Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhiều tầng lớp xã hội của mỗi quốc gia, là hiện tượng quan trọng nhất của cuộc sống hiện đại”. Theo trào lưu phát triển của du lịch quốc tế, nhiều nước đã đặt sự nghiệp phát triển du lịch lên một trong những vị trí quan trọng hàng đầu và đã gặt hái được những thành công ở lĩnh vực này trong những năm gần đây.
Với Việt Nam, thực tế đã cho thấy du lịch “ngành công nghiệp không khói” đang ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Có được vai trò này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của hàng trăm, hàng ngàn các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch khắp cả nước. Một trong những loại hình doanh nghiệp không thể thiếu và góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch đó là công ty du lịch lữ hành.
Nằm trong hệ thống các công ty lữ hành, bày năm qua công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội đã không ngừng vươn lên phát triển tự khẳng định mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Với những chương trình du lịch văn hoá - độc đáo và hấp dẫn, phong phú cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch, công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với khách du lịch, số lượng khách đến với công ty ngày càng cao.
Sau khi đã đi sâu nghiên cứu thực tế bằng phương pháp quan sát cùng với số liệu đã thu thập được về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I - Lý luận tổng quan về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành.
Chương II - Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội
Chương III - Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhiều tầng lớp xã hội của mỗi quốc gia, là hiện tượng quan trọng nhất của cuộc sống hiện đại”. Theo trào lưu phát triển của du lịch quốc tế, nhiều nước đã đặt sự nghiệp phát triển du lịch lên một trong những vị trí quan trọng hàng đầu và đã gặt hái được những thành công ở lĩnh vực này trong những năm gần đây.
Với Việt Nam, thực tế đã cho thấy du lịch “ngành công nghiệp không khói” đang ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Có được vai trò này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của hàng trăm, hàng ngàn các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch khắp cả nước. Một trong những loại hình doanh nghiệp không thể thiếu và góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch đó là công ty du lịch lữ hành.
Nằm trong hệ thống các công ty lữ hành, bày năm qua công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội đã không ngừng vươn lên phát triển tự khẳng định mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Với những chương trình du lịch văn hoá - độc đáo và hấp dẫn, phong phú cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch, công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với khách du lịch, số lượng khách đến với công ty ngày càng cao.
Sau khi đã đi sâu nghiên cứu thực tế bằng phương pháp quan sát cùng với số liệu đã thu thập được về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I - Lý luận tổng quan về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành.
Chương II - Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội
Chương III - Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
I-/ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH LỮ HÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH.
1-/ Đặc điểm của du lịch lữ hành.
Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành là hoạt động đặc trưng nổi bật và rõ nét nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. Một quốc gia, một vùng nào đó muốn phát triển du lịch thì việc nâng cao chất và lượng của các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành là một điều rất quan trọng.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn mang tính khu vực và toàn cầu trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không tầu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Kiểu tổ chức các công ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở Châu Âu, Châu Á và đã trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. Ở giai đoạn này thì các công ty lữ hành không chỉ là người bán (phân phối), người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch.
Kinh doanh du lịch lữ hành là hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ cho nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
2-/ Vai trò của các công ty kinh doanh du lịch lữ hành.
Để hiểu rõ vai trò của công ty du lịch lữ hành, trước hết cần hiểu rõ mối quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch.
Quan hệ giữa cung - cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này có khá nhiều điểm bất lợi cho cả những người kinh doanh du lịch (cung) cũng như khách du lịch (cầu).
a, Những mâu thuẫn xung quanh quan hệ cung - cầu.
* Tính cố định của cung và sự phân tán của cầu du lịch đã góp phần hình thành các công ty du lịch lữ hành. Tính cố định của cung thể hiện một cách hiển nhiên ở tài nguyên du lịch, nó không thể di chuyển được mà khách du lịch phải tự tìm kiếm đến với nó. Cũng như các dịch vụ lưu trú chỉ có thể mọc lên ở xung quanh các tài nguyên du lịch và nằm chờ khách du lịch tới. Tính cố định của cung dẫn tới một điều là khách du lịch dù không muốn họ cũng phải bỏ ra một khoản chi phí dành cho vận chuyển đến các điểm du lịch trước khi họ được tiêu dùng trong thưởng thức chúng, nó thể hiện một cách đơn giản và dễ hiểu qua một cụm từ chỉ hoạt động của khách, đó là “đi du lịch”.
Mặt khác, cầu về du lịch lại phân tán ở khắp nơi vì chúng nằm trong mỗi con người. Khi một cá nhân muốn đi du lịch họ phải biết các dịch vụ hàng hoá, điểm du lịch mà họ sẽ lựa chọn có chất lượng như thế nào ? họ phải qua các phương tiện vận chuyển để đến với điểm du lịch. Ngoài các nhu cầu thiết yếu được phục vụ như ăn, ở còn có rất nhiều các nhu cầu bổ sng khác nảy sinh trong quá trình du lịch nhưng họ khó có thể biết vì sự phân tán và cách biệt của cầu so với cung.
Nhờ có đặc điểm trên mà công ty lữ hành ra đời để thoả mãn nhu cầu của cả cung và cầu về du lịch.
Các công ty lữ hành sẽ khắc phục những mâu thuẫn trên bằng cách ghép nối cung cầu du lịch không chỉ thông qua vận chuyển khách tới tài nguyên du lịch (họ cần tới) mà cần bán các sản phẩm có thể có của chương trình du lịch cho khách hàng. Tất nhiên, các sản phẩm này có thể là của họ và cũng có thể của các nhà cung cấp khác. Một loại sản phẩm của công ty lữ hành đó là các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này là một trung gian ghép nối nhiều nhu cầu riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn thiện nhất. Sự thuận tiện và hiệu quả này của chương trình đã khiến cho dù cung du lịch có đứng yên một chỗ và cầu du lịch có phân tán khắp nơi thì chúng vẫn tìm đến nhau trong sự thuận tiện và hiệu quả cho cả cung và cầu thông qua nhà trung gian: Công ty du lịch lữ hành.
* Tính bộ phận của cung và tính tổng hợp của nhu cầu.
Cầu về du lịch chính là nhu cầu trong suốt chuyến du lịch của khách hàng. Nó bao gồm hai loại cơ bản là các nhu cầu chung như ăn, uống, ngủ, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí và các nhu cầu đặc trưng khiến họ đi du lịch. Như vậy, khó có thể có một nhà cung cấp sản phẩm nào có thể có đủ mọi loại hàng hoá dịch vụ phục vụ cho họ. Đó là chưa xét đến sự phát sinh rất phức tạp trong các chương trình du lịch quốc tế khi sự khác nhau về vị trí địa lý và việc vượt qua biên giới cần những thủ tục hành chính mang tính pháp lý mà chúng không thuộc thẩm quyền của một hãng du lịch nào. Vậy cần có một tổ chức đứng ra ghép nối các cung riêng lẻ từ các thủ tục: Visa hộ chiếu, phương tiện vận chuyển (máy bay, ô tô...). Các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ các nhu cầu chung như khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan du lịch... Công ty lữ hành ra đời để làm toàn bộ việc ghép nối phức tạp trên một cách có hiệu quả nhất. Việc ra đời của nó giúp cho việc phân công lao động trong du lịch giữa các bộ phận ngày một hoàn thiện hơn mà tính phân tán của chúng lại không hề ảnh hưởng tới nhu cầu về du lịch mang tính tổng hợp cao và đối lập rõ nét. Công ty lữ hành ra đời như một tất yếu không thể theieú được trong sự phát triển những ghép nối đầu tiên của toàn bộ nhu cầu của khách du lịch trong một chuyến du lịch.
b, Khả năng thông tin quảng cáo của cung đối với cầu.
Xuất phát từ những cách biệt về khoảng cách mà thông tin quảng cáo của các nhà cung cấp địa phương hoặc về các tài nguyên du lịch rất tốn kém mới có thể đến được với khách du lịch. Ngoài ra, tính tổng hợp của các nhu cầu và tính bộ phận của cung cũng có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của thông tin quảng cáo. Có thể cho một ví dụ đơn giản khi khách du lịch sẽ đến vùng du lịch với khách sạn đang tồn tại, điều này vẫn không đem lại kết quả gì nhiều vì không du lịch đâu chỉ cần một thứ dịch vụ lưu trú đó. Đó không phải là một chuyến du lịch và cũng thật vất vả cho họ để tìm kiếm các thông tin khác trên những trang quảng cáo, trên những chương trình quảng cáo khiến họ thật mệt mỏi khi muốn đi một chuyến du lịch.
Trên thực tế mọi việc diễn ra đơn giản hơn nhiều vì công ty lữ hành ra đời và khách du lịch có thể có mọi thông tin về cung du lịch qua các chương trình du lịch trọn gói có sẵn. Chương trình này sẽ khắc phục được sự chậm trễ về khả năng thông tin của cung đối với cầu cũng như khả năng thông tin của cầu đối với cung. Công ty lữ hành làm nhiều phần việc của cung và cầu, đó là cung cấp thông tin và tìm kiếm thông tin.
c, Những ảnh hưởng do sở thích tâm lý và thu nhập của khách.
Mỗi khách du lịch đều muốn đi du lịch để thoả mãn được những đặc điểm riêng về tâm lý xã hội của mình, đồng thời đáp lại là những yếu tố khó thay đổi nhưng rất quan trọng của mỗi khách du lịch ảnh hưởng đến chuyến đi. Khi một nhóm khách quyết định đi du lịch thì các đặc điểm trên khiến cho mõi người sẽ chọn một chương trình du lịch riêng cho mình. Như vậy sẽ rất khó tổ chức một chuyến đi du lịch. Tuy nhiên, xét toàn bộ khách đi du lịch trên một khu vực nhất định thì lại có thể tìm thấy rất nhiều người có quyết định đi du lịch giống nhau. Công ty lữ hành sẽ là nơi đứng ra gom các khách du lịch có cùng nhu cầu để có thể có một só lượng đủ lớn cho một chương trình du lịch. Việc quảng cáo một chương trình du lịch trọn gói nào đó cũng chính là việc đứng ra gom những khách du lịch có quyết định du lịch giống nhau, nhờ vậy mà các ảnh hưởng của sở thích tâm lý và thu nhập khác nhau cũng không thành vấn đề có thể cản trở việc đi du lịch của du khách.
Ngoài ra, thu nhập của từng khách cũng có sự khác nhau tương đối lớn, cho nên yếu tố này gần như quan trọng và quyết định đến hành vi đi du lịch của khách. Vì vậy, mà tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của mình, khách du lịch sẽ đi những chuyến du lịch phù hợp với họ nhất, và tất nhiên công ty lữ hành sẽ quan tâm tới yếu tố này.
II-/ HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH.
1-/ Hệ thống sản phẩm của các công ty du lịch lữ hành.
Công ty du lịch lữ hành kinh doanh chủ yếu bằng các hoạt động trung gian ghép nối cung - cầu du lịch, các dịch vụ tổng hợp phục vụ khách du lịch và kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Như vậy ta có thể phân loại các sản phẩm của công ty lữ hành bao gòm các loại cơ bản là các dịch vụ trung gian và các chương trình du lịch trọn gói.
a, Cách dịch vụ trung gian.
Đối với các công ty lữ hành, tỷ trọng về loại dịch vụ này chiếm phần không lớn nhưng nó lại tương đối quan trọng đối với nhiều đại lý, văn phòng du lịch. Các dịch vụ du lịch mà công ty có thể làm trung gian môi giới rất đa dạng, phổ biến nhất là các dịch vụ bán vé máy bay, cho thuê xe ô tô, đặt phòng... Lợi nhuận từ các dịch vụ môi giới này là chênh lệch giá hay hoa hồng mà các nhà cung cấp dành cho họ nhờ mối quan hệ thường xuyên hoặc những thoả thuận trước của họ với nàh cung cấp. Ngoài ra, hoa hồng có được còn do sự hiểu biết về chuyên ngành, về thị trường du lịch cũng như các mối quan hệ rộng rãi được thiết lập qua những khoảng thời gian nhất định của mình.
Muốn bán được các sản phẩm này đòi hỏi công ty không những có mối quan hệ chắc chắn với nhà cung cấp mà còn cần tới sự nhạy bén và năng động để có thể tìm ra một trong số nhiều nhà cung cấp những địa chỉ tin cậy và mức giá hợp lý. Ngoài ra, quan hệ rộng rãi cũng cho công ty những cơ hội để lựa chọn những mức giá đầu vào hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận.
b, Các chương trình du lịch trọn gói.
* Khái niệm.
Chương trình du lịch trọn gói là các nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức nên các chương trình du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình bao gồm các hoạt động như vận chuyển, lưu trú, tham quan, giải trí...
Trong những điều kiện nhất định như giá các sản phẩm dịch vụ trong chương trình không thay đổi, lịch trình chuyến đi không thay đổi, không có các thay đổi khác về điều kiện giao thông đi lại thì một chương trình du lịch định sẵn có thể làm nguyên mẫu cho rất nhiều chuyến du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế, tính ổn định và tính nguyên mẫu của một chương trình du lịch chỉ mang tính tương đối, nó chỉ là nguyên mẫu cho một thời gian nhất định. Khi xảy ra các thay đổi dù do chủ quan hay khách quan đem lại, người ta phải tính toán sắp xếp lại chương trình du lịch cho phù hợp hơn. Những thay đổi kịp thời này có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu không thực hiện các thay đổi kịp thời, các chuyến du lịch có thể không thực hiện được và đôi khi công ty sẽ phải mất những khoản chi phí phụ thêm hoặc cp phạt cho công ty gửi khách du lịch, đồng thời ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
* Phân loại các chương trình du lịch trọn gói.
Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại các chương trình du lịch trọn gói thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại có ý nghĩa hơn cả với hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành.
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh.
+ Chương trình du lịch chủ động.
Du lịch chủ động là hình thức du lịch mà ở đó công ty lữ hành chủ động hoàn toàn trong việc tổ chức và thực hiện chương trình.
Chương trình du lịch chủ động được thực hiện như sau:
Công ty lữ hành ( Nghiên cứu thị trường ( Xây dựng các chương trình du lịch ( Ấn định ngày thực hiện ( Quảng cáo và bán chương trình ( Khách du lịch ( Thực hiện.
Chương trình này thường thích hợp với các công ty có thị trường khách tương đối ổn định. Tuy nhiên trên thực tế cách xây dựng chương trình kiểu này không có hiệu quả và không một công ty nào dám đảm bảo một số lượng khách đủ đem lại mức lợi nhuận cho họ sau khi quảng cáo.
+ Chương trình du lịch bị động.
Du lịch bị động là hình thức du lịch được thực hiện bằng cách gửi công dân của nước mình ra nước ngoài du lịch. Hay nói cách khác là được thực hiện theo yêu cầu của khách.
Khách du lịch ( Yêu cầu ( Công ty lữ hành ( Xây dựng chương trình du lịch ( Thoả thuận ( Thực hiện.
Các công ty lữ hành thực hiện các chương trình du lịch kiểu này đảm bảo độ an toàn cao, ít mạo hiểm nhưng có một nhược điểm lớn là kinh doanh theo kiểu ngồi chờ khách, ngoài ra còn gây bất tiện cho khách vì họ phải chờ đợi mới có được câu trả lời chính xác về giá cả, lịch trình chi tiết và đôi khi câu trả lời không có tính thuyết phục.
Để khắc phục nhược điểm của hai loại chương trình du lịch trên người ta xây dựng chương trình du lịch kết hợp.
+ Chương trình du lịch kết hợp.
Công ty lữ hành ( Nghiên cứu thị trường ( Xây dựng chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện ( Khách du lịch ( Thoả thuận ( Thực hiện.
Loại chương trình này đã kế thừa được những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của hai loại chương trình du lịch nói trên. Nhưng theo cách xây dựng này thì công ty lữ hành phải xây dựng một lượng các chương trình du lịch thật đa dạng để khách du lịch có thể tìm ngay cho mình một chương trình du lịch phù hợp.
- Căn cứ vào mức giá.
+ Chương trình du lịch có giá toàn phần: là giá bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện. Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do các công ty lữ hành du lịch tổ chức.
Giá của chương trình được tính:
G = (Di: Giá của dịch vụ thứ i trong chương trình).
+ Các chương trình du lịch mức giá tuỳ trọn: là các chương trình du lịch mà khách có thể chọn lấy một mức bất kỳ trong số các mức giá được đưa ra sao cho phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của họ.
Trên thực tế chương trình du lịch kiểu này chỉ được áp dụng với một loại dịch vụ hàng hoá nào đó vì nếu thực hiện cho tất cả các hàng hoá dịch vụ thì mức rủi ro của nó là khá lớn. Tuy nhiên với các công ty lữ hành đủ lớn họ vẫn có thể áp dụng cách này và kết hợp thực hiện chúng với các chương trình du lịch cùng loại của hãng lữ hành khác (qua quan hệ gửi khách).
c, Các yếu tố cấu thành giá một chương trình du lịch.
* Các yếu tố cấu thành giá thành.
Giá thành của một chương trình bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành phải chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch. Trước hết cần nhận thấy rằng giá thành của một chương trình du lịch dù là xác định cho một khách du lịch cũng phụ thuộc vào số lượng khách du lịch trong đoàn. Vì vậy, người ta nhóm toàn bộ những chi phí vào hai loại cơ bản:
- Các chi phí biến đổi tính cho một khách du lịch. Bao gồm chi phí cho tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà đơn giá của chúng được quy định cho từng khách. Đây thường là các chi phí gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách du lịch.
- Các chi phí cố định cho cả đoàn: Bao hàm chi phí của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn khách, không phụ thuộc một cách tương đối vào số lượng khách trong đoàn. Nhóm này gồm các chi phí mà mọi thành viên trong đoàn đều tiêu dùng chung, không bóc tách được cho từng thành viên một cách riêng lẻ.
Giá thành cho một khách du lịch được tính như sau:
Z = b +
Giá thành cho cả đoàn khách: Z = N.b + A
Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn.
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách.
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách.
* Các yếu tố cấu thành giá bán.
Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào những yếu tố sau:
+ Mức giá phổ biến trên thị trường.
+ Vai trò, khả năng của công ty trên thị trường.
+ Mục tiêu của công ty.
+ Giá thành của chương trình.
Căn cứ vào những yếu tố trên, ta có thể xác định giá bán của một chương trình du lịch theo công thức:
G = Z + P + Cb + Ck + T
Trong đó:
P: Khoản lợi nhuận dành cho công ty lữ hành.
Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuếch trương...
Ck: Các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí thiết kế chương trình, chi phí dự phòng...
T: Các khoản thuế.
2-/ Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của các công ty du lịch lữ hành.
a, Đối với các công ty lữ hành gửi khách.
Hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu của khách du lịch. Công việc này do phòng thị trường tiến hành.
Công việc tiếp theo là của bộ phận điều hành với nhiệm vụ thực hiện việc gửi khách và giám sát thực hiện hợp đồng của các công ty nhận khách.
b, Đối với các công ty nhận khách.
Qua nghiên cứu thị trường, nắm bắt được yêu cầu về sở thích của khách du lịch ở các thị trường khác nhau, công ty (bộ phận thị trường) thực hiện việc xây dựng chương trình rồi thực hiện việc chào hàng cho các công ty gửi khách. Cũng có thể việc xây dựng chương trình do các công ty gửi khách yêu cầu và xây dựng khung.
Khi có khách, bộ phận thị trường trực tiếp làm việc với công ty gửi khách để thống nhất cụ thể chương trình rồi đưa xuống bộ phận điều hành. Bộ phận điều hành đặt chỗ với các cơ sở cung cấp dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ và đúng chương trình.
Phòng điều hành yêu cầu phòng hướng dẫn điều động hướng dẫn viên hoặc trực tiếp điều động và thông qua hướng dẫn viên giải quyết mọi phát sinh trong quá trình đi cuủa đoàn.
c, Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành của các công ty du lịch lữ hành.
Công ty lữ hành là đơn vị hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Chính vì mô hình hoạt động rất đặc biệt mà trong quá trình kinh doanh nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: có nhân tố chủ quan, có nhân tố khách quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
* Nhân tố khách quan.
- Chế độ chính sách Nhà nước, nơi công ty lữ hành đó hoạt động: chủ trương, đường lối của Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiều khi những chủ trương, chính sách này tác động tích cực tới công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động kinh doanh nhưng ngược lại chính nó nhiều khi gây rất nhiều khó khăn, gây tác động tiêu cực cho công ty.
- Các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị... Tất cả những nhân tố này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành. Nhu cầu được an toàn là một trong những nhu cầu được khách du lịch quan tâm đầu tiên. Vì vậy mọi nền chính trị ổn định là cái mà khách du lịch có thể nhìn ngay thấy và họ sẽ đến khi nơi ấ