Giới thiệu
1. Mối quan hệ giữa đơn vị hành chính địa phương và không gian đô thị, kinh tế,
Ngân sách đô thị trong vùng lãnh thổ và quốc gia
2. Ngân sách đô thị và các mối quan hệ
3. Tổ chức quản lý Ngân sách đô thị
4. Xử lý các tình huống trong quản lý Ngân sách đô thị .
24 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của chính quyền đối với quản lý đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chuyên đề :
Vai trò của chính quyền đối với
quản lý đô thị
TS. Nguyễn Đình Tùng
2Giới thiệu
1. Mối quan hệ giữa đơn vị hành chính
địa phương và không gian đô thị, kinh tế,
Ngân sách đô thị trong vùng lãnh thổ và
quốc gia
2. Ngân sách đô thị và các mối quan hệ
3. Tổ chức quản lý Ngân sách đô thị
4. Xử lý các tình huống trong quản lý
Ngân sách đô thị .
31. Mối quan hệ giữa đơn vị hành chính địa phương
và không gian đô thị trong vùng lãnh thổ và quốc
gia
1.1 Đô thị là gì ?
Đô thị là một sản phẩm sinh động của loài người dưới hình
thức một đơn vị hành chính hoặc một bộ phận của một đơn vị
hành chính, trên đó các công trình kiến trúc, chỗ ở liên kết bởi
hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội với cộng đồng dân cư sinh
sống hoạt động tạo nên trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá
xã hội phồn vinh.
1.2 Quan hệ giữa đơn vị hành chính với không gian đô
thị như thế nào ?
Thực tế ở nhiều nước và ở nước ta cho thấy không gian
kinh tế tài chính đô thị phụ thuộc tốc độ đô thị hoá, có
không gian mở xen kẽ với nông thôn và lan toả dần, không
phụ thuộc địa giới hành chính.
41. Mối quan hệ (TT)
1.3 Quan niệm trong và ngoài đô thị như thế nào ?
Từ những đặc điểm về không gian và địa giới hành
chính sinh ra khái niệm về trong, ngoài đô thị. Khái niệm
trong và ngoài đô thị cũng chỉ có tính tương đối.
1.4 Thế nào là tăng trưởng đô thị ?
Tăng trưởng đô thị là một trong những tham số điều
chỉnh phát triển không gian đô thị (các khu công nghiệp,
hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu dân cư...).
Tốc độ tăng trưởng đô thị là một tỷ lệ dân số đô thị
so sánh giữa 2 mốc thời gian.
51. Mối quan hệ (TT)
1.5 Yếu tố nào quyết định thay đổi không gian đô thị?
Sự thay đổi không gian đô thị phụ thuộc yếu tố chính trị,
chính sách kinh tế, đầu tư giữa nông thôn và thành thị.
Các thành phố có thể sinh ra từ tác động của thị trường,
nhưng các thành phố có hiệu quả thì lại không như vậy. Tại
sao lại như vậy ?
1.6 Yếu tố nào thể hiện chi phí và lợi ích của đô thị và
tầm quan trọng về quy mô và tốc độ tăng tưởng của
các khu đô thị ?
Chi phí: Đô thị tồn tại và phát triển cần sử dụng nhiều loại
phí tổn, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, kiến trúc, nhà, chi
phí duy trì hoạt động. Chi phí đi lại và bảo vệ môi trường và
bảo đảm an toàn đô thị thường chiếm tỷ lệ cao.
61. Mối quan hệ (TT)
Lợi ích của đô thị : ở phương diện nào đó quan điểm về
kinh tế xã hội, quy mô về đô thị còn khác nhau, nhưng
đều thống nhất sinh ra đô thị là phồn vinh nhưng bao
giờ cũng chi phí tốn kém và cũng được đô thị đền bù lại
những lợi ích xứng đáng.
Tương quan giữa phí tổn và lợi ích đô thị hoá được
nghiên cứu hàm chi phí và lợi ích theo quy mô đô thị.
Tại sao lại như vậy? Chi phí và lợi ích đô thị là kết quả
thu chi tài chính, ngân sách của đô thị. Sự tái mở rộng
đô thị biểu hiện ở thước đo tài chính, ngân sách. Tái mở
rộng thể hiện ở sự bội thu. Tồi tệ phản ánh ở mức độ
thiếu hụt tài chính và bội chi ngân sách.
7Yếu tố nào thể hiện chi phí và lợi ích của đô
thị và tầm quan trọng về quy mô và tốc độ
tăng trưởng của đô thị?
Quan hệ giữa thu, chi (lợi ích và chi phí)
của một đô thị hình thành theo quy luật
dưới dạng tuyến tính đường a, b đi qua góc
toạ độ tạo với trục hoành tạo nên góc và
1.
Sự cân đối giữa lợi ích và chi phí, cân đối
giữa thu và chi tài chính, ngân sách: Thu =
Chi nghĩa là:
8 Thu = tg x Chi khi tại điểm K
= 450; tg = 1
Lợi ích đưa lại nhỏ hơn chi phí
nghĩa là thiếu hụt tài chính, bội
chi ngân sách (H):
H = Thu - Chi = tg 1 x Chi - tg
x Chi = Chi x (tg 1 - tg ) =
Chi (tg 1 - 1 )
1 càng lớn thì khả năng thu càng
lớn, nghĩa là sự thiếu hụt tài
chính càng ít. Nếu đô thị phát
triển không hợp lý khi quy mô đã
đạt đến lợi ích cao nhất mà vẫn
tiếp tục phát triển về quy mô
trong hoàn cảnh điều kiện không
thuận lợi, sản xuất ít, chi tiêu
nhiều thì khả năng thu tài chính,
ngân sách kém tạo nên đường
cong lồi
Yếu tố nào thể hiện chi phí và lợi ích của đô thị (TT)
9Nên quản lý cái gì ở thành phố ?
Hiện nay có hai loại hàng hóa, hàng hóa của tư
nhân và hàng hóa công cộng được tiêu thu ở các
thành phố. Hàng hóa tư nhân nên để mặc cho
thị trường và người sản xuất cung cấp. Họ cung
cấp được nhiều càng tốt. Hàng hóa và dịch vụ
công cộng ở các vùng đô thị như cung cấp cơ sở
hạ tầng; một số dịch vụ cơ bản và một số hàng
hóa độc quyền (nước sạch, điện thuốc chữa
bệnh), đảm bảo các thị trường đô thị (về đất
đai, nhà, lao động), bảo vệ môi trường nên do
nhà nước quản lý hoặc cung cấp trực tiếp hoặc
NSĐT tài trợ thì mới hoạt động hữu hiệu
10
Nên quản lý cái gì ở thành phố ?
- Dùng công cụ nào để quản lý?
- Ai là người quản lý đô thị?
Theo quy định của Hiến pháp năm
1992, của Luật tổ chức HĐND và UBND
các cấp và Pháp lệnh quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của HĐND và UBND mỗi
cấp.
11
Ai là người quản lý đô thị?..
- Quản lý cơ sở văn hoá, bảo vệ di tích lịch sử.
Về thu chi ngân sách của thị xã thành phố thuộc
tỉnh( dưới đâygọi chung là NSĐT), tại Điều 34 Luật
NSNN,tai khoản 1mục c quy định NSĐT được hưởng
tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ không kể lệ
phí trước bạ nhà và đất; tại mục d quy định trong
phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã thành phố
thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ xây dựng hệ thống
trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng,
cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và
các công trình phúc lợi công cộng khác.
12
Ai là người quản lý đô thị?..
Đối với UBND các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, ngoài các
nhiệm vụ quản lý kinh tế tài chính như: kế hoạch, tài chính
ngân sách, nông lâm thuỷ lợi, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, du
lịch, khoa học công nghệ môi trường, còn có thêm 4 nhiệm
vụ về quản lý đô thị:
- Thực hiện quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô
thị; kế hoạch xây dựng hạ tầng, vệ sinh môi trường, cảnh
quan đô thị.
- Thực hiện quản lý quỹ nhà sở hữu nhà nước, xử lý vi phạm
trong xây dựng, lấn chiếm đất.
- Quản lý, kiểm tra sử dụng các công trình công cộng, điện
chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh.
13
. 2. Ngân sách đô thị và các
mối quan hệ
2.3.1. Phân cấp nhiệm vụ quản lý NSNN
Vì sao phải phân cấp?
Phân cấp QLNSNN là gì?
Cái gì quy định nội dung phân cấp
2.3.2. Nội dung NSĐT gồm gì?
3. Tổ chức quản lý NS.
Quản lý NSĐT là gì?
Tổ chức quản lý NSĐT là gì?
Ai quản lý NSĐT?
14
Quyết định cách giải quyết vấn đề thiếu
hụt NSĐT
* Quyết định các giải quyết vấn đề thiếu hụt NSĐT
Thiếu hụt ngân sách là trường hợp thường xuyên xảy ra
trong quản lý kinh tế. Sự thiếu hụt NSĐT là yếu tố cản trở
phát triển là gánh nặng cho ngân sách địa phương, và ngân
sách trung ương. Việc khắc phục thiếu hụt NSĐT phải dùng
biện pháp tổng hợp kinh tế - xã hội và bằng quyền lực hành
chính trong việc tiết kiệm chi tiêu, thu hết các khoản có thể
thu được với các giải pháp:
- Tìm quy mô kinh tế của đô thị hiệu quả, nghĩa là phát triển
đô thị được lựa chọn trên nhiều phương diện đạt
được tối đa các phương án đầu tư khai thác hiệu quả.
- Lựa chọn các dự án phát triển đô thị hiệu quả về kinh tế.
- Giải quyết chính sách đồng bộ và thích hợp về đất đô thị.
15
Quyết định cách giải quyết vấn đề thiếu
hụt NSĐT
- Giải quyết việc cung cấp nhà ở.
- Quản lý chặt chẽ quỹ tiêu dùng.
- Đánh giá đúng đắn và thu phí dịch vụ công cộng
- Giải quyết tăng dân số làm tằng chi ngân sách
- Giải quyết quan hệ giữa sức sản xuất ít và chi tiêu của
chính quyền xã nhiều, bằng biện pháp tạo điều kiện cho
sản xuất, dịch vụ phát triển, ổn định giá cả dịch vụ, giảm
chi tiền lương và các khoản chi hoạt động của chính
quyền.
- Phân công, bố trí lại trách nhiệm chi tiêu hợp lý và xử lý
tốt các mâu thuẫn trong đầu tư.
16
Quyết định cách giải quyết vấn đề
thiếu hụt NSĐT
- Các giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài chính
có hiệu quả.
- Các biện pháp tạo nguồn để bù đắp chi phí. Cơ
chế tạo nguồn phải gắn thẩm quyền của chính
quyền địa phương.Việc đảm bảo cung cấp dịch vụ
ăn, ở, đi lại, văn hoá, nghệ thuật, bảo vệ sức
khoẻ, môi trường sống, vui chơi, giải trí... bằng
các giải pháp làm thoả mãn quan hệ cung cầu,
cung cấp các dịch vụ có lợi nhất, phí tổn ít nhất.
- Nâng cao trình độ quản lý tài chính, ngân sách
nhà nước cho cán bộ xã.
17
Giám sát chất lượng, hiệu quả quản lý
NSĐT (1)
*Giám sát chất lượng, hiệu quả quản lý NSĐT
Khi giám sát chất lượng và hiệu quả quản lý NSĐT, HĐND
cần xem xét mấy khía cạnh dưới đây:
Về chức năng NSĐT phải thể hiện được đầy đủ vị trí,
vai trò đảm bảo hoạt động của chính quyền có hiệu lực,
hỗ trợ tích cực cho sự phát triển, đảm bảo hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội ở đô thị. Họat
động của NSĐT phải tạo ra tiền đề vật chất cho sự tiếp
thu văn minh xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản
xuất kinh doanh dịch vụ phát triển, thực hiện tốt quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành thị.
18
Giám sát chất lượng, hiệu quả
quản lý NSĐT (1)
Về chuyên môn nghiệp vụ thể hiện ở các mặt:
Một là đảm bảo chất lượng lập dự toán. Các khoản thu chi
được tính toán dựa trên chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo
quy định của pháp luật. Nội dung dự toán bao quát được
các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đô thị đáp ứng
được định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước,
vừa phải phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng. Dự báo
được các khoản thu sát thực tế tăng trưởng kinh tế, khai
thác hợp lý các nguồn thu, bố trí các khoản chi sát với nhu
cầu vốn, kinh phí cho từng công việc và tiết kiệm; Có bản
thuyết minh rõ ràng và định ra được các giải pháp cụ thể
cho việc tổ chức thực hiện dự toán.
19
Giám sát chất lượng, hiệu quả
quản lý NSĐT (2)
Hai là chấp hành dự toán ngân sách nghiêm chỉnh.
Thực hiện thu chi đúng pháp luật, bảo đảm kỷ luật tài chính
thu đúng,thu đủ.thu kịp thời, cấp phát thanh toán đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và theo tiến độ công
việc. Bao quát được toàn bộ quy trình quản lý, thực hiện
đầy đủ quy trình nghiệp vụ thu chi, hạch toán, kế toán,
kiểm tra, thanh tra và xử lý linh hoạt và kịp thời. Tổ chức
hạch toán rõ ràng, chính xác và cập nhập số liệu kịp thời,
thanh quyết toán đầy đủ. Thực hiện tốt quy chế công khai
tài chính, ngân sách.
Và xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả quản
lý ngân sách với các chỉ tiêu dưới đây:
- Quy mô thu chi ngân sách và của từng khoản thu chi;
20
Giám sát chất lượng, hiệu quả
quản lý NSĐT (2)
- Số tuyệt đối và tốc độ tăng thu, tăng chi so với năm hoặc
của thời kỳ trước;
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán;
- Mức chi bình quân một số khoản trên đầu dân;
- Số tiết kiệm chi;
- Khả năng cân đối ngân sách;
Và một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã hội có liên quan
như tốc độ đô thị hóa, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; dân số;
thu nhập bình quân đầu dân; chỉ số phát triển con người;
kết cấu hạ tầng; số lao đông; số giường bệnh ; số trường
học, số con em đến tuổi đi học và tỷ lệ đến trường; lượng
cung cấp điện, nươc sạch trên đầu dân; số phương tiên
giao thông công cộng, mức độ giảm ô nhiễm môi trường
21
HĐND thành phố thị xã thực hiện giám sát việc
thực hiện dự toán chi NSĐT (TT).
Giám sát sự chấp hành dự toán chi đã được HĐND
quyết định, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của
HĐND, chính sách pháp luật về tài chính và chi ngân sách.
Thực hiện theo dõi, khảo sát, kiểm tra thông qua hệ
thống thông tin, báo cáo về thực trạng tài chính ngân sách
để phát hiện các nhân tố tích cực nhằm động viên khuyến
khích và khuyến nghị các cơ quan hành chính, tài chính có
biện pháp xử lý sớm các tồn tại tiêu cực nếu có. Chi NSĐT có
chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi thường xuyên
gồm nhiều khoản chia thành 4 nhóm: (1) chi thanh toán cá
nhân(2) chi nghiệp vụ chuyên môn (3) chi mua sắm sửa
chữa(4) các khoản chi khác.
22
HĐND thành phố thị xã thực hiện giám sát
việc thực hiện dự toán chi NSĐT (TT)
Trong 4 nhóm chi đó nhóm chi (1)và (2) là các khoản chi
có tính chất bắt buộc, có chức danh, chuyên môn cụ thể,
có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định
hiện hành của Nhà nước và đã có sự kiểm soát chi chặt
chẽ của các cơ quan tài chính, HĐND chỉ cần giám sát
việc chấp hành chế độ không cần thiết giám sát lượng
tiền cụ thể. Đối với các nhóm chi (3) và (4) và chi đầu tư
phát triển đặc biệt là các khoản chi về công tác xã hội,
giáo dục, y tế thông tin văn hóa nghệ thuật, thể dục thể
thao, khoa học, công nghệ, môi trường, sự nghiệp thị
chính và các sự nghiệp khác do pháp luật quy định không
rõ ràng về tiêu chuẩn, định mức chi và gắn liền với lợi ích
của cộng đồng vì vậy HĐND cần phải giám sát chấp hành
chính sách chế độ, giám sát trách nhiệm về số lượng,
chất lượng và thời gian, giám sát về kỷ luật tài chính, cấp
phát thanh toán, hạch toán, kế toán, kiểm tra, thanh tra.
23
Tình huống
. Kế toán, quyết toán NSĐT
. Xử lý các tình huống trong quản lý
. Các loại tình huống
. Yêu cầu của việc xử lý tình huống
. Cách xử lý các tình huống
24
Xin cảm ơn sự theo dõi nhiệt
tình của các vị đại biểu