Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại vụ thẩm định và giám sát đầu tư - Bộ kế hoạch và đầu tư

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng vươn lên phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (gọi tắt là WTO – World Trade Organization), con đường phát triển của nước ta đã mở rộng trước mắt, với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Cơ hội khi Việt Nam có thể giao lưu kinh tế với các bạn nước ngoài, tăng cường sự ảnh hưởng của mình trên các diễn đàn quốc tế và đặc biệt quan trọng khi nước ta có thể thu hút vốn lớn từ bên ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên thì thách thức đặt ra cũng rất lớn. Việc thu hút vốn một mặt tạo cơ sở vật chất cho nước ta, nhưng mặt khác đặt ra điều kiện mới khi nước ta phải đảm bảo việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, không chỉ vốn nội lực mà còn có cả vốn vay nước ngoài, bởi sử dụng hiệu quả vốn làm tiết kiệm thời gian cũng như tiền của, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Hơn nữa, nâng cao uy tín của nước ta, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài. Thách thức trên bắt buộc Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực cho nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

docx68 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại vụ thẩm định và giám sát đầu tư - Bộ kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng vươn lên phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (gọi tắt là WTO – World Trade Organization), con đường phát triển của nước ta đã mở rộng trước mắt, với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Cơ hội khi Việt Nam có thể giao lưu kinh tế với các bạn nước ngoài, tăng cường sự ảnh hưởng của mình trên các diễn đàn quốc tế và đặc biệt quan trọng khi nước ta có thể thu hút vốn lớn từ bên ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên thì thách thức đặt ra cũng rất lớn. Việc thu hút vốn một mặt tạo cơ sở vật chất cho nước ta, nhưng mặt khác đặt ra điều kiện mới khi nước ta phải đảm bảo việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, không chỉ vốn nội lực mà còn có cả vốn vay nước ngoài, bởi sử dụng hiệu quả vốn làm tiết kiệm thời gian cũng như tiền của, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Hơn nữa, nâng cao uy tín của nước ta, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài. Thách thức trên bắt buộc Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực cho nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chuyên đề này nhằm tập trung viết về chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư của nước ta trong thời gian gần đây, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện chất lượng công tác này. Chuyên đề có tên “Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư” gồm 2 chương: - Chương I: Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Chương II: Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc hoàn thành được chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực của bản thân có sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Tiến sỹ Từ Quang Phương - Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế đầu tư - Trường đại học Kinh tế quốc dân. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Phương cùng sự giúp đỡ của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch đầu tư là đơn vị nhận em vào thực tập trong thời gian qua. Chuyên đề là kết quả của việc tổng hợp, phân tích các số liệu và kiến thức có được trong suốt quá trình thực tập tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư và 4 năm đại học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngoài ra có sự tham khảo một số sách chuyên đề. Chương I: Thực trạng công tác Giám sát và Đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư I.Một vài nét về Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 1.Chức năng - Nhiệm vụ - Cơ cấu tổ chức Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư được thành lập từ năm 1974, tuy nhiên lúc đó vụ có tên là Văn phòng Thẩm tra nhiệm vụ thiết kế và báo cáo kinh tế - kỹ thuật - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Tới năm 1984-1985, Vụ có tên là Vụ xây dựng cơ bản - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Đến năm 1992, Vụ chuyển thành Văn phòng thẩm định - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cho đến năm 1995 và tới bây giờ, Vụ có tên chính thức là Vụ thẩm định và Giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư. 1.1.Chức năng - Nhiệm vụ Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ, các dự án đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư và các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tham gia với các Vụ liên quan trong Bộ xem xét để Bộ có ý kiến đối với các dự án đầu tư, các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Làm nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư ; tổ chức thẩm định các dự án đầu tư quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Hội đồng. Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc ; giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc Thủ tướng giao ; phối hợp với các đơn vị trong Bộ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư ; chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm cụ thể trong lĩnh vực thẩm định và giám sát đầu tư ; hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định, giám sát đầu tư cho các bộ, ngành và địa phương. Tổng kết, đánh giá, báo cáo về công tác thẩm định, giám sát các dự án đầu tư ; cung cấp thông tin cần thiết cho mạng thông tin của Bộ. Phối hợp với Văn phòng Bộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định theo quy định của Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao 1.2.Cơ cấu tổ chức Tính đến đầu năm 2006, tổng số cán bộ có 21 người, trong đó gồm 4 lãnh đạo (1 vụ trưởng, 3 vụ phó), 17 chuyên viên (có 2 công chức dự bị). Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư có cơ chế hoạt động khá đặc biệt: 1 chuyên viên có thể làm việc cùng 1 lúc với cả 3 vụ phó. 2.Một số nhiệm vụ chính của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư về Đánh giá và Giám sát đầu tư Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc Tổ chức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Chính phủ và tổng hợp báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ quản lý ngành và địa phương liên quan thực hiện giám sát, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư trên phạm vi toàn quốc. Tuỳ theo từng dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan cử các cán bộ, chuyên gia tham gia giám sát, đánh giá dự án dưới hình thức thành lập các Tổ công tác liên ngành. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A do Bộ tổ chức hoặc chủ trì tổ chức thực hiện. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan (theo thẩm quyền) về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án nhóm A để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư. Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư. 3.Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư là đơn vị được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân công làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, cung cấp thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý các vấn đề về giám sát, đánh giá đầu tư. Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Vụ như sau Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình đầu tư: Thực hiện nhiệm vụ theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trên cơ sở các thông tin, báo cáo định kỳ theo hệ thống và chế độ quy định. Tổ chức mạng thông tin liên thông để thu thập và cập nhật thông tin, phối hợp theo dõi và đánh giá tình hình đầu tư Kiểm tra, xem xét thường xuyên: Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư bằng việc kiểm tra, xem xét thường xuyên hoạt động đầu tư thuộc phạm vi trách nhiệm của mình Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo hoặc tiến hành giám sát tại chỗ về vấn đề cần tìm hiểu trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án hoặc có những vấn đề chưa rõ trong Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư Tổ chức đánh giá hoạt động đầu tư: Thực hiện nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án (đánh giá đầu tư) vào thời điểm cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của người quyết định đầu tư. Nhiệm vụ, nội dung và thời điểm đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tư do cơ quan cấp trên hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định. II.Thực trạng công tác giám sát và đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư A-Chế độ báo cáo và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ 1.Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 1.1. Đánh giá tổng thể đầu tư Đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm: Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành và địa phương, vùng lãnh thổ Vụ có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương theo các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ và hiệu quả đầu tư. Qua đó xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư ; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau ; Đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Việc đánh giá tổng thể đầu tư toàn bộ nền kinh tế được thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cầu của Chính phủ. Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời về mặt cơ chế, chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế 1.2.Giám sát, đánh giá dự án đầu tư Giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm Giám sát chuẩn bị đầu tư: Vụ tiến hành việc giám sát chuẩn bị đầu tư nhằm kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư ; kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định nêu tại Điều 30 Nghị định 52/CP ; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành ; địa phương ; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án Đánh giá về năng lực của Chủ đầu tư Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình tựhc hiện dự án Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án Đánh giá năng lực của Ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân) ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư. Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh, các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư. Đánh giá sau thực hiện dự án đầu tư Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư Nhằm tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án Nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư, phân tích tác động đối với dự án về các mặt chính sách, sử dụng đất đai …và đề xuất các biện pháp để đảm bảo khai thác, vận hành dự án có hiệu quả. 2.Báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư 2.1.Chế độ báo cáo Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư có nhiệm vụ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm và từng thời kỳ kế hoạch theo yêu cầu của Chính phủ ; tổng hợp báo cáo về giám sát tổng thể đầu tư 6 tháng một lần ; báo cáo tổng hợp, giám sát, đánh giá dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc một quý một lần 2.2.Thời hạn báo cáo định kỳ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm trong tháng 2 năm sau Báo cáo quý về giám sát đánh giá dự án đầu tư nhóm A trong tháng đầu của quý sau. B- Công tác tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư giai đoạn 2003-2006 1.Quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư của nước ta Công tác giám sát và đánh giá đầu tư từ lâu đã được Chính phủ coi là công việc vô cùng quan trọng. Cùng với việc thẩm định dự án đầu tư, giám sát và đánh giá đầu tư luôn được tiến hành thường xuyên, định kỳ đối với các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư quan trọng cấp quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án nhóm A. Tuy nhiên, trong một quá trình dài Chính phủ Việt Nam chưa có những văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như nhiệm vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, đánh giá dự án. Do vậy, tình hình trên đã gây ra những phiền phức cũng như những hậu quả không đáng có do việc quản lý dự án chất lượng kém như: dự án chất lượng kém, chậm tiến độ, thời gian thi công kéo dài, các thiệt hại gây hậu quả nghiêm trọng tới tài sản xã hội chủ nghĩa không quy được trách nhiệm … Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ; cải tiến mạnh mẽ phương thức xây dựng nhằm đảm bảo ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua năm 2005. Liên quan đến hoạt động đầu tư, trong năm 2006 Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư năm 2005 ; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng ; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ; Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi bổ sung một số đièu của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KHĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng Luật về quản lý đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh (Luật Đầu tư công) nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước. Ngoài ra, trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của mình, các Bộ, ngành, địa phương qua công tác rà soát đánh giá các văn bản pháp quy, đã tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh hoặc ban hành những văn bản pháp quy mới để tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng có hiệu quả hơn. Điển hình như: Bộ Công nghiệp có Chỉ thị số 06/CT-BCN ngày 28/03/2006 về tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống thất thoát, lãng phí và các tiêu cực trong thực hiện đầu tư ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 18/2006/TT-BNN ngày 20/3/2006 hướng dẫn một số nội dung quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông quản lý ; Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành Chỉ thị số 21/2006/CT-UBND ngày 14/9/2006 về việc tăng cường biện pháp chỉ đạo và xử lý các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đối với ngân sách cấp huyện và xã ; Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND ngày 10/4/2006 yêu cầu các đơn vị kiểm tra các dự án đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm, thiếu sót, lãng phí, nhằm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý, xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định, Chỉ thị số 34/2006/CT-UBND ngày 27/10/2006 về tổ chức công tác giám sát đàu tư cộng đồng ; Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành Chỉ thị số 28/2006/CT-UBND ngày 29/9/2006 về việc triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh ; Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Đồng Tháp và một số địa phương khác có các Quyết định quy định trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Các Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư đã có tác dụng rõ rệt trong việc huy động nguồn lực đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, phân cấp phát huy tính chủ động của địa phương, từng bước đưa việc giám sát, đánh giá đầu tư qua đó đưa quản lý đầu tư vào nề nếp, tháo gỡ nhiều khó khăn cho các đơn vị thực hiện quản lý đầu tư. 2.Tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 Số liệu tổng hợp giai đoạn 2003-2006 gửi tới Bộ Kế hoạch và đầu tư từ các Bộ chủ quản, các ngành, địa phương và các Tổng Công ty đều đặn và chính xác hơn qua các năm. Số đơn vị nộp báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư có số liệu cụ thể ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ các đơn vị ngày càng chú trọng hơn, nghiêm túc hơn trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư. 2.1.Báo cáo giám sát, đánh giá chung các dự án đầu tư từ các đơn vị Theo báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư từ các cơ quan, đơn vị gửi về Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng số các đơn vị gửi về qua các năm có tăng lên. Năm 2003, số đơn vị gửi báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư mới chỉ là 55 đơn vị (thấp nhất giai đoạn (2003-2006). Đến năm 2004, con số này tăng lên 95 đơn vị (cao nhất trong giai đoạn 4 năm 2003-2006) và trong 2 năm 2005-2006, số đơn vị gửi báo cáo về dao động từ 93(2005) xuống 90(2006). Như vậy, số đơn vị gửi báo cáo tăng lên mạnh nhất giai đoạn 2003-2004 từ 55 đơn vị lên đột biến 95 đơn vị (tăng 72,7%). *Nguyên nhân: giải thích cho việc tăng đột biến là do: +Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư cho các đơn vị quản lý Nhà nước về đầu tư cũng như các chủ đầu tư có dự án đầu tư đang triển khai. +Quốc hội đã ra Nghị quyết và Thủ tướng có Chỉ thị quy định về công tác giám sát đánh giá đầu tư. Do vậy, quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và chủ đầu tư tăng lên, bắt buộc những đơn vị này phải có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. +Ban hành Thông tư trên cùng với việc phân cấp ngày càng mạnh mẽ cho các địa phương. Do vậy, công tác giám sát đánh giá dự án ngày càng được cải thiện. Giai đoạn 2004-2006, các đơn vị gửi báo cáo đều đặn hơn và không năm nào số đơn vị gửi báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư dưới con số 90 đơn vị. Điều này cho thấy, các văn bản pháp luật của Chính phủ có tính khả thi cao, các đơn vị ngày càng tuân thủ nhiệm vụ quản lý đầu tư của mình. Bảng 1: Tổng hợp đơn vị nộp báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư Năm Số đơn vị nộp báo cáo giám sát đánh giá tổngthể đầu tư  2003  2004  2005  2006    55  95  93  90   %  43%  69.90%  68.90%  68.70%   Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư-Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tuy nhiên, tính đến năm 2006 số đơn vị gửi báo cáo vẫn chỉ dao động dưới mức 70%, chưa năm nào vượt qua mức này (năm cao nhất là 2004 đạt 69,9%). Đây là mức vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ nộp báo cáo thấp này gây cản trở tới việc tổng hợp thông tin, số liệu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, qua đó giúp Thủ tướng thấy rõ được tình hình thực hiện quản lý đầu tư để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Như vậy, tình hình chấp hành chế độ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng Công ty mặc dù có sự cố gắng và cải thiện nhiều qua từng năm nhưng nhìn chung vẫn chưa nghiêm túc, thiếu sự cố gắng. 2.2.Tình hình tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 2.2.1.Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư chung c
Tài liệu liên quan