Chuyên đề tốt nghiệp Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà xuất bản âm nhạc Dihavina

Trong những năm qua cùng với việc mở rộng nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữu, mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Nhờ có sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước đi vững chắc và gặt hái được những thành công đáng khích lệ. Ngày nay chúng ta có thể thấy nền kinh tế nước ta đã thực sự từng bước hoà nhập vào nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Kế toán với chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu nhất không chỉ cung cấp thông tin một cách chính xác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà thông qua đó còn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho lãnh đạo doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp hữu hiệu, quyết định thích hợp cho việc điều hành, quản lý và đường hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài.

docx58 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà xuất bản âm nhạc Dihavina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua cùng với việc mở rộng nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữu, mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Nhờ có sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước đi vững chắc và gặt hái được những thành công đáng khích lệ. Ngày nay chúng ta có thể thấy nền kinh tế nước ta đã thực sự từng bước hoà nhập vào nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Kế toán với chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu nhất không chỉ cung cấp thông tin một cách chính xác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà thông qua đó còn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho lãnh đạo doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp hữu hiệu, quyết định thích hợp cho việc điều hành, quản lý và đường hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc, em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc Dihavina”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba phần: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc. Chương 3 : Một số ý kiến hoàn thiện phương pháp kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc. Do hiểu biết và thời gian còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để em được hiểu biết nhiều hơn về vấn đề này. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Hoài đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.Cháu xin chân thành cảm ơn Giám đốc, các phòng ban và đặc biệt là các cô trong phòng Tài chính kế toán của Nhà Xuất Bản Âm Nhạc Dihavina đã tạo điều kiện giúp đỡ cháu trong thời gian thực tập tại Nhà Xuất Bản. Hà nội, tháng 03 năm 2008. Sinh viên thực hiện. Vũ Thu Trang Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại. I) Sự cần thiết kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại : 1) Khái niệm kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Trong các doanh nghiệp thương mại hàng hoá được mua vào để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy bán hàng là việc doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàng phải chuyển giao cho doanh nghiệp một khoản tiền tương ứng với giá bán của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó theo giá thoả thuận hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng chính là quá trình chuyển hoá vốn kinh doanh từ thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền và xác định kết quả. Đây là giai đoạn cuối của của quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất hàng hoá đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của cả người bán và người mua thì quá trình bán hàng có thể được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Đơn vị bán hàng xuất giao sản phẩm, hàng hoá cho đơn vị mua căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết. Giai đoạn này phản ánh một mặt của quá trình bán hàng hoá, thành phẩm. Tuy nhiên nó chưa phản ánh được hàng hoá đã bán. Giai đoạn 2: Khi khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Lúc này hàng hoá đã được xác định là tiêu thụ và quá trình bán hàng đã được hoàn tất. Như vậy quá trình bán hàng của doanh nghiệp có đặc điểm sau: Về mặt hành vi: Đó là sự mua bán có thoả thuận giữa người mua và người bán. Về bản chất kinh tế: Bán hàng là quá trình thay đổi quyền sở hữu hàng hoá. Quyền sở hữu hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua. Khi kết thúc quá trình, doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản tiền gọi là doanh thu bán hàng. Đây là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Cùng với việc bán hàng thì xác định kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Mặt khác, đó còn là số liệu thông tin cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các đối tượng liên quan. Do vậy, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động tiêu thụ luôn đóng vai trò quan trọng có tính chất sống còn. 2) Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp: Bán hàng và xác định kết quả bán hàng là hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp đó là phải quản lý hoạt động bán hàng và xác định kết quả một cách chặt chẽ. Cụ thể là quản lý ở các mặt sau: Quản lý theo từng người chịu trách nhiệm vật chất.: Đây là yêu cầu quản lý đặt ra cho bộ phận quản lý cấp trên đối với cấp dưới nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá. Việc quản lý theo hình thức này là quản lý theo từng kho, từng cửa hàng, theo từng nhân viên bán hàng để tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng và tham ô hàng đem đi tiêu thụ. Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế, quản lý số lượng mặt hàng, thời gian và cơ cấu mặt hàng tiêu thụ. Quản lý theo phương thức bán hàng: Mỗi phương thức bán hàng khác nhau có tốc độ quay vòng vốn, số lượng hàng bán ra khác nhau, vì thế yêu cầu đặt ra giúp các nhà quản lý nghiệp vụ tiêu thụ tìm ra cho doanh nghiệp mình phương thức bán hàng nào đạt hiệu quả cao nhất và tập trung chỉ đạo bán hàng theo phương thức đó. Quản lý theo hình thức thanh toán: Đây là yêu cầu nhằm quản lý việc thu hồi bán hàng có hệ thống. Có nhiều hình thức thanh toán khác nhau, vì thế nếu quản lý theo từng hình thức thanh toán thì có thể theo dõi cụ thể theo từng hình thức thanh toán về số tiền phải trả, sẽ trả. Mỗi hình thức khác nhau có những ưu nhược điểm riêng. Do đó các nhà quản lý cần vận dụng yêu cầu này để lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho Công ty mình. Quản lý về giá cả: Yếu tố quan trọng của quá trình tiêu thụ sản phẩm là giá bán. Mỗi loại sản phẩm khác nhau có giá bán khác nhau. Do đó, để xác định đúng đắn doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ giá bán theo từng mặt hàng, đồng thời phải quản lý chặt chẽ giá vốn của hàng đem tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi phí, đồng thời phải phân bổ chính xác cho hàng tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ. Quản lý chặt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng: Đòi hỏi người quản lý cần tính đúng, tính đủ số tiền phải thu, đã thu theo từng khách hàng, theo từng hình thức thanh toán. Yêu cầu khách hàng thanh toán đúng hạn, đúng hình thức để tránh bị mất mát, chiếm dụng vốn, đảm bảo thu nhanh tiền khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của vốn. Việc hạch toán quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải được tổ chức khoa học, chặt chẽ, đảm bảo xác định được kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phản ánh giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngoài việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và mở rộng quan hệ buôn bán trong và ngoài nước để có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ. 3) Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Xã hội không ngừng tiêu dùng nên không thể không có quá trình tiêu thụ hàng hoá thành phẩm. Điều đó phù hợp với quy luật tái sản xuất, trong nền kinh tế hàng hóa đó là quy trình sản xuất diễn ra tuần tự bao gồm các giai đoạn: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng. Các doanh nghiệp là nơi sáng tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng phải thông qua quá trình bán hàng thì các sản phẩm này mới được đưa vào tiêu dùng. Như vậy, thực hiện việc bán hàng hóa, thành phẩm có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp Quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, trang trải các chi phí sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn vốn, mở rộng và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá diễn ra càng nhanh thì càng làm tăng tốc độ quay của vốn, tiết kiệm vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đồng thời quá trình này còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Việc bán thành phẩm, hàng hóa sẽ góp phần điều hoà giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu, là điều kiện đảm bảo cho sự cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bán hàng và xác định kết quả bán hàng còn là căn cứ, là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, xác định phần nghĩa vụ kinh tế doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nhà nước và thông qua đó giúp cho doanh nghiệp có định hướng và chiến lược kinh doanh mới sao cho đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Như vậy, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Có thể khẳng định rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá được thị trường thừa nhận và lợi nhuận mà đơn vị thu được. Vậy đặt ra vấn đề là người làm công tác kế toán phải có những nhiệm vụ gì? Như chúng ta đã biết kế toán là công cụ quản lý tích cực. Công tác kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy để đảm bảo được yêu cầu này kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Ghi chép kịp thời, đầy đủ khối lượng hàng hóa thành phẩm, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ. Tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, các khoản giảm trừ và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng. Cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồng thời tiến hành phân tích hoạt động kinh tế đối với việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng một cách khoa học và hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc thu nhận và xử lý cung cấp thông tin cho doanh nghiệp: Giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế. II) Kế toán bán hàng: 1) Các phương thức bán hàng Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng tài khoản kế toán, phản ánh tình hình xuất kho hàng hoá, thành phẩm. Đồng thời có tính chất quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận. Hiện nay, ở các doanh nghiệp thường vận dụng các phương thức bán hàng sau đây: 1.2) Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp: Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng của doanh nghiệp (không qua kho). Theo phương thức này bên mua uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho, phân xưởng hoặc giao hàng tay ba. Người nhận sau khi ký nhận vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là đã bán và được hạch toán vào doanh thu. Trong phương thức giao hàng trực tiếp có những hình thức bán hàng sau: Bán hàng trả góp: Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Doanh nghiệp lập hoá đơn bán hàng và hợp đồng thanh toán làm căn cứ giao hàng và nhận tiền lần đầu. Phần tiền còn lại người mua chấp nhận trả tiền dần ở các kỳ tiếp theo nhưng phải chịu lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ là bằng nhau. Theo phương pháp này, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho khách hàng thì lượng hàng chuyển giao được coi là đã bán. Về thực chất chỉ khi nào người mua trả hết tiền thì doanh nghiệp mới hết quyền sở hữu. Khi bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng trả góp là doanh thu bán hàng thu tiền một lần, lãi của hàng bán trả góp được coi là thu nhập hoạt động tài chính. Bán lẻ các hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ: Đây là hình thức bán hàng và giao hàng trực tiếp cho khách hàng và thu tiền của khách hàng. Bán các lao vụ, dịch vụ là kết thúc quá trình phục vụ các lao vụ dịch vụ, khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về lao vụ dịch vụ đã được phục vụ. Đồng thời doanh nghiệp xác định doanh thu bán hàng. Tiêu thụ theo phương thức đổi hàng: theo phương này khi xuất kho thành phẩm hàng hoá đem đi đổi thì hàng được coi là đã bán và doanh nghiệp phải lập hoá đơn (GTGT) hoặc hoá đơn bán hàng làm căn cứ xác định doanh thu. 1.3) Bán hàng theo phương thức gửi bán Theo phương thức này định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thoả thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm qui ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. Hàng xuất bán để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên. Hàng hoá dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hàng hoá làm quà biếu tặng, quảng cáo, chào hàng. 2)Kế toán giá vốn hàng bán: 2.1) Phương pháp tính giá vốn hàng bán : Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. - Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán Hiện nay, theo chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho thì trị giá vốn hàng xuất bán được đánh giá theo trị giá vốn thực tế (giá gốc). Tuỳ vào yêu cầu và trình độ quản lý từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau để tính trị giá vốn hàng xuất bán: Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hoá thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại hàng hoá ít và nhận diện được từng lô hàng. Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn của hàng xuất kho được tính căn cứ vào số lượng hàng xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức: Trị giá vốn thực tế xuất kho  =  Số lượng hàng xuất kho  x  Đơn giá bình quân gia quyền   Đơn giá bình quân gia quyền  =  Trị giá vốn thực tế hàng tồn đầu kỳ  +  Trị giá vốn thực tế hàng nhập trong kỳ     Số lượng hàng tồn đầu kỳ  +  Số lượng hàng nhập trong kỳ   Đơn giá bình quân thường được tính cho từng thứ hàng tồn kho. Việc xác định đơn giá có thể cho cả kỳ hạch toán (bình quân cố định), hoặc sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng trên giả định là hàng hoá được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng hoá còn lại cuối kỳ là hàng hoá được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá của hàng hoá xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ. Phương pháp nhập sau, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng hoá được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng hoá còn lại cuối kỳ là hàng hoá được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng hoá xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Giá vốn hàng bán là một nhân tố cấu thành trong kết quả sản xuất kinh doanh, nên để việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh đúng đắn thì kế toán cần phải xác định đúng trị giá vốn hàng xuất bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn hàng xuất kho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán bao gồm: trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán. Trong đó: Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho để bán được xác định theo một trong bốn phương pháp tính trị giá hàng tồn kho (đã nêu ở trên). Chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán. Do chi phí mua hàng liên quan đến nhiều chủng loại hàng hoá, liên quan cả đến khối lượng hàng hoá trong kỳ và hàng hoá đầu kỳ, cho nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí mua hàng được lựa chọn là: số lượng, trọng lượng, trị giá mua thực tế của hàng hoá. Công thức: Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ  =  Chi phí mua hàng của hàng tồn kho đầu kỳ  +  Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ  x  Tiêu chuẩn phân bổ của hàng đã xuất bán trong kỳ             Tổng tiêu chuẩn phân bổ của hàng tồn cuối kỳ và hàng đã xuất bán trong kỳ     2.2) Trình tự kế toán giá vốn hàng bán : 2.2.1) Trình tự kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, để tiêu thụ hàng hoá nhanh, tăng doanh số bán hàng các doanh nghiệp phải không ngừng tim tòi, nghiên cứu và đưa ra những phương thức bán hàng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Hiện nay các doanh nghiệp thường vận dụng các phương thức bán hàng chủ yếu như: Bán hàng trực tiếp, gửi bán, bán hàng nội bộ, bán trả góp, đổi hàng... - Bán hàng theo phương thức gửi bán. Đầu kỳ doang nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở sự thoả thuận trong hợp đồng kinh tế (hợp đồng mua bán) giữa 2 bên và giao hàng tại thời điểm đã quy ước khi xuất kho, hàng gửi đi vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi nào thoả mãn 5 điều kiện (đã nói ở phần doanh thu bán hàng) thì ghi nhận doanh thu bán hàng. - Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho. - Tài khoản sử dụng: TK157 - Hàng gửi đi bán. Tài khoản này phản ánh giá trị hàng hoá, sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá, sản phẩm gửi bán đại lý, ký gửi, trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao chưa được xác định là bán + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 1: + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Sơ đồ 2: (1) Đầu kỳ kết chuyển giá vốn thực tế của hàng chưa được xác định là đã bán trong kỳ. (2) Cuối kỳ: Căn cứ vào kết quả kiểm kê phản ánh giá vốn thực tế của hàng hoá chưa được tiêu thụ cuối kỳ (theo dõi trên sổ sách) * Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp. Theo phương thức này bên khách hàng (người mua hàng) sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp bán thì được xác định là đã bán (hàng hoá được chuyển giao quyền sở hữu). - Chứng từ bán hàng trong phương thức này là phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng. - Tài khoản sử dụng: TK632 - Giá vốn hàng bán và TK liên quan khác + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 3: (1) Giá vốn thực tế của hàng xuất bán trực tiếp. (2) Hàng hoá đã mua bán thẳng không qua nhập kho. (3) Gía vốn của hàng hoá đã bán bị trả lại nhập kho. (4) Kết chuyển trị gi
Tài liệu liên quan