Trong những năm qua. Kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định, vươn ra hội nhập cùng kinh tế khu vực và thế giới, theo đó hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh doanh xuất nhập khẩu trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ngày càng có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có chính sách về tài chính – tiền tệ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Ngân hàng Thương mại hiện nay là hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển ngoại thương, tăng cường các mối quan hệ, giao lưu hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bản thân nó vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng Thương mại. Tín dụng quốc tế lai càng có mức độ rủi ro cao và những nảy sinh phức tạp nếu có rủi ro xảy ra. Bởi vậy, công tác xác định ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động tín dụng chứng từ trong ngân hàng trở thành vấn đề bức thiết cần được đặt ra một cách nghiêm túc, xem xét cẩn thận để tìm ra những mô hình phân tích đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Từ việc ý thức rõ tầm quan trọng của ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, nên em chọn nghiên cứu đề tài : Tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy tầm quan trọng của vấn đề phần nào đó đượclàm sáng tỏ thêm mặc dù hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy chỉ mới phát triển, chưa thực sự là thế mạnh nhưng hiện nay ngân hàng công thương cầu giấy đã có cái nhìn thực sự nghiêm túc về vấn đề này – có cơ sở cho việc nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Ngoài phần mở đầu,phần kết luận và danh sách các tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần:
Chương 1: Lý thuyết chung.
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy.
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy.
Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiết sót.Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thân thành cảm ơn đến thầy Hoàng Đình Tuấn - giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp,cô Đặng Mỹ Dung – trưởng phòng xuất nhập khẩu NHCT Cầu Giấy và các anh(chị) trong phòng xuất nhập khẩu đã hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô,các cán bộ ngân hàng và các bạn để giúp em nâng cao trình độ lý luận cũng như thực tiễn.
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua. Kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định, vươn ra hội nhập cùng kinh tế khu vực và thế giới, theo đó hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh doanh xuất nhập khẩu trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ngày càng có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có chính sách về tài chính – tiền tệ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Ngân hàng Thương mại hiện nay là hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển ngoại thương, tăng cường các mối quan hệ, giao lưu hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bản thân nó vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng Thương mại. Tín dụng quốc tế lai càng có mức độ rủi ro cao và những nảy sinh phức tạp nếu có rủi ro xảy ra. Bởi vậy, công tác xác định ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động tín dụng chứng từ trong ngân hàng trở thành vấn đề bức thiết cần được đặt ra một cách nghiêm túc, xem xét cẩn thận để tìm ra những mô hình phân tích đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Từ việc ý thức rõ tầm quan trọng của ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, nên em chọn nghiên cứu đề tài : Tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy tầm quan trọng của vấn đề phần nào đó đượclàm sáng tỏ thêm mặc dù hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy chỉ mới phát triển, chưa thực sự là thế mạnh nhưng hiện nay ngân hàng công thương cầu giấy đã có cái nhìn thực sự nghiêm túc về vấn đề này – có cơ sở cho việc nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Ngoài phần mở đầu,phần kết luận và danh sách các tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần:
Chương 1: Lý thuyết chung.
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy.
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy.
Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiết sót.Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thân thành cảm ơn đến thầy Hoàng Đình Tuấn - giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp,cô Đặng Mỹ Dung – trưởng phòng xuất nhập khẩu NHCT Cầu Giấy và các anh(chị) trong phòng xuất nhập khẩu đã hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô,các cán bộ ngân hàng và các bạn để giúp em nâng cao trình độ lý luận cũng như thực tiễn.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Lê Đăng Khoa
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG
1.Các hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng thương mại.
Để tập trung vào hoạt động tín dụng chứng từ của NHTM, em xin phép được điểm qua khái niệm về các hoạt động kinh doanh ngoại hối khác của NHTM.
1.1.Hoạt động thanh toán chuyển tiền.
Thanh toán chuyển tiền là hoạt động mà trong đó khách hàng (người trả tiền)yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu cho người thụ hưởng(có thể là doanh nghiệp xuất khẩu, hay các nhà cung cấp dịch vụ).
1.2.Hoạt động thanh toán nhờ thu.
Là phương thức thanh toán trong đó người bán hàng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ một số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu người bán lập ra.
1.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại chính là việc mua đi bán lại tiền tệ của các quốc gia khác nhằm thu được lợi nhuận từ các nguồn sau đây : chênh lệch tỷ giá hối đoái theo thời gian, phi giao dịch hối đoái…Ngoại tệ để thực hiện kinh doanh của các NHTM có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt hay chuyển khoản.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng, sự phát triển của thị trường ngoại hối từng quốc gia….mà các NHTM thực hiện phương thức kinh doanh nào cho phù hợp.
1.4.Các hoạt động khác.
Ngoài những hoạt động trên đây, NHTM còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như làm trung gian chuyển kiều hối, thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền nhanh ra nước ngoài, đại lý thẻ tín dụng…
2.Hoạt động tín dụng chứng từ (L/C).
2.1.Khái niệm L/C:
Thư tín dụng ( L/C ) là một cam kết thanh toán của một Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như người xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
Trong phương thức Thanh toán L/C có các bên tham gia :
+ Người xin mở L/C ( người mua - Applicant )
+ Người bán ( Người hưởng lợi - Beneficiary )
+ Ngân hàng phát hành L/C (Ngân hàng phục vụ người mua - Issuing Bank )
+ Ngân hàng thông báo L/C( Ngân hàng phục vụ người bán - Advising Bank )
+ Ngân hàng chiết khấu ( Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá của người bán sau đó NH này đứng ra đòi tiền NH phát hành L/C )
+ Ngân hàng xác nhận là ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán thay cho NH phát hành L/C .
Quy trình thanh toán thư tín dụng :
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
(4)
(1) (9) (3) (5) (6)
NH xuất khẩu
NH thông báo
NH nhập khẩu
NH mở LC
(2)
(7
(8)
(1). Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi ngân hàng nước mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
(2).Theo đơn xin mở L/C, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng, thông qua Ngân hàng nước người xuất khẩu( Ngân hàng thông báo ).
(3). Ngân hàng xuất khẩu nhận được L/C, xác thực L/C và thông báo L/C cho người xuất khẩu .
(4). Căn cứ vào nội dung L/C người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng.
(5). Sau khi giao hàng người xuất khẩu gửi bộ chứng từ và lập hối phiếu.
đòi tiền đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh toán trả tiền hay xin chiết khấu bộ chứng từ đó.
(6). Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ phải kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó, nếu phù hợp thì thanh toán hay chiết khấu.
(7). Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.
(8).Ngân hàng phát hành (L/C) sau khi nhận được chứng từ, tiến hành kiểm tra kỹ, nếu phù hợp thì thanh toán cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
(9). Ngân hàng phát hành (L/C) thông báo cho người nhập khẩu đã thanh toán cho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này để nhận chứng từ đi lấy hàng.
2.2.Bản chất của L/C
Trong ngoại thương người yêu cầu mở L/C là nhà nhập khẩu còn người hưởng thụ là nhà xuất khẩu.Như vậy về bản chất L/C là một bức thư do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu cam kết trả cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện là nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C.
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận thì dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan.Điều này hàm ýý, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì NHPH phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu mặc dù trên thực tế hàng hóa không hoàn toàn đúng như đã ghi trên chứng từ.Như vậy việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa,nếu hàng hóa không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau không liên quan đến NHPH.Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C mà ngân hàng vẫn cứ thanh toán cho người xuất khẩu thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho NHPH.
Như vậy trong giao dịch L/C tất cả các bên tham gia chỉ căn cứ vào chứng từ mà không hề căn cứ vào hàng hóa dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có thể có liên quan.
Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng L/C như là công cụ dự phòng để cụ thể hóa chi tiết hóa hoặc bổ xung những điều khoản mà hợp đồng thương mại còn sót, ngoài ra còn để đính chính sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết.Tuy nhiên việc làm này chỉ tránh được việc phải mở một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng còn nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu ra tòa trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng
2.3.Các loại L/C.
Trong thanh toán Quốc tế có rất nhiều loại L/C:
+ L/C có thể huỷ ngang ( Revocable L/C )
+ L/C không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C )
+ L/C xác nhận( Confirmed irrevocable L/C
+ L/C có điều khoản đỏ (Red - Clause L/C )
+L/C tuần hoàn ( Revolving L/C )
+L/C dự phòng ( Standby L/C )
+L/C đối ứng ( Reciprocal L/C )
+L/C có thể chuyển nhượng ( Transferable L/C )
+L/C giáp lưng ( Back to back L/C )
+L/C thanh toán dần ( Deffered payment L/C )
+Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable Credit ) :
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở tín dụng có thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ bất cứ lúc nào L/C đã phát hành mà không cần báo trước cho người hưởng (người xuất khẩu). Tuy nhiên khi hàng hóa đã giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị nghĩa là khi đó các ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏ này. Loại L/C này không tạo ra sự cam kết mang tính chất pháp lý về việc thanh toán của ngân hàng vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Do đó loại L/C này rất ít được sử dụng. Hiện nay hầu như chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C ):
Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ xung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia L/C. L/C không thể hủy bỏ là loại L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế. Nó là loại L/C cơ bản nhất.
+Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận ( Confirmed irrevocable L/C ) :
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được, một ngân hàng khác đứng ra đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng trong trường hợp ngân hàng phát hành bị phá sản hay gặp các rủi ro khác nên không có khả năng thanh toán. Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành. Họ yêu cầu một ngân hàng khác có khả năng thanh toán xác nhận L/C đó. Ngân hàng xác nhận có thể do người hưởng chỉ định hay do ngân hàng phát hành lựa chọn nhưng phải được sự đồng ý của người hưởng. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng loại 1 có đủ tín nhiệm và khả năng thanh toán. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận và có khi phải đặt cọc tiền tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận. Do có 2 ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên thư tín dụng loại này là loại bảo đảm nhất cho người xuất khẩu.
+Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable L/C ) :
- Là thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó qui định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Nghĩa là khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là người môi giới, thì người này có thể chuyển nhượng từng phần hay toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người cung cấp hàng hóa (người hưởng lợi thứ 2). L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần nghĩa là người hưởng thứ 2 không thể chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ 3. Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của thư tín dụng gốc. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng.
- Người hưởng ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với người nhập khẩu. Người được chuyển nhượng được phép thay mặt người hưởng lợi thứ nhất để lập chứng từ hóa đơn giao hàng có liên quan. Chứng từ này được xem như chứng từ gốc để làm cơ sở nhận tiền. Hoặc người hưởng lợi thứ nhất có thể lập lại chứng từ trên cơ sở chứng từ do người được chuyển nhượng lập nên.
- Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hoặc không giao đúng hàng hay chứng từ không hoàn hảo, thì người hưởng thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
+Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C ) :
Là loại L/C không thể hủy bỏ. Sau khi sử dụng xong hoặc khi đã hết thời hạn hiệu lực, nó tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán mặt hàng có khối lượng lớn có quan hệ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thường xuyên, giao nhiều lần trong năm với số lượng đều đặn. L/C loại này có tính chất ưu đãi với nhà nhập khẩu, vì nó cho phép nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, cách tuần hoàn này sẽ đơn giản hóa thủ tục mở L/C. Thư tín dụng tuần hoàn có thể là có tích lũy hay không tích lũy :
*Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy : Cho phép chuyển số dư trong giai đoạn đầu sang và được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo và cứ như vậy cộng dồn cho đến L/C cuối cùng.
*Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy : Không cho phép chuyển số dư của giai đoạn đầu sang giai đoạn sau.
Thư tín dụng tuần hoàn theo 3 cách : Tuần hoàn tự động, tuần hoàn không tự động và tuần hoàn hạn chế.
+Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C ) :
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu dùng L/C này để làm căn cứ mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
Nhìn chung, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phân biệt :
+ Người hưởng lợi (xuất khẩu) của L/C gốc lại là người xin mở L/C giáp lưng
+ Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.
+ Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ.
+ Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.
Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác. Loại L/C giáp lưng thường được áp dụng trong việc mua bán chuyển khẩu, tái xuất hay trong trường hợp người mua hàng của khách nước ngoài nhưng họ không thể mở L/C trực tiếp cho người ấy hưởng. Vì vậy phải thông qua trung gian đứng ra mua hộ. Để có thể áp dụng loại L/C này yêu cầu 2 thư tín dụng gốc và giáp lưng phải được thực hiện thông qua 1 ngân hàng trực tiếp phục vụ nhà xuất khẩu (theo L/C gốc). Tuy vậy, trong buôn bán giữa ta với các nước khác, khi sử dụng trung gian, ta có thể áp dụng loại L/C này.
+Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C ) :
Đây là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở ra. L/C đối ứng được áp dụng trong phương thức mua bán đổi hàng hay thương mại gia công, nó đảm bảo quyền lợi cho người gia công hàng kém bởi vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng qui định nên nhìn chung chỉ có người đặt hàng tiêu thụ. Trong quan hệ giao dịch này người bán đồng thời là người mua và ngược lại. Như vậy bên nhập khẩu nguyên liệu mở cho bên xuất khẩu 1 L/C bảo đảm thanh toán giá trị nguyên liệu nhập khẩu và L/C này chỉ có hiệu lực khi bên xuất khẩu về phần mình cam kết nhập khẩu lại những thành phẩm được sản xuất ra từ nguyên liệu đó bằng việc mở lại L/C đối ứng cho bên xuất khẩu thành phẩm và L/C đối ứng này chỉ có hiệu lực nếu thành phẩm được sản xuất chính là nguyên liệu cung cấp trên. Vì vậy trong L/C ban đầu thường được ghi " L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại 1 L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng" và trong L/C đối ứng phải ghi câu " L/C này đối ứng với L/C số .. mở ngày...qua ngân hàng". 2 L/C đối ứng nhau tuy đối tượng thanh toán khác nhau nhưng các L/C này đều có những điều kiện cơ bản chung dựa trên cơ sở là hợp đồng thương mại mà 2 bên đã ký. Mỗi một L/C vừa có tính chất độc lập về đối tượng thanh toán vừa mang tính chất ràng buộc về nội dung pháp lý của quá trình thanh toán qua lại đó.
+Thư tín dụng dự phòng ( Stand by L/C ) :
* Định nghĩa: Thư tín dụng dự phòng là 1 thư tín dụng mà một ngân hàng ( Ngân hàng phát hành) mở ra theo yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán và những chứng từ chứng minh việc không thực hiện những nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng, với điều kiện còn trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Như vậy trong thư tín dụng dự phòng sẽ bao gồm 3 hợp đồng độc lập
Hợp đồng giữa người mở và người thụ hưởng( HĐ mua bán - HĐ dịch vụ)
Hợp đồng giữa người mở và ngân hàng phát hành
Hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng
3.Tỷ giá và các vấn đề liên quan.
3.1.Lý thuyết về tỷ giá hối đoái.
3.1.1.Khái niệm:
Khái niệm 1:tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước kia
VD:một chiếc xe hơi Anh bán với giá 20000 USD nhưng có thể thanh toán bằng đồng VN,một nhà nhập khẩu xe của Việt Nam đã mua chiếc xe với giá 320000000 VND.Như vậy 1 USD có giá trị 16000 VND hay tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là 15000/1.
Khái niệm 2:tỷ giá hối đoái là sự so sánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia đây là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước.
VD: một chiếc quần ở Việt Nam có giá 300000 VND,cũng chiếc áo đó ở Mỹ có giá 30 USD trong cùng thời điểm.Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái là USD/VND=30/300000=1/10000.
Khái niệm trên đây ra thấy :tỷ giá hối đoái cho biết tương quan sức mạnh kinh tế của hai quốc gia.
3.1.2.các phương pháp yết giá (2 phương pháp).
Phương pháp yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy đồng nội tệ làm đơn vị để so sánh với đồng tiền ngoại tệ.Hiện nay một số nước trên thế giới sử dụng phương pháp này như: Anh, úc ,Mỹ….
R(i/j)( 1.i=x.j( 1 nội tệ =x ngoại tệ
Trong đó : đồng i là đồng tiền nội tệ còn gọi là đồng tiền yết giá
đồng j là đồng ngoại tệ còn gọi là đồng tiền định giá.
Phương pháp yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy đồng tiền ngoại tệ làm đồng tiền yết giá còn đồng nội tệ là đồng định giá.Hầu hết các nước còn lại sử dụng cách yết giá này.
Theo nghị định số ND63/1998 của chính phủ Việt Nam thì tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam.Như vậy Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp.
3.2.Các loại tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái chính thức:là tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương thông báo chính thức nó phản ánh chính thức về giá trị của đồng nội tệ.Tỷ giá này là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh và tính toán các quan hệ trao đổi như thuế xuất khẩu nhập khẩu,trả nợ nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái được sử dụng hàng ngày trong các hoạt động giao dịch.Tỷ giá này chỉ phản ánh tỷ lệ trao đổi tuyệt đối giữa các đồng tiền mà không hề đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền được điều chỉnh bởi chỉ số giá cả giữa hai nước.Tỷ giá thực phản ánh tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
EPPP=E*Pt/Ph
Trong đó E:tỷ giá hối đoái danh nghĩa đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ
Pt :giá cả hàng hóa trung bình ở nước ngoài thông thương lấy chỉ số CPI
Ph :giá cả hàng hóa trung bình ở trong nước thông thương lấy chỉ số CPI
EPPP: tỷ giá hối đoái thực.
Tỷ giá hối đoái trung bình danh nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá trị da