Trong mọi hình thái xã hội, vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là người lao động. Vì người lao động là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra tại các doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế, các nhà sản xuất là phải quan tâm đến nhu cầu của người lao động,là phải biết đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, để thúc đẩy người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, các loại hình doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, kèm theo đó là nhu cầu về đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì thế vấn đề thu nhập của người lao động tập trung được sự thu hút của nhiều người. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các chế độ và hình thức trả lương nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của nền kinh tế hiện đại và lợi ích kinh tế của người lao động.
Nước ta là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, đang có những bước chuyển mình để tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế, bên cạnh những chính sách, những kế hoạch nhằm tăng cường kinh tế thì vấn đề về tiền lương của người lao động cũng được Đảng và nhà nước quan tâm. Chế độ tiền lương đúng đắn sẽ tác đông rất lớn đến việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong mọi hình thái xã hội, vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là người lao động. Vì người lao động là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra tại các doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế, các nhà sản xuất là phải quan tâm đến nhu cầu của người lao động,là phải biết đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, để thúc đẩy người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, các loại hình doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, kèm theo đó là nhu cầu về đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì thế vấn đề thu nhập của người lao động tập trung được sự thu hút của nhiều người. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các chế độ và hình thức trả lương nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của nền kinh tế hiện đại và lợi ích kinh tế của người lao động.
Nước ta là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, đang có những bước chuyển mình để tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế, bên cạnh những chính sách, những kế hoạch nhằm tăng cường kinh tế thì vấn đề về tiền lương của người lao động cũng được Đảng và nhà nước quan tâm. Chế độ tiền lương đúng đắn sẽ tác đông rất lớn đến việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội.
Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vât chất đối với người lao động. Các doanh nghiệp phải phối hợp nhịp nhàng và phù hợp với chiến lược , kế hoạch về đào tạo, trả công, tuyển chọn đánh giá và khen thưởng nhân viên với kế hoạch và chiến lược kinh doanh đối với đơn vị mình.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, những bất cập mà ta thường hay gặp đó là các doanh nghiệp trả lương cho người lao động còn nhiều bất hợp lý, tiền lương chưa thật sự khuyến khích và thu hút lao động có tay nghề cao, làm cho những cán bộ có trình độ năng lực và công nhân có tay nghề cao chuyển đến làm việc cho những doanh nghiệp có thu nhập cao hơn. Để vượt qua những khó khăn thách thức, đững vững trên thương trường cũng như thích ứng với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao cải tiến được công tác tiền lương để tiền lương thực sự làm tốt vai trò là đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao động góp phần thúc đẩy sự tồn tại và phát triển cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong cơ chế tiền lương chưa hoàn thiện, giá cả thị trường biến động , thu nhập đa phần không bảo đảm được cuộc sống của người lao động vì việc đổi, sửa đổi và làm tốt chính sách tiền lương thực sự là những trăn trở của nhiều doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự đồng ý và giúp đỡ của quý Thầy Cô giáo và Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế nên tôi quyết định chọn đề tài : “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế ” làm đề tại thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
- Xem xét ảnh hưởng của tiền lương đối với người lao động và chi phí của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với việc phân tích trình tự, nội dung hạch toán trên chứng từ, sổ sách báo cáo tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nguồn tài liệu thu thập được chủ yếu là các báo cáo sổ sách kế toán của công ty trong năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp hạch toán kế toán
Phương pháp so sánh để đánh giá kết quả
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
Các phương pháp liên quan khác
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
THỪA THIÊN HUẾ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế là Công ty Nông nghiệp Bình Trị Thiên, đến năm 1989 nhà nước thực hiện chủ trương chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Sau ngày phân chia lại địa giới hành chính, Công ty Vật Tư Nông nghiệp Bình Trị Thiên được chia thành ba công ty: Công ty Vật tư Nông nghiệp Quảng Bình - Công ty Vật tư nông nghiệp Quảng Trị - Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
Để phục vụ và cung ứng các mặt hàng cần thiết cho việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã thực hiện nghị định số 388 HĐBT ngày 20/11/1991 của thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và được thành lập theo quyết định số 126 QĐ/VB ngày 20/01/1993 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 13/02/1993 công ty được cấp giấy phép kinh doanh.
Văn phòng công ty đóng tại: 20 Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Huế.
Nhà máy: Km 27 - QL1A - Thị trấn Phong Điền Thừa Thiên Huế.
ĐT: 054.3551365 - FAX: 054.3826991 - Email: vtnntthue@dng.vnn.vn
Theo chủ trương của UBND tỉnh tại quyết định số 1069/QĐ - UB ngày 05/04/2005 về việc cổ phần hoá Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/12/2005 tại quyết định số 4408/QĐ - UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt phương án Cổ phần hoá Công ty. Ngày 18/01/2006 công ty được UBND tỉnh ra quyết định số 195/QĐ - UB về việc chuyển Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế thành Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế và ngày 20/01/2006 công ty tiến hành đại hội cổ đông thành lập. Đồng thời được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000159 ngày 06/02/2006, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo tên Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
Tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế. Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị hội đủ các điều kiện về đội ngủ cán bộ công nhân viên có năng lực, kinh nghiệm và được Nhà nước cấp vốn theo điều lệ là 1.829 triệu đồng nên đã trở thành một trong những đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, là một đơn vị đạt được những thành tích đáng kể và làm ăn có hiệu quả trên địa bàn tỉnh kể từ năm 1993 đến nay.
Mặc dù ra đời trong bối cảnh khó khăn nhưng tập thể Công ty đã hoạt động với cơ chế mới, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các loại vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ bảo vệ thực vật máy móc... Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng đổi mới, các cán bộ trong công ty đều là những người có kinh nghiệm, kiến thức, lòng nhiệt tình cao và được đào tạo chu đáo trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Công ty đã biết đánh giá đúng thời điẻm, địa bàn nắm rõ quy mô hoạt động..., có mối quan hệ tốt với bạn hàng nên hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh được phát triển, từ đó giúp cho Công ty được ổn định và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng:
Từ khi mới thành lập, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Công ty kinh doanh các mặt hàng sau:
- Cung ứng dịch vụ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất các loại phân bón, phân lân hữu cơ sinh học Sông hương, các loại phân hỗn hợp NPK Bông lúa và các loại phân khác.
- Thu mua và chế biến các loại nông sản.
- Kinh doanh máy móc, phụ tùng cơ khí nông, ngư nghiệp, vật liệu xây dựng.
- Nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá cho các doanh nghiệp trên toàn quốc.
- Ngoài ra, công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, hàng hoá nói trên.
1.2.2 Nhiệm vụ:
Với những chức năng trên, Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cụ thể:
- Đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
- Thực hiện các chủ trương cung ứng các mặt hàng chính sách miền núi theo chương trình trợ giá, trợ cước của Nhà nước và tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho các khu vực miền núi trong tỉnh.- Nâng cao trình độ, đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty, tạo điều kiện công ăn việc làm cho người lao động.
- Thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách theo đúng chủ trương và chế độ của nhà nước.
- Đặc biệt công ty phải thực hiện nhiệm vụ duy trì phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo và an toàn vốn góp cổ phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại
Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế
HỘI ĐÔNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.Tổ chức hành chính
P.Kế toán tài vụ
Chi nhánh HUẾ
Chi nhánh AN LỖ
Chi nhánh TRUỒI
Chi nhánh PHÚ ĐA
Chi nhánh
A LƯỚI
Đại lý
Cửa hàng bán lẻ
Nhà
máy
NPK
Cửa hàng bán lẻ
Đại
lý
Cửa hàng bán lẻ
Đại
lý
Cửa hàng bán lẻ
Đại
lý
Đại lý
Cửa
dàng
xăngdầu
Nhà
máy
vi
sinh
Cửa hàng bán lẻ
Nhà máy PLHCSH Sông Hương
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị (HĐQT) do đại hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành Công ty. HĐQT có thể là 3;5;7 hay 11 thành viên đại diện cho cổ đông để giải quyết các vấn đề về sản xuất kinh doanh của công ty. HĐQT đề ra các quy chế, hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho các giám đốc Công ty thực hiện.
Giám đốc:
Giám đốc là người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của HĐQT. Là người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện.
Giám đốc Công ty cổ phần có thể đi thuê hoặc có thể là thành viên của HĐQT.
Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trong khâu mua bán hàng hoá Công ty, là người chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng và kí hợp đồng với các tổ chức kinh doanh để mua hàng cho Công ty. Ngoài ra phó giám đốc còn tổ chức việc bán ra, chỉ đạo các Công ty tiến hành tốt việc tiêu thụ hàng hoá.
Phòng kế toán:
Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán các nghiệp vụ trong tổ chức kinh doanh của Công ty. Cung cấp kịp thời, báo cáo định kỳ tình hình tài chính của Công ty cho lãnh đạo.
Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ giải quyết các công tác hành chính như văn thư bảo mật, bảo vệ cơ quan, tiếp khách... và có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, lao động chính sách hưu trí, thôi việc...
Dưới các phòng, ban chức năng gồm có các chi nhánh phụ thuộc là: Chi nhánh An Lỗ, Chi nhánh Truồi, Chi nhánh Phú Đa, và nhà máy phân lân HCSH Sông Hương. Hàng tháng tập hợp số liệu về tình hình kinh doanhhàng hoá báo cáo lên lãnh đạo của Công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng, có đại lý cửa hàng bán lẻ.
Chi nhánh
Các chi nhánh có chức năng cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất, phân phối sản phẩm đến với khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng tìm kiếm thị trường.
Với cơ cấu tổ chức như thế, ta thấy Công ty có sự phân công theo ngành và đi sâu sát đến người tiêu dùng. Điều này tạo điều kiện cho Công ty tăng cường việc nghiên cứu thị trường, mở rộng khả năng tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kể từ năm 2006, cơ cấu tổ chức của Công ty đã có một số thay đổi cho phù hợp với tiến trình cổ phần hoá. Công ty phải sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng. Về quan hệ trực tuyến được biểu hiện những chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng quản trị đối với giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban chức năng cũng như các chi nhánh phụ thuộc.
Về quan hệ chức năng được thể hiện những mối quan hệ qua lại giữa các phòng ban chức năng và các chi nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ này rất chặt chẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng trong cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nhưng nói chung đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa quan hệ trực tuyến vừa quan hệ chức năng nên cho phép nâng cao được tính chuyên môn của từng bộ phận , gắn trách nhiệm của mọi người với kết quả cuối cùng.
1.4 Những kết quả mà đơn vị đạt được qua hai năm gần đây
1.4.1 Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2009 - 2010
Hoạt động của Công ty đã đạt được trong nhiều năm qua, phải nói rằng công tác tổ chức cán bộ đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của Công ty.
Qua nhiều năm hoạt động, nguồn lao động của Công ty đã tăng nhanh đáng kể từ 115 người năm 2009 lên 155 người năm 2010 (chưa kể lao động thời vụ), do huy động hết năng suất sau đó cải tiến, gia tăng công suất của lò nấu frit để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia tăng năm 2010. Nguồn lao động của Công ty đã được chọn lọc và đầu tư qua nhiều năm hoạt động, đến nay Công ty đã có một bộ máy quản lý tương đối hoàn chỉnh và công tác tổ chức cán bộ hiện nay trình độ quản lý đã được nâng cao lên một bước đáng kể và đang tiếp tục hoàn thiện dần trong quá trình kinh doanh.
Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp trong những năm qua luôn chú trọng đến trình độ chuyên môn và không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân, luôn cải tiến phương thức quản lý lao động cho phù hợp với tình hình mới.
Để hiểu rõ tình hình trong quá trình sử dụng lao động của Công ty, có bảng cơ cấu nhân sự sau:
Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động ở Công ty qua hai năm (2009 - 2010)
ĐVT: người
Chỉ tiêu
2009
2010
SO SÁNH
Số lượng
%
Số lượng
%
+/-
%
Tổng lao động
115
100
155
100
40
34,78
1. Theo tính chất
- Lao động trực tiếp
80
69,57
105
67,74
25
31,25
- Lao động gián tiếp
35
32,26
50
32,26
15
42,86
2. Theo giới tính
- Nam
100
86,96
135
87,10
35
35,00
- Nữ
15
13,04
20
12,90
5
33,33
3. Theo trình độ
- Đại học
35
30,43
45
29,03
10
28,57
- CĐ và TCCN
10
8,70
20
12,09
10
100,00
- CNKT
40
34,78
50
32,26
10
25,00
- LĐ phổ thông
30
26,09
40
25,81
10
33,33
(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức hành chính)
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy, tổng lao động của Công ty tăng đều qua hai năm. Cụ thể, năm 2010 so với năm 2009 tăng 34,78% tương ứng với 40 người. Đây chính là thành tích của Công ty trong việc tăng lượng lao động nhằm làm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty, đều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng lao động của Công ty phù hợp và phát huy hiệu quả tốt.
Trong thời buổi kinh tế tri thức, dây chuyền công nghệ mới yêu cầu chất lượng lao động phải không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2010 so với năm 2009 trình độ Đại học tăng 10 người tương ứng với mức tăng 28,57%, trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tăng 10 người tương ứng tăng 100%, công nhân kỹ thuật tăng 10 người tương ứng với mức tăng 25%. Ngoài ra nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân Công ty còn tăng tỷ lệ lao động phổ thông lên 10 người tương ứng với 33,33%.
Theo giới tính, do nhu cầu của công việc nên sự chênh lệch giữa nam và nữ là tương đối lớn. Số lượng nam và nữ năm 2010 tăng so với năm 2009, cụ thể nam tăng 35 người tương ứng với 35%, nữ tăng 5 người tương ứng với 33,33%.
Theo tính chất, do đặc điểm sản phẩm của Công ty là một mặt hàng công nghệ nên thường xuyên phải có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật , hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ lệ lao động gián tiếp. Nhìn vào bảng ta thấy số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tăng lên ở năm 2010. Cụ thể, lao động trực tiếp tăng 25 người chiếm 31,25% và lao động gián tiếp tăng 15 người chiếm 42,86% so với năm 2009.
Như vậy, có thể thấy trong hai năm qua chất lượng lao động của Công ty ngày càng tăng lên, số lượng lao động tăng tương ứng với lợi nhuận tăng đáng kể, thể hiện trình độ bố trí, quản lý lao động hợp lý, đáp ứng tốt chu cầu sản xuất.
1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn để hoạt động, vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát trienr, thể hiện khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp.
Do nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn vốn trong những năm qua Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp đã tìm cách tạo ra cơ cấu vốn hợp lý, đưa ra chính sách linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả của vốn.
Bảng 2:Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua hai năm (2009 - 2010) ĐVT:đồng
CHỈ TIÊU
2009
2010
SO SÁNH
+/-
%
A. Tổng tài sản
76.771.542.097
85.295.389.463
8.523.847.366
11,10
- TSNH
50.683.930.873
50.511.907.831
-172.023.042
-0,34
- TSDH
26.087.611.224
34.783.481.632
8.695.870.408
33,33
B. Tổng nguồn vốn
76.771.542.097
85.295.389.463
8.523.847.366
11,10
- Vốn CSH
17.547.771.278
23.397.028.304
5.849.257.026
33,33
- Nợ phải trả
59.223.770.819
61.898.361.159
2.674.590.330
4,52
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán)
Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể, cụ thể:
Về tài sản, nhìn vào bảng ta thấy tài sản ngắn hạn giảm so với năm 2009, cụ thể giảm 172.023.042 đồng tương ứng với 0.34%, bên cạnh đó tài sản dài hạn lại tăng so với năm 2009, cụ thể tăng 8.695.870.408 đồng tương ứng với 33,33%. Điều này chính là do sự gia tăng máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tăng mạnh trong năm 2010.
Về nguồn vốn, qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty, cụ thể năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2009 là 5.849.257.026 đồng tương ứng với 33,33%. Vốn chủ sở hữu tăng do Công ty tăng vốn tự bổ sung từ kết quả kinh doanh bên cạnh nguồn vốn ngân sách cấp. Bên cạnh đó nợ phải trả cũng tăng, nhưng không đáng kể, cụ thể năm 2010 tăng 2.674.590.330 đồng tương ứng với 4,52% so với năm 2009.
1.4.3 Kết quả hoạt động của Công ty qua 2 năm 2009 - 2010
Thông thường khi nói đến kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế, người ta thường nói đến chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trong thời gian đó. Tuy nhiên đây mới là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng và cũng chỉ đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của bản thân đơn vị đó. Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, ta còn phải xem xét đến những đóng góp cho xã hội như thực hiện đóng góp vào ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đối với Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm (2009 - 2010)
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
2009
2010
SO SÁNH
+/-
%
Số lượng (kg)
14.266.419
22.879.056
8.621.637
60,37
Tổngdoanh thu
136.896.609.281
155.887.438.370
18.990.821.089
13,87
Tổng chi phí
134.267.025.676
150.455.597.850
16.188.572.174
12,06
Giá vốn
119.448.223.748
134.985.203.408
15.536,979.652
13,00
CPBH
3.027.659.389
3.609.352.076
581.692.687
19,21
CPQLDN
4.113.901.150
5.847.771.512
1.733.870.362
42,15
Lãi vay
7.677.241.389
6.013.270.854
-1.663.970.535
-21,70
Lợi nhuận
4.129.583.605
5.431.840.520
1.302.256.915
31,53
Nộp NSNN
6.354.654
7.660.531
1.305.877
20,55
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán)
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy qua hai năm , giá trị tổng doanh thu của Công ty có sự thay đổi. Năm 2009 doanh thu đạt 136.896.609.281 đồng nhưng sau năm 2010 thì tổng doanh thu là 155.887.438.370 đồng và đạt tỷ lê tăng doanh thu là 18.990.821.089 đồng tương ứng 13,87%. Việc doanh thu tăng cùng với sản lượng tăng cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, do đó đáp ứng được nhu cầu thị trường với tính chất cạnh tranh khắc nghiệt.
Một thành công nữa của Công ty là bên cạnh doanh thu tăng thì chi phí bỏ ra cũng tăng lên tương ứng nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tỷ lệ tăng doanh thu là 13,87% còn tỷ lệ tăng chi phí là 12,06%. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do mức tăng của