Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song nó mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Thế giới ngày càng có tính liên kết và tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế giới được liên kết bởi
các tổ chức kinh tế, thương mại, các tổ chức xã hội, và ngày càng hướng tới một cộng đồng
kinh tế chung cho cả một khu vực, nhưng đồng thời thế giớicũng được liên kết bởi các loại
bệnh dịch, chủ nghĩa khủng bố, di cư và cả nạn ô nhiễm -trong đó có vấn đề “hiệu ứngnhà
kính” và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v.
Qua một số nghiên cứu cho thấy, một trong các vấn đề nổi cộm của nạn ô nhiễm toàn
cầu hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX do công tác thu gom,
xử lý và đổ thải các loại rác công nghiệp yếu kém, các khí đốt từ các nhà máy thải ra vượt quá
mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn nướctrầm trọng, chất lượng không khí bị suy giảm Tại
các nước đang phát triển, chỉ 30-50% lượng rác thải được giải quyết. Thậm chí ở một số nước
có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng lượng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số. Tại
Ấn Độ, chỉ 217/3119 thành phố có hệ thống cống thải; và sông Hằng là một trong những con
sông ô nhiễm nhất thế giới do hứng chịu chất thải từ 115 thành phốcông nghiệp. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), hiện đang có 1,2 tỷ người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu
chuẩn vệ sinh hiện hành; 2 tỷ người đang khát; hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều
kiện sử dụng nước vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm
đối với việc thiếu nước sạch, trong khi sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế chịu trách
nhiệm đến 80%.
48 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song nó mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Thế giới ngày càng có tính liên kết và tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế giới được liên kết bởi
các tổ chức kinh tế, thương mại, các tổ chức xã hội, và ngày càng hướng tới một cộng đồng
kinh tế chung cho cả một khu vực, nhưng đồng thời thế giới cũng được liên kết bởi các loại
bệnh dịch, chủ nghĩa khủng bố, di cư và cả nạn ô nhiễm - trong đó có vấn đề “hiệu ứng nhà
kính” và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v...
Qua một số nghiên cứu cho thấy, một trong các vấn đề nổi cộm của nạn ô nhiễm toàn
cầu hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX do công tác thu gom,
xử lý và đổ thải các loại rác công nghiệp yếu kém, các khí đốt từ các nhà máy thải ra vượt quá
mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, chất lượng không khí bị suy giảm… Tại
các nước đang phát triển, chỉ 30-50% lượng rác thải được giải quyết. Thậm chí ở một số nước
có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng lượng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số. Tại
Ấn Độ, chỉ 217/3119 thành phố có hệ thống cống thải; và sông Hằng là một trong những con
sông ô nhiễm nhất thế giới do hứng chịu chất thải từ 115 thành phố công nghiệp. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), hiện đang có 1,2 tỷ người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu
chuẩn vệ sinh hiện hành; 2 tỷ người đang khát; hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều
kiện sử dụng nước vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm
đối với việc thiếu nước sạch, trong khi sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế chịu trách
nhiệm đến 80%.
Xu hướng phát triển công nghiệp đa ngành, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp
hóa chất là nguyên nhân phát sinh phần lớn chất thải độc hại. Theo Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB), ô nhiễm không khí và nước tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ tiếp tục
tăng gấp 5 - 10 lần ở giai đoạn 2005-2010. Ô nhiễm đô thị và công nghiệp hiện này đang là
tác nhân gây ô nhiễm nặng nề đến các vùng nông nghiệp lân cận. Vấn nạn ô nhiễm môi trường
không của riêng một quốc gia nào mà đang là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trước
2sức ép của phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đã xem nhẹ việc QLMT, làm cho môi trường sinh
thái bị tàn phá nặng nề, điều này không những ảnh hưởng ngược lại tới đời sống xã hội mà còn
đến cả chính trị, kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế mang màu sắc tích cực, sẽ đưa quốc gia phát
triển bền vững đi đôi với việc có được một môi trường sống lành mạnh và ngược lại sẽ là
“ con dao hai lưỡi” nếu một quốc gia quá chú trọng vào nó mà không để ý đến những mặt trái
mà việc hủy hoại, tàn phá môi trường là một ví dụ điển hình.
1.2. Xu hướng chuyển dịch tư bản dẫn tới ô nhiễm ở các nước nghèo
Chuyển dịch tư bản (CDTB) từ ngành này sang ngành khác trong phạm vị lãnh thổ một
nước, cũng như từ nước này sang nước khác chủ yếu nhằm để tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có
nhiều lợi nhuận hơn. Tỉ suất lợi nhuận cao trước mắt hoặc dự đoán có thể có trong tương lai
bao giờ cũng là động lực thúc đẩy CDTB.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân
phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của vốn, nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế
thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của
hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Hiện nay xu hướng CDTB dẫn tới ô nhiễm
môi trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thể hiện rõ thông qua
FDI. Có thể thấy cùng với những lợi ích do FDI mang lại, các nước đang phát triển phải đối
mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu" ô nhiễm môi
trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
Trong quá trình thị trường của thời buổi hội nhập ngày càng yêu cầu phải thay đổi tư
duy quan niệm về sản xuất sạch và BVMT, thì vai trò của các DN đầu tư nước ngoài, nhất là
các MNCs có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các
dự án FDI. Thông thường MNCs có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao
hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển
bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, có trường hợp MNCs đưa các dây chuyền
sản xuất ô nhiễm, hoặc chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước chủ nhà, mà những công
nghệ này không được chấp nhận tại nước đầu tư. Việc “xuất khẩu” ô nhiễm đã mang lại cho
các MNCs một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng
này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Các DN của
3các nước này buộc phải tìm đến giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra
nước ngoài. Các nước phát triển như: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch... đang đánh thuế mạnh vào các
ngành gây ô nhiễm, trong khi đó các nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn nhiều do
khát vốn. Vô hình chung, các nước nghèo này trở thành những nước “nhập khẩu” ô nhiễm.
Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật các nước nghèo đang phải hứng
chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của các nước phát
triển. Nếu chính phủ các nước đang phát triển không tỉnh táo trước mặt trái của chu trình
CDTB này thì vấn nạn “nhập khẩu” ô nhiễm là càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và
vô hình chung một lần nữa lại đẩy nhanh, đẩy mạnh cho việc chuyển dịch ô nhiễm mà hệ lụy
chính là môi trường của chính quốc gia mình.
1.3. Các vòng đàm phán của WTO và các Hiệp định đa phương (MEAs) có liên quan
đến bảo vệ môi trường và sự hưởng ứng của các nước
1.3.1. Vấn đề môi trường ra đời trước khi hình thành WTO:
Bước vào những năm đầu của thập kỷ 70, các nước ký kết Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại (GATT) bắt đầu nhận thấy rằng các vấn đề môi trường cần được giải
quyết trong khuôn khổ GATT vì chúng liên quan đến thương mại. Sự khởi đầu này gắn liền
với Hội nghị về Môi trường Con người (Conference on Human Environment) được tổ chức tại
Stockhom năm 1972. Mối quan tâm ban đầu trong GATT là cần hạn chế ảnh hưởng của chính
sách môi trường đối với tự do hoá thương mại trong khuôn khổ của GATT. Tuy nhiên vấn đề
này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa và vẫn còn được tranh luận trong các cuộc đàm phán
của GATT, nhất là ở vòng đàm phán Uruguay.
1.3.2. Diễn biến vấn đề môi trường qua các Hội nghị của WTO
Sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, WTO được thành lập, hội nghị Bộ trưởng
WTO lần thứ nhất tại Singapore từ ngày 9-13/12/1996 đã ra tuyên bố ủng hộ những diễn biến
thảo luận về thương mại và môi trường (TM&MT) trong WTO vào thời điểm này, đồng thời
yêu cầu Uỷ Ban Thương mại Môi trường tiếp tục phát huy chức năng của mình trong việc xúc
tiến thảo luận các chủ đề liên quan tới lĩnh vực môi trường.
Tới Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 3 từ ngày 30/11- 3/12/1999 tại Seatle, Hoa Kỳ,
các Bộ trưởng tiếp tục thảo luận về vấn đề TM&MT trong khuôn khổ phiên thảo luận về các
4vấn đề nông nghiệp và các vấn đề liên quan tới quy định của WTO. EU lên tiếng ủng hộ các
cuộc đàm phán đối với vấn đề thương mại có liên quan tới môi trường. Tuy nhiên, các thành
viên đã không đi tới kết luận hay tuyên bố nào về vấn đề này .
Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 từ ngày 9-14/11/2001 tại Doha, Quatar, Bộ
trưởng các nước Thành viên đã ra tuyên bố chung về các vấn đề TM&MT, trong đó chủ yếu là
phát động cuộc đàm phán về những vấn đề có liên quan và xác định những vấn đề cần tiếp tục
thảo luận để đưa vào chương trình đàm phán. Song song với những nội dung được nhất trí đưa
vào chương trình nghị sự, Hội nghị Doha cũng nhất trí rằng các nước sẽ quan tâm đặc biệt tới
những vấn đề TM&MT khác không thuộc nội dung của chương trình đàm phán.
Các Bộ trưởng đã thừa nhận tầm quan trọng của công tác hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng
năng lực trong lĩnh vực TM&MT đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các
nước kém phát triển. Các Bộ trưởng cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức và kinh
nghiệm giữa các Thành viên WTO để có thể tiến hành các cuộc rà soát về môi trường ở cấp độ
quốc gia.
“Chúng tôi chỉ thị cho Uỷ ban TM&MT dành sự quan tâm đặc biệt tới những
vấn đề sau trong quá trình theo đuổi các nội dung của Chương trình hành động trong
khuôn khổ các điều khoản nghĩa vụ của Uỷ ban này:
Tác động của các biện pháp môi trường đối với tiếp cận thị trường, đặc
biệt là việc tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển và kém phát
triển, và xem xét những trường hợp mà việc tự do hoá thương mại có lợi
cho thương mại, môi trường và sự phát triển.
Các quy định liên quan trong Hiệp định WTO về Các vấn đề Sở hữu trí
tuệ có liên quan tới Thương mại (TRIPs).
Các yêu cầu về dán nhãn vì mục đích BVMT.
Xây dựng năng lực và rà soát môi trường. ”
( Đoạn 32, Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Doha, tài liệu WTO số WT/MIN(01)/DEC/)
5Cho đến nay, do có nhiều quan điểm khác nhau nên chương trình đàm phán về môi
trường chỉ giới hạn với những quy định hiện hành của WTO (Phụ lục 1) và những nghĩa vụ
mang tính chất thương mại trong MEAs. Ngoài ra, nội dung đàm phán được quy định là không
ảnh hưởng tới quyền lợi của các Thành viên WTO không tham gia MEAs, đồng thời cũng làm
thay đổi quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các Hiệp định hiện hành của WTO.
1.3.3. Các hiệp định đa phương về môi trường (MEAs) liên quan tới thương mại
Trong hơn 20 năm qua có hơn 200 MEAs được biết đến. Một số ít là các hiệp ước toàn
cầu, mở ra cho tất cả các quốc gia. Rất nhiều các hiệp ước song phương không được biết đến,
ước lượng khoảng hơn 1000 hiệp ước. Điều này cho thấy một cấu trúc quốc tế về QLMT là
gồm nhiều loại khác nhau và nó phản ánh phạm vi khác nhau của các hiệp ước và tiêu chí của
các hiệp ước. Nhìn tổng thể chúng ta có thể nhận thấy rằng sự liên quan giữa thương mại và
các MEAs là không phổ biến, chỉ khoảng 1/10 các hiệp định có đề cập đến TM&MT đáng chú
ý. Nguyên nhân là do các đo lường của MEAs không ảnh hưởng quan trọng đến lưu chuyển
thương mại hay giá trị của các lưu chuyển thương mại mà chúng có ảnh hưởng thì không quan
trọng trên phương diện toàn cầu. Tuy vậy, những hiệp định này đã tồn tại có ảnh hưởng quan
trọng đến các dòng lưu chuyển thương mại quốc tế. Theo Uỷ ban TM&MT của WTO, chỉ có
khoảng 14 MEAs (Phụ lục 2) trong đó sử dụng các quy định và biện pháp thương mại. Bên
cạnh hệ thống phân loại này của WTO, chương trình môi trường của liên hiệp quốc (UNEP)
cũng đưa ra một danh mục khoảng gần 30 Hiệp định đa phương về môi trường trong đó có thể
có các quy định liên quan đến thương mại.
Nhìn chung trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, ô nhiễm môi trường luôn là chủ
đề tranh luận nóng bỏng trên các diễn đàn quốc tế. Các nước có nhiều quan điểm khác nhau,
hầu hết đều phản ánh quyền lợi của họ trong thương mại quốc tế. Mặc dù chưa có nhiều tiến
triển nhưng một khi đã được đưa vào chương trình nghị sự đàm phán thì vấn đề môi trường
trong thương mại quốc tế đã được chính thức thừa nhận và tất yếu sẽ diễn biến và ảnh hưởng
đáng kể đối với các bên liên quan.
61.4. Nghiên cứu vấn đề chống ô nhiễm ở các nước và các bài học kinh nghiệm rút ra
cho phát triển các KCN Việt Nam ( những bài học thành công và thất bại )
1.4.1. Trung Quốc (TQ) với ô nhiễm môi trường và bài học “cái bắt tay hiệu quả
với cộng đồng”
Trung Quốc trong những năm gần đây được biết đến như một cường quốc với tốc độ
tăng trưởng kinh tế chóng mặt. Nhưng cùng với tăng trưởng kinh tế cao, tình trạng ô nhiễm
nói chung và ô nhiễm tại các đô thị, KCN, KCX ở TQ cũng tăng đến mức báo động. Trong
danh sách 20 đô thị ô nhiễm nhất thế giới (điều tra năm 2006), TQ đã chiếm đến 16. Mặc dù
Chính phủ TQ đã tiến hành nhiều biện pháp nhưng môi trường tại một số khu vực vẫn tiếp tục
xấu đi, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX ngày
càng tồi tệ. Năm 2003, lượng CTCN tại đây đã lên đến 68 tấn/người, so với 56 tấn/người ở
Giang Tô và Chiết Giang, 27 tấn/người ở Sơn Đông. Mưa axit - hậu quả của lượng khí sulfuric
thải ra từ than đốt của các nhà máy điện công nghiệp – ngày càng nhiều và đậm đặc hơn. Đến
năm 2005, ước tính thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước và không khí – 2 nguồn ô nhiễm chính ở
TQ mất từ 8-15% GDP của nước này (GDP-2005 là 1.800 tỷ USD), chưa kể đến thiệt hại đối
với sức khỏe. Nhìn chung, ngân sách cho công tác làm sạch môi trường ở TQ ngày càng tăng
lên. Chi phí cho môi trường năm 2003 tăng gần 20% so với năm 2002, đạt 20,1 tỷ USD, chiếm
1,4% GDP của nước này. Năm 2006, Chính phủ đã thông qua một kế hoạch tốn kém chi tới
175 tỷ USD, tương đương khoảng 1,5% GDP để khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí
tại các thành phố và ngăn chặn nạn xói mòn tài nguyên đất. Cũng trong năm này, TQ phải bỏ
ra khoảng 135 tỉ đô la Mỹ (tương đương với 7% GDP, 2006) để đầu tư vào các công nghệ
kiểm soát ô nhiễm tiên tiến nhất. (Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 2/12/2004, tr.53)
Trước sự cảnh báo của các tổ chức thế giới về nạn ô nhiễm, chính phủ TQ đã phải xem
xét lại toàn bộ hệ thống QLMT nói chung và vấn nạn ô nhiễm từ các KCN; từ chỗ thay vì chờ
xử lý hậu quả của ô nhiễm, Chính phủ chỉ đạo nắm rõ nguồn gốc gây ô nhiễm và điều khiển
toàn bộ quy trình xử lý ô nhiễm; từ chỗ chỉ tập trung quản lý những thành phần DN gây ô
nhiễm trong các KCN, KCX sang tập trung quản lý một cách đồng bộ và điều chỉnh quy hoạch
lại KCN, KCX, khuyến khích “Sản xuất sạch” và hướng tới một “nền kinh tế tuần hoàn”.
Ngoài ra, Chính phủ còn kêu gọi các tỉnh, thành phố cùng với nhân dân vùng bị ô nhiễm bắt
7tay nhau cùng giải quyết vấn nạn. Và điều này đã phát huy tác dụng. Chính quyền các tỉnh
cam kết sẽ đầu tư đến năm 2010 khoảng 5,5 tỷ đô-la Mỹmỗi năm để làm sạch các con sông và
2,2 tỷ đô-la nữa để XLCT sinh hoạt và CTCN. Chính quyền các địa phương còn củng cố và
cải thiện hệ thống pháp lý, thắt chặt hơn công tác kiểm soát khí thải. Bên cạnh đó, Chính phủ
còn thông qua dự Luật đánh giá tác động môi trường đòi hỏi có sự tham gia góp ý kiến của
cộng đồng dân cư, những tổ chức phi chính phủ và các tình nguyện viên trong dân chúng.
Hiện nay, Trung Quốc có hơn 1000 tổ chức hoạt động vì môi trường như vậy. Công chúng ở
đây có quyền kiểm soát, giám sát ô nhiễm và báo cáo xử lý cho lực lượng quản lý. Điều này
đã làm phát huy sức mạnh BV&QLMT từ phía người dân, khiến họ tích cực hơn trong công
tác chống ô nhiễm. Nhờ đó lượng nước thải, Oxigen từ hóa chất, Sunfur dioxit, khói và bụi
công nghiệp thải ra tính trên GDP đầu người vào năm 2004 giảm đáng kể lần lượt 58%, 72%,
42%, 55% and 39% kể từ năm 1995 ( theo: SCIO). Các thành phố ở TQ cũng kêu gọi đầu tư
từ khu vực tư nhân cho các hoạt động môi trường. Kể từ năm 2001, chính quyền các tỉnh đã
đưa ra kế hoạch tư nhân hoá các hoạt động cải tạo môi trường. Và đến nay, công tác xử lý
nước thải, chất thải rắn, chất thải công nghiệp và giao thông công cộng đang là các dịch vụ tư
nhân được phép đầu tư. Mục tiêu cuối cùng của việc làm này là để hướng tới việc “chính
quyền sẽ không cần phải đầu tư vào các lĩnh vực này nữa”.
1.4.2. Các “biện pháp cứng rắn” trong việc chống ô nhiễm môi trường tại
Singapore
Hiện Singapore được đánh giá là quốc đảo sạch vào bậc nhất thế giới, và điều này
không đến một cách ngẫu nhiên. Chính từ những hậu quả do sự công nghiệp hóa mạnh mẽ làm
gia tăng ô nhiễm không khí, rồi chất thải lỏng và chất thải rắn làm môi trường xuống cấp rõ rệt
vào ba bốn thập kỷ trong thế kỷ trước, đã làm Singapore sớm nhận thức được không có con
đường nào khác là phải tự mình thực hiện tốt các chương trình BVMT. Đến nay, một cách
nhìn toàn diện, chưa có nước nào có được môi trường đô thị tốt hơn Singapore. Đó là do đất
nước này có một chiến lược QLMT rất cứng rắn, thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch hoá việc sử
dụng đất đai, biết kiểm soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là các KCN, KCX.
Và điều quan trọng là đặc biệt chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với việc ban hành luật và
kiểm tra giáo dục nghiêm ngặt. Singapore đã chọn “con đường tổng hợp” để kiểm soát mọi sự
8phát triển về kế hoạch sử dụng đất đai, các giai đoạn kiểm tra, mở rộng và xây dựng mới nhằm
giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường. Ưu điểm về các hệ thống thoát nước và
thu gom, xử lý chất thải tại đây đã loại trừ và giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm nước và đất
đai. Tất cả những biện pháp nêu trên đã phát huy tác dụng và làm cho quốc đảo này dần phục
hồi và hiện nay là nước được đánh giá là có một môi trường trong sạch nhất thế giới.
( Xem phụ lục 3 - Phân tích cách thức quản lý hiệu quả nhằm chống ô nhiễm môi trường tại
Singapore )
1.4.3. Nhật Bản chống ô nhiễm môi trường – “Cần sự đồng lòng và các biện pháp
nghiêm ngặt ”
Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, ô nhiễm là vấn đề gây lo ngại ở Nhật Bản. Ô
nhiễm môi trường ở Nhật xuất hiện cùng với quá trình công nghiệp hóa từ thời Minh Trị
(1868-1912) mà trường hợp nhiễm độc đồng do nước thải từ mỏ đồng Ashio ở tỉnh Tochigi
năm 1878 được đánh giá là rất nghiêm trọng.Việc phát triển các ngành dệt, giấy và bột giấy đã
dẫn đến ô nhiễm nước, còn việc sử dụng than làm nhiên liệu chính trong công nghiệp là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong thời kỳ phát triển cao độ sau Thế
chiến 2, Nhật Bản trở thành một trong những nước ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Nhật Bản
bị ô nhiễm môi trường nặng nề vì dân quá đông đúc trên các khu vực diện tích hẹp, khiến cho
các KCN, KCX và khu dân cư nằm liền kề nhau.
Có thể nói ô nhiễm nước là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Nhật
Bản mà 4 nguyên dân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt
hậu trong việc xây dựng các CSHT xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một
thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch. Những
quy định nghiêm ngặt về nước thải công nghiệp đã giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm chất
độc hại. Tuy nhiên, các con sông và đường biển tại những khu vực đô thị vẫn bị ô nhiễm nặng
nề do các chất hữu cơ và sinh vật phù du. Bên cạnh đó, ngoài ô nhiễm do nước thải công
nghiệp và sử dụng gia đình, dầu loang từ các con tàu chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên
nhân lớn gây ô nhiễm nước. Một vấn đề ô nhiễm nguồn nước khác là do nhiệt từ các nhà máy
điện. Nhiều nhà máy được xây dựng với quy mô ngày càng lớn và nhiệt thải ra là mối đe dọa
đối với sinh vật biển và các con sông gần đó.
9Nhận ra vấn đề không phải là ở chỗ chỉ ban hành thật nhiều các văn bản luật hay thực
hành thật nhiều chính sách, mà từ sự thống nhất quyết tâm đẩy lùi ô nhiễm trong chính nội bộ
các nhà cầm quyền, Nhật Bản đã nỗ lực tạo dựng sự nhất trí, đồng lòng trong BMNN về công
tác đẩy lùi vấn nạn này. Và từ đó, nhiều biện pháp đã được tiến hành để cải thiện chất lượng
nước ở Nhật Bản phát huy có hiệu quả, trong đó có việc đề ra các tiêu chuẩn quốc gia về chất
độc hại, các tiêu chuẩn khác về môi trường sống, cũng như các biện pháp kiểm soát và giám
sát gắt gao. Các luật quy định trách nhiệm gây ô nhiễm được thông qua, nhiều dự án được tiến
hành để cải thiện hệ thống thoát nước cho phù hợp với tỉ lệ dân cư. Ngoài ra, chính phủ đã có
các biện pháp đối phó với nhiều hình thức ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn,
độ rung, rác thải, lún đất, các mùi khó chịu, ô nhiễm đất và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp...
Năm 1967, Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trường bắt đầu có hiệu lực, đề ra
những chính sách và nguyên tắc chung về kiểm soát ô nhiễm, đồng thời khuyến khích nỗ lực
làm sạch môi trường. Luật cơ bản nêu rõ trách nhiệm của chính phủ TW, các chính quyền địa
phương, các