Tiền lương là đề tài ít được sự quan tâm của các bạn sinh viên bởi tính đơn giản của nó. Tuy nhiên, khi bước vào thực tế tại doanh nghiệp, em nhận thức được rằng tiền lương thực sự quan trọng. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách đúng đắn, đầy đủ, kịp thời chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Marx đã từng nói: ”Con người là tiền đề cho sự phát triển, quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần trong xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo sự phồn vinh của mỗi quốc gia.”
Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi công sức của họ bỏ ra được đền bù một cách chính đáng. Đó là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động để họ tái sản xuất sức lao động và tích luỹ gọi là tiền lương. Người sử dụng lao động, một mặt muốn giảm thiểu chi phí, một mặt muốn lôi kéo và giữ chân người lao động. Như vậy, tiền lương vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ góp phần ổn định tâm lí người lao động, thúc đẩy năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công việc.
DNTN. Xí nghiệp cơ khí Long Quân là một doanh nghiệp sản xuất thuộc dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm cơ khí chế tạo rất đa dạng. Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán tiền lương sao cho hợp lý, đúng đắn, nhằm mục tiêu thúc đẩy năng suất lao động, gắn vấn đề tiền lương vào kế hoạch sản xuất. Đó thực sự là công tác kế toán tiền lương thiết thực và độc đáo.
71 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Tổ chức công tác kế toán tiền lương tại Doanh nghiệp tư nhân - Xí nghiệp cơ khí Long Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương là đề tài ít được sự quan tâm của các bạn sinh viên bởi tính đơn giản của nó. Tuy nhiên, khi bước vào thực tế tại doanh nghiệp, em nhận thức được rằng tiền lương thực sự quan trọng. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách đúng đắn, đầy đủ, kịp thời chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Marx đã từng nói: ”Con người là tiền đề cho sự phát triển, quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần trong xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo sự phồn vinh của mỗi quốc gia.”
Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi công sức của họ bỏ ra được đền bù một cách chính đáng. Đó là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động để họ tái sản xuất sức lao động và tích luỹ gọi là tiền lương. Người sử dụng lao động, một mặt muốn giảm thiểu chi phí, một mặt muốn lôi kéo và giữ chân người lao động. Như vậy, tiền lương vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ góp phần ổn định tâm lí người lao động, thúc đẩy năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công việc.
DNTN. Xí nghiệp cơ khí Long Quân là một doanh nghiệp sản xuất thuộc dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm cơ khí chế tạo rất đa dạng. Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán tiền lương sao cho hợp lý, đúng đắn, nhằm mục tiêu thúc đẩy năng suất lao động, gắn vấn đề tiền lương vào kế hoạch sản xuất. Đó thực sự là công tác kế toán tiền lương thiết thực và độc đáo.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tiền lương tại DNTN.Xí nghiệp cơ khí Long Quân”
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 phần:
Chương 1: Những lí luận chung về kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại DNTN. Xí nghiệp cơ khí Long Quân
Chương 3: Nhận xét và ý kiến đóng góp về kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo: Nguyễn văn Dậu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp cơ khí Long Quân đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành đề tài này.
Hà nội: 02/ 04/ 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân
CHƯƠNG 1:
LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TIỀN LƯƠNG
1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà danh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân công mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của tiền lương.
Tiền lương duy trì thúc đảy và tái sản xuất sức lao động. Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì tiền lương cũng là một vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt trong nền kinh tế thị truờng như hiện nay nếu có chính sách tiền lương hợp lí thì mới có thể thu hút được nguồn nhân lực có chât lượng.
Trong bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần sủ dụng một lực lượng lao đọng nhất định tuỳ theo quy mô và yêu cầu sản xuất cụ thể. Chi phí về tiền lương là một trong nhũng chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xất ra. Vì vậy sử dụng hợp lí lao động cũng là tiết kiệm chi phí lao động hay lương, từ đó hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiền lương không phải là vấn đề nội bộ tồn tại trong mỗi doanh nghiệp mà còn là một vấn đè kinh tế- chính trị- xã hội cần được sự quan tâm của mỗi quốc gia.
1.3. ý nghĩa của tiền lương
Duy trì và tái sản xuất sức lao động
Theo Marx “sức lao động là toàn bộ khả năng và thể lực, trí tuệ tạo nên cho con người khả năng tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội”. Sức lao động là sản phẩm của lịch sử, luôn được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, thường xuyên được khôi phục và phát triển. Bản chất của tái sản xuất sức lao động là duy trì và phát triển sức lao động, nghĩa là đảm bảo cho người lao động có được lượng tiền lương nhất định để họ phục vụ cho hoạt động sinh hoạt như:
- Duy trì và phát triển sức lao động của chính bản thân người lao động.
- Sản xuất ra sức lao động mới.
- Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hoàn thành kỹ năng lao động, tức là phải nâng cao chất lượng lao động.
- Với ý nghĩa này, tiền lương chỉ phát huy tác dụng khi được hạch toán theo đúng nguyên tắc “trao đổi ngang giá giữa hoạt động và kết quả lao động”
Là đòn bẩy kinh tế
Thực tế cho thấy rằng: Khi được trả lương xứng đáng, người lao động sẽ làm việc tích cực, gắn chặt trách nhiệm của bản thân vào lợi ích của tập thể, họ không ngừng phấn đấu để hoàn thiện mình hơn.
Ở một mức độ nhất định, tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, ở một doanh nghiệp và ngoài xã hội. Thể hiện sự đánh giá đúng năng lực và công lao của họ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó tiền lương sẽ trở thành công cụ khuyến khích vật chất là động lực thúc đẩy phát triển.
Muốn thể hiện tốt ý nghĩa này, tiền lương phải được trả theo lao động, nghĩa là người nào “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”. Lấy kết quả và hiệu quả công việc làm cơ sở cho việc tính toán tiền lương một cách hợp lý. Có như vậy tiền lương mới thực sự phát huy được ý nghĩa làm đòn bẩy kinh tế.
1.3.3. Là công cụ quản lý Nhà nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, người chủ sử dụng lao động thường đứng trước hai nghịch lý đó là:
+ Tìm mọi biệt pháp để giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó có tiền lương phải trả cho người lao động.
+ Hai là phải đảm bảo chính sách cho Nhà nước về quyền lợi tối thiểu của người lao động.
Nhà nước dựa vào chức năng trên của chế độ tiền lương, kết hợp với tình hình kinh tế xã hội. Cụ thể là xây dựng một cơ chế tiền lương phù hợp và ban hành nó như một văn bản pháp luật buộc người sử dụng lao động phải tuân theo.
1.3.4. Điều tiết lao động
Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển, cân đối giữa các ngành, các vùng và trên toàn quốc. Nhà nước thường thông qua hệ thống chế độ chính sách về tiền lương như hệ thống thang lương, bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành, từng khu vực để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ vậy tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước.
1.3.5. Là thước đo hao phí lao động xã hội.
Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc qua đó mà xã hội có thể tính chính xác hao phí lao động của toàn cộng đồng, thông qua toàn bộ quỹ lương của toàn bộ người lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong công tác thống kê, giúp Nhà nước hoạch định các chính sách và vạch ra được chiến lược lâu dài.
Qua 5 ý nghĩa của tiền lương cho thấy tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế họach sản xuất của mình. Tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và các khoản trích theo lương đúng nguyên tắc chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân phối chi phí nhân công và giá thành sản xuất được chính xác. Vì vậy nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp là:
+ Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tính hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
+ Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương và thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động.
+ Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình thực hiện các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KHCĐ.
+ Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh- hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, BHXH, BHYT. Mở sổ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán.
+ Lập các báo cáo lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống lại hành vi vô trách nhiệm, vi phạm luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, chi tiết KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động.
2. NGUYÊN TẮC TRẢ LƯƠNG
Tiền lương là động lực chủ yếu khích lệ người lao động làm việc tích cực hơn, thúc đẩy người lao động cải tiến một cách có hệ thống các phương pháp tổ chức lao động, sử dụng tốt và có hiệu quả ngày công lao động, máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu...ở một mức độ nhất định, tiền lương thể hiện uy tín, giá trị của người lao động cũng như tăng năng lực và công lao của họ với sự phát triển của đơn vị. Để đảm bảo đầy đủ yêu cầu của tổ chức tiền lương cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên thì tổ chức tiền lương phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Một là: Nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Nguyên tắc này nhằm khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, mặt khác tạo cho người lao động ý thức với kết quả lao động của mình. Nguyên tắc này còn đảm bảo trả lương công bằng cho người lao động giúp họ phấn đấu tích cực và yên tâm công tác.
- Hai là: Nguyên tắc đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao mức sống. Quá trình sản xuất chính là sự kết hợp đồng thời các yếu tố như quá trình tiêu hao các yếu tố lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng lao động tạo ra các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.
Mặt khác tiền lương còn là đảm bảo kinh tế để khuyến khích hàng hoá lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Vì vậy công tác tổ chức tiền lương cần chú ý đến việc tăng tiền lương thực tế cho người lao động.
- Ba là: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Về bản chất, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm và giá cả hàng hoá, trong doanh nghiệp việc trả lương có tác dụng kích thích sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiền lương bình quân chỉ tăng lên trên cơ sở nâng cao năng suất sức lao động, nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động... Như vậy, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì không còn con đường nào khác là phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân.
- Bốn là: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương cho những người lao động ở mỗi ngành với trình độ lành nghề khác nhau, điều kiện khác nhau. Việc thực hiện nguyên tắc này giúp cho nhà nước tạo sự cân đối giữa các ngành, khuyến khích sự phát triển nhanh chóng ngành mũi nhọn, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người lao động. Nếu chính sách tiền lương không giải quyết đúng đắn thì không những ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đến tình hình phát triển kinh tế xã hội mà còn trở thành vấn đề chính trị không có lợi.
Tiền lương có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên để thấy hết tác dụng của nó thì chúng ta phải nhận thức đúng, đầy đủ về tiền lương, lựa chọn những phương pháp trả lương thích hợp, khi đó người lao động sẽ hăng hái lao động trong công việc.
3. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG, QUỸ TIỀN LƯƠNG
3.1. Các hình thức lương
Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng.
Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức trả lương như sau:
3.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định. Có 2 hình thức lương thời gian là lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.
Lương thời gian giản đơn: Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian.
Lương thời gian có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất
Lương thời gian được áp dụng cho: nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.
Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy nhiên nó vẫn có hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả lao động. Vì vậy doanh nghiệp cần khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làm việc, làm việc có kỷ luật và năng suất cao.
3.1.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu.
Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng sản phẩm, công việc và phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
Định mức này được xây dựng trên cơ sở định mức kỹ thuật hoặc định mức kinh nghiệm, nhằm khuyến khích người lao động làm theo năng lực, hưởng lương theo khả năng, có tác dụng khuyến khích tăng năng suất, nhanh chóng hoàn thành kế hoạch được giao.
* Hình thức tiền lương sản phẩm gồm:
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm.
Tiền lương
Sản phẩm
=
Đơn giá tiền
Lương trực tiếp
ế
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động nên còn gọi hình thức tiền lương này là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế.
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: Công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Tiền lương
SP gián tiếp
=
Đơn giá tiền
lương gián tiếp
ừ
Số lượng sản phẩm hoàn thành của CNSX chính
+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng thực chất là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm).
+ Trả lương theo sản phẩm luỹ kế: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Lương sản phẩm luỹ kế kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động, nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản xuất cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng.
Tổng tiền lương
SP luỹ tiến
=
Đơn giá lương SP
ừ
Số lượng SP đã HT
+
Đơn giá lương SP
ừ
SLSP
Vượt KH
ừ
Tỷ lệ
TLLT
+ Trả lương khoán khối lượng hoặc khoán công việc: Là hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm. Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán, bốc vác, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm…
+ Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng.
+ Trả lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này trước hết tính tiền lương cho cả tập thể, sau đó tiến hành việc chia lương cho từng người trong tập thể.
Các phương pháp chia lương:
* Nguyên tắc: kế toán phải tính cho từng người lao động, trong trường hợp tiền lương trả theo sản phẩm đã hoàn thành là kết quả của tập thể người lao động thì kế toán phải tính lương trả cho từng người lao động theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật của công việc.
Li =
Trong đó: Li: Tiền lương sản phẩm của công nhân i
Ti: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân i
Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng người lao động của tập thể
Số giờ làm việc tiêu chuẩn
=
Số giờ làm việc thực tế
ừ
Hệ số cấp bậc kỹ thuật công việc
Tiền lương một giờ làm việc tiêu chuẩn
=
Tổng tiền lương sản phẩm hoàn thành
Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn
Tiền lương phải trả cho từng công nhân
=
Số giờ làm việc theo tiêu chuẩn của từng người
ừ
Tiền lương trong 1 giờ làm việc tiêu chuẩn
- Phương pháp 2: Chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình công, chấm điểm.
Điều kiện áp dụng: Cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc do điều kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động trong tổ hoặc trong nhóm sản xuất. Toàn bộ lao động được chia thành hai phần: chia theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của mỗi người, chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm cho mỗi người.
Tiền lương chia theo cấp bậc kỹ thuật công việc và thời gian làm việc TT của từng công nhân
=
Thời gian làm việc thực tế
ừ
Hệ số cấp bậc kỹ thuật công việc
Mức tiền lương của một điểm
=
Số tiền lương cần chia
Tổng số điểm của nhóm công nhân
- Phương pháp 3: chia lương bình công điểm:
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc có kỹ thuật giản đơn, công cụ thô sơ, năng suất lao động chủ yếu do sức khoẻ và thái độ lao động của người lao động.
Sau mỗi ngày làm việc, tổ trưởng phải tổ chức bình công chấm điểm cho từng người lao động. Cuối tháng căn cứ vào số điểm đã bình bầu để chia lương.
3.1.3. Các chế độ trả thưởng và trợ cấp áp dụng tại doanh nghiệp
- Lương phép: Người lao động nghỉ phép thì được tính lương phép. Theo chế độ hiện hành thì lương phép bằng 100% lương cấp bậc (chức vụ). Hiện nay mỗi người lao động được hưởng 12 ngày phép trong một năm, nếu làm việc từ 5 năm liên tục thì được thêm 1 ngày; nếu thời hạn làm việc 30 năm trở lên thì thời gian nghỉ phép tăng lên 6 ngày.
- Chế độ phụ cấp:
Phụ cấp lương là khoản tiền lương doanh nghiệp trả thêm cho người lao độ