Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào đều cần phải có "tiền" (vốn). Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liệu bao cấp, Nhà nước lập kế hoạch rót vốn, định giá, chỉ định khối động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, các doanh nghiệp không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh đặt biệt là về vốn. Mặt khác mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào vốn (tài chính). Từ sau Đại hội VI (1986), Nhà nước thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền sử dụng và quản lý tài sản cho doanh nghiệp, Nhà nước quản lý vốn thông qua cục quản lý vốn tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, lãi được giữ lại để tái đầu tư chứ không nộp cả như trước đồng thời doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn mà ngân sách Nhà nước cấp. Thành ngữ xưa có câu "có bột mới gột nên hồ", thanh niên ta hay nói "có tiền mua tiên cũng được". Vốn là một yếu tố quan trọng và hiện nay đang là vấn đề của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có những doanh nghiệp có vốn nhưng lại không sử dụng hết hiệu quả hoặc sử dụng kém hiệu quả dẫn đến vốn cứ hụt dần và phá sản. Vốn là một phạm trù kinh tế, nó có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp sử dụng sao cho hợp lý, đúng mục đích, hiệu quả tránh lãng phí hay làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.