Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt đã có lịch sử mấy thiên niên kỉ, trải qua quá trình phát triển liên tục, vừa cải tạo tự nhiên vừa chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa vươn lên hạn chế những rủi ro thiên nhiên đem đến, làng Việt Nam vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước ta mất về tay giặc nhưng làng thì không mất, làng vẫn được giữ vững, phục hồi trên khắp đồng bằng sông Hồng rồi tái sinh lại trên đất đai miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Làng Việt Nam có sức mạnh dẻo dai, bền vững đó là nhờ văn hóa làng, văn hóa làng vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đà biểu hiện ở phong tục tập quan, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo. Văn hóa làng còn có một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu, lũy tre, giếng nước, cây đa đã tạo nên một tổng thể văn hóa làng vững chắc, hòa quyện vào nhau.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kì hội nhập, làng quê Việt Nam đang có những biến đổi to lớn, hầu như không còn một làng quê nào còn giữ nguyên hiện trạng như trước năm 1945. Đặc biệt là sự biến đổi kết cấu cơ sở vật chất của làng.
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Từ thực tế quê hương mình, làng mình anh (chị) hãy nhận xét về sự biến đổi xưa làng Việt cổ trong thời điểm hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Làng xã Việt Nam
Đề bài: Từ thực tế quê hương mình, làng mình anh (chị) hãy nhận xét về sự biến đổi xưa làng Việt cổ trong thời điểm hiện nay.
Bài làm
Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt đã có lịch sử mấy thiên niên kỉ, trải qua quá trình phát triển liên tục, vừa cải tạo tự nhiên vừa chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa vươn lên hạn chế những rủi ro thiên nhiên đem đến, làng Việt Nam vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước ta mất về tay giặc nhưng làng thì không mất, làng vẫn được giữ vững, phục hồi trên khắp đồng bằng sông Hồng rồi tái sinh lại trên đất đai miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Làng Việt Nam có sức mạnh dẻo dai, bền vững đó là nhờ văn hóa làng, văn hóa làng vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đà biểu hiện ở phong tục tập quan, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo. Văn hóa làng còn có một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu, lũy tre, giếng nước, cây đa… đã tạo nên một tổng thể văn hóa làng vững chắc, hòa quyện vào nhau.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kì hội nhập, làng quê Việt Nam đang có những biến đổi to lớn, hầu như không còn một làng quê nào còn giữ nguyên hiện trạng như trước năm 1945. Đặc biệt là sự biến đổi kết cấu cơ sở vật chất của làng.
1.Sự biến đổi văn hoá vật chất
Xưa… nhắc đến nông thôn-làng quê Việt người ta thường nghĩ đến cây đa, bến nước, sân đình, đến lũy tre rủ mát trên con đường làng đến những ngôi nhà giản dị thoáng mát với hàng rào râm bụt… và ở đó người ta có thể tìm thấy một cuộc sống thanh bình.
Nay… cái không khí ấy đang dần mất đi để thay vào đó là những dãy nhà cao, thấp, đường làng bờ rào được bê tông hóa
1.1. Kiến trúc nhà cửa
Thời trung và cận đại
Với hệ thống tự cung, tự cấp về kinh tế, người nông dân trước đây vốn sồng trong các ngôi làng khép kín. Khi sinh con, người ta tính ngay đến trồng bao nhiêu cây xoan cây mít…để đủ làm một ngôi nhà ba gian hai trái, khi con đến tuổi trưởng thành. Vì kèo đòn tay, dui mè đã có tre trồng quanh vườn, gạch thì lấy đất từ ao hay ruộng rồi tự xây lò gạch để nung. Vôi thì lấy ở núi đá vôi hay mua lấy. Gỗ xoan, tre trước khi làm nhà được ngâm dưới bùn ao khoảng một năm để chống mối, mọt. Rơm lợp nhà thì có sẵn từ vụ gặt trước, người dân vồn tay phải cầm cày, tay trái cầm dùi đục. Người trong gia đình, bà con láng giềng mỗi người giúp một tay để dựng nhà.
Thời hiện đại
Những biến cố lịch sử, chiến tranh hủy hoại nhiều di sản kiến trúc… nhưng sư biến đổi nhanh chóng của kiến trúc nông thôn Việt Nam, đặc biệt là nông thôn miền Bắc thật nhanh chóng.
Kiến trúc nông thôn không quản lý, không quy hoạch, xô bồ với đủ kiểu kiến trúc Đông, Tây, Trung cận Đông… những ngôi nhà Thái, nhà cao tầng dần thay thế những ngôi nhà năm gian cổ với bậc thềm cao vút, ngói âm dương mát lạnh,cửa gỗ uy nghi của các gia đình giàu có trước đây. Những ngôi nhà cao vút đã thoát ly ra khỏi mặt đất, trong khi cuộc sống của người nông dân lại dựa vào đất, gắn liền với đất.
1.2.Luỹ tre, giếng nước, cây đa, đình, chùa, miếu làng…
Thời trung và cận đại
Luỹ tre, giếng nước, cây đa
Luỹ tre là một thành lũy rất kiên cố, "đốt không cháy rào không được, đào không qua". Điều này khác hẳn với các nước khác trên thế giới là dùng thành quách bằng đất đá. Việc trao đổi với thế giới bên ngoài thông qua cổng làng. Gần cổng làng thường có một cây đa, khói hương nghi ngút, đó là nơi hội tụ của thánh thần.
Cây đa. Cây đa trong làng Việt mang nhiều ý nghĩa sâu xa.
Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích luỹ kiến thức phong phú.Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa. Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.
Không tiền ngồi gốc cây đaCó tiền thì hãy lân la vào hàng
Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:
Em đang dệt vải quay tơBỗng đâu có khách đưa thơ tới nhàHẹn giờ ra gốc cây đaPhượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.
Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:
"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
Hay:
"Cây thị có ma, cây đa có thần"
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng. Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.
Đình làng
Đình làng là nơi tôn nghiêm nhất để thờ Thành hoàng làng. Đình được xây dưng nơi cao ráo nhất trong địa vực làng cấu trúc đình bao giờ cũng bề thế, sang tronhj nhất trong làng. Đình cũng là nơi dân làng hội họp giải quyết việc làng việc nước. ở đây thần quyền kết hợp với thế quyền, đình làng, nhất là đình làng miền Bắc là kho tàng phong phú về điêu khắc dân gian, phản ánh đời sống hàng ngày của người nông dân và lý tưởng thẩm mỹ của họ.
Điêu khắc ở đình làng là điêu khắc trang trí, hình tượng phong phú, đương nét tinh vi thu hút sự chú ý của người xem, những hình rồng hình phượng, những nàng tiên thổi sáo, những dãy hoa, những con người lao động cày bừa vui chơi, tất cả bám lấy xà ngang xà dọc uyển chuyển, linh hoạt làm cho ngôi đình tuy nguy nga mà vẫn gần gũi với con người.
Chùa làng
Chùa được xây dựng sớm ở đất nước ta, vào thời Lý, Trần chùa chủ yếu là chùa của quý tộc, đến đời Lê chùa là của làng xã.
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, nơi thờ Phật, gửi hậu của dân làng, là nơi đi lại tĩnh tâm vào ngày sóc, ngày vọng của nữ giới và người già.
Nếu so sánh kiến trúc đình thì nhìn chung chùa có vẻ khiêm tốn hơn với vẻ trầm lắng u tịch và đơn sơ, giản dị của chùa.
Miếu làng…
Bên cạnh đình, chùa trong làng quê Việt còn có miếu. Miếu có kiến trúc nhỏ hẹp, thường thường là của cộng đồng xóm ngỏ. Vị thần được thờ cũng thường là thổ công, thổ địa hoặc các vị tổ sư nghề. Có nơi còn có quán thờ các thần tượng như Liễu Hạnh hay Đức Thánh Trần…
Thời hiện đại
Về mặt cấu trúc, làng ngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng, cổng làng, giếng nước làng. Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những ngày lễ hội.
Ngày nay đình, chùa, miếu đang ngày càng ít đi và mất dần vẻ nguyên sơ thửa ban đầu, người ta đang “trùng tu” đình, chùa, miếu bằng các vật liệu mới như bê tông, đá mới…, thay thế những bức vẽ, bức phù điêu, những con rồng phượng được chạm trổ tinh vi…
Sự thay đổi nhanh chóng của cấu trúc làng xã đã đến mức báo động. Sau đây là một ví dụ chứng minh sự biến đổi to lớn đó.
Đình làng Động Gián ở huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh ngày xưa là một ngôi đình lớn. Theo ông Nguyễn Quỳnh Thông trong bài “Làng Động Gián” in trong cuốn “Làng cổ Hà Tĩnh” (Sở văn hoá - thông tin hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh) viết về đình làng Động Gián, xưa Đình làng toạ lạc trên nên đất phía Tây cụm dân cư, ngoài mặt về phía Tây tức là trông về Ngàn Hống. Vườn đình cao khoảng 1m được cư xung quanh bằng những tảng đá to. Vào sân đình phải trèo 4-5 bậc đá. Sân rộng khoảng 700-800m , cây lớn bao quanh, cành lá um tùm mát rượi. Vào vườn đình qua 3 cửa: cửa chính phía Tây trước mặt đình và hai cửa hông Nam, Bắc. Phía Đông tường bọc kín, cây cối rậm rạp. Nền đình được đắp băng đất sét nện cứng, bốn phía bao quanh bằng đá xanh. Đình được làm toàn bằng gỗ lim theo kiểu tứ trụ, ba gian, hai chái có 48 cột, những cây cột ở ba gian giữa khá to, vòng tay người lớ không ôm xuể, trên các xà ngang xà dọc và các vì kèo, các bẫy đều có hình tứ linh, ngư tiều, canh mục chạm trổ rất tinh vi, có đường xà ngang được chạm trổ ngộ nghĩnh: cảnh những người con gái cở trần tắm trong ao sen.
Làng Động gián xưa dân cư đông đúc, kinh tế phồn thịnh, nhưng càng về sau càng điêu tàn. Chức dịch trong làng cho rằng có tình trạng này là do đình làng bị động, phải làm lại đình thì dân làng mới khá lên được.
Do vậy đình cũ bị hạ xuống, lấy vật liệu để làm đình mới trên nền đất cũ, những cột lớn bị xẻ ra bào thành cộ nhỏ, các xà ngang xà dọc cũng bị xẻ nhỏ bào trơn các hình chạm trổ. Vào khoảng năm 1938-1939 ngôi đình mới được dựng lên trên nền cũ với quy mô nhỏ hơn(còn 3 gian) tường gạch 3 mặt, ngói âm dương, trên nóc cũng được đắp lưỡng long triều nguyệt và bốn góc mái cũng đắp giao long uốn mình.
Năm 1948 giặc Pháp đổ bộ vào làng, chúng vào đình lục lọi cướp đi những đồ quý giá bằng đồng, bằng sứ và bằng ngấm vóc. Về sau đình lại dùng làm kho để muối. Do tác động của muối tường đình bị rập rồi rường cột của đình cũng bị dỡ để làm việc khác.
Cuối cùng ngôi đình biểu trưng cho văn hoá làng xã cũng biến mất. Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở ngôi đình Động Gián mà con nhiều ngôi dình khác ở làng quê Việt cũng đang dần biến mất như vậy.
Sự thay đổi cấu trúc làng xã đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nhăm bảo tồn bản sắc văn hoá làng Việt.
2. Sự biến đổi văn hoá tinh thần
Trong thời kì đổi mới, do chính sách tự do hơn về tôn giáo-tín ngưỡng, các hình thức tôn giáo tín ngưỡng truyền thống được phục hồi, các sinh hoạt cúng lễ tại đình, chùa, đền được tự do hoạt động hơn.
2.1. Tín ngưỡng Thành hoàng làng
Cúng đình và lễ hội đình là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian tiêu biểu của làng xã vùng đồng bằng sông Hồng. Nó thể hiện một niềm tin về sự hiện diện của các vị thần họ mệnh cho cộng đồng, về sự phù hộ của họ trong các hoạt động của con người.
Cho đến nay, cúng đình và lễ hội đình vẫn là sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng quan trọng nhất ở các cộng đồng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng. Mặc dù hội làng ở đồng bằng sông Hồng bị đứt đoạn khá nhiều năm, có nơi lại thiếu vắng trung tâm sinh hoạt là ngôi đình, thế nhưng trong tâm thức của dân làng thiết chế đình vẫn còn. Hội làng, ngôi đình vẫn là nhu cầu của cả làng, dẫu rằng trung tâm của hội tạm thời chỉ là một ngôi đình còn trong tình trạng hoang phế.
2.2. Thiết chế chùa đền miếu
Sinh hoạt tôn giáo tại chùa, đền, miếu đã trở lại phát triển trong thời kì đổi mới, phản ánh các nhu cầu về tâm linh của người dân ở nông thôn là rất lớn. Do tác động của cơ chế thị trường, nhóm xã hội làm nghề thương nhân ở nông thôn mà sinh hoạt tín ngưỡng ở chùa, đình, miếu có chiều hướng gia tăng hơn. Tầng lớp thương nhân do những yêu cầu của nghề nghiệp nên thường hay cầu cúng tại nơi thờ các vị thần, vị thánh phù hộ cho việc buôn bán. Đền Bà chúa Kho ở Nam Định là một ví dụ tiêu biểu, tín ngưỡng thờ mẫu phát triển trong những năm gần đây cũng nằm trong quy luật này.
3. sự biến đổi văn hoá xã hội
3.1. Năng lực tự quản
Thời trung và cận đại
Tính tự quản làng xã là sự tự điều chỉnh – điều khiển của làng xã trong quá trình vận động của kinh tế - xã hội. Tự điều khiển tự điều khiển là ít chịu sự can thiệp của các cấp chính quyền bên trên, là sự vận hành đa tuyến của xã hội dân sự.
Tính tự quản cảu làng xã Việt Nam có từ lâu đời với các bản hương ước của làng và bộ máy tự quản của làng xã bao gồm hai bộ phận:
Bộ phận chức dịch gồm những người trực tiếp điều hành các công việc trong làng, chịu trách nhiệm về công việc trước chính quyền cấp trên,là mô giớ giữa nhà nước và thôn làng. Người đứng đầu chức dịch từ thế kỉ XV-XVIII là xã trưởng, những chức dịch này do hội đồng kì mục giới thiệu để các dân đinh trong thôn làng cử và cấp trên phê duyệt và chấp nhận. Cung với xã trưởng lã các thôn trưởng và những người giúp việc.
Bộ phận kỳ mục ( hay còn gọi là kỳ hào) gồm những người có thế lực và uy tín trong làng xã, đứng đâù là tiên chỉ và thứ chỉ. Đây chính là bộ phận diều hành tự quản trong làng xã. Họ dựa vào hương ước, chiếu theo điều khoản của hương ước ma tiến hành khuyến khích khen thưởng hay phê phán trừng phạt xã dân.
Hội đồng kỳ mục chỉ đạo diều hành các công việc về kinh tế - xã hội của thôn làng, chỉ đạo cả đến những công việc của chức dịch.Ttrong làng xã ngày xưa bộ phận này có quyền hành cao nhất.
Thời hiện đại
Các chức dịch ngay xưa dần được thay thế bởi hệ thống bộ máy quản lý làng xã từ chủ tịch xã cho đến trương thôn, họ lam việc theo pháp luật, đảm bảo quyên tự do dân chủ cho dân trong xã.
Các hương ước vàhệ cộng đồng lệ tục ngày xưa còn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng, nhưng luật pháp nhà nước mới là yếu tố ảnh hưởng chính trong quan.
3.2 Tính cộng đồng
Nghề nông trồng lúa nước muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có mối liên kết. Nghề trông lúa nước bám đát giữ nước không thể đơn độc mà phải dựa vào sức mạnh cộng đồng.Muốn bảo vệ cuộc song cá nhân, gia đinh chống lại địch hoạ, thiên tai thương xuyên xảy ra, người nông dân phải chủ động liên kết thành cộng đồng.
Mặt khác tính tự quản của làng xã đã cố kết người nông dân lại thành cộng đồng chặt chẽ.
Cho đến ngày nay tính cộn đồng vẫn còn sâu đậm trong đờ sống tâm linh cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện trong sự trường tồn của hội làng, tâm thức hướng về ông Tổ của làng(Thành hoàng) cái tinh thần tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau vẫn là một giá trị có tác động mạnh đến mọi thành viên trong cộng đồng, dù rằng cái tinh thần áy đã dần bị bắn phá bởi tác động của các quan hệ hàng-tiền trong xã hội thị trường.
Ở Đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây, một xu hướng thể hiện khá rõ tinh thần cố kết cộng đồng là sự phục hồi các tổ chức xã hội truyền thống như ban tế tự của gia đình, hội vãi già của chùa, hội đồng niên được tổ chức theo lớp tuổi, thường là cho nam.
Các tổ chức xã hội này đã tạo nên các mối liên hệ cộng đồng theo những tổ chứ khác nhau, cái vì mục tiêu tế tự, thoã mãn nhu cầu cộng cảm, hợp tác tương trợ lẫn nhau theo nhóm tuổi để trình làng khi lên lão vv…
3.3. Gia đình, dòng họ
Ở Việt Nam gia đình và dòng họ có thể coi như một sự thu hẹp của quan hệ xã hội, gia đình là cộng đồng nhỏ, dòng họ là cộng đồng lớn hơn, bao gồm nhiều cộng đồng nhỏ cùng chung trong một hệ thống.
Về quy mô, trước Cách mạng tháng Tám ở nông thôn có hai loại gia đình: gia đình của những người lao động và gia đình của tầng lớp thượng lưu. Kết cấu của hai loại gia đình này không đồng nhất với nhau. Ở tầng lớp thượng lưu thường là gia đình lớn hơn, đại gia đình, còn ở tầng lớp lao động thì thường duy trì gia đình không lớn lắm.
Còn ngày nay kết cấu phổ biến trong gia đình người Việt là gia đình nhỏ. Theo khảo sát của Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Tổng cục thông kê năm 1992-1993 cho biết về nhân khẩu bình quân mỗi hộ có 4,9 người.
Về chức năng, theo các nhà nghiên cứu chức năng của gia đình nói chung có thể phân làm hai loại: chức năng vốn có và chức năng mang tính xã hội lịch sử.
Chức năng vốn có như tình yêu, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng con cái…
Chức năng lịch sử -xã hội thì có thể thay đổi theo thời đại và theo sự phát triển cua kinh tế như chức năng kinh tế, giáo dục, tín ngưỡng…
Nuôi dạy con cái
Nhân dân ta có câu “dạy con từ thửa còn thơ”, “con hư tại mẹ cháu hư tại bà”đã phản ánh chuức năng giáo dục của gia.đình. Nuôi và dạy con cái vốn tính tư nhiên bản năng rồi chuyển thành tính xã hội và tính văn hoá.
Người ta giáo dục con cái những điều hay lẽ phải rồi tạo ra nếp nhà như “gia phong” “gia phạm” “gia quy”… lưu truyền cho con cháu sống theo tứ đức hay ngũ thường.
Nội dung giáo dục trong gia đình không chỉ nếp sống mà còn vấn đề truyền thụ kĩ năng sản xuất, bí mật nhà nghề cho các thế hệ sau, vơi mục đích làm cho kinh tế ổn định lâu dài, duy trì nghề của Tổ tông để lại, như các ngề rèn, nghề gốm, nghề bốc thuốc…
Tuy nhiên, ngày nay trong giáo dục con cái nhiều gia đình giàu có quá chú trọng đến đồng tiền, đến việc làm ăn buôn bán mà sao nhảng việc dạy dỗ con cái, tưởng rằng cung cấp cho con đầy đủ vật chất là đủ, họ quyên rằng tuổi trẻ nông nổi rất cần sự chăm sóc của bố mẹ, khi không có tình thương chúng sẽ đi tìm thứ vui khác dần dần theo bạn bè hư hỏng, ăn chơi ra đà.
Một thực tế đáng quan tâm là thế hệ trẻ ngày nay không mặn mà với những nghề gia truyền, họ đi tìm cho mình một nghề mới phù hợp với tính cách và thời đại. Do vậy những nghề truyền thống đang mất dần đi.
Thờ cúng Tổ tiên
Gia đình Việt Nam là đơn vị tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, hầu hết các gia đình Việt đều có bàn thờ Tổ tiên, tục thờ cúng Tổ tiên có nhiều cấp khác nhau. Có nhà thờ họ đại Tông, có nhà thờ chi phái, nhưng mỗi gia đình cá thể đều có bàn thờ riêng.
Thờ cúng Tổ tiên được người Việt coi như một “đạo”, một tín ngưỡng đặc biệt được tiến hành thường xuyên, quanh năm. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần củng cố quan hệ gia đình, dòng họ.
Nuôi dưỡng người già
Dân gian ta có câu “trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên chức năng của gia đình người Việt là nuôi dưỡng người già.
Chức năng nuôi dưỡng người già không chỉ thể hiện tình cảm của con cháu mà nó đã được quy định bỡi luật pháp. Pháp luật thời Lê, Ngyễn đều có điều lệ con cháu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà già. Trong Quốc triều hình luật điều 506 ghi: “các con cháu không nghe lời dạy bảo và không phụng dưỡng, mà bị ông bà đi thưa thì phải tội đồ làm khao đinh, con nuôi, con kế tự mà thất hiếu với cha nuôi cha kế thì phải tội kém trên một bậc và mất những tài sản đã được chia cho”.
Nuôi dưỡng cha mẹ già là nội dung của đạo hiếu, đây là nguyên tác ứng xử cao nhất trong gia đình người Việt đã có từ xa xưa, được Nho giáo bổ sung them tạo nên gốc của nhân luân, là tiêu chuẩn đạo đức con người.
Ngày nay chức năng nuôi dưỡng người già trong gia đình nhìn chung vẫn được duy trì. Tuy nhiên đây đó đã có hiện tượng hắt hủi, đùn đẩy người già ra khỏi gia đình, đâu đó vẫn có những người già cô đơn, con cái hắt hủi không nơi nương tựa…
Đây là những việc làm trái ngược với truyền thong đạo hiếu của dân tộc cần lên án mạnh mẽ.
Gia đình là bộ phận của dòng họ, có quan hệ mật thiết với nhau. Hầu hết các thành viên mỗi khi gặp tang ma, cưới hỏi, cúng tế Tổ tiên… đều được họ hàng quan âm giúp đỡ. Thể chế dòng họ quy định quan hệ giữa người với người là trách nhiệm, nghĩa vụ không thắc mắc, không ghen tỵ, nhân dân ta thường nói “lọt ràng xuống nia”, “chị ngã em nâng” là phản ánh mối quan hệ trên.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay hiện tượng bất hoà trong dòng họ, trong anh em đã xẩy ra ở nhều gia đình, dòng họ.
Kết luận
Ngày nay chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một bộ phận hàng đầu của chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội của cả nước, nhưng trong quá trinh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta phải tiến hành thích hợp không thê biến nông thôn truyền thống Việt Nam thành đô thị của thời hiện đại! Cấu trúc làng truyền thống với những với những yếu tố điểm như con đê, cổng làng, đình làng, cây đa, bến nước, những nhà vườn - ao khép kín