản cố định trong Doanh nghiệp. Đây là công việc chính và thường xuyên mà kế toán tài sản cố định phải làm. Khi tài sản cố định trong công ty có sự thay đổi tăng giảm, kế toán cần theo dõi kỹ càng và ghi chép thật chi tiết
- Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các bộ phận sử dụng. Tài sản cố định trong bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng có sự hao mòn vô hình hoặc hữu hình, kế toán tài sản cố định phải tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định để biết được giá trị còn lại của tài sản cố định đang sử dụng.
- Tham gia lập kế hoạch và lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, khi tài sản cố định có biểu hiện hỏng hóc, kế toán tài sản cố định cũng có nhiệm vụ và trách nhiệm cho việc sửa chữa.
III. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định gồm nhiều khác nhau về giá trị, hình thái, hiện vật và nguồn hình thành. Phân loại tài sản cố định để biết được Doanh nghiệp có những tài sản cố định nào, tài sản cố định của Doanh nghiệp được dùng cho những mục đích gì số lượng và giá trị tài sản cố định cho từng mục đích cũng như nguồn hình thành của các tài sản cố định này. Theo các mục đích vừa nêu, tài sản cố định của Doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu chuẩn sau:
a. Theo hình thái vật chất
a1: Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. Tài sản cố định hữu hình của Doanh nghiệp thường bao gồm
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm nhà kho, xưởng sản xuất, nhà làm việc, sân bãi, cửa hàng…sử dụng trong sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
+ Máy móc thiết bị gồm toàn bộ máy móc thiết bị dùngtrong sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị động lực máy móc thiết bị công tác, dây chuyền sản xuất, các máy móc đơn lẻ…
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là những tài sản cố định dùng để vận chuyển vật tư, hàng hoá, sản phẩm như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, thuyền…các hệ thống truyền dẫn như: đường dây tải điện, ống dẫn xăng dầu, hơi nước….cũng được xếp vào nhóm tài sản cố định này.
+Thiết bị dụng cụ quản lý: máy tính, các thiết bị đo lường
+ Tài sản cố định trong nông nghiệp: bao bồm vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, làm việc và cho sản phẩm
+ Các loại tài sản cố định khác loại trừ những tài sản cố định đã nói trên
a2: Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể.
Những tài sản cố định này thể hiện lượng giá trị mà Doanh nghiệp đã đầu tư để có được quyền hay lợi ích liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp và được vốn hoá theo quy định
+ Quyền sử dụng đất gồm các chi phí mà Doanh nghiệp chi ra để có được quyền sử dụng đất đai, mặt nước
+ Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất bao gồm các chi phí liên quan đến việc thành lập chuẩn bị sản xuất của Doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm: chi phí thành lập Doanh nghiệp chi phí nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí chuẩn bị sản xuất, chi phí khai trương Doanh nghiệp
+ Bằng phát minh sáng chế gồm các chi phí mà Doanh nghiệp chi ra để nghiên cứu hoặc mua bằng phát minh sáng chế
+ Chi phí nghiên cứu phát triển: là những khoản chi phí Doanh nghiệp chi ra để thực hiện việc nghiên cứu, lập kế hoạch dài hạn phục vụ cho sự phát triển lâu dài của Doanh nghiệp.
+ Chi phí về lợi thế thương mại: là phần Doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế tài sản cố định hữu hình do vị trí thuận lợi của nó
+ Tài sản cố định khác: bao gồm những tài sản cố định hữu hình chưa kể trên như về quyền đặc nhượng (quyền sản xuất, khai thác một sản phẩm nào đó từ hợp đồng nhượng quyền của công ty khác) quyền thuê nhà, quyền thực hiện hợp đồng
b. Theo quyền sở hữu
- Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định do Doanh nghiệp xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn tự có hoặc vay, nợ
- Tài sản cố định đi thuê
+ Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà Doanh nghiệp thuê dài hạn trong thời gian dài theo hợp đồng thuê. Đối với những tài sản cố định này Doanh nghiệp có quyền quản lý và quyền sử dụng còn sở hữu tài sản cố định thuộc về Doanh nghiệp cho thuê.
+ Tài sản cố định thuê hoạt động là những tài sản cố định mà Doanh nghiệp chỉ thuê để sử dụng trong thời gian ngắn. Tài sản cố định thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Đối với các tài sản cố định này Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt. Giá trị của các tài sản cố định này không được tính vào giá trị tài sản của Doanh nghiệp đi thuê.
c. Theo mục đích sử dụng
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh là những tài sản cố định đang được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Những tài sản cố định này được tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh cảu Doanh nghiệp
- Tài sản cố định phúc lợi: là những tài sản cố định dùng để phục vụ cho đời sống vật chất hoặc tinh thần của cán bộ, công nhân viên trong Doanh nghiệp thuộc về tài sản cố định phúc lợi bao gồm nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá, câu lạc bộ và các máy móc thiết bị dùng cho mục đích phúc lợi.
Những tài sản này được mua sắm bằng nguồn vốn từ quỹ phúc lợi theo quy định hiện hành phần trích khấu hao của những tài sản này không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Tài sản cố định chờ xử lý: là những tài sản đã lạc hậu hoặc hư hỏng không còn sử dụng đang được chờ thanh lý hoặc nhượng bán
2. Đánh giá tài sản cố định
Việc đánh giá lại tài sản cố định của công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, khai thác tài sản cố định, đặc biệt là trong công tác hạch toán tài sản cố định
a. Đánh giá nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá là giá trị ban đầu của tài sản cố định khi nó xuất hiện lần đầu ở Doanh nghiệp. Nó thể hiện số tiền mà Doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định chỉ thay đổi khi tài sản cố định được xây lắp trang bị thêm khi bị tháo bớt một số bộ phận không dùng đến .
Ngoài ra nguyên giá tài sản cố định cũng thay thế trong trường hợp đánh giá lại hoặc nâng cấp kéo dài tuổi thọ hay tăng năng lực sản xuất
Tuỳ theo nguồn gốc hình thành cảu tài sản cố định mà nguyên giá được tính như sau:
- Nguyên giá tài sản cố định mua ngoài
Nguyên giá tài sản cố định mua trong nước: được tính bằng giá mua trên hoá đơn bên bán lập, các khoản chi phí trước khi sử dụng và lãi tiền vay nếu có và được vốn hoá theo quy định
Nguyên giá tài sản cố định nhập khẩu
Nguyên giá
=
Giá mua
+
Thuế nhập khẩu
+
Các chi phí trước khi sử dụng
+
Lãi tiền vay được vốn hoá
- Nguyên giá tài sản cố định nhập vốn góp
Nguyên giá
=
Gía trị vốn góp được xác định
+
Các chi phí trực tiếp nhận tài sản cố định phát sinh và các chi phí trước khi sử dụng khác nếu có
Giá trị vốn góp của các tài sản cố định này thường do hội đồng định giá tài sản của công ty xác định hoặc theo thoả thuận giữa các bên liên quan
- Nguyên giá tài sản cố định do xây dựng cơ bản bàn giao: được tính theo giá quyết toán công trình được duyệt nếu được đầu tư xây dựng theo phương thức giao thâù hoặc giá thành thực tế đối với công trình tự xây dựng, các chi phí trước khi sử dụng khác, lệ phí trước bạ và lãi tiền vay được vốn hoá theo quy định nếu có
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình: gồm tổng các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan đến việc hình thành từng tài sản cố định vô hình cụ thể được vốn hoá theo quy định
- Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính: là số tiền nợ phải trả cho bên đi thuê không bao gồm khoản lãi phải trả
b. Giá trị hao mòn:
là phần giá trị của tài sản cố định bị mất đi trong quá trình tồn tại của tài sản cố định tại Doanh nghiệp. Do quá trình sử dụng, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà giá trị của tài sản cố định bị giảm dần theo thời gian
c. Giá trị còn lại của tài sản cố định:
là phần giá trị đã đầu tư vào tài sản cố định mà Doanh nghiệp chưa thu hồi được. Thông qua giá trị còn lại của tài sản cố định người tài sản cố định có thể đánh giá được tài sản cố định còn mới hay cũ, tức là có thể đánh giá được năng lực sản xuất của tài sản cố định đó. Giá còn lại của tài sản cố định được xác định như sau:
Giá trị còn lại của tài sản cố định
=
Nguyên giá tài sản cố định
-
Giá trị hao mòn của tài sản cố định
IV. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ THỦ TỤC TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Chứng từ kế toán tài sản cố định
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định: dùng để ghi chép, theo dõi sử dụng đổi của tài sản cố định. Khi có sự thay đổi giao nhận tài sản cố định do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải thành lập hôị đồng giao nhận tài sản cố định. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận tài sản cố định theo mẫu 01 trong chế độ ghi chép ban đầu biên bản này lập riêng cho từng tài sản cố định. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều tài sản cố định cùng loại thì biên bản này có thể được lập chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi tài sản cố định một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản giao nhận tài sản cố định được lập thành hai bản. Bên giao và bên nhận mỗi bên giữ một bản.
+ Hồ sơ tài sản cố định: mỗi tài sản cố định phải có một bộ hồ sơ riêng gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
+ Sổ chi tiết tài sản cố định lập chung cho toàn Doanh nghiệp trên sổ ghi chép các diễn biến liên quan đến tài sản cố định trong quá trình sử dụng như trích khấu hao, tài sản cố định tăng giảm
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định: dùng để tổng hợp chi phí thanh lý và giá trị thu hồi khi công việc thanh lý hoàn thành. Biên bản thanh lý được thành lập hai bản, một bản chuyển cho kế toán, một bản chuyển cho bộ phận quản lý
+ Các chứng từ kế toán khác có liên quan như: hoá đơn mua bán, hoá đơn dịch vụ mua ngoài, hoá đơn cước phí vận chuyển
2. Thủ tục tăng, giảm tài sản cố định
Khi tăng tài sản cố định Doanh nghiệp phải cùng với bên bán hoặc với bên xây dựng lập các thủ tục biên bản sau
Nếu mua sắm, Doanh nghiệp lập biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng kinh tế có hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu chi
Trường hợp do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, sau khi công trình kết thúc Doanh nghiệp lập hồi đồng nghiệm thu công trình đánh giá về mặt chất lượng thi công rồi cùng xây dựng lập hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp, biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình.
Khi giảm tài sản cố định, Doanh nghiệp phải lập đầy đủ hồ sơ thủ tục tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
Nếu thanh lý tài sản cố định Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào quyết định thanh lý để thành lập ban thanh lý tài sản cố định. Ban thanh lý tài sản cố định tổ chức việc thanh lý và lập biên bản thanh lý để tổng hợp chi phí thanh lý và gía trị thu hồi khi công việc thanh lý hoàn thành. Biên bản thanh lý được thành lập hai bản
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định kế toán phải lập hoá đơn bán tài sản cố định
Nếu chuyển giao cho đơn vị khác thì phải lập biên bản giao nhận tài sản cố định
Trường hợp phát hiện thiếu, mất tài sản cố định thì phải lập biên bản thiếu, mất tài sản cố định
Các chứng từ được lập trong từng trường hợp trên là căn cứ để ghi vào thẻ tài sản cố định và các sổ hạch toán chi tiết tài sản cố định
V. KẾ TOÁN CHI TIẾT TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
+ Tăng do mua sắm
Chú thích:
1. Giá mua các chi phí trước khi sử dụng tài sản cố định
2. Thuế GTGT được khấu trừ nếu có
3. Các chi phí cho xây dựng cơ bản
4. Giá trị quyết toán cho công trình xây dựng cơ bản hoàn thành
+ Giảm do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Chú thích:
1. Giá mua hao mòn của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán
2. GTCL của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán
3. Các chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định khác
4. Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định
5. Thuế GTGT phải nộp nếu có
VI. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Tài khoản sử dụng
a. TK211: Tài sản cố định dùng phản ánh nguyên giá hiện có và sự biến động theo nguyên giá tài sản cố định
+ Bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định tăng
+ Bên Có: Nguyên giá tài sản cố định giảm
+ Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có trong Doanh nghiệp
Tài khoản này được chia thành 3 Tài khoản cấp II như sau
- TK2111 Tài sản cố định hữu hình
- TK2112 Tài sản cố định thuê tài chính
- TK2113 Tài sản cố định vô hình
b. TK214: Hao mòn tài sản cố định : phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định trong Doanh nghiệp
- Bên Nợ: Giá trị hao mòn do các nguyên nhân thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
- Bên Có: Giá trị hao mòn tài sản cố định tăng do trích khấu hao do đánh giá lại…
- Dư Có: Giá trị hao mòn tài sản cố định hiện có tại Doanh nghiệp
Tài khoản này có các Tài khoản cấp II
- TK2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình
- TK21412 Tài sản cố định thuê tài chính
- TK2143 Tài sản cố định vô hình
2. Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình:
* Tài sản cố định hữu hình tăng
a. Được cấp pháp, biếu tặng, viện trợ, nhận vốn góp liên doanh, góp vốn cổ phần bằng tài sản cố định
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định các chứng từ có liene quan đến nguyên giá tài sản cố định kế toán ghi:
Nợ TK21111: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Có Tk411: tăng nguồn vốn kinh doanh
Các chi phí tiếp nhận, lắp đặt, chạy thử…phát sinh trước khi sử dụng cũng được hạch toán vào nguyên giá của tài sản cố định này
Nợ TK2111
Có TK liên quan (111,112…)
b. Tăng do mua sắm
- Trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK2111
Nợ TK133
Có TK111,112,331,341
- Trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT
Nợ TK2111
Có TK111,112,331
- Trường hợp bằng tiền vay hoặc trả chậm lãi phát sinh không được vốn hoá
Nợ TK2111
Nợ TK133
Nợ TK242
Có TK341
Có TK331
Hàng năm, tính số lãi phải trả vào chi phí tài chính (-) kỳ
Nợ TK635 : Lãi phải trả hàng năm
Có TK242
c. Tăng tài sản cố định do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
- Khi phát sinh các chi phí liên quan đến từng công trình xây dựng cơ bản kế toán ghi:
Nợ TK241
Có TK152,153
Có TK334
Có TK331
Có TK liên quan khác
- Khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, căn cứ vào giá trị công trình được duyệt trên biên bản giao nhận tài sản cố định kế toán ghi
Nợ TK211
Có TK241
d. Nhận lại vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định
Nợ Tk2111
Có Tk221
* Thanh lý tài sản cố định hữu hình giảm
a. Giảm tài sản cố định do thanh lý, nhượng bán
- Bút toán 1: Xóa sổ tài sản cố định bị thanh lý hoặc nhượng bán
Nợ TK214
Nợ TK811
Có TK2111
- Bút toán 2: Phản ánh số tiền đã thu hoặc phải thu về thanh lý, nhượng bán
Nợ TK111,112,131
Nợ TK152
Có TK711
Có Tk333(11)
- Bút toán 3: Các ch phí thanh lý, nhượng bán phát sinh
Nợ TK811
Nợ TK133
Có TK111,112,131
b. Góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định
- Trường hợp giá trị vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị ghi sổ
Nợ TK221(2)
Nợ TK214
Có TK211(1)
Có TK411(2)
- Trường hợp giá trị vốn góp được đánh giá thấp hơn giá trị ghi sổ
Nợ TK221(2)
Nợ TK214
Nợ TK411(2)
Có TK211(1)
c. Trả lại vốn góp cho bên góp vốn bằng tài sản cố định
Nợ TK411
Nợ TK214
Có TK2111
Có TK4112
3. Kế toán tổng hợp tài sản cố định thuê tài chính
* Hạch toán ở Doanh nghiệp đi thuê
Kế toán theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động bằng TK001
- Khi nhận ghi Nợ TK001
- Khi trả ghi Có TK001
+ Trong quá trình sử dụng tại Doanh nghiệp nếu thời gian thuê ngắn, chi phí trả theo từng kỳ thì