Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội

Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Kế toán là một trong các công cụ quản lý kinh tế rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cũng phải ngày càng phát triển, hoàn thiện. Song song với sự phát triển này, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng: chất lượng cao và giá thành hạ. Phải đảm bảo được hai yêu cầu đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tức là phải mang lại lợi nhuận và có tích lũy. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải đạt tới đỉnh cao của sự tiết kiệm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm không có nghĩa là giảm chi phí, mà còn phải biết tiết kiệm như thế nào để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao nhưng giá thành đơn vị cá biệt là nhỏ nhất. Do đó việc tính đúng tính đủ tính chính xác chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là cơ sở xác định chính xác lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất.

docx68 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Kế toán là một trong các công cụ quản lý kinh tế rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cũng phải ngày càng phát triển, hoàn thiện. Song song với sự phát triển này, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng: chất lượng cao và giá thành hạ. Phải đảm bảo được hai yêu cầu đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tức là phải mang lại lợi nhuận và có tích lũy. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải đạt tới đỉnh cao của sự tiết kiệm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm không có nghĩa là giảm chi phí, mà còn phải biết tiết kiệm như thế nào để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao nhưng giá thành đơn vị cá biệt là nhỏ nhất. Do đó việc tính đúng tính đủ tính chính xác chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là cơ sở xác định chính xác lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất. Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật HN là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được tổ chức tương đối tốt song còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn. Với tư cách là một sinh viên thực tập, được sự giúp đỡ chỉ bảo của Thầy giáo, cùng với sự nhiệt tình của các cán bộ kế toán của Công ty, em xin trình bày phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật. Chuyên đề tốt nghiệp này được trình bày gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo ã tận tình giúp đỡ, trong quá trình thực hiện chuyên đề.. Vì vậy em đã hoàn thành bài báo cáo “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội” theo đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1. Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thi doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơ bản là: Đối tượng lao động như nguyên vật liệu Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác. Sức lao động của con người. Quá trình sử dụng 3 yếu tố trên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Chẳng hạn như tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao, tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu là chi phí về nguyên vật liệu. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành, lao vụ, dịch vụ là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chỉ có những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng trong công tác kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như bộ phận cấu thành và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Căn cứ vào tính chất nội dung kế toán của chi phí nếu giống nhau xếp vào một yếu tố bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản… - Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, loại chi phí này còn có thể được phân chia thành 2 yếu tố là chi phí tiền lương và chi phí BHXH (bảo hiểm xã hội), BHYT (bảo hiểm y tế) và KPCĐ (kinh phí công đoàn). - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định đã sử dụng phục vụ sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ ngoài các khoản chi phí trên phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Phân loại này chỉ rõ trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp đã chỉ rõ những yếu tố chi phí gì và mỗi loại là bao nhiêu. Ngoài ra nó còn cho biết kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí để lập thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện, lập dự toán chi phí cho kỳ sau. 1.1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí (phân loại chi phí theo khoản mục). Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có chung công dụng kinh tế được sắp xếp vào cùng một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như thế nào. Số lượng của khỏan mục phụ thuộc vào tính chất của từng ngành và yêu cầu quản lý trong thời kỳ có khác nhau, có thể thay đổi theo tính chất của từng quy trình công nghệ. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm toàn bộ các khoản chi phí về đối tượng lao động là vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thê… - Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền công và các khoản trả cho người lao động trong doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài khoản mục chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí phải trả cho nhân viên phân xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng cho phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khac bằng tiền. 1.1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ). - Chi phí khả biến. - Chi phí cố định. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý quá trình chi phí cụ thể là cơ số thiết kế các mô hình khác nhau, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả đối với từng loại chi phí. 1.1.1.2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí. - Chi phí trực tiếp. - Chi phí gián tiếp. Cách phân loại này giúp chúng ta xác định được phương pháp hạch toán đối với từng loại chi phí một cách đúng đắn và hợp lý nhất. 1.1.1.2.5. Chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành. - Chi phí đơn nhất. - Chi phí hợp nhất. Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở những góc độ khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau nhằm một mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm. 1.2.1. Nội dung giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất kinh doanh tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng các hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cung như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu, giá thành được chia thành: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên sơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trược khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho các chỉ tiêu tổng giá thành và các giá thành đơn vị giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sỏ để xác định kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như các đối tác liên doanh liên kết. 1.2.2.2. Căn cứ theo phạm vi tính toán, giá thành sản phẩm gồm: - Giá thành sản xuất gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Girị sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra trong chế tạo, sản phẩm, sản xuất sản phẩm. Về mặt kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là 2 bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Kế toán tập hợp chi phí là cơ sở số liệu quan trọng quyết định đến công tác tính giá thành. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau về số lượng cụ thể: - Chi phí sản xuất luôn luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn lại với giá thành luôn gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. - Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí kỳ này (chi phí phải trả). - Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng mà liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Do đó mà tập hợp đầy đủ chi phí chính xác để có thể tính giá thành chính xác và ngược lại, thông qua giá thành sản phẩm từng giai đoạn sản xuất để xem xét đánh giá tình hình thực tế tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất và chi phí sản xuất trong giai đoạn có phù hơp hay không. 1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Đối với phòng kế hoạch việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải dụa trên sản lượng kế hoạch và định mức kinh tế kỹ thuật lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành (giá thành đinh mức). - Các phòng ban liên quan tổ chức theo dõi quản lý chi phí sản xuất và giá thành theo định mức tiêu hao cho sản lượng sản xuất thực tế. - Trên cơ sở các chứng từ và các sổ kế toán đã tập hợp được từ các bộ phận kế toán khác, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tính được chi phí sản xuất thực tế và giá thành sản phẩm thực tế. - So sánh sự biến động giữa số liệu thực tế do phòng kế toán cung cấp với số lượng kế hoạch để rút ra nhận xét về từng mặt mạnh, yếu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 1.5. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.5.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất làm phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. 1.5.1.1. Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, quy trình sản xuất đầu ra liên tục từ khi bỏ nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành, quá trình sản xuất không bị gián đoạn về mặt kỹ thuật thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất qua nhiều khâu khác nhau về mặt kỹ thuật, sản phẩm của giai đoạn này chuyển tiếp cho giai đoạn sau cho tới khi tạo ra thành phẩm ở giai đoạn cuối thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn và các sản phẩm đã hoàn thành ở từng giai đoạn nhất định. - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu song song thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các chi tiết phí phụ tùng và các sản phẩm hoàn thành sau khi lắp ráp xong. 1.5.1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất. - Nếu các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất có thể là từng sản phẩm, từng quy trình hay hạng mục công trình. - Nếu các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Ngoài ra việc xác định đối tượng kế toán tập hơp chi phí còn căn cứ vào yêu cầu trình độ của công tác kế toán. Nếu có khả năng yêu cầu trình độ kế toán cao thì đòi hỏi đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất càng phải cụ thể hơn. 1.5.3. Phân biệt giữa đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xét về nội dung, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định làm căn cứ để tổ chức ghi chép ban đầu, để mở sổ chi tiết, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại căn cứ để kế toán mở các the tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng giúp cho doanh nghiệp kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng là cơ sở và căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan. 1.6. Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. * Vai trò: là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở xác định giá bán hàng. Đồng thời có thể dự đoán được chi phí, điểm hòa vốn… * Nhiệm vụ: - Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. - Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp. - Xác định chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ. - Thực hiện tính giá thành kịp thời, theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý. - Phân tích tình hình thực hiện định mức, dự đoán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để có kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp. 2. Nội dung cơ bản của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1. Phương pháp kế toán tập hơp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 2.1.1. Phương pháp kế toán tập hơp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục và co hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho các loại nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm, hàng hóa… trên các tài khoản và kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất. 2.1.1.1. Tài khoản sử dụng. * TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phat sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. TK 621 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. * TK 622 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất và TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. TK 622 cuối kỳ không có số dư và cũng có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hơp chi phí. * TK 627 – chi phí sản xuất chung: để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phân xưởng, tổ đội sản xuất. TK này không có số dư cuối kỳ và cũng mở chi tiết theo từng đối tượng, phân xưởng TK 627 được mở 6b TK cấp 2: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278. * TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: được sửv dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (địa điểm phát sinh, nhóm, loại sản phẩm…) Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK liên quan như TK 155, TK 632… 2.1.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ… dùng trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm thành sản phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính giá thành thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu vào các đối tượng có thể tién hành theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp trực tiếp được ápv dụng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (từng phân xưởng, từng sản phẩm). Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng cần phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu có thể là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. Công thức phân bổ cho từng đối tượng. Ci = Hi x Ti Với Trong đó : H : hệ số phân bổ : Tổng số chi phí cần phân bổ Ti : Tiêu thức phân bổ thuộc
Tài liệu liên quan